Friday, December 30, 2016

Cuba cựa mình?

Cuba cựa mình?
AuthorPhạm Chí DũngSourceVOAPosted on: 2016-12-29


Ngoại trưởng Cuba Bruno Rodriguez bắt tay với người đứng đầu Uỷ ban Chính sách Đối ngoại của EU Federica Mogherini sau khi ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ở Brussels, Bỉ, ngày 12/12/2016.
Chưa đầy ba tuần…
Liệu có phải ngẫu nhiên mà chỉ sau khi Fidel Castro qua đời chưa đầy ba tuần, trên Hòn đảo Tự do đã diễn ra hai sự kiện rất lớn: Bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu và Thỏa thuận cho hãng Google cung cấp dịch vụ tại Cuba?
Cả hai sự kiện trên đều diễn ra cùng thời điểm: ngày 12/12/2016.
Năm 2003, Liên minh châu Âu áp đặt lệnh trừng phạt đối với Cuba và đình chỉ việc hợp tác vì Cuba mở chiến dịch đàn áp các nhà báo và các nhà hoạt động. Phải đến năm 2008 Cuba mới nối lại các cuộc đàm phán.
Còn giờ đây tại Brussels của nước Bỉ, Liên minh châu Âu và Cuba vừa ký kết một thỏa thuận bình thường hóa quan hệ, vốn đã bị gián đoạn trong nhiều thập kỷ bởi những quan ngại về nhân quyền dưới sự lãnh đạo của Fidel Castro.
Trước đó, các bộ trưởng Liên minh châu Âu đã đồng ý bãi bỏ một chính sách có từ năm 1996, trong đó yêu cầu Cuba phải cải thiện các tiêu chuẩn nhân quyền trước khi ký kết thỏa thuận bình thường hóa quan hệ.
Cũng vào ngày 12/12/2016, Google đã ký thỏa thuận với chính phủ Cuba, theo đó công ty Internet này sẽ được quyền cung cấp dịch vụ truy cập vào kho dữ liệu của Google tại Cuba, cho phép Google cài đặt các máy chủ trên đảo quốc này để lưu trữ những nội dung phổ biến nhất, tạo được một chỗ đứng quan trọng trong lãnh vực mạng điện toán đang bắt đầu phát triển rất nhanh tại Cuba.
Sau quá nhiều năm ngủ vùi, Cuba bắt đầu cựa mình?
Nhìn lại Thein Sein
Sau khi Fidel qua đời, ngay cả một số tờ báo khuynh tả như Libération của Pháp cũng phải cho rằng trước đây Raul Castro đã phải quá khép nép trước cái bóng của người anh trai mình, nhưng có hy vọng rằng chướng ngại lớn nhất và có lẽ là duy nhất để Raul thực hiện cải cách kinh tế sẽ không còn nữa.
Một nhận định có cơ sở khác cũng cho rằng Raul không phải là người quá bảo thủ, và ông có thể muốn mang lại cho đất nước mình một sự đổi thay nào đó, thậm chí là thay đổi lớn, trước khi ông quyết định từ bỏ chức vụ lãnh đạo tối cao tại Cuba vào năm 2018.
Những luồng nhận định trên đang tỏ ra khá chính xác, ít ra cho tới thời điểm này: có lẽ không phải vô tình mà Raul Castro đã đồng ý bình thường hóa quan hệ với Liên minh châu Âu và cho Internet vào Cuba hầu như ngay sau khi người anh trai qua đời.
Liệu có một nét tương đồng nào đó về khung cảnh hiện thời ở Cuba với Myanmar 4 năm về trước?
Sẽ khập khiễng khi so sánh hai quốc gia này về thể chế chính trị - giữa một Myanmar dù sao đã có đảng đối lập “Liên đoàn quốc gia vì dân chủ” của Aung San Suu Kyi với Cuba còn nguyên độc đảng và vẫn chưa có dấu hiệu nào về cải cách chính trị. Nhưng ít ra lại có một điểm chung: cả hai nước này đều bị phương Tây cấm vận kinh tế và đều lâm vào tình trạng khá bi đát về bài toán làm sao không để dân bị đói và do đó không khiến dân nổi loạn.
Cũng có một nét tương đồng khác cần nghiên cứu: trong khi hiện nay Raul kế thừa ngôi vị thống lĩnh từ Fidel, thì trước đây 4 năm, Thein Sein của Myanmar là người thừa kế của nhà độc tài Than Swe.
Tuy nhiên như cả thế giới đều biết, vị tổng thống theo đạo Phật là Thein Sein đã làm nên một cuộc cách mạng kỳ diệu tại Myanmar: không những trả tự do cho Aung San Suu Kyi, ông còn cho ban hành luật biểu tình, lập hội tự do và báo chí tư nhân, đồng thời phóng thích rất nhiều tù nhân chính trị. Cuối cùng, Thein Sein chấp nhận cho đảng đối lập ra tranh cử công khai và công bằng. Cuối cùng, thắng lợi của Aung San Suu Kyi cũng được xem như một thành công của Thein Sein.
Khác hẳn một số cựu lãnh đạo Việt Nam vẫn tìm cách xuất hiện và giành giật ảnh hưởng cá nhân sau khi về hưu, người ta chỉ thấy Thein Sein trong nhà chùa, nơi ông nguyện dành phần cuối đời cho việc tu hành.
Một lãnh đạo có tâm và tầm vóc là người biết rũ áo ra đi đúng lúc. Thein Sein là người như vậy.
Nhanh hơn Việt Nam?

Đang có một tương đồng nào đấy giữa Cuba và Việt Nam: Năm 1995, Việt Nam bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, sau đó 2 năm - 1997 - Internet chính thức vào Việt Nam; còn Cuba đã bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ vào cuối năm 2015, và chỉ một năm sau thì Internet được vào đảo quốc này.
Một luồng nhận định khác lại cho rằng với dòng máu sôi sục Mỹ La tinh, hoặc giới lãnh đạo Cuba vẫn hết sức bảo thủ, hoặc họ sẽ “cách mạng” nhanh chóng và có thể nhanh hơn cả những quốc gia “tư bản cuồng nhiệt” như Việt Nam và Trung Quốc.
Chân trời đang dần dần ló dạng. Dù Liên minh châu Âu không còn đặt điều kiện về nhân quyền trong mối quan hệ bình thường hóa với Cuba, nhưng nếu Havana muốn tiến hành cải cách kinh tế thì lại phải có những nguồn lực mới về tài chính. Cho tới nay, nguồn lực tài chính lớn nhất khả dĩ có thể là tín dụng và viện trợ từ Hoa Kỳ và các nước Tây Âu. Nhưng muốn nhận được những nguồn tín dụng dồi dào để làm cho đời sống người dân bớt khó khăn, giới lãnh đạo Cuba lại cần thỏa mãn một số đòi hỏi của phương Tây về cải thiện nhân quyền.
Trong trường hợp Việt Nam, phải mất đến 6 năm sau khi bình thường hóa quan hệ với Hoa Kỳ, chế độ bảo thủ này mới tiến được đến Hiệp định song phương thương mại Việt - Mỹ, làm tiền đề cực kỳ quan trọng để đến năm 2015 hàng hóa Việt Nam đạt mức xuất siêu đến 25 tỷ USD vào Hoa Kỳ.
Nếu đi theo lộ trình của Việt Nam, Cuba cũng sẽ có được một hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ vào những năm tới. Thậm chí nếu thúc đẩy lộ trình bang giao này nhanh hơn, Cuba sẽ được bãi bỏ lệnh cấm vận kinh tế và bắt đầu xuất siêu hàng hóa và Hoa Kỳ ngay trong vài năm nữa.
Nhưng có một sự thật hiển nhiên là giới lãnh đạo Cuba đã không đi theo lộ trình “nhân quyền mắm tôm” như giới công an trị ở Việt Nam. Tinh thần bộc trực Mỹ La tinh đã dẫn đến cung cách đối xử với giới bất đồng chính kiến về cơ bản là bắt hay không bắt, chứ không lợi dụng các loại tiểu xảo nhỏ mọn và ti tiện như cho “côn đồ công vụ” ném mắm tôm và chất dơ vào nhà người bất đồng chính kiến, hoặc cho công an mặc thường phục hành hung tàn nhẫn người bất đồng chính kiến ngoài đường phố…
Trước chuyến công du của Obama đến Havana vào tháng 3/2016, Cuba đã trả tự do cho 7 nhà bất đồng chính kiến. Nhưng trước và cả sau chuyến công du của Barack Obama đến Hà Nội vào tháng 5/2016, giới lãnh đạo Việt Nam đã chẳng thả một tù nhân chính trị nào.
Trong khi Obama đã gặp được những khách mời là các nhà bất đồng chính kiến tại thủ đô của Cuba mà không bị phiền phức gì, thì những khách mời bất đồng quan điểm người Việt của ông đã bị công an Việt Nam cấm ra khỏi nhà để không cho tiếp xúc với tổng thống Mỹ…
Vài so sánh như trên, dù nhỏ nhưng lại cho thấy giới lãnh đạo Cuba, nếu muốn, sẽ có khả năng cải cách thể chế nhanh hơn và thành công hơn Việt Nam.
Hãy chờ xem Raul Castro sẽ làm gì trong những ngày tháng tới…
* Blog của nhà báo Phạm Chí Dũng là blog cá nhân. Các bài viết trên blog được đăng tải với sự đồng ý của Ðài VOA nhưng không phản ánh quan điểm hay lập trường của Chính phủ Hoa Kỳ.

Phạm Chí Dũng

Trump: Sprint và OneWeb sẽ tạo 8000 công ăn việc làm

Trump: Sprint và OneWeb sẽ tạo 8000 công ăn việc làm
AuthorHương GiangSourceCalitodayPosted on: 2016-12-29
Cali Today News – Tổng thống đắc cử Donald Trump vào hôm nay cho biết, công ty viễn thông Sprint và công ty vệ tinh OneWeb sẽ đem lại 8000 công việc tại Mỹ.
Hiện chưa rõ 8000 công ăn việc làm này liên quan như thế nào đối với gói đầu tư $50 tỉ Mỹ kim của Tập đoàn SoftBank của Nhật vì cả hai công ty trên đều dính dáng tới tập đoàn. Ông chủ Softbank, nhà tỉ phủ Masayoshi Son, trong tháng này cho biết, gói đầu tư sẽ tạo 5000 công ăn việc làm.
“Những người đứng đầu Sprint vừa gọi báo tôi biết, họ sẽ đem 5000 công ăn việc làm trở lại Mỹ từ các quốc gia khác, ” ông Trump tuyên bố với ký giả bên ngoài dinh thự Mar-a-Lago ở Palm Beach, tiểu bang Florida. “Bên cạnh đó, công ty mới OneWeb cũng sẽ tuyển 3000 nhân sự. Thật là phấn khích, ” Trump nói thêm.


Trump: Sprint bringing back 5,000 jobs
Công ty OneWeb vào ngày 19 tháng 12 tuyên bố đã gây quỹ $1,2 tỉ Mỹ kim và dự tính sẽ dùng số tiền xây dựng một nhà máy ở Florida để sản xuất vệ tinh chi phí thấp, tạo khoảng 3000 công việc trong vòng 4 năm.


OneWeb Satellites to open factory in Florida with eyes on business beyond OneWeb
SoftBank chiếm 82% cổ phần trong Sprint, và tập đoàn cũng đồng ý đầu tư $1 tỉ Mỹ kim vào OneWeb. Hiện Sprint chưa đưa ra lời bình luận về việc này nhưng cổ phiếu của công ty giảm 0,3% trong phiên giao dịch ngoài giờ.
Kể từ khi đắc cử vào tháng trước, cá nhân ông Trump đã tham gia vào một loạt các vấn đề của các công ty, trong đó có cả việc can thiệp việc giảm số công ăn việc làm bị Carrier đưa sang Mexico. Trong thời gian tranh cử, ông Trump cam kết sẽ bảo vệ lợi ích của người lao động, và từng điểm mặt chỉ tên, chỉ trích các hãng lớn như Ford Motor Co, Amazon.com Inc. , Apple Inc,, H&R Block Inc., Mondelez International Inc. và Starbucks Corp.

Hương Giang (Theo Reuters)

Thánh chiến tại Trung Quốc: Xe bom hồi giáo nổ tại trụ sở của chính quyền

Thánh chiến tại Trung Quốc: Xe bom hồi giáo nổ tại trụ sở của chính quyền
AuthorPamela GellerSourceGellers ReportsPosted on: 2016-12-29
Các khủng bố Hồi Giáo lại tái chiến đấu tại Trung Quốc. Dân Ngô Duy Nhỉ (Hồi Giáo Trung Quốc) đã cho nổ một xe bom tại một trụ sở của chính quyền. Tại sao người Hồi giáo Tàu lại tiếp diễn khủng bố tại TQ ? Tại sao họ luôn xúc tiến thánh chiến ? Hiển nhiên là họ muốn có một nhà nước Hồi Giáo tại đó. Giới truyền thông thường gọi họ là những bọn "chủ trương ly khai".


File photo: Uighurs
CẢNH SÁT TÀU GIẾT 4 NGƯỜI SAU CUỘC TẤN CÔNG KHỦNG BỐ CỦA NGƯỜI UIGHUR
Bangkok Post, December 29, 2016:
BEIJING – Cảnh sát TQ đã bắn hạ 4 người được cho là đã tấn công vào một văn phòng của Đảng Cọng Sản tại vùng an dưởng ở Tân Cương hôm thứ Tư, theo tin của truyền thông nhà nước, trong một cuộc đụng độ đẩm máu sau bao tháng qua.
Bốn kẻ "phiến loạn" đã lái một chiếc xe húc vào một trụ sở đảng ở địa phương huyện Mặc Ngọc (Moyu) và cho nổ tung xe khiến 1 người chết và 3 bị thương, theo tin phổ biến chính thức của Tân Hoa Xã từ văn bản của nhà hữu trách tại địa phương.
4 người tấn công sau đó đã bị "cảnh sát bắn chết", Tân Hoa Xã cho biết thêm nhưng không nói rõ là họ bị giết ngay tại chỗ hay là về sau trong ngày.
Bản báo cáo ngắn ngủi mô tả vụ nổ là một cuộc "cuộc tấn công khủng bố"
Trung Quốc thường gán nhãn hiệu "khủng bố" cho mọi cuộc tấn công từ nhóm người thiểu số hồi giáo Ngô Duy Nhỉ.
Vùng viễn tây của tỉnh Tân Cương là quê hương của dân tộc Ngô Duy Nhỉ— mà đa số than phiền bị kỳ thị và kiểm siát văn hóa cũng như tôn giáo — cho nên cuộc sống của họ thường bất ổn và chịu nhiều thiệt hại về sinh mạng.
Bắc kinh thường xuyên tố cáo các nhóm ly khai người Ngô Duy Nhỉ lưu đày, chẳng hạn như Phong Trào Hồi Giáo Turkestan, là chủ mưu trong các cuộc tấn công ở vùng Tân Cương trù phú tài nguyên này.
Nhưng các chuyên gia ở hải ngoại lại hoài nghi về sức lực của các nhóm này cũng như sự liên kết của họ với phong trào khủng bố toàn cầu, và một vài chuyên gia cho rằng TQ đã phóng đại về nạn đe dọa khủng bố để bào chữa cho các biện pháp an ninh cứng rắn của họ.
Trong tháng 11 năm 2015, cảnh sát đã giết 28 thành viên của một "nhóm khủng bố" trong một cuộc bố ráp kéo dài 56-ngày sau một cuộc tấn công tại mỏ than Aksu hai tháng trước đó khiến 16 người chết.
Vào tháng 3 năm 2014, 31 người bị đâm chết tại một trạm xe lửa ở Côn Minh, miền Tây Nam nước Tàu, 4 người khủng bố đã bị giết, và vụ này được gán cho nhóm ly khai của Tân Cương, và truyền thông nhà nước đặt tên cho vụ khủng bố này là "9/11 tại Trung Quốc”.
Hai tháng sau, 39 người bị giết chết trong một cuộc tấn công đẩm máu tại một khu chợ ở Ô Lô Mộc Tề (Urumqi), một huyện của tỉnh Tân Cương.

-------
4 người chết trong cuộc ‘tấn công khủng bố’ ở Trung Quốc
SourceVOAPosted on: 2016-12-29


Cảnh sát bán quân sự Trung Quốc tuần tra sau một cuộc tấn công ở Tân Cương. Hàng trăm người đã thiệt mạng ở khu vực biên giới Tân Cương trong những năm gần đây vì bạo lực tiếp diễn giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cho hay 4 người đã thiệt mạng trong một cuộc tấn công mà họ miêu tả là do “khủng bố” thực hiện nhắm vào một trụ sở của Đảng Cộng sản Trung Quốc ở Tân Cương, một khu vực đầy bất ổn ở miền tây Trung Quốc.
Tân Hoa Xã dẫn nguồn tin từ chính quyền địa phương cho biết 4 dân quân Hồi giáo đã kích hoạt chất nổ tự chế hôm thứ Tư 28/12, giết chết 1 người và làm bị thương 3 người khác. Tin cho hay cảnh sát sau đó đã bắn chết 4 kẻ tấn công và miêu tả vụ việc là một “cuộc tấn công khủng bố”.
Hàng trăm người đã thiệt mạng ở khu vực biên giới Tân Cương trong những năm gần đây vì bạo lực tiếp diễn giữa những người Hồi giáo Uighur và người Hán, sắc tộc chiếm đa số ở Trung Quốc.
Chính quyền thường đổ lỗi cho các phần tử cực đoan trong cộng đồng người Uighur về tình trạng bất ổn trong khu vực. Người Uighur đã đấu tranh bấy lâu nay để đòi độc lập khỏi Trung Quốc. Tuy nhiên, các nhóm nhân quyền và những người lưu vong cho rằng bạo lực trong khu vực là kết quả của chính sách của Bắc Kinh, đàn áp tôn giáo và văn hóa đối với người Uighur, một cáo buộc mà giới hữu trách Trung Quốc luôn bác bỏ.
Thông tin trong khu vực bị chính quyền Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ nên trong 2 năm qua, có rất ít nguồn tin độc lập về các diễn tiến tại đây.
Đối với một số sự cố trong khu vực, truyền thông nhà nước không đưa tin cho tới một thời gian rất lâu sau khi sự việc xảy ra. Chẳng hạn như cuộc tấn công vào một mỏ than giết chết 16 người hồi tháng 9 năm 2015 đã không được chính quyền Trung Quốc thông tin, phải chờ đến tận hai tháng sau, chính quyền mới loan báo rằng các lực lượng an ninh đã giết chết 28 “kẻ khủng bố” dính líu đến vụ tấn công.

---------

Barack Obama đứng nhìn vai trò lãnh đạo của Mỹ sụp đổ

Barack Obama đứng nhìn vai trò lãnh đạo của Mỹ sụp đổ
AuthorMichael Den TandtSourceDCV OnlinePosted on: 2016-12-29
Những hỗn loạn tiếp theo là minh chứng cho sự thất bại kết hợp của hai vị tổng thống liên tiếp.


Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama trong một cuộc họp báo ở Phòng Họp báo Brady tại Toà Bạch Ốc ngày 16 tháng 12, 2016, Washington, DC. Nguồn: Chip Somodevilla / Getty Images
Đã bao giờ có một vòng chạy mừng chiến thắng giống như của Tổng thống Barack Obama chưa? Ngày lại ngày người lãnh đạo niềm nở, sắp là cựu lãnh đạo của thế giới tự do đi quanh Toà Bạch Ốc – ảm đạm, một chút buồn, và an nhiên bình tĩnh. Người cấp tiến và tự do ở khắp mọi nơi, không chỉ ở Canada, quẹt một giọt nước mắt khi chúng ta chiêm ngưỡng đoạn cuối của thời đại huy hoàng này trong lịch sử nước Mỹ; nó đã bắt đầu bằng giải Nobel hầu như trước khi Obama đặt chân vào Phòng Bầu dục.
Có lẽ trong năm mới, công dân của Trái đất sẽ vật lộn với thủy triều của sự hỗn loạn và tàn sát đang lên, và phải đối phó với những hậu quả trực tiếp vì những thất bại của Obama; rồi người ta sẽ có thời gian để đánh giá đúng đắn hơn về di sản của ông. Tuy vậy, đừng chờ đợi. Sự chú ý có thể sẽ được tập trung vào những mối quan tâm cấp bách hơn.
Hôm thứ Ba, Thủ tướng Đức Angela Merkel đã lên tiếng về vụ giết người hàng loạt tại một khu chợ Giáng sinh – 12 người chết, 48 người bị thương, theo con số cuối cùng – sau khi một người đàn ông lái chiếc xe vận tải đâm vào một đám đông người đi mua sắm, đón kỳ nghỉ lễ, trong một cuộc khủng bố.


Nhân viên cứu hỏa đứng bên cạnh chiếc xe vận tải bị hư hỏng ở Berlin, Đức, Thứ Ba 20 Tháng 12 2016. Nguồn: Michael Kappeler/dpa via AP
Bà Merkel nói với ký giả trong một cuộc họp báo, “Tôi, cũng như hàng triệu người ở Đức, bị sốc, chết lặng và đau buồn sâu sắc vì những gì vừa xảy ra tối hôm qua ở Berlin.”
Bị sốc, chết lặng, vô cùng đau buồn; không thể hiểu nổi. Đó là từ ngữ thường thấy sau những cuộc thảm sát và đổ máu. Nhưng lời nói không còn hiệu lực. Tê cóng, quen dần và chấp nhận là những nhóm từ mô tả tâm trạng đúng hơn. Ngày thứ Hai, Đại sứ Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ bị một cảnh sát trẻ người Thổ Nhĩ Kỳ bắn chết ngay lúc ông đang phát biểu tại một cuộc triển lãm nghệ thuật và sát thủ sau đó hét lên “Đừng quên Aleppo! Đừng quên Syria!” Và “Allahu Akbar!” bên xác chết của ông Đại sứ.
Ở Zurich, một người đàn ông Thụy Sĩ 24 tuổi bắn vào một Trung tâm Hồi giáo, làm ba người bị thương.
Phía dưới danh mục tin tức – bởi vì chỗ trên báo rất giới hạn cho những hàng tít về hàng loạt khủng bố – là vụ tấn công của tay súng Hồi giáo hôm Chủ nhật trên một khu du lịch ở Karak, Jordan, giết chết mười người, kể cả một giáo viên Canada đã nghỉ hưu, Linda Vatcher ở Burgeo, NL, 62 tuổi.


Lực lượng an ninh Jordan đứng bên cạnh chiếc xe bọc thép của họ bên cạnh Lâu đài Karak, trong một cuộc tấn công đang diễn ra, ở trung tâm thị trấn Karak, khoảng 140 km (87 dặm) về phía nam Amman thủ đô của Jordan, Chủ nhật 18 tháng 12, năm 2016. Nguồn:Ben Curtis / AP
Vài ngày trước Karak có vụ ở Cairo – đánh bom một nhà thờ Thiên chúa Coptic, làm chết hơn hai chục người và bị thương hơn 40 người khác. Một vụ đánh bom tự sát ở Mogadishu, Somalia vào giữa tháng Mười hai, làm chết 29 người, bị thương và 50, hầu như không thấy giới truyền thông quốc tế loan tin.
Với những hành động man rợ liên tiếp xảy ra, chúng ta càng chúi đầu xuống cát, hay cùng quay lưng đi với một vai nhún vai mê ngủ. Có ai có thể làm gì? Tại Aleppo và các nơi khác ở Syria trongvùng kiểm soát của Bashar Assad họ đã thản nhiên giết người hàng loạt và bỏ bom lên đầu thường dân; đó là tin hàng đầu trên mạng xã hội Facebook trong suốt một tuần. Tại Iraq, lực lượng Nhà nước Hồi giáo hãm hiếp phụ nữ, bắt dân làm nô lệ và giết người. Lực lượng do phương Tây yểm trợ, quân chính quy Iraq và lực lượng dân quân người Kurd, tiếp tục cuộc chiến tranh giành vùng kiểm soát.
Chúng ta được thông báo là chắc chắn không lực lượng do Mỹ đứng đầu hoặc NATO lãnh đạo để quét sạch ISIL và tiêu diệt hoặc bắt giữ lũ điên rồ đang lãnh đạo nó. Bởi vì, ai cũng đã biết chuyện ở Iraq và Afghanistan mà; ngoài tầm tay đế quốc; mệt mỏi vì chiến tranh; và vũng lầy. Xin đừng có một vũng lầy nào nữa. Tốt hơn là cứ để cho sự lây nhiễm Syria mưng mủ cho đến hồi kết thúc, đưa hàng triệu người tị nạn vào châu Âu và gây ra phản ứng chống người Hồi giáo dữ dội, tạo bất ổn trên toàn thế giới – tất nhiên gồm cả Hoa Kỳ. Châu Âu chính nó có thể sụp đổ. Nhưng không có vũng lầy.


Trong file ảnh Thứ 7 17 Tháng 12, 2016 này, Hoa Kỳ Tổng thống đắc cử Donald Trump nói trong một cuộc biểu tình tại-Ladd Peebles Sân vận động ở Mobile, Ala. Nguồn: Evan Vucci / AP
Trung Quốc đưa tin hôm Thứ Bẩy quân đội của họ đã thu giữ tàu lượn dưới nước không người lái của Hải quân Hoa Kỳ trong vùng biển phía Nam Trung Quốc, nhưng họ sẽ giao trả nó lại cho Mỹ. Nhưng sau đó Trump đã tweet cho rằng nên nói với chính phủ Trung Quốc “chúng tôi không muốn lấy lại tàu lượn họ đã ăn cắp” và “cứ để cho họ giữ nó!” Trump tweet như vậy sau khi giới chức Hoa Kỳ đã xác nhận rằng họ “đã có thoả thuận” nhận lại lại con tàu lặn.
Không ai có thể dự đoán được Tổng thống mới đắc cử Donald Trump sẽ cực đoan cỡ nào, hoặc không cực đoan, khi là Tổng tư lệnh Hoa Kỳ. Nhưng những nhân vật được Trump giao trách nhiệm về an ninh và sự lựa chọn chiến lược gia chính, Stephen Bannon, cho thấy Trump đang chuẩn bị cho cuộc đụng độ giữa các nền văn minh thế giới mà nhiều người đã lo sợ sẽ xảy ra ngay sau cuộc khủng bố 9-11.
Nếu không có gì khác, điều này sẽ giải thích được sự sự yêu mến không thể giải thích được của Trump đối với Nga và người lãnh đạo côn đồ, Vladimir Putin – một nhân vật đổi từ chủ nghĩa vô thần trong thời Liên Xô sang thành tín đồ Thiên Chúa giáo bảo thủ, một đồng minh trung thành của Giáo Hội Chính Thống Nga, và một kẻ thù của Hồi giáo.
Như thế có công bằng khi đổ lỗi cho Obama và lãnh đạo đảng Dân chủ đã gây ra tai hoạ đang diễn ra hay không? Hãy nói thế này: Tổng thống George W. Bush đã đặt nền móng tai ương với những sai lầm khủng khiếp của cuộc xâm lược năm 2003 của ông vào Iraq và sự tan rã tiếp đó của quân đội Iraq, sau này biến thành ISIL.


Ẩnh trong bản tin ngày 24 tháng 9 năm 2016 cho thấy cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush trong lễ khai mạc cho Bảo tàng Quốc gia Smithsonian về Lịch sử người Mỹ gốc châu Phi và Văn Hóa tại Washington, D.C. Nguồn: ZACH GIBSON / AFP / Getty Images
Nhưng Obama đã có thời điểm lịch sử của riêng mình, ba năm trước đây, ông đã vạch một “lằn gạch đỏ” mà Assad không thể vượt qua, rồi đứng nhìn Assad bước qua vạch đỏ, sau đó rón rén thoái lui, hy vọng không có ai để ý — ông đã bỏ chạy. Đó là khi sự lãnh đạo của Mỹ, đã bị Bush phá hỏng nặng nề, thực sự chấm dứt – chết. Những hỗn loạn tiếp theo là minh chứng cho sự thất bại kết hợp của hai vị tổng thống kế tiếp. Các thỏa thuận hạt nhân Iran, trung tâm của chính sách đối ngoại trong nhiệm kỳ thứ hai của Obama, bây giờ trông giống như lấy một ngón tay giữ đê.
Hơn nữa, Obama đã làm Tổng tống trong giai đoạn mà tầng lớp lao động Mỹ bị tha hóa sâu sắc đến nỗi những người theo công đoàn suốt đời và đảng viên đảng Dân chủ ở vành đai Rỉ đã nằm nhà, không đi bỏ phiếu, hôm 8 tháng 11, trao nền dân chủ lớn nhất thế giới – và quyền lãnh đạo toàn cầu – cho một tỷ phú độc tài, nhẹ dạ, không thể đoán trước, và chưa bao giờ được thử thách.
© DCVOnline

---------

Nước Nga thề sẽ đáp trả lại vụ các nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ

Nước Nga thề sẽ đáp trả lại vụ các nhà ngoại giao bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ
SourceBBCPosted on: 2016-12-30


Các nhà ngoại giao Nga phải rời khỏi nước Mỹ vào ngày Chủ Nhật
Nước Nga hứa sẽ đáp trả vụ trục xuất 35 nhà ngoại giao của họ khỏi thủ đô Washington, trong vụ tranh chấp cay đắng cho rằng có sự nhúng tay của Nga trong cuộc bầu cử tổng Mỹ vừa qua .
Một phát ngôn nhân của tổng thống Vladimir Putin nói rằng phản ứng của điện Kremlin sẽ tạo cho nước Mỹ sự "bất an đáng kể ".
Tuy nhiên ông này cũng gợi ý rằng nước Nga có thể phải chờ cho đến lúc ông Donald Trump lên làm tổng thống vì ông Trump là người không tin vào những cáo buộc có sự xâm nhập điện toán do Nga phát động.
Nước Nga đã phủ nhận bất cứ dính líu nào vào vụ này và gọi sự cáo buộc của Mỹ là "vô căn cứ".
Hôm thứ Năm, Bộ Ngoại Giao Mỹ tuyên bố "không chấp nhnậ" 35 nhà ngoại giao Nga ở đại sứ quán Washington và lãnh sự quán San Francisco và ra thời hạn cho họ và gia đình phải rời nước Mỹ trong 72 giờ.


Biện pháp trừng phạt này đánh dấu một bang giao thấp kém mới giữa tổng thống Putin và Obama
Biện pháp trừng phạt đã được thông báo đển 9 danh tính và cá nhân gồm có 2 cơ quan tình báo Nga là GRU và FSB.
Và Mỹ sẽ cho đóng cửa hai cơ sở tại New York và Maryland - được các cơ quan tình báo Nga xử dụng.
Tổng thống Barack Obama đã thề có biện pháp chống lại Nga qua sự tốc cáo của chính quyền Mỹ cho rằng Nga đã điều khiển những vụ tấn công mạng chống lại Đảng Dân Chủ và cuộc tranh cử tổng thống của bà Hillary Clinton..
Phản ứng trước lời thông báo trên, phát ngôn nhâncủa điện Kremlin Dmitry Peskov nói: "Chắc chắn rằng phản ứng tương xứng dựa theo nguyên tắc trả đủa là sẽ tạo mối bất an đáng kể cho phía Mỹ trên cùng phạm vi."
Nhưng, ông nói thêm, nước Nga sẽ không hành đông "hấp tấp" và ám chỉ đến sự thay đổi guồng máy lãnh đạo sắp đến của nước Mỹ.
"Những quyết định này của là tổng thống Obama, nhưng ông Trump sẽ trở thành lãnh đạo của nước Mỹ trong 3 tuần nữa," Ông Peskov nói. "Tất nhiên, vị này sẽ có trách nhiệm giải quyết theo kiểu này hay khác đi."
Phát biểu từ nơi khác. đại sứ quán Nga ở Anh Quốc đã gởi qua mạng một hình ảnh gọi chính phủ của tổng thống Obama là con vịt què.


Image copyright @RussianEmbassy
Vị tân cử tổng thống Trump đã bác bỏ lời cáo giác tin tặc, cho đó là "kỳ quặc" và nói rằng người Mỹ cứ "tiếp tục sinh hoạt của mình" " khi được hỏi về khả dỉ có trừng phạt qua lời thông báo của chính phủ.
Những email bị lấy cắp từ máy tính của người điều hành chiến dịch tranh cử của bà Clinton cũng như từ máy tổng đài của Ủy Ban quốc gia đảng Dân Chủ - mà một số chứa đựng tin tức nhạy cảm của họ - được trang mạng Wikileaks tung ra trong chiến dịch tranh cử .
Các cơ quan tình báo Mỹ gồm FBI và CIA, đã kết luận rằng mục đích của tin tặc là để gây tổn thất cho Bà Clinton và đảng Dân Chủ, và tạo thuận lợi cho ông Trump.

---------

Năm 2018, CS sẽ phải giải thể mà không tốn một viên đạn

Linh Mục Nguyễn Duy Tân - giáo xứ Thọ Hòa chia sẻ với các Thương phế binh Việt Nam Cộng Hoà trong dịp tri ân cuối năm, được văn phòng Công Lý Hòa Bình của DCCT Sài Gòn tổ chức. Trong lời phát biểu chia sẻ của mình, linh mục Nguyễn Duy Tân nhấn mạnh cộng sản VN sẽ bị giải thể vào năm 2018 và sẽ không mất một viên đạn nào.
* Nguồn video: Tin Mừng Cho Người Nghèo

Học thuyết “Lục Quân Hải Chiến” của Đô đốc Harry Harris

Nguyễn Vĩnh Long Hồ (Danlambao) - Trước đây, các chiến lược gia của Mỹ chỉ bàn về học thuyết tác chiến mang tên “Không - Hải chiến” (Air - Sea Battle Operational Concept). Học thuyết quân sự nầy tăng cường phối hợp chặt chẽ giữa Không quân & Hải quân. Air - Sea Battle vận hành bộ máy chiến tranh tổng lực, mục tiêu của học thuyết nầy là khu vực châu Á nhằm đối phó với sự trỗi dậy lớn mạnh của Tàu Cộng. Ngũ Giác Đài đang nỗ lực hoàn chỉnh chiến thuật này để đập tan chiến lược “A2/AD” (Anti Access/Area Denial) và phá bỏ năng lực trên của quân đội TC.

Từ ngày 15-22/9/2014, Quân đội Mỹ đã tổ chức cuộc diễn tập phối hợp quy mô giữa Không quân & Hải quân mang tên “Valiant Shield 2014” tại quần đảo Mariana và các vùng biển phụ cận chung quanh đảo Guam và Tinian. Mặc dù đây là một trong những cuộc diễn tập của quân đội Mỹ trên khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, nhưng các nước khác không hề nắm rõ nội dung cuộc diễn tập thực tế. Theo tờ Stars and Stripes của Mỹ có bài viết về cuộc diễn tập “Không - Hải Hợp đồng tác chiến” để rút kinh nghiệm sự thống nhất chiến đấu của lực lượng Không quân & Hải quân khi đối mặt với lực lượng PLA của TC, từng bước tiêu diệt Không & Hải quân cùng với phương tiện chiến tranh của TC.

Theo thông tin của “Defence News”, Mỹ đã huy động tổng cộng 200 chiến đấu cơ, 19 tàu chiến tham gia diễn tập, bao gồm cả 2 nhóm tác chiến HKMH USS Carl Vinson và USS George Washington, B-52 đóng tại đảo Guam, chiến đấu cơ tàng hình F-22, F-15C, MV-22 Osprey, máy bay tác chiến điện tử EA-18G Growler... Trọng tâm của cuộc diễn tập này là sự đột phá hợp đồng tác chiến của Không quân và Hải quân. Đầu tiên, Mỹ sẽ huy động lực lượng hacker tấn công mạng làm tê liệt mạng lưới radar và thông tin của TC, sau đó chiến đấu cơ F-22 sẽ tiêu diệt tên lửa đạn đạo chống HKMH của Mỹ và tên lửa hành trình của địch, mở đường cho HKMH tiếp cận. Tiếp theo đó, F-22 và tên lửa hành trình sẽ tấn công các trạm radar trên mặt đất của địch. Cuối cùng dưới sự yểm trợ của máy bay tác chiến điện tử Boeing EA-18G Growler, các chiến đấu cơ cất cánh từ HKMH sẽ tiến hành không kích vào lãnh thổ đối phương.

Giáo sư Aeron Fiedberg - chuyên gia Nghiên cứu về “Air - Sea Battle” thuộc đại học Princeton - cho biết, mũi nhọn của hình thức tác chiến này, không phải là lục quân hay không quân mà chính là các hacker, tức các “chiến binh Cyber”. Khi chiến tranh mở màn, Mỹ sẽ dùng chiến thuật làm mù đối phương rồi tấn công vào hệ thống mạng và hệ thống vệ tinh dùng để chỉ huy, kiểm soát các loại tên lửa và các phương tiện tác chiến khác của địch. Ngoài ra, họ còn đồng loạt tấn công từ trên không và trên biển vào “mục tiêu mềm” của TC như hệ thống radar.

Giai đoạn tiếp theo sẽ tấn công tàu chiến, tên lửa đạn đạo cơ động và một số trang bị trên biển và trên mặt đất. Các loại máy bay của lực lượng không quân & hải quân, TQLC sẽ đảm trách nhiều nhiệm vụ, bao gồm cả việc ném bom trên lãnh thổ TC.

Học thuyết “Lục Quân Hải Chiến” của Đô đốc Harry Harris

Như đã kể trên chiến thuật “Air - Sea Battle”, Không quân & Hải quân là 2 binh chủng chủ lực của quân đội Hoa Kỳ tại vùng Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên mới đây, Tư lệnh lực lượng Mỹ tại Tây Thái Bình Dương là Đô đốc Harry Harris cho rằng, lực lượng “Lục Quân Hoa Kỳ” cũng nên đóng một vai trò tích cực hơn bằng cách thành lập những đội tác chiến gọi là “Lục Quân Hải Chiến”, đặc trách việc tiêu diệt chiến hạm của đối phương. Nguyệt san The Diplomat có trụ sở tại Nhật trong số ra tháng 12/2016 đã có bài nêu bật học thuyết mới nầy.

Trước hết, The Diplomat nhắc lại sự kiện Đô đốc Harry Harris, ngày 15/11/2016, trong một tham luận đọc tại Washington, đã cho biết ông muốn Lục quân Mỹ thành lập các đơn vị mới chuyên trách nhiệm vụ diệt hạm để răn đe chiến hạm đối thủ của Mỹ tại khu vực Thái Bình Duơng, bao gồm cả Biển Đông lẫn Hoa Đông.

Đối với Đô đốc Harris, vai trò của bộ binh cần phải được phát huy trong đó có việc “tiêu diệt các chiến hạm địch bằng các sử dụng các hệ thống tên lửa chống hạm đặt ở trên bờ”. Theo ông, đúng với truyền thống, Lục quân sẽ mang đến những thế mạnh của họ: “nhân lực - hỏa lực và năng lực”. Lực lượng TQLC cũng có thể đóng vai trò tương tự trong tương lai. Các yếu tố trung tâm của một chiến lược phòng thủ như vậy sẽ được bố trí chung quanh các hòn đảo có thể án ngữ lối ra vào ngoài biển khơi Thái Bình Dương của các đối thủ tiềm năng như Hải quân TC chẳng hạn.

Đô đốc Harris giải thích: “Tôi nghĩ đến một nơi ở vùng Thái Bình Dương mà ta có thể bố trí các hệ thống vũ khí ở nhiều chỗ, các hệ thống này sẽ đặt các đối thủ tiềm tàng ở Biển Đông, biển Hoa Đông, biển Nhật Bản vào vòng nguy hiểm... Tôi cho rằng đây là một khái niệm quan trọng mà chúng ta buộc phải nghĩ đến khi vạch ra cách duy trì ưu thế so với các đối thủ của chúng ta trong khu vực.” Ông đã nêu bật các hoạt động của TC ở Biển Đông và biển Hoa Đông: “Tôi rất quan ngại trước các động thái quyết đoán của TC, đặc biệt là ở vùng Biển Đông và cả ở vùng biển Hoa Đông...”

Biến tên lửa địa đối địa thành địa đối hải:

Các hệ thống vũ khí có thể được triển khai bao gồm loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục Quân. Hệ thống nầy sẽ được nâng cấp để có thể tấn công các mục tiêu di động trên đất liền và trên biển... Bộ trưởng BQP Mỹ Ashton Carter ghi nhận: “Một khi gắn một thiết bị dò tìm có sẵn lên mũi tên lửa, có thể bắn trúng mục tiêu di động cả trên đất liền lẫn trên biển. Với khả năng này, những gì trước đây chỉ là một hệ thống tên lửa địa đối địa của Lục Quân, nay có thể được bắn đi từ bờ biển đến những mục tiêu ngoài khơi cách đó đến 300 km (186 miles)”.

Bước tiếp theo là phải giúp cho Lục quân Mỹ hiểu rõ địa bàn vùng biển là mục tiêu và điều này sẽ đòi hỏi những thay đổi trong học thuyết của Lục quân Mỹ. Theo chuyên gia Steven Stashwick đã giải thích vào tháng 10/2016 vừa qua, Lục quân Mỹ đã bắt đầu làm quen với khái niệm gọi là “Chiến tranh Đa Miền” (Multi-Domain Battle): “Sử dụng lực lượng trên bộ để vừa khai thác, vừa cho phép hành động trên không, trên biển, trên mạng trên không gian và bao quát toàn bộ quang phổ điện tử.”

Ở Tây Thái Bình Dương, điều đó được thực hiện hóa thành một cái ô chống tiếp cận và truy cập A2/AD hình thành từ các cơ sở đặt trên đất liền và bao trùm chuỗi đảo đầu tiên. Điểm quan trọng cần lưu ý là mọi vai trò phòng thủ bờ biển mới được giao cho Lục quân Mỹ, đều phải được thực hiện trong sự phối hợp chặt chẽ với các đồng minh trong khu vực. Vào tháng 8/2016, Nhật Bản cũng tuyên bố là đã phát triển hệ thống dàn pháo và tên lửa nhằm bảo vệ hải đảo và vùng ven biển và sẽ phát triển loại tên lửa địa đối hải để củng cố hệ thống phòng thủ các hải đảo xa bờ mà Nhật Bản kiểm soát ở biển Hoa Đông.

M65 - Khẩu pháo có thể san bằng cả thành phố bằng một phát đạn:

Theo Military Factory, M65 là loại pháo lớn nhất của quân đội Mỹ, có thể bắn cả các đầu đạn thông thường và hạt nhân. Có cái tên ban đầu là “Able Annie”, trước khi đổi thành “Atomic Annie”, đây là một cỗ pháo cỡ nòng 280 mm, có tầm bắn hơn 32 km. Đầu những năm 1950, có 20 khẩu M65 được sản xuất. Đến tháng 5/1953, 2 khẩu pháo được đưa tới khu thử nghiệm Frenchman Flat tại Nevada để phô diễn uy lực. Tại cuộc thử nghiệm này, một quả đạn pháo hạt nhân có sức công phá 15 kiloton, tương đương quả bom nguyên tử thả xuống Hiroshima đã được bắn đi ở cự ly 11,2 km, tạo thành một cột khói hình cây nấm và thổi bay mọi nhà cửa, xe cộ, vật dụng trong khu thử nghiệm. Dù trọng lượng tới 47 tấn, Annie có thể di chuyển cơ động trên hầu hết mọi điều kiện địa hình nhờ hai đầu kéo ở phía trước và phía sau.

Quân đội Hoa Kỳ đã cho nghỉ hưu các khẩu pháo hạt nhân vào năm 1991 khi “Chiến tranh lạnh” kết thúc. Các khẩu pháo hạt nhân 155 mm và 203 mm cuối cùng được tháo dỡ năm 2004. Hiện nay, có ít nhất 8 trong tổng số 20 khẩu siêu pháo M65 vẫn còn được trưng bày trên khắp nước Mỹ. Với học thuyết mới của Đô đốc Harry Harris, biết đâu Mỹ sẽ tái sản xuất siêu pháo M65 với một cái tên khác, giao cho Lục Quân Mỹ sử dụng để trấn giữ các eo biển chiến lược.

Trong Thế chiến II, năm 1944, trong quần đảo Hy Lạp, một cuộc chiến đấu dữ dội diễn ra giữa toán biệt đội Anh và đội quân trú phòng tiền phuơng của Phát xít Đức. Tại hòn đảo Navarone, quân Đức đã thiết lập một pháo đài vô cùng kiên cố để kiểm soát sự lưu thông của các tàu chiến của đồng minh di chuyển trên eo biển trọng yếu nầy. Vào thờ điểm đó, khó có một tàu chiến nào của quân đội đồng minh nào qua trót lọt được vùng biển nầy an toàn. Sau cùng, một toán biệt động Anh đã được thành lập với sứ mạng, đổ bộ lên hòn đảo nổi tiếng bất khả xâm phạm nầy để tiêu diệt 2 khẩu đại pháo nầy của Phát xít Đức đặt trên đảo Navarone và họ đã thành công.

Hai khẩu đại pháo của Đức đặt trên đảo Navarone là một trong những siêu đại pháo của Phát xít Đức trong Thế chiến II. Những khẩu siêu pháo đáng sợ nầy không chỉ là vũ khí mạnh nhất mà còn trang bị công nghệ rất hiện đại của Đức lúc bấy giờ. Phải kể đến siêu đại pháo hạng nặng GUSTAV dài 45,7 m, cao 12,2 m và nặng 1500 tấn là loại pháo được chế tạo bởi gã khổng lồ trong ngành luyện thép của Đức là KRUPP A.G.

Các kỹ sư của công ty Krupp đã hiệu chỉnh lại thiết kế của siêu pháo Gustav bằng cách tăng kích cỡ nòng của nó từ 21 lên 28 cm. Điều chỉnh tầm bắn hiệu quả, giảm từ 128,7 km xuống còn 64,3 km. Kể từ năm 1936, tập đoàn Krupp đã sản xuất hơn 20 khẩu pháo Gustav. Loại pháo siêu khủng nầy đã phá hủy 1.500 tấn đạn và làm hư hỏng các tàu chiến của đồng minh và nã hơn 5.500 viên đạn vào quân đổ bộ Mỹ trên bờ.

Thành phố cảng chiến lược Sevastopol ở Crimea là một trong những mục tiêu chiến lược của cuộc xâm lược Nga. Đây chính là cửa ngỏ cho Hải quân Nga tiến ra Địa Trung Hải và các thành trì phòng thủ của Liên Xô ở đây là mục tiêu tấn công hoàn hảo của siêu pháo Gustav. Siêu pháo Gustav đã bắn tổng cộng 48 phát đạn chủ yếu vào các pháo đài của Liên Xô ở Sevastopol. Sau đó nó không còn được sử dụng thêm lần nào nữa.

Trong cuộc chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905), các chỉ huy quân sự Nga đã sử dụng chiến lược, sử dụng hỏa lực pháo binh trên bờ để yểm trợ cho hải quân trên biển, khiến tàu chiến Nhật phải giữ khoảng cách xa bờ. Có điều là các khẩu pháo của Nga vào thế kỷ 19 có tầm bắn hiệu quả hạn chế, chỉ vài cây số nên các tàu chiến Nga chỉ thật sự an toàn khi hoạt động gần bờ biển.

Lục quân Mỹ sẽ được giao nhiệm vụ phong tỏa các eo biển chiến lược

Tạp chí Nghiên cứu chiến lược (Journal Of Strategic Studies) đăng một bài phân tích của nhà nghiên cứu Mỹ là Sean Mirsky về khả năng Hải quân Mỹ sẽ tiến hành phong tỏa Hải quân TC trong trường hợp xảy ra chiến tranh. Ông Mirsky khẳng định sự phong tỏa là giải pháp chiến lược nòng cốt tốt nhất khi xảy ra các tình huống cuộc xung đột quân sự, đây là phương pháp chiến đấu tối ưu chống lại Tàu Cộng. Nó cho phép phá hủy hoàn toàn tiềm năng kinh tế của Bắc Kinh và buộc họ chấp nhận thất bại.

Nếu Ngũ Giác Đài chấp thuận học thuyết của Đô đốc Harry Harris “Lục quân Hải chiến” như đã kể trên, Mỹ thừa sức khóa chặt các hải trình huyết mạch, điển hình là eo biển Malacca để bóp nghẹt nền kinh tế TC vốn phụ thuộc gần như hoàn toàn vào nhập cảng dầu hỏa và thương mại hàng hải. Mirsky cho rằng, việc phong tỏa là phương án khả thi đối với một cuộc xung đột vũ trang “quy mô lớn” giữa Mỹ và TC. Ông cũng cho rằng với một cuộc xung đột quy mô lớn như vậy, sẽ không dẫn đến việc sử dụng vũ khí hạt nhân.

Sean Mirsky nhận định rằng, phương án phong tỏa Đại Lục được thực hiện khi xảy ra các cuộc xung đột vũ trang và các hoạt động tác chiến giữa Mỹ và TC, đóng vai trò quyết định trong giới hạn không gian tác chiến. Nền kinh tế TC phụ thuộc rất nhiều vào các hoạt động kinh tế thương mại với nước ngoài, 90% được thực hiện thông qua vận tải hàng hóa bằng đường biển, TC cũng nhập cảng khoảng 60% lượng dầu đáp ứng nhu cầu kinh tế trong nước, thương mại vận tải containers tập trung đến 80% ở 10 hải cảng lớn nhất nước này.

Yếu tố sống còn của nền kinh tế, ngay cả trong trường hợp vòng vây phong tỏa không đạt được 100% hiệu quả. Hậu quả của nó cũng sẽ dẫn đến sự tiêu diệt nền kinh tế TC. Yếu tố chính trị then chốt mà từ đó phụ thuộc vào sự thành công của phong tỏa. Theo Sean Mirsky, đó là khả năng Mỹ lôi kéo được các nước láng giềng với TC tham gia mà trước hết đó là Nga. Với Nga mối quan hệ Nga-Mỹ, Sean Mirsky cũng thừa nhận ra rằng với tình hiện nay, sự tham gia của Nga trong chiến dịch phong tỏa TC có vẻ như xa vời, nhưng ông hy vọng về việc xích lại gần nhau vì những lo ngại của Nga về TC trong nhiều lãnh vực khác nhau. 

Sự chuyển hướng của Nga liên minh với Mỹ sẽ có ý nghĩa quyết định. Tại sao không? Vì điện Kremlin cảnh giác tham vọng của Bắc Kinh đang dòm ngó miền Viễn Đông và một phần lãnh thổ Siberia của Nga, có thể gây ra mối đe dọa với các vùng lãnh thổ xa xôi và thưa thớt dân cư Nga.

Mới đây, Tổng thống tân của Donald Trump đã công bố một bức thư của Tổng thống Putin gởi đến ông. “Một lá thư rất tốt đẹp từ Vladimir Putin; những suy nghĩ của ông ấy thật là đúng.” Ông Trump nói về bức thư đề ngày 15/12/2016. Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Nga đã kêu gọi tăng cường kho vũ khí hạt nhân. Giới chuyên gia tin rằng, ông Putin hy vọng rằng tổng thống sắp kế nhiệm của Mỹ sẽ gở bỏ lệnh trừng phạt kinh tế mà Bộ Tài chánh Hoa Kỳ áp dụng với các quan chức Nga, sau khi họ đưa quân sáp nhập Crimea vào lãnh thổ Nga.

Cơ cấu lực lượng phong tỏa đường biển được quyết định bởi sự tăng cường mạnh mẽ của “Lục quân Hải Chiến” theo học thuyết của Đô đốc Harriy Harris, khả năng cô lập hóa các eo biển chiến lược như eo biển Malacca chẳng hạn. Lục Quân sẽ đãm trách nhiệm vụ sử dụng các loại pháo tự hành Paladin M109A7, hệ thống pháo phản lực cơ động cao M142, hệ thống tên lửa chiến thuật của Lục quân... sẽ kiểm soát khóa chặt các eo biển chiến lược, theo kinh nghiệm của Phát xít Đức khi quyết định đặt 2 khẩu đại pháo trên đảo Navarone để kiểm soát các chiến hạm của Đồng minh khi di chuyển trên vùng biển nầy.

Lục quân Mỹ có thể biến các địa thế trên bờ biển thành lợi thế bằng cách triển khai các hệ thống pháo thực hành, tên lửa chống hạm và phòng không dọc chuỗi đảo thứ nhất để tấn công các chiến hạm TC. Theo đó, quần đảo Ryukyu ở phía Nam và những nhóm đảo của Nhật sẽ trở thành căn cứ tên lửa lợi hại. Chuổi đảo Ryukyu từng được chuyên gia quân sự Kyle Mizokami đánh giá là căn cứ quan trọng nhất của Nhật trong chiến lược phong tỏa cửa ngỏ ra vào của các chiến hạm TC. Với đảo lớn là Okinawa, chuổi đảo Ryukyu trải dài theo hướng tây nam từ Kyushu đến gần đảo Đài Loan. Theo Mizokami hoàn toàn có thể chặn đứng mọi nổ lực của các chiến hạm TC muốn đi qua hành lang hiểm trở nầy. Ngoài ra, Mỹ và liên minh truyền thống có thể cài đặt thủy lôi tại các eo biển ở khu vực, góp phần hoàn chỉnh hệ thống phòng thủ ngoài khơi.

Học thuyết của Đô đốc Harris sẽ được chấp thuận vì thích hợp với hành động “chống Tàu cộng” của Tổng thống Donald Trump

Nhà cầm quyền Bắc Kinh và truyền thông nước nầy đang lo sợ hành động “chống Tàu Cộng” của TT Mỹ mới đắc cử Donald Trump. Ông Trump vừa mới đề nghị bổ nhiệm một người mà Bắc Kinh cho là có nhiều hành động tích cực “Chống Tàu Cộng” quyết liệt làm cố vấn chính sách thương mại. Bắc Kinh cảnh báo cả hai nước sẽ bị thiệt hại nếu mối quan hệ thương mại Trung-Mỹ bị phá vỡ.

Không chỉ được ông Trump chọn trở thành “Chủ tịch Hội đồng Thương mại Quốc Gia”, giáo sư Peter Navarro cũng được ông Trump tin tưởng giao cho phần việc liên quan đến chính sách thương mại và nông nghiệp. Chuyên gia kinh tế Peter Navarro người nổi tiếng với tư tưởng chống Tàu Cộng làm cố vấn thương mại cho chính quyền mới, tờ China Daily viết trong một bài xã luận. 

Nhóm chuyển giao quyền lực của ông Trump nói việc tạo ra “Hội đồng Thương mại Quốc gia” là hành động thể hiện sự quyết tâm của Tổng thống Trump quyết làm cho ngành sản xuất của Mỹ mạnh mẽ thêm một lần nữa.” Giáo sư Navarro là người viết nhiều sách chỉ trích việc giao thương với TC đang làm thiệt hại nền kinh tế của Mỹ, ông cũng cho rằng hàng hóa giá rẻ của TC đang đầu độc nhân dân Mỹ. Tờ China Daily khẳng định: “Navarro là một người luôn chống lại TC được chọn trở thành một nhân vật quan trọng trong chính quyền kế tiếp của Mỹ, đây không phải là chuyện đùa”.

Ông Peter Navarro, học giả 67 tuổi, tiến sĩ Đại học Harvard, nổi tiếng với cuốn sách “Death by China: Confronting the Dragon - A Global Call to Action” (Chết dưới tay Tàu Cộng: Đương đầu với rồng - Lời kêu gọi hành động toàn cầu) như một mối đe dọa đối với nước Mỹ. Ông Navarro còn mở rộng sang cả lĩnh vực an ninh quốc gia. Đầu năm ngoái, ông xuất bản cuốn sách về quân sự “Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World” (Ngọa hổ: Hệ lụy của chủ nghĩa quân phiệt Tàu Cộng đối với thế giới), phân tích về khả năng nổ ra xung đột Mỹ-Trung.

Chủ đề nầy cũng được đề cập đến trong một cuốn sách khác của ông có tên “The Coming China Wars: Where They Will Be Fought and How They Can Be Won” (Những cuộc chiến tranh với TC sắp xảy đến: Chúng sẽ diễn ra ở đâu và làm thế nào để chiến thắng). Vào tháng 11, Navarro đã cùng với một cố vấn khác là Alexander Grey chấp bút một bài viết trên tờ Foreign Policy vạch ra viễn kiến “Hoà bình thông qua sức mạnh” của ông Trump ở khu vực châu Á - TBD, cổ vũ cho việc tăng cường sức mạnh hải quân.

J. Kazianis trên cương vị Tổng biên tập Tạp chí The National Interest, bình luận các bài viết của ông: “Navarro điểm mặt chỉ tên Bắc Kinh vì các hành động gây hấn ở khắp châu Á-TBD. Ông ấy không chỉ viết về sự trỗi dậy trong cách hành xử hung hăng về kinh tế của TC mà còn cả về sức mạnh quân sự ngày càng gia tăng của họ. Peter hiểu được điều gì đang lâm nguy ở châu Á trước những nỗ lực dồn dập của TC nhằm hăm dọa và thống trị các nước láng giềng, đẩy Mỹ ra khỏi khu vực...”.

Kết luận

Thật ra, học thuyết mới “Lục Quân Hải Chiến” của Đô đốc Harry Harris là do ông rút kinh nghiệm từ chiến tranh Nga-Nhật (1904-1905) và Thế chiến II. Học thuyết nầy sẽ được Ngũ Giác Đài nghiên cứu và thực hiện vì nó phù hợp với tư tưởng chống Tàu Cộng của TT Trump và Tiến sĩ Peter Navarro. Từ học thuyết nầy, Lục quân Hoa Kỳ sẽ không giữ nhiệm vụ thuần túy là lính đánh bộ chỉ hoạt động chủ yếu trên đất liền, được trang bị vũ khí cá nhân để chiến đấu trên bộ, tiêu diệt địch quân, đánh chiếm mục tiêu chiến thuật và chiến lược trên mặt trận và giữ vững trận địa.

Lục quân là binh chủng cổ nhất trong lịch sử và thường là binh chủng đầu tiên được xây dựng trong các quân đội. Pháo binh là lực lượng yểm trợ hỏa lực chủ yếu của Lục Quân, thường được trang bị các loại đại bác từ 105 đến 155 ly, tên lửa địa đối địa, địa đối không, súng phòng không... Trong học thuyết mới “Lục Quân Hải Chiến”, bộ binh sẽ chiến đấu hiệp đồng binh chủng Không Quân & Hải Quân và được trang bị những khẩu siêu đại pháo hiện đại, tên lửa địa đối hải tiên tiến... với nhiệm vụ chiến lược là phong tỏa các eo biển, đánh chận các chiến hạm của Tàu Cộng khi chúng muốn vuợt qua các nơi nầy.

Học thuyết này ra đời nhằm cảnh báo Bắc Kinh muốn nắn gân tân Tổng thống Donald Trump khi một tàu chiến TC đã bắt một thiết bị không người lái của Mỹ tại Biển Đông, sự việc xảy ra vào ngày 15/12/2016 trong lúc tàu khảo sát USS Bowditch của Mỹ đang làm nhiệm vụ lấy mẫu và thu thập dữ liệu ở Biển Đông gần vịnh Subic ở Philippines.

Bắc Kinh có thói quen thử thách hay nắn gân xem phản ứng của các tân Tổng thống Mỹ như thế nào? Sự kiện đảo Hải Nam diễn ra ngày 01/4/2001 khi Bắc Kinh cố tình để một vụ va chạm xảy ra trên không giữa chiếc EP-3E ARIES II của Hải quân Mỹ và chiến đấu cơ tiềm kích đánh chặn J-8II của TC. Kết quả chiếc J-8 rơi xuống biển và phi công được xem như đã chết. Còn chiếc EP-3 bị thiệt hại nặng, hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Sau đó 24 nhân viên phi hành đoàn bị bắt và chỉ được thả sau 11 ngày bị giam giữ. Đây được xem là hành động Bắc Kinh thử trắc nghiệm Tổng thống George W. Bush, 3 tháng sau khi ông Bush vừa nhậm chức.

Học thuyết “Lục Quân Hải Chiến” ra đời nhằm tăng cường sức mạnh quân sự cho chiến lược “Không-Hải Chiến” của Mỹ. Hãy chờ xem phản ứng của quân đội PLA của Tàu Cộng có dám vuốt râu hùm ở Biển Đông hay không? Một tân Tổng thống Donald Trump được mô tả là nhân vật có tính khí khó lường, Tập Cận Bình có lẽ đang rét vì họ đang lỡ bắt giữ một thiết bị không người lái của Hải quân Mỹ, Bắc Kinh thì muốn trả mà ông Donald Trump không muốn thu hồi thiết bị kể trên. Xin hãy chờ xem, sau ngày 20/1/2017, khi ông Donald Trump chính thức trở thành “Tổng thống thứ 45” của Hoa Kỳ, sự việc sẽ được giải quyết như thế nào đây? 

30.12.2016

Tổng hợp & nhận định:

Tại sao tất cả lãnh tụ cộng sản đều phá tan hoang đất nước?

Ngọc Ẩn (Danlambao) - Chủ nghĩa CS kêu gọi đấu tranh giai cấp. Lúc đầu là đấu tranh giữa giai cấp công nhân, nông dân nghèo và chủ nhân. Sau khi giới chủ nhân bị đảng CS cướp hết tài sản, đấu tố, giết hoặc đày đi lao động khổ sai và chết trong rừng. Kế đến là CS đấu tranh, giết hại người trí thức. Một đất nước mà nhóm cầm quyền không biết tôn trọng nhân tài, người biết phát triển kinh tế và trí thức bị đào tận gốc, tróc tận rễ thì đất nước đó phải hoang tàn.

Sau khi đảng CS nắm được toàn quyền sinh sát thì bước kế tiếp người CS đấu tranh giai cấp với ai? Cách thức đảng CS chọn lựa lãnh tụ như Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước là do một thiểu số nhỏ đảng viên bầu chọn chứ không do dân bầu. Như thế thì đấu tranh giai cấp phải xảy ra trong thành phần đảng viên để leo lên các chức vụ quyền lực. Chúng ta đã thấy đấu tranh giai cấp giữa Hồ Chí Minh và Lê Duẫn, giữa Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và TBT Nguyễn Phú Trọng. Giờ đây là đấu tranh giai cấp giữa TBT Trọng và Chủ tịch Nước Trần Đại Quang và Bí thư Thành ủy Sàigòn Đinh La Thăng. Các chức vụ chóp bu do một nhóm nhỏ đảng viên bầu chọn vì thế chuyện kết bè, kết đảng, hối lộ, mua chuộc lá phiếu là chuyện đương nhiên. Sau khi các lãnh tụ ngồi vào ghế quyền lực thì họ tiếp tục bảo vệ cái ghế bằng cách đưa thân tộc vào các chức vụ dưới quyền của họ, chia quyền lợi cho bè đảng đã bầu họ lên. Các lãnh tụ lấy tiền từ đâu để cung phụng cho đàn em? Họ lấy từ tiền thuế xăng, tăng giá điện, cướp nhà, cướp đất của dân, bán tài nguyên, bóc lột công nhân, xuất khẩu lao động, bán nước cho Tàu Cộng. Dưới trướng của vài trăm đảng viên cao cấp là vài triệu đàn em ăn theo. Dân có chết đói, chết bệnh, chết vì cá nhiễm độc Formosa, chết lạnh, chết vì xả lũ đều mặc kệ bọn dân đen. Đảng CSVN cũng chẳng cần bảo vệ tổ quốc vì họ đâu cần dân bầu họ vào ghế quyền lực.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống hoặc Thủ tướng do dân bầu ra. Nếu muốn còn tại chức thì họ phải biết lo cho dân, cho tổ quốc. Dân thì quá đông nên Tổng thống không thể dùng tiền mua chuộc lá phiếu mà phải tạo công ăn việc làm, giúp kinh tế phát triển và lo cho dân được ấm no, hạnh phúc. Tổng thống phải lo bảo vệ tổ quốc, bảo vệ an toàn cho người dân. Ở cái thiên đường XHCNVN thì đảng CSVN câm họng nhìn Tàu cộng húc chìm tàu đánh cá của ngư dân và sau đó là đảng tìm cách bịt miệng ngư dân đã bị TC húc chìm tàu nhưng chưa chết.

Đảng CSVN cứ bóc lột, róc dân cho cho đến xương, giờ đây đảng CS lại chặt cả xương mà hầm nước lèo thì dân đói ắt hẳn phải nổi lên. Lịch sử lại tái diễn cái vòng lẩn quẩn đấu tranh giai cấp giữa giới bần cùng và giới cộng sản đại gia đang cầm quyền như đã xảy ra ở những nước cộng sản ở Đông Đức, Tiệp Khắc, Ba Lan, Hung Gia Lợi, Nga. Để bảo vệ quyền lợi và tính mạng của nhóm lợi ích chóp bu thì đảng CSVN chi một số tiền khổng lồ để nuôi công an. Các nguồn tiền để nuôi công an, quân đội đang cạn kiệt. Hải sản nhiễm độc không ai mua, ngư dân không ra khơi đánh cá khiến công nhân chế biến hải sản thất nghiệp, nhà nước xả lũ làm hư hại mùa màng, sụp đổ nhà cửa, cuốn trôi tài sản của dân miền Trung, ruộng nhiễm mặn ở miền Nam thì dân lấy gì xuất khẩu và đóng thuế. Đảng và nhà nước CSVN đang tìm cách ăn cướp sạch số vàng và đô la của dân, trông chờ vào nguồn tiền từ thiện từ ngoại quốc và tiền đi ăn mày từ các nước tư bản. Nguồn tiền từ thiện cũng chẳng nuôi nỗi vài chục triệu dân. CSVN đi ăn mày còn láo cá vặt và vi phạm nhân quyền khiến thế giới khinh ghét. Nhà cầm quyền CSVN cứ vi phạm nhân quyền, đánh đập những nhà đấu tranh dân chủ sẽ khiến người Việt hải ngoại cắt luôn nguồn tiền từ thiện cho dân nghèo mà chỉ giúp những nhà đấu tranh dân chủ để đất nước sớm thoát khỏi ách CS. Dân đói sẽ vào nhà cán bộ giàu có mà lấy lại những gì họ đã bị cán bộ trấn lột mấy chục năm qua. Dân đói thì công an hạng tép riêu cũng đói. Khi công an đói thì họ cướp giật của dân càng khiến xã hội loạn lạc, cướp giật nổi lên như rươi. Những địa phương người dân biết đoàn kết bảo vệ cho nhau chống cướp thì còn tồn tại sau thời loạn lạc.

Ở các nước tự do dân chủ thì Tổng thống, Dân biểu Quốc hội đều cần lá phiếu của người dân nên họ giốc hết tâm sức làm việc phụng sự người dân. Ở các nước cộng sản thì các lãnh tụ chóp bu không cần lá phiếu của dân để trở thành Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Nước vì thế họ coi dân như rơm rác, như nô lệ làm ra vật chất để họ nuôi công an bảo vệ họ. Những đảng viên cộng sản giốc toàn lực và trí tuệ vào đấu tranh giai cấp trong nội bộ đảng, kết bè đảng dành ghế quyền lực khiến họ không còn tâm trí để chăm lo cho dân tộc và đất nước mà chỉ lo cho nhóm lợi ích và ngoại bang đã bầu họ vào ghế quyền lực. Sau khi được chức quyền thì họ phải lại quả cho Tàu cộng bao gồm tài nguyên, đất đai, biển đảo. TBT Nguyễn Văn linh đã từng tuyên bố "thà mất nước còn hơn mất đảng." Nhìn hành động của TBT Nguyễn Phú Trọng bảo vệ Formosa, dâng đất, triều cống biển đảo, rước Tàu cộng vào VN thì đã rõ ông đang phục vụ cho Tàu cộng và sẳn sàng giết dân Việt để bảo vệ Tàu cộng. Hồ Chí Minh là tên Việt gian bán nước và các đàn em của Hồ tiếp tục sự nghiệp Việt gian cho dến hôm nay.

Tập đoàn Việt gian CSVN đã và đang phá hoại, xâu xé một đất nước VN tươi đẹp, giàu tài nguyên thiên nhiên để biến tổ quốc VN thành một bãi rác chứa chất độc kỷ nghệ do Tàu cộng mang vào. Tên đồ tể diệt chủng Pol Pot đã nhận lệnh TC giết dân Campuchia bằng súng đạn, dao búa. Những tên đồ tể từ thời HCM nhận súng đạn giết dân đến Nguyễn Phú Trọng nhận lệnh của TC đang diệt chủng dân Việt bằng thuốc độc của Tàu cộng. Nguyễn Phú Trọng, Nguyễn Xuân Phúc bao che TC đầu độc sông, hồ, biển, đất (bauxite). Dân Campuchia bị giết chết ngay lập tức khiến thế giới lên án Pol Pot. Dân VN sẽ chết từ từ trong âm thầm vì nhiễm độc, vì ung thư, vì đói rét và thế giới sẽ không thấy mà lên án bọn diệt chủng CSVN. 

30.12.2016

Powered By Blogger