Cựu thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫy tay chào các đại biểu quốc hội khi được mời đến tham dự phiên khai mạc
kỳ họp thứ nhất của quốc hội khoá 14 vào hôm 20/7/2016.
|
Ngày 26/7/2016, bộ tài nguyên môi trường loan báo quyết định “thanh tra toàn diện” đối với công ty Núi Pháo. Đây được coi là một siêu dự án trị giá lên đến hàng tỷ đô-la liên quan đến bà Nguyễn Thanh Phượng - con gái ông Dũng.
Việc thanh tra được nói dựa theo đề xuất của UBND tỉnh Thái Nguyên – nơi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ, em trai ông Trần Đại Quang đang giữ chức bí thư tỉnh uỷ.
Siêu dự án tỷ đô
Nguyễn Tấn Dũng đến Núi Pháo năm 2009 |
Dự án Núi Pháo có diện tích hơn 9km vuông, nằm trên địa bàn huyện Đại Từ, Thái Nguyên, là một trong những mỏ vonfram đa kim có trữ lượng lớn nhất thế giới.
Dưới thời thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, siêu dự án này đã bị thâu tóm bởi tập đoàn Masan.
Công ty Bản Việt của bà Nguyễn Thanh Phượng đã đứng ra tư vấn và môi giới cho thương vụ sát nhập phức tạp nhất từ trước đến nay này.
Riêng trong năm 2015, dự án Núi Pháo đã mang lại cho Masan doanh thu lên đến 2.665 tỷ đồng.
Do là một mỏ khai thác lộ thiên và tỷ lệ bóc đất đá thấp, Núi Pháo cũng được coi là một trong những nhà sản xuất vonfram có chi phí thấp nhất thế giới.
Trong các ngành công nghiệp như: ô tô, khai thác mỏ, điện tử, chế tạo vũ khí…, vonfram là kim loại cứng không thể thay thế. Riêng tại Núi Pháo, trữ lượng vonfram đứng thứ hai thế giới, chỉ sau Trung Quốc.
Do đó, việc sở hữu Núi Pháo không chỉ mang lại những khoản lợi nhuận khổng lồ, mà còn có ý nghĩa chiến lược đối với nhiều ngành công nghiệp trên thế giới hiện nay.
Anh em Quang - Tỏ đối đầu gia tộc Nguyễn Tấn Dũng
Chính vì những nguyên nhân trên, Núi Pháo đã trở thành tâm điểm gây nên nhiều cuộc chiến tranh giành quyền sở hữu trong giới chóp bu Ba Đình.
Từ khi đi vào hoạt động từ năm 2012, việc khai thác mỏ đã gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng, đời sống người dân bị đảo lộn hoàn toàn. Suốt nhiều năm, người dân đã liên tục gửi đơn kêu cứu khắp nơi nhưng không hề được giải quyết.
Lợi dụng điều này, các đối thủ của ông Dũng đã “đặt vấn đề” để đòi chia chác. Tuy nhiên, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi ấy còn rất mạnh, ông ta dùng quyền lực để bịt miệng báo chí, làm giả kết luận kiểm tra, dễ dàng đập tan những kẻ dám “nhòm ngó” sân sau của mình.
Cục diện bắt đầu thay đổi vào đầu năm 2014, khi thiếu tướng CA Trần Quốc Tỏ (em trai Trần Đại Quang) được TBT Nguyễn Phú Trọng “luân chuyển” về Thái Nguyên giữ chức phó bí thư tỉnh uỷ.
Đáp lại, vào tháng 10/2015, thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký quyết định thay đổi hàng loạt quan chức Thái Nguyên. Anh em Quang – Tỏ cũng không vừa khi buộc được chủ tịch tỉnh này tự ý ra văn bản bổ nhiệm nhân sự chống lại cả quyết định của thủ tướng.
Đã có lúc, cuộc chiến nhân sự tại Thái Nguyên trở thành trò cười cho dư luận khi cùng một lúc, có đến 2 ông quan chức cùng ngồi ghế giám đốc Sở Kế hoạch & Đầu tư.
Sau cùng, số phận của Nguyễn Tấn Dũng cũng đã được định đoạt tại đại hội 12, Núi Pháo tạm yên trong vài tháng để liên minh Trần Đại Quang – Nguyễn Phú Trọng củng cố quyền lực qua chiêu bài “doạ hổ đập ruồi”.
Vài ba con “ruồi” đầu tiên đã bị đập, nhưng còn con “hổ” vẫn chẳng hề hấn gì đã khiến ông đại tướng công an - vốn chỉ quen đàn áp, bắt bớ - mất kiên nhẫn.
Đúng một ngày sau khi được quốc hội khoá mới “bầu chọn”, việc làm đầu tiên của tân chủ tịch nước Trần Đại Quang là tấn công vào “sân sau” tỷ đô của gia tộc Nguyễn Tấn Dũng.
Thanh tra Núi Pháo chỉ là cú đòn đầu tiên để “thử lửa” và chưa phải là trận đánh cuối cùng. Rõ ràng, các đối thủ của Nguyễn Tấn Dũng đã không chấp nhận để ông thành “người tử tế” như lời hứa trước khi về hưu.
26/7/2016
0 comments:
Post a Comment