Hồ Chí Phèo (Danlambao) - Đan Mạch, một quốc gia ở Bắc Âu, được xếp hạng là nơi hạnh phúc nhất trên thế giới dưa theo tiêu chuẩn sức khoẻ, xã hội, giáo dục.
Về sức khoẻ mọi người dân được chăm sóc sức khoẻ miễn phí. Không có công ty bảo hiểm sức khoẻ và thủ tục vào bệnh viện cực kỳ đơn giản, chỉ cần chứng minh nhân dân hay thường trú nhân, nên chi phí cho các thủ tục hành chánh giảm rất nhiều.
Về xã hội, tuy là nước tư bản chủ nghĩa, Đan Mạch là quốc gia ít tham nhũng nhất trên thế giới, nhất thế giới về thu nhập bình đẳng và thuế suất cao (người khoẻ mạnh đóng thuế cao để có kinh phí chữa trị người bệnh).
Về văn hóa, giáo dục, tuy không có ai huyênh hoang là đỉnh cao trí tuệ, Đan Mạch lại có nhiều người đoạt giải Nobel về khoa học, văn chương... Không như quốc gia có các tượng đài nghìn tỉ đồng, hoành tráng, trong khi người dân chết ở bệnh viện phải bó chiếu chở về nhà, Đan Mạch lại tự hào có thủ đô Copenhagen với biểu tượng đơn giản là tượng đồng "Nàng Tiên cá Bé Bỏng" đặt trên một tảng đá. Nơi hàng năm thu hút hàng triệu du khách.
Nàng Tiên Cá gắn liền với tên tuổi của Hans Christian Andersen. "Chiếc áo giáp Hai Còng" được phóng tác theo truyện "Bộ quần áo mới của hoàng đế" của H C Andersen mà có lẽ không ai chúng ta không biết.
*
Chiếc áo giáp Hai Còng
Triều đại CS truyền đến đời Phú Vương. Cũng như các đời vua trước, Phú Vương tôn sùng chủ nghĩa Mác Lê, say mê quyền lực. Ngài không ngó ngàng gì đến môi trường sống bị hủy hoại, để mặc quan tham ở các biệt phủ sang trong, dân cu đen nghèo khổ. Suốt ngày ngài chỉ loay hoay nghĩ cách bóp họng người dân, bẻ gãy các thế lực phản động để bảo vệ quyền lực.
Tuy nhiên mặc dù tiêu tốn ngân sách để nuôi công an, cán bộ, nguyên bộ máy chuyên chính cồng kềnh nhưng vẫn có nhiều người dân không sợ hãi lên tiếng phản kháng. Khiến có ngày, Phú vương nổi giận la toáng lên:
- Bọn chúng bay công an, toà án là lũ bất tài. Ta không cần các ngươi nữa mà phải sáng tạo tìm cách khác thôi.
Thế là Phú Vương cho ra thông báo cả nước, tìm người thợ dệt may cho ngài một cái áo mặc vào có thể chống được “phản động”. Bao nhiêu thợ may trong nước kéo đến xin việc nhưng tất cả Phú vương đều không vừa ý.
Đến một hôm có hai người thợ dệt ở xa, có lẽ từ thiên triều phía Bắc, xin bệ kiến Phú vương. Họ khoe họ sẽ dệt loại vải trên thế gian chưa bao giờ có, mặc vào nhẹ như mây nhưng gươm giáo đâm không lủng, đạn bắn không xuyên. Loại vải may aó giáp này còn có đặc tính vô cùng kỳ lạ là chỉ người nào tin vào chủ nghiã Mác Lê mới thấy áo này, còn kẻ nào có đầu óc phản động sẽ không thấy gì cả, như chỉ nhìn qua không khí thôi.
Phú Vương nghe qua rất đỗi hài lòng. Trong triều đại CS, ngu dốt không quan trọng vì dễ bảo, dễ nghe nên, làm quan có làm sai thì sửa sai, sửa sai mãi dân nó chán bỏ đi cũng chả chết thằng tây nào. Biết kẻ nào không tin Mác Lê, ăn nói phản động là điều cực kỳ hệ trọng. Mặc cho người dân đang đói khổ vì cá chết, môi trường sống đang bị huỷ hoại, Phú Vương cũng ban nhiều vàng bạc, châu báu cho hai người thợ dệt để họ bắt tay làm việc ngay.
Ngày qua ngày, hai người thợ dệt vẫn bận rộn bên các khung máy dệt. Phú Vương nôn nóng sai một cận thần có chuyên môn, Kim Phu Nhân, qua xem việc dệt may tiến triển thế nào? Kim Phu Nhân rất ngạc nhiên khi nhìn thấy hai người thợ dệt như đang dệt trên không khí. Họ đưa tay lên xuống đều đặn trên khung dệt trống rỗng. Phu Nhân run rẫy đeo mắt kính nhìn thật kỹ. Vẫn không thấy gì cả. Bà hoảng sợ, thầm nghĩ: “Xin Bác Đảng thương xót con. Con theo cách mạng nhưng gốc gác, tổ tiên có dính gì đến phản động mà sao con không thấy gì thế này. Tối nay về con phải lên đồng hỏi tổ tiên có ai ăn nói bậy bạ không?”
Nghĩ đến cảnh phải ra công an viết lại khai báo lý lịch, kiểm điểm phê và tự phê, Kim Phu Nhân nổi cả da gà đầy người, bà vội vàng tươi cười, chuyển ngay lại phong thái ăn nói thường ngày:
- Ồ, vải đẹp tuyệt vời, màu sắc óng ánh…
Một người thợ ngừng tay:
- Quý hóa quá, được lệnh bà đến thăm. Lệnh bà rờ xem hàng vải mềm như thế nào?
Phu nhân giả vờ đưa tay như vuốt vào không khí, tấm tắc:
- Êm hơn nhung lụa nhiều, nó mơn man trên tay như gió mùa xuân ấy.
- Dạ chúng thần phải cố gắng để đạt tiêu chuẩn trên thiên đường, tiêu chuẩn hạ giới thì thường lắm. Lệnh bà xem, đây là sợi Mác từ châu báu, đây là sợi Lê từ vàng bạc, hai sợi này dệt chung với nhau, làm áo mặc, gươm đâm không thủng, đạn trúng sẽ trợt. Chúng thần đã bắt đầu may ráp vải lên khung áo. Mời lệnh bà quá bộ xem qua.
Trên khung áo, hai người thợ dệt làm như họ đang cắt đo, khâu may cẩn thận nhưng Kim Phu Nhân chỉ thấy hai khung áo hình số tám treo và không có mảnh vải, sợi chỉ nào cả. Người thợ dệt giải thích:
- Thưa lệnh bà, khung áo hai số tám có ý nghĩa tầm cao. Hai vòng tròn tượng trưng vòng số một và ba trên cơ thể, gạch giữa hai vòng là vòng số hai. Số tám này là khung trước, còn đây là khung sau thân áo.
Hai khung này làm kim loại nhẹ nhưng chắc chắn và mọi người ai cũng thấy được. Chỉ có vải Mác Lê may trên khung này chỉ có bọn phản động là không thấy thôi. Áo giáp hai tám này nhắc nhở phản động biết điều luật 88, trừng trị tội nói xấu chế độ. Nếu phạm tội điều 88, sẽ bị hai còng số tám còng tay, còng chân. Đấy là ý nghĩa cao siêu áo giáp Hai Còng.
Sau khi khen ngợi hết lời, Kim Phu Nhân trở về cung điện báo cáo diễn tiến việc may áo làm Phú Vương rất đỗi vui mừng, truyền mang thêm châu báu, vàng bạc thưởng công hai người thợ.
Vài ngày sau, Phú Vương nóng ruột lại sai hai cận thần cao cấp nhất qua, xem diễn tiến việc may mặc. Cũng như Kim Phu Nhân, họ cũng chỉ nhìn thấy khung dệt rỗnh tuếch, khung áo hai số tám trơ trụi và hai người thợ dệt bận bịu dệt vãi, may đo như trên không khí. Cả hai đều nghĩ thầm: ”Trong các đại hội mình nói phét ca ng̣ợi chủ nghĩa Mác Lê bách chiến bách thắng, thâm tâm thì cười với chính mình. Mình mà nói không thấy vãi, áo đẹp là thằng kia nó kết tội mình phản động, dập mình ngay để mình trở thành thằng tử tế. Ngu gì mà không khen áo vải đẹp”. Thế cả hai sau khi lén lút nhìn nhau, lại hết lời ca ngợi áo giáp Hai Còng như bao lần ca ngợi triều đại CS. Và Phú Vương nghe người cận thần báo cáo, vui mừng khôn xiết, cho phép toàn dân nghĩ ngơi một ngày ra đường xem vương mặc áo giáp Hai Còng đi trên phố, có dịp nhân dân chiêm ngưỡng.
Vào sáng tinh mơ, Phú vương và đám cận thần đã đến xem áo mới. Hai người thợ dệt cung kính đón vương tại cửa:
- Muôn tâu bệ hạ, chúng thần vừa chấm dứt mũi kim cuối cùng, hoàn thành chỉ tiêu trăm phần trăm. Xin bệ hạ vào thử áo.
Cũng như các cận thần, khi chỉ thấy hai khung áo số tám trống không, Phú Vương rất hoang mang: "Thực quái lạ, ta chả nh̀ìn thấy aó vải đâu cả. Không lẽ mình cũng là phản động?" Hai người thợ dệt như nhẹ nhàng nâng chiếc áo lên:
- Kính xin bệ hạ xem, mình vải nhẹ như không khí, trơn như gió thoảng qua, màu sắc rực rỡ như ở chốn thiên đường, không mấy ai nhận ra được.
Các cận thần đua nhau ca ngợi chiếc áo Hai Còng. Thậm chí có người lên tiếng đề nghị LHQ đưa áo giáp vào hàng di sản thế giới.
Phú Vương kinh hãi nghĩ thầm: “Hôm trước mình lỡ lời, nói cả trăm năm nữa chắc không thấy xã hội chủ nghĩa đâu? Nghi ngờ chủ nghĩa Mác Lê là phản động? Xem kia bọn cận thần đang dò nhìn mình. Mình sơ xuất một tí, bọn nó phang mình ngay, chưa chắc được làm thằng tử tế mà phải đi chuyến tàu suốt.” Phú Vương vội vàng như sợ người tranh mất phần, rạng rỡ ngữa mặt lên trời cười:
- Ha ha ha. Ta biết... ta biết... Chiếc áo lộng lẫy đep đẽ và hữu dụng như thế này, trần gian ai không muốn cởi phăng quần áo đang mặc để thử ngay bộ áo giáp Hai Còng. Bay đâu, mau đem vàng ra thưởng hai người thợ.
Hai người thợ cung kính:
- Xin bệ hạ cởi quần áo mặc thử áo giáp Hai Còng. Nhân dân đang náo nức chờ đợi ngoài đường kia.
Phú Vương cởi bỏ hết quần aó, hai người thợ giúp ngài trùm mặc áo giáp Hai Còng vào. Hai người thợ cũng vờ khâu sữa chữa chiếc áo trên không khí cho vừa vặn. Phú Vương xoay người qua lại trước gương để ngắm nhìn, đưa tay vuốt tưởng tượng áo giáp:
- Vừa vặn. Đẹp lắm. Không thể nào có chiếc aó hoàn chỉnh hơn.
Đám nịnh thần laị đua nhau hết lời khen ngợi chiếc áo mới của Phú Vương khiến ngài vô cùng hãnh diện. Vương tươi cười, đầu ngẩng cao, mạnh bước ra phố, nơi mọi người đang ngóng chờ.
Trên đường, đám đông người đứng xem aó giáp mới của Phú Vương, Tất cả ngạc nhiên khi thấy Phú Vương ở truồng, mặc áo có khung hai còng số tám tươi cười dẫn đầu đám nịnh thầ̀m xum xoe phía sau. Đám công an, DLV, đang lo giữ gìn trật tự, vội hô to:
- Phú Vương vạn tuế. Áo giáp Hai Còng chống phản động muôn năm.
Trong đám đông, có người giật mình hô theo, có người ngần ngại nhìn chung quanh rồi lẩm bẩm theo. Một câu bé đi theo cha mẹ̣, cậu trân trối nhìn Phú Vương, rồi bật cười chỉ tay vào Phú Vương:
- Xem kìa. Ông vua ở truồng, lòi cả đít cả chim ra. Vui quá... vua ở truồng lại đeo còng số tám.
Đám đông bắt đầu xôn xao. Thực sư họ thấy vương không mặc quần áo gì cả. Họ bắt đầu chỉ chỏ, cười đùa. Một người công an trẻ, nhìn cái hình còng số tám nhấp nhô theo bước đi của Phú Vương, những cục thịt, miếng mỡ trên người Phú Vương cũng nhúng nhính theo, anh đưa tay che miệng nhưng không cản được tiếng cười thoát ra. Chỉ huy CA trừng mắt nhìn người công an, nhưng hướng theo ánh mắt của người công an, ông cũng không cầm được tiếng cười rất tự nhiên. Tất cả đám đông như tách được khỏi gông cùm, tự do cười nói. Có những tiếng cười to, tiếng cười nhỏ, cười hả hê hay cười ngượng ngịu... nhiều kiểu cười, nhưng tất cả chưa bao giờ cảm thấy tự do, thoải mái để cười trên sự dối trá đã ràng buộc từ lâu.
Phú vương không còn tươi cười. Mặt ngài lạnh lùng vô cảm. Ngài thầm nghĩ: ”Sao mình cần đến áo giáp Hai Còng? Da mặt người mình nó đã dày hơn bất kỳ sinh vật nào đang hiện hữu trên quả đất này”. Như người điếc, Phú vương đều bước.
27.10.2016
0 comments:
Post a Comment