Monday, August 22, 2016

Khi nào Việt Nam noi gương: 1 tuần 3 tướng Trung Quốc tự tử


AuthorTrần PhươngSourceTuổi TrẻPosted on: 2016-08-22


Ngày 19-8, tướng Trần Kiệt, một quan chức cấp cao trong Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) Trung Quốc, đã uống thuốc ngủ tự tử
• • • TTO - Số vụ quan chức Trung Quốc tự tử lại tăng mạnh thời gian gần đây khi chiến dịch chống tham nhũng trong quân đội của Chủ tịch Tập Cận Bình đã bắt đầu đợt hai.
South China Morning Post ngày 19-8 đưa tin tướng Trần Kiệt, một quan chức cấp cao trong Quân đội giải phóng nhân dân (PLA) Trung Quốc, đã uống thuốc ngủ tự tử hồi đầu tháng này. Tướng Trần là quan chức thứ ba tự tử trong vòng một tuần đầu tháng 8-2016.
Quan chức thứ nhất tự tử là lãnh đạo văn phòng chính trị của Bộ chỉ huy chiến trường miền nam ở Nam Kinh. Tiếp theo là hình ảnh người đứng đầu Trung tâm quản lý các doanh nghiệp hậu cần thuộc hải quân Trung Quốc nhảy lầu tự tử hôm 12-8 lan truyền khắp mạng xã hội.
Các vụ tự tử trên diễn ra sau khi quân đội mở cuộc điều tra tham nhũng đối với tướng Điền Tu Tứ, cựu chính ủy không quân Trung Quốc và cũng là ủy viên Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 6-2016, ít nhất hai quan chức Trung Quốc cũng tự sát gồm phó bí thư tỉnh ủy Quảng Đông Lưu Tiểu Hoa và bà Tiêu Bích Ba, người đứng đầu cơ quan bảo mật khu Diêm Điền, Thâm Quyến.
Tự tử trước khi được thăng chức một ngày
“Ông Trần là một ngôi sao đang lên. Ông ấy chết chỉ một ngày trước khi được thăng chức. Ông ấy đã uống một lượng lớn thuốc ngủ vào ngày 5-8 ở khu ký túc xá một trung đoàn ở Thâm Quyến. Thật đáng tiếc” - một nguồn tin giấu tên cho biết.
Viên tướng 54 tuổi này, một trong số ít quân nhân Trung Quốc tham gia tổ chức lễ bàn giao Hong Kong về Trung Quốc năm 1997, là chính ủy một đơn vị lớn thuộc Bộ chỉ huy chiến trường miền nam của PLA.
RIA Novosti dẫn lời giới phân tích cho rằng vụ tướng Trần tự tử có thể liên quan đến chiến dịch điều tra tham nhũng trong quân đội. Tuy nhiên các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết hiện vẫn chưa có bằng chứng chắc chắn.
“Các vụ tự tử trên là hệ quả của các cuộc điều tra mạnh mẽ gần đây nhằm vào các quan chức cấp cao như tướng Điền Tu Tứ. Nhiều quan chức đã bị phát hiện có liên hệ mật thiết với các công ty bất động sản trong cuộc truy quét gần đây đối với các dịch vụ có doanh thu của quân đội” - một nhà phân tích quân sự tại Hong Kong nhận định, nhắc đến tuyên bố của PLA hồi tháng 3-2016 yêu cầu các đơn vị quân đội và cảnh sát phải chấm dứt các dịch vụ thu tiền trong vòng 3 năm.
Các nhà kho và doanh trại sẽ không còn được phép cho thuê. Trước đó, việc thiếu kiểm tra và quản lý sát sao đã khiến nhiều cán bộ quân đội cấp cao thông đồng với các công ty bất động sản để nhận những khoản tiền khổng lồ trong bối cảnh thị trường 
bất động sản tăng vọt.
Chết là hết
Từ lâu việc các quan chức Trung Quốc bị cáo buộc tham nhũng tự tử đã được hiểu là một hành động nhằm bảo vệ gia đình và tài sản bởi các vụ điều tra thường bị khép lại sau đó.
Theo các luật sư Trung Quốc, nhiều quan chức chọn con đường tự sát trước khi bị Ủy ban kỷ luật trung ương (CCDI) thẩm vấn để tránh chịu những nỗi đau “hơn cả cái chết”.
“Đối với những người bị buộc tội hay thậm chí chỉ bị nghi ngờ tham nhũng, tự tử là một cách tốt để bảo vệ gia đình, bạn bè và các đồng nghiệp khỏi sự thẩm vấn” - một quan chức giấu tên nói.
Theo South China Morning Post, luật Trung Quốc quy định tòa án, thay vì CCDI, là cơ quan duy nhất được quyền phán quyết một viên chức bị tình nghi có phạm tội hay không. Nếu viên chức này chết trước khi xét xử, việc truy tố sẽ bị hủy ngay lập tức.
“Khi nghi phạm được xác định đã chết, cơ quan công tố sẽ hủy bỏ việc điều tra trách nhiệm hình sự của người đó, đóng hồ sơ hoặc hủy bỏ xét xử” - tờ này trích luật hình sự của Trung Quốc.
Hàng trăm quan chức bị bắt
Bộ Công an Trung Quốc ngày 18-8 cho biết đã bắt giữ hơn 400 quan chức tham nhũng lẩn trốn ở nước ngoài kể từ khi khởi động chiến dịch Săn cáo 2016 vào tháng 5-2016.
Cụ thể, 272 quan chức bị bắt ở nước ngoài và 137 quan chức chấp nhận tự trở về nước, theo Tân Hoa xã. Trong số đó có 38 người bị cáo buộc phạm tội liên quan đến trách nhiệm và 14 người phạm tội buôn lậu. Hàng chục người đã lẩn trốn hơn 5 năm, thậm chí 10 năm.
Trong chiến dịch năm nay, Bộ Công an Trung Quốc đã tung ra 33 nhóm truy bắt “cáo” ở 61 quốc gia trên thế giới như Madagascar, Thái Lan, Peru, Philippines, Ecuador, Hàn Quốc, Campuchia, Tây Ban Nha... Năm ngoái, chiến dịch đã tóm hơn 850 quan chức 
đào thoát ở nước ngoài.
“Chết bất thường”
Từ bảy quan chức tự tử năm 2013, thời điểm ông Tập Cận Bình tung ra chiến dịch diệt tham nhũng, số quan chức “chết bất thường” trong ba năm qua đã vượt 120 người.
Đến nay đã có tổng cộng 40 quan chức PLA bị truy tố trong các cuộc điều tra, trong đó có Quách Bá Hùng và Từ Tài Hậu là nhân vật từng có vị trí lớn thứ hai và thứ ba trong quân đội.
Chuyên gia quân sự Antony Wong Dong của Macau cho rằng đợt truy quét lần này là nhằm triệt tiêu tận gốc sức ảnh hưởng của ông Quách và ông Từ.
Bằng chứng là đầu tháng này có tin hai cựu thành viên Quân ủy trung ương là tướng Lý Kế Nại - nguyên chủ nhiệm Tổng cục Chính trị và thượng tướng Liêu Tích Long - nguyên chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần - cùng các sĩ quan thân cận cũng bị điều tra.

TRẦN PHƯƠNG

0 comments:

Powered By Blogger