Lao Động Việt - Liên tục trong các ngày, từ 3 đến 7/10/2016 , khoảng 3000 công nhân công ty Matrix Vinh, Nghệ An đã đình công đòi quyền lợi chính đáng. Theo công nhân cho biết, vào ngày 5/10/2-16, an ninh, công an đã tấn công 2 nữ công nhân, khiến một người phải đưa vào trạm y tế, một người bị thương nặng ở tay. Cho đến hôm nay sau cuộc thương lượng giữa những người đại diện công ty và công nhân, thì họ vẫn chưa chấp nhận vào làm lại khi chưa chấp thuận các đề nghị của công ty.
Công an, an ninh đánh 2 nữ công nhân
"Sáng ngày đình công em thấy công an đánh 2 người nữ công nhân. Lúc đó khi em ra thì thấy một chị bị đánh đưa vào phòng y tế, còn một chị thì em thấy một công an mặt thường phục lại đấm vào tay"
Một nữ công nhân khác cho biết: "Khi thấy công an đánh xong thì mọi người hét lên công an đánh công nhân, sau đó công an không nhận việc đánh người đó, đến gần trưa người công an cấp cao hơn nói là việc công an đánh ai phải có chứng cứ mới xử phạt được, nếu không thì công an không nhận. Mà chị ấy bị đánh vào tay nặng và xưng to lắm.."
"Một thiếu nữ dùng tay tát công an giao thông (không đau, chỉ phản cảm) bị xử phạt giam 6 tháng, còn ở đây, công an, an ninh tấn công công nhân bị thương nặng, thì lại coi như không có gì, vậy mọi người có còn bình đẳng trước pháp luật? Công an có đang làm đúng chức năng, đúng tư cách đạo đức nữa không?",một facebooker nhận định.
Từ sau cuộc đình công tại công ty Pouchen ( Biên Hòa, ĐN) với 4 người công nhân đình công bị an ninh dùng dao cắt giấy làm bị thương, đến việc người nữ công nhân mang thai bị tấn công tại công ty Dụ Đức( KCN Tân Hương) phải đưa đi cấp cứu, bây giờ lại thêm 2 nữ công nhân bị tấn công ngang nhiên như vậy, một luật sư cho biết:
“Việc một nhà báo bị tấn công trong lúc hành nghề bởi những người thi hành công vụ đã cho thấy sự coi thường pháp luật và lộng quyền của một bộ phận những người mặc sắc phục công an. Việc lần này xảy ra bởi những vụ việc trước đó không được xử lý nghiêm, và nếu vẫn tiếp tục dung túng cho những hành động vô pháp này, người công nhân vẫn còn là nạn nhân của công an, an ninh."
Ông nói thêm: "Những người thực thông vụ có biểu hiện hành hung, cố ý đánh đập, gây thương tích công nhân hoàn toàn có thể bị khởi tố hình sự trước pháp luật theo quy định Bộ Luật Hình Sự, nếu có đủ căn cứ để khởi tố vụ án.
Trường hợp này cần phải lưu ý khả năng của tình tiết tăng nặng là: Có tính chất côn đồ (điểm i khoản 1 điều 104 BLHS). Mức cao nhất của khung hình phạt theo khoản 1 điều 104 Bộ luật hình sự về tội cố ý gây thương tích là 3 năm tù.
Tất cả các hành vi cấu thành tội phạm liên quan đến công vụ như: Tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong khi thi hành công vụ tại điều 107 Bộ luật hình sự, Tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Điều 281, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ tại Điều 282, Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ điều 282 BLHS.
Theo luật sư: "Nếu cô gái bị tổn hại về sức khoẻ từ 31% trở lên thì công an này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với mức phạt tù có thể lên đến 3 năm, theo quy định tại khoản 1 điều 107 Bộ Luật hình sự."
Nguyên nhân cuộc đình công
Đến buổi chiều ngày 3/10/2016, lãnh đạo công ty TNHH Matrix cùng lãnh đạo Khu kinh tế Đông Nam tổ chức đối thoại với người lao động. Sau khi tập hợp nhiều ý kiến, phía công ty đã lên tiếng giải quyết một số quyền lợi cho công nhân như tăng tiền ăn từ 12.000 đồng lên 15.000 đồng/suất bắt đầu từ tháng 10.2016, sửa chữa hệ thống nhà vệ sinh, lắp thêm máy bấm thẻ cho công nhân, tính toán lại định mức sản lượng phù hợp…
Công nhân kiến nghị các vấn đề trong quá trình đình công: Định mức sản lượng của công nhân quá cao; tiền ăn trưa quá thấp; một số quản đốc quát nạt, xúc phạm công nhân; nhà vệ sinh chật chội, bẩn thỉu, nước uống của công nhân bẩn, đồng phục không có.... Cụ thể, một nữ công nhân cho biết:
"Cơm công nhân ăn nấu không đàng hoàng, nước uống thì quá bẩn, hầu như em không dám uống thứ nước đó. Nó bẩn, nước có màu đen đen, mà lại nghe mùi tanh nữa...em toàn đem nước theo uống không thôi."
"Đồng phục cho công nhân cũng không có, muốn mặc cái gì thì mặc, quần đùi áo ba lỗ cũng được, công nhân làm ở văn phòng không biết ai là ai, toàn mặt đồ giống như đi chợ..."
"Lương mới vô 2,7 triệu, ký hợp đồng thì 2,9 , nhưng tiền thưởng tết thì muốn thưởng ai thì thưởng, muốn cắt ai thì cắt, chứ không có thưởng đều như các nơi khác"
"Xưởng A1 tuyển được 1000 công nhân, đuổi hết 1000"
"Làm con gấu bông bị xấu, giám đốc vặn con gấu và vứt vào mặt chủ quản...Sau đó giám đốc xuống chửi công nhân."
"Nhà vệ sinh quá bẩn, bị tắc nghẽn không thông với cống. Gây hôi thối"
Công nhân vẫn chưa chấp thuận vào làm lại sau buổi thương lượng.
Cho đến ngày 6 tháng 10, bên đại diện công ty là ông Đoàn Chí Cao (quản lý) đã phải ra đối thoại với công nhân về 12 điểm mà công nhân đã kiến nghị đó. Tuy nhiên sau khi kết thúc buổi thương lượng, bên công ty đã có lời mời công nhân trở lại công ty làm việc, nhưng họ đã không vào làm vì những thương lượng vẫn chưa đạt được. Và đến ngày 7 tháng 10, công nhân vẫn tiếp tục đình công.
Các công nhân chưa chịu đi làm cho biết: "Họ vẫn không chịu thay đổi việc bẩm thẻ, các nơi khác chỉ có bấm thẻ 2 lần, 1 lần khi vào công ty, 1 lần khi đi về, còn ở đây đến 4 lần, làm tụi em chờ đợi để đến lượt mình bấm thẻ rất mệt mỏi, mà công ty đến 3000 người"
Công nhân khác thì cho biết: "Những ngày công nhân có việc phải xin nghĩ thì công ty không trả tiền thưởng chuyên cần, và rồi thì họ muốn thưởng ai thì thưởng, muốn cắt ai thì cắt, rất tùy tiện"
Cô này cho biết thêm, về định mức sản lượng vẫn giữ 77 con/ một người / một giờ cho người cũ, còn người mới thì 65 con/một giờ/một người thì vẫn còn nhiều quá, nên công nhân vẫn chưa đồng ý.
"Thật sự với định mức sản lượng này tụi em rất đuối, không thể làm nổi, trong khi tiền lương công nhân thì thấp, giám đốc sao chỉ biết vắt kiệt sức tụi em mà chẳng biết cảm thông, và nghĩ đến sức khỏe của tụi em mà giảm xuống cho hợp lý ."
"Công nhân vẫn không đồng ý về sản lượng quá lớn này, nếu họ chấp nhận hạ xuống hợp lý, có thể bọn em sẽ vào làm, không thì vẫn tiếp tục đình công thôi." Nữ công nhân khác cho biết
"Những gì mà họ thay đổi đến giờ phút này, không thấm béo gì so với công sức của công nhân bọn em"
"Nếu công ty biết quan tâm đến bọn em, thì bọn em có đình công chi, mà công ty chỉ biết có lợi cho mình mà đối xử tệ với bọn em thì làm sao bọn em chịu vào làm cho họ được" cô nói.
0 comments:
Post a Comment