Monday, October 31, 2016

Đất nước không phải của riêng ai…

Ts. Mai Thanh Truyết (Danlambao) - Đất Nước là Đất Nước của chung, của mọi người Dân, của cả dân tộc. Từ người lãnh đạo quản lý Đất Nước cho đến người dân cùng đinh trong xã hội cần phải được dự phần và chia xẻ trách nhiệm đối với Đất Nước. 

Ở các quốc gia tiến bộ và phát triển, người có quyền hạn càng cao thì trách nhiệm càng lớn. Một tai nạn xe lửa hay máy bay có thể khiến cho ông/bà Bộ trưởng Giao thông phải nhận lãnh trách nhiệm và từ chức. Huống chi trong việc quản lý một Đất Nước.

Việt Nam từ bao năm nay, có biết bao chính sách, kế hoạch... bị phá sản mà nhân sự đề ra chính sách vẫn ung dung tự tại trên cương vị cũ, có khi càng cao hơn để có điều kiện đề ra những chính sách phá sản khác! 

Đó là một trong nhiều nghịch lý làm trì trệ sự tiến hóa và phát triển của Dân tộc do CSVN là thủ phạm chính. 
Để kết luận, chúng ta thử hình dung các mắc xích có thể kết nối bốn sự kiện đang được khai triển ở Việt Nam và các quốc gia lân cận. Đó là các công trình xây dựng xa lộ Trường sơn, đường số 9 nối liền biên giới Thái-Lào ra biển Đông, nhà máy lọc dầu Dung Quất, và dự án quốc tế giữa Trung Cộng và Thái Lan trong việc nạo vét khai thông lòng sông Cửu Long để tàu vận tài nặng có thể lưu thông trên thủy lộ này.

- Trước hết, theo quan điểm về chiến lược quân sự mới, xa lộ Trường Sơn sẽ không còn là con đường chiến lược một khi có chiến tranh như lãnh đạo CSVN biện minh cho việc xây dựng này. Thiết nghĩ đây là con đường chiến lược dành cho mục đích kinh tế-chính trị, nhưng không hẳn để áp dụng cho Việt Nam vì trong suốt chiều dài của xa lộ là vùng thưa dân cư nếu không nói là hoang dã. Quốc lộ I, con đường huyết mạch của Việt Nam, cần phải được nâng cấp, nhất là từ Quảng trị trở ra Bắc nhưng không được lưu tâm đến. 

Đường số 9 từ Đông Hà được nới rộng thành một xa lộ để mở một huyết mạch đông tây từ cảng Madchamay, Ấn Độ dương, Thái Lan ra biển Đông. 

Về nhà máy lọc dầu Dung Quất, tuy vùng nầy không có hạ tầng cơ sở như giao thông, điện nước, và dân cư thưa thớt, và rất xa trung tâm sản xuất dầu thô hàng ngàn dậm. Địa điểm nầy phải chăng được chọn lựa để đáp ứng mục tiêu chuyển vận dầu khí vào vùng đất phía Tây Nam của Trung Cộng như Vân Nam và Tứ Xuyên? Năm 2014, Dung Quất chuyển vận qua Vân Nam 7 triệu tấn đầu thô. (Hàng năm Dung Quất bị lỗ hàng chục triệu Mỹ kim ngay từ ngày bắt đầu đi vào sản xuất. Hiện tại có nguy cơ đóng của, làm tiêu tốn của cải quốc gia trên 15 tỷ Mỹ kim!)

Và công trình quốc tế thứ tư là việc nạo vét cùng nới sâu lòng sông Cửu Long không ngoài mục đích khai thông vận chuyển của các tàu vận tải hàng hóa lớn nối liền Vân Nam (Tây Nam TC), Thái, Lào, và Việt Nam? Vào cuối tháng 12/2014, hai chiếc tàu chở dầu từ Ấn Độ dương qua hải cảng trên để tiếp vận dầu cho tỉnh Vân Nam với nhu cầu 1 triệu thùng dầu thô mỗi ngày).

Nếu tổng hợp bốn mắc xích trên lại với nhau, chúng ta có thể hình dung được một sự phối hợp chiến lược nhuần nhuyễn về kinh tế-chính trị do CSVN thực hiện từ hơn 10 năm qua.

Nhưng tất cả những sự phối hợp đó chỉ nhằm mục đích “phục vụ cho nhu cầu của đàn anh nước lớn tức Trung Cộng” để:

- Chuyển vận hàng hóa xuất cảng từ lục địa Tây Nam Trung Cộng sang Thái, Lào, Việt Nam và quốc tế. 

- Sản phẩm nhập cảng chiến lược của TC là dầu khí, và Dung Quất sẽ là nguồn cung cấp quan trọng cho vùng này. 

Các diễn biến từ quá khứ đến nay cho phép chúng ta kết luận là CSVN đã hành xử việc hội nhập và phát triển quốc gia như trên đã không thể hiện tinh thần hội nhập và phát triển bền vững theo tinh thần của Liên Hiệp Quốc đề ra mà chỉ tô đậm thêm lý tính thần phục, nếu không nói là nô lệ của cường quyền để phục vụ cho nhu cầu kinh tế, chính trị, và quân sự của TC hơn là tạo thêm phúc lợi cho người dân Việt

Xuyên qua bốn sự kiện đã phân tích ở phần trên để lý giải cho việc phát triển không đồng bộ đưa đến tình trạng bế tắc hiện tại của Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào tiến trình toàn cầu hóa trên thế giới, 

CSVN đang tiếp tục đi theo chiều hướng kinh tế chỉ huy dưới mỹ từ “phát triển kinh tế tư bản theo định hướng xã hội chủ nghĩa” mà không ai trong Bộ Chính trị, Trung ương đảng giải thích được... định hướng xã hội chủ nghĩa như thế nào. 

CSVN phát triển Đất và Nước như người mù đi tìm cây kim trong biển cả!

Do đó họ không còn đủ sức quán tính mạnh để vượt ra khỏi rào cản thần phục và xin-cho, để rồi cuối cùng giải pháp thần phục vẫn là giải pháp dễ nhất và an toàn nhất cho công cuộc bảo vệ quyền lực của đảng. 

Từ những lý do trên, thử hỏi làm sao lãnh đạo CSVN có thể đem lại niềm tin cho người dân được? 

Biết đến bao giờ thái độ thần phục của đảng CSVN chấm dứt để cho người dân Việt có khả năng đứng vững trên hai chân của mình?

Lịch sử Việt Nam trong tương lai chắc chắn sẽ không quên ghi lại những trang sử đen tối của dân tộc trong giai đoạn cai trị của đảng CSVN.

30.10.2016

0 comments:

Powered By Blogger