Chiến thuật Nhất Điểm Lưỡng Diện:
Thế trận này có thể áp dụng để tấn công địch khi chúng đóng thành khối, thành đồn trại hay bố trí thành trận tuyến ở trên chiến trường rộng lớn. Thế trận nầy là tập trung quân chủ lực nhắm vào chỗ yếu nhất của trận thế địch mà tấn công:
ĐIỂM: Là chỗ yếu nhất của địch.
DIỆN: Là chỗ mạnh nhất của địch.
Tôn Tử nói rằng: “Phải tránh chỗ thực (diện) để đánh vào chỗ hư (điểm). Tránh chỗ mạnh để đánh vào chỗ yếu”. Đó là nguyên tắc căn bản của chiến thuật “nhất điểm lưỡng diện” để đánh lạc hướng của địch. Chiêu nầy gần giống như chiêu“thanh đông kích tây”.
Yết Tuyên Tử nói: “Mưu thành ư mật, hại ư tiết, tam quân chi sự mạc trọng ư mật” (Mưu thành là do kín đáo, bại là do tiết lộ, việc binh không gì trọng bằng bí mật).
Cơ sở của mưu lược là bí mật cho nên Hoài Nam Tử mới viết trong thiên “Binh lược huấn” rằng: “Binh quý mưu chi bất trắc dã, hình chi ẩn nặc dã xuất ư bất ý, bất khả dĩ thiết bị dã. Mưu kiến tắc cùng, hình kiến tắc chế. Cố thiện dụng binh giả, thượng ẩn chi thiên hạ, hạ ẩn chi địa, ẩn chi ư nhân” (Mưu quý là ở chỗ bất trắc, không lộ hình tích để có thể bất kỳ đánh tới làm địch không liệu được. Để lộ hình mưu thì mưu cùng. Cho nên người giỏi việc binh tất phải giỏi về phép ẩn).
Vì vậy, người làm quân sự, cũng như chính trị chỉ có một chữ “ẩn” đứng đầu. Hãy giấu kỹ lực lượng của ta, ý đồ của ta, sở trường, sở đoản của ta, như thế cổ nhân gọi là thượng thiện.
I. Biển Đông: Mỹ chiếm thế “thượng phong”:
Thực tế mà nói, không ai hiểu ý đồ của Bắc Kinh bằng Mỹ. Chỉ riêng về mặt khoa học kỹ thuật quân sự so với Mỹ, TC chẳng là gì cả khi Tập Cận Bình muốn thách thức và cạnh tranh địa vị thống trị của Mỹ. Đành rằng TC có tiến bộ vượt bực về kinh tế được thế giới thán phục. Bộ máy truyền thông của Mỹ không ngừng thổi phồng lên sức mạnh quân sự của TC để trở thành con “ngáo ộp”, không ngừng dương oai diễn võ hù dọa bắt nạt các nước nhược tiểu khối ASEAN, đường lưỡi bò phi pháp là Bắc Kinh tự vẽ bùa cho mình đeo, vừa bị Tòa án Trọng tài Quốc tế La Haye bác bỏ. Mỹ đang mở mặt trận tấn công Tàu Cộng bằng 3 mũi giáp công:
[1] Mặt trận pháp lý - dư luận:
Sau phán quyết của Tòa Trọng tài, Bắc Kinh gần như mất trắng trên mặt trận pháp lý đối với những yêu sách cho mưu đồ bánh trướng bá quyền ở Biển Đông. Phán quyết của Tòa Trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước LHQ về Luật Biển UNCLOS là một đòn tấn công dứt điểm vào yêu sách “Đường lưỡi bò 9 đoạn” và “quyền lịch sử” của Bắc Kinh ở Biển Đông. Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Mỹ nhận định việc Bắc Kinh tuân thủ phán quyết của Tòa trọng tài tới đâu vẫn còn là một dấu hỏi.
GS-TS James Kraska - Trung tâm Nghiên cứu luật Quốc tế Stockton (Đại học Hải chiến Mỹ) nhận định, giá trị phán quyết là điều mà Bắc Kinh có muốn chối bỏ cũng không thể được. Nếu không thừa nhận phán quyết, Bắc Kinh sẽ càng bị thế giới cô lập.
Với phán quyết, tất cả thực thể ở quần đảo Trường Sa không được hưởng quy chế vùng đặc quyền kinh tế (EEZ), điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc bác bỏ quan điểm “tòa không có thẩm quyền với vụ kiện”. Các khái niệm liên quan đến việc xác định đảo như “sự sống của con người”, “đời sống kinh tế”... lần đầu tiên được Tòa Trọng tài giải thích một cách rõ ràng. Như vậy, dù Bắc Kinh đã và đang tiếp tục chiếm giữ trái phép các thực thể, đồng thời nỗ lực bồi lấp, xây dựng hạ tầng lưỡng dụng dân sự và quân sự... thì ý đồ thiết lập vùng EEZ sẽ phải phá sản.
Theo GS-TS James Kraska, các yêu sách của Bắc Kinh đòi chủ quyền hơn 90% Biển Đông dựa trên “quyền lịch sử” không hợp pháp. Tòa Trọng Tài bác bỏ luận điểm “hoạt động đánh cá tại Biển Đông của tàu thuyền người Tàu trong lịch sử”, cho rằng đó đơn thuần là tự do hoạt động trên biển cả, chứ TC chưa bao giờ kiểm soát độc lập và hợp pháp các vùng biển. Ông nói: “Luật quốc tế không phải một phương tiện chính trị mà mục tiêu là “thượng tôn pháp luật” dựa trên một hệ thống phán quyết độc lập, minh bạch và công bằng được các nước công nhận và có hiệu lực pháp lý bình đẳng với tất cả các bên”.
Ngay cả hiện nay, nếu Bắc Kinh tuyên bố rút khỏi UNCLOS thì nghĩa vụ pháp lý cũng không vì thế mà mất đi. Trái lại, nó càng kích thích các nước khẩn trương kiện TC khi quyết định rút khỏi công ước chưa có hiệu lực, đồng thời làm tổn hại đến lợi ích kinh tế TC khi nước nầy mất nhiều quyền khai thác kinh tế ở Biển Đông.
Sau khi Tòa Trọng tài ra phán quyết bác bỏ hàng loạt yêu sách của Bắc Kinh ở Biển Đông, Tập Cận Bình vẫn ngoan cố, khăng khăng phủ nhận giá trị của phán quyết nầy. Còn cựu Ủy viên Quốc vụ Viện TC ngang ngược, nói: “Phán quyết không có giá trị hơn một tờ giấy”.
Tân Hoa xã ngày 19/7/2016 đưa tin: Trong cuộc gặp Tư lệnh Hải quân Mỹ, Đô đốc John Richardson tại Bắc Kinh, Tư lệnh hải quân TC Ngô Thắng Lợi tuyên bố:“Chúng tôi sẽ không bao giờ ngưng việc xây dựng tại Nam Sa nửa chừng. Quần đảo Nam Sa là lãnh thổ cố hửu của TC, nhu cầu xây dựng của chúng tôi là hợp pháp và hợp pháp”. Nam Sa là tên TC tự đặt cho quần đảo Trường Sa, nơi Bắc Kinh đang hối hả đào đắp các rạn san hô thành những đảo nhân tạo, với các cơ sở hạ tầng có thể dùng cho mục đích quân sự kể cả phi đạo.
Ngô Thắng Lợi nói thêm: “Bắc Kinh không thể chấp nhận bị đe dọa,” và theo ông nầy: “Bất kỳ nỗ lực nào nhằm buộc TC phải quy hàng thông qua việc phô diễn sức mạnh quân sự chỉ phản tác dụng”. Bắc Kinh gây áp lực lên các nước ASEAN để khối này không thể ra được thông cáo chung về phán quyết của Tòa Trọng tài Thường Trực. Hoa Kỳ, Nhật Bản, Australia, EU và các nước khác đòi hỏi Bắc Kinh nghiêm chỉnh, tôn trọng phán quyết của Tòa quốc tế.
Các nguồn dư luận khách quan trên thế giới đều cho rằng, những yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông mà đặc biệt là yêu sách “đường lưỡi bò” là những đòi hỏi vô lý, không phù hợp với luật pháp quốc tế và cũng mâu thuẫn với tài liệu lịch sử chính thống của người TQ nhằm áp đặt yêu sách “đường lưỡi bò” không chỉ khiến các quốc gia trong khu vực lo ngại mà còn bị cộng đồng quốc tế phê phán như là sự đe dọa tới quyền tự do hàng hải cũng như lợi ích của nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Hoa Kỳ:
Theo TS Peter A. Dutton, Viện Nghiên cứu Hàng hải Hoa Kỳ, từ “đường lưỡi bò” yêu sách chủ quyền trên Biển Đông tham lam lờ đi những giới hạn luật pháp được quy định bởi Công ước của LHQ về Luật Biển 1982 UNCLOS đến những hoạt động thực tế mang tính gây hấn trên Biển Đông, Bắc Kinh đã phá vỡ cam kết “giữ nguyên hiện trạng”, “không làm căng thẳng tình hình” trong DOC mà nước nầy đã ký năm 2002 với các quốc gia ASEAN.
Kể từ giữa năm 2009, TC liên tục “gây chuyện” với nước riêng rẽ liên quan đến tranh chấp trực tiếp và gián tiếp và lan rộng ra với cả khu vực. TC còn tăng cường xây dựng đơn vị hành chánh, đơn phương cấm đánh bắt cá, bắt giữ đòi tiền chuộc với các tàu cá của các quốc gia Đông Nam Á, va chạm với tàu Hoa Kỳ, xây dựng cơ sở hải quân khổng lồ ở đảo Hải Nam, tổ chức tàu tuần tra, tập trận không quân và hải quân trong khu vực tranh chấp... là những bước leo thang có tính toán trong việc làm gia tăng căng thẳng tình hình trên Biển Đông.
TS Peter Dutton nói: “UNCLOS nói rõ ràng, tuyên bố về quyền tài phán của một quốc gia đối với tài nguyên phải dựa trên yếu tố địa lý của đường bờ biển. Việc TC tuyên bố quyền tài phán trong “đường lưỡi bò” mà không đề cập dù là gián tiếp đến các đặc điểm địa lý từ bờ biển hay đường cơ sở là một vi phạm căn bản luật pháp quốc tế”.
Theo các nhà phân tích quốc tế, điều quan trọng là ASEAN và những cường quốc ủng hộ phải kiên quyết trong mục tiêu hướng tới việc giải quyết các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông trên cơ sở UNCLOS. Nếu không kẻ mạnh sẽ làm những gì họ có thể làm và kẻ yếu phải hứng chịu những gì họ phải chịu”, như sử gia Hy Lạp Thucydides đã từng cảnh báo từ nhiều thế kỷ truớc. Có học giả cảnh báo, nếu cộng đồng thế giới để mặc cho TC chuyển đổi Biển Đông thành một phiên bản hiện đại của “mare nostrum” (biển của chúng ta) chắc chắn sẽ làm suy yếu một chế độ pháp lý quốc tế đang đóng góp cho trật toàn cầu và khi đó, yêu sách về lãnh thổ của TC có thể vượt xa ra ngoài Biển Đông vươn tới tận bờ biển Mexico chẳng hạn...
Châu Âu:
Bộ trưởng Quốc Phòng Pháp Jean-Yves Le Drian kêu gọi lực lượng Hải quân Châu Âu có sự hiện diện “thường xuyên và rõ ràng” tại khu vực để “duy trì Luật Biển & Tự do hàng hải”. Ông nói: “Nếu chúng ta muốn kiềm chế nguy cơ xung đột, chúng ta phải bảo vệ các nguyên tắc và tự mình làm việc đó”.
Theo Foreign Policy bình luận, Bộ trưởng BQP Pháp dễ được hiểu là lời chỉ trích Bắc Kinh, nước đang quyết liệt theo đuổi yêu sách chủ quyền phi lý tại Biển Đông với việc nạo vét ồ ạt và xây dựng các cơ sở quân sự trên các đảo nhân tạo. Ông Le Drian nói tại Đối thoại Shangri-La: “Nếu Luật Biển không được tôn trọng tại các vùng biển gần TC, thì sau này nó sẽ bị đe dọa ở Bắc Cực, ở Địa Trung Hải hay ở nơi khác”.
Lập trường của Pháp đánh dấu nỗ lực quốc tế mới nhất, nhằm kiềm hãm chiến lược cứng rắn của TC tại Biển Đông. Bình luận của Pháp cho thấy các quốc gia châu Âu đang vận động một phản ứng cứng rắn hơn trước các động thái hung hăng, côn đồ quyết liệt của Bắc Kinh. Ông Le Drian nói rằng, đối với Pháp và châu Âu, việc này không chỉ là để bảo vệ lợi ích kinh tế và thương mại trong khu vực mà còn để giữ gìn trật tự quốc tế và pháp trị. Ông Le Drian cho biết, ông sẽ sớm cung cấp thêm chi tiết về đề nghị của mình cho việc tuần tra thường xuyên của lực lượng hải quân Châu Âu. Việc EU tham gia nhiều hơn ở Biển Đông là điều mà Washington đã hy vọng từ lâu, Mira Rapp-Hooper, một thành viên cao cấp tại Trung tâm An Ninh mới của Mỹ nhận xét.
Những phát biểu của ông Le Drian là lời cảnh báo Bắc Kinh rằng, trong khi nước này đang cố gắng chuyển các lợi ích kinh tế họ mang đến cho châu Âu thành lợi thế ngoại giao, các quốc gia có ảnh hưởng ở châu Âu vẫn sẵn sàng kiềm chế tham vọng vô lý của Bắc Kinh.
Canada:
Ngày 21/7//2016, thông cáo của Ngoại trưởng Canada, Stéphane Dion cho biết:“Canada tin rằng, cần phải tuân thủ phán quyết của Tòa án Trọng tài Thường trực PCA La Haye, cho dù có đồng ý hay không. Các bên liên quan nên nắm lấy cơ hội này như một bước đệm để tiếp tục nỗ lực giải quyết tranh chấp một cách ôn hòa, phù hợp với luật pháp quốc tế.” Ông bày tỏ. “Chúng tôi quan ngại sâu sắc vì căng thẳng trong khu vực đã leo thang trong những năm gần đây. Điều cốt yếu là tất cả các nước trong khu vực nên kiềm chế. Tất cả các bên đòi hỏi chủ quyền không nên đào đắp, quân sự hóa và những hành động khác có thể phá hoại an ninh và ổn định khu vực. Cũng nên tránh các hành vi gây nguy hiểm cho “tự do hàng hải & hàng không”, “an ninh hàng hải & thương mại quốc tế”.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau sẽ đến TC dự hội nghị thượng đỉnh G20 vào mùa hè này, sau khi đã thúc đẩy quan hệ trong cuộc tiếp xúc đầu tiên với Tập Cận Bình. Nhưng quyết định mới đây của Canada ủng hộ đồng minh Nhật Bản trong nhóm G7 về tranh chấp trên biển, cũng như bất đồng với Bắc Kinh về nhân quyền sẽ làm phức tạp thêm vấn đề.
G7 2016 – Shima Summit:
Một số báo Nhật Bản đưa tin ngày 3/7/2016 rằng, chính phủ Nhật Bản đang phối hợp với các nước trong nhóm G7 đã ra tuyên bố chung, yêu cầu Bắc Kinh tôn trọng một phán quyết quốc tế sắp tới liên quan đến yêu sách chủ quyền của TC ở Biển Đông. Các nhà lãnh đạo G7 công nghiệp hàng đầu thế giới gồm: Anh, Pháp, Mỹ, Ý, Nhật, Canada và Đức đã ra tuyên bố tái khẳng định tầm quan trọng của việc “tìm cách giải quyết các tranh chấp bằng các biện pháp hòa bình như thông qua các thủ tục pháp lý, kể cả phân xử trọng tài về các vấn đề an ninh hàng hải”. Các nguồn tin cho biết, trong tuyên bố sắp tới, các nước G7 sẽ yêu cầu TC tôn trọng các trình tự tố tụng của Tòa trọng tài.
G7 khẳng định rõ ràng, Bắc Kinh sẽ phải trả giá nếu tiếp tục khiêu khích. Tuyên bố của G7 cũng giúp Mỹ có thêm chỗ dựa để thuyết phục đồng minh chủ chốt Nhật, Ấn, Australia, Hàn và ASEAN cùng hành động chống lại chủ nghĩa bành trướng bá quyền Tàu Cộng.
[2] Mặt Trận Liên Minh Mỹ - Ấn - Nhật - Australia - Hàn & Asean”:
Trong bối cảnh đó, chuyên gia Ernest Bower của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS - Mỹ) cho rằng: Nhật, Mỹ, Ấn, Australia, Hàn và ASEAN đã và đang bắt tay thành lập một mặt trận liên minh an ninh trong nỗ lực thuyết phục mọi quốc gia châu Á tuân thủ “luật pháp quốc tế”.
Theo ông Paul Reichler - Luật sư trưởng của Philippines trong vụ kiện TC - thì phán quyết ngày 12/7/2016 là chiến thắng áp đảo, đáng kể nhất là việc Hội động Trọng tài bác bỏ yêu sách về quyền lịch sử của TC, căn cứ theo “đường 9 đoạn” ở Biển Đông.
Thông tín viên Le Figaro có đăng bài “Tòa án Trọng tài Quốc tế bác yêu sách của Bắc Kinh tại Biển Đông”, nhận xét đây là một đòn đau cho Bắc Kinh. Les Echos qua bài viết: “Đối với La Haye, Bắc Kinh chẳng có quyền gì tại Biển Đông” cho rằng đây là một sự lăng nhục mà Bắc Kinh phải chịu đựng.
Le Figaro nhắc lại, Tòa án Trọng tài Quốc Tế tuyên bố Tàu Cộng “không có quyền lịch sử” trên hầu hết diện tích Biển Đông. PCA nhận định các hành động của Bắc Kinh trong khu vực nầy là “bất hợp pháp”, khẳng định đã làm trầm trọng thêm tranh chấp và xâm hại đến môi trường. Bắc Kinh bác bỏ phán quyết, tiếp tục nêu ra “quyền lịch sử” và chủ quyền tại Hoàng Sa & Tường Sa của Việt Nam. TC cũng đã vi phạm chủ quyền của Philippines trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này, tức khu vực 200 hải lý xung quanh, đặc biệt là ngăn trở hoạt động đánh cá và tìm kiếm dầu khí. Tòa án cũng không công nhận các thực thể mà TC đòi chủ quyền là “đảo”, như vậy không thể tạo ra vùng đặc quyền kinh tế xung quanh.
Nếu Mỹ không ra tay sớm, chỉ trong vòng 5 năm nữa Bắc Kinh sẽ có một chuỗi các căn cứ sân bay, quân cảng trên các đảo nhân tạo trên Biển Đông làm bàn đạp nhằm triển khai sức mạnh quân sự của TC trên toàn bộ khu vực. Bắc Kinh ngang nhiên xây dựng đảo nhân tạo và đường băng trái phép trên Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa. Bắc Kinh không ngừng mở rộng ảnh hưởng và năng lực của họ tại đây bất chấp phán quyết của PCA. Vì vậy, Mỹ phải mở mặt trận liên minh với các quốc gia khu vực để đối phó với tham vọng với Bắc Kinh.
Mỹ - Nhật - Ấn phác họa trật tự mới tại Châu Á:
Kể từ ngày 14/6/2016 và liên tiếp trong 3 ngày, Hải quân ba nước Mỹ - Nhật - Ấn đã tham gia một cuộc tập trận quy mô rầm rộ nhất tại vùng biển Philippines. Bắc Kinh không tránh khỏi lo lắng và cho tàu hải quân theo dõi vì cuộc tập trận hải quân ba nước Mỹ - Nhật - Ấn được xem là bước khởi đầu của việc hình thành một liên minh có khả năng định hình một “trật tự mới” trên biển Thái Bình Dương, nhằm chống lại Tàu Cộng ngày càng quyết liệt với sức mạnh quân sự tổng hợp ngày càng gia tăng.
Theo Wall Street Journal ngày 15/6/2016 thành hình một liên minh mới này nằm trong một chiến lược lâu dài của Mỹ dựa trên quan hệ hợp tác chặt chẽ về quốc phòng từ lâu giữa Washington và Tokyo và việc thuyết phục New Delhi nhập cuộc. Hoa Kỳ đã tranh thủ tâm lý quan ngại chung trước sự trỗi dậy của TC đang làm thay đổi tương quan lực lượng trong khu vực.
Theo ông C. Raja Mohan - giám đốc Trung tâm tại Ấn Độ của Quỹ Hòa Bình Quốc tế Carnegie Endowment - nhận định: “Mỹ đang tìm kiếm những người có thể chia sẻ gánh nặng và việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược ba bên Mỹ - Nhật - Ấn là một chuyển đổi chiến lược quan trọng của Washington”.
Từ quan điểm chiến lược, Mỹ xem Ấn Độ là một đối trọng tiềm năng với sự gia tăng ảnh hưởng ngày càng tăng của TC ở châu Á, đó là lý do tại sao chính quyền TT Obama đang muốn tăng cường quan hệ với New Delhi. Các vấn đề như tự do hàng hải ở khu vực Ấn Độ Dương và Biển Đông đang là chủ đề của các cuộc đàm phán ngoại giao; do đó, Mỹ coi Ấn Độ là một phần không thể thiếu trong chính sách “xoay trục sang châu Á - TBD” của mình. Washington thừa nhận rằng, Ấn Độ là nền kinh tế lớn thứ ba thế giới có tiềm năng để trở thành một tay chơi kinh tế có tầm cỡ ở Đông Á.
Liên minh Mỹ - Nhật - Hàn:
Nếu liên minh chặt chẽ, Mỹ - Nhật - Hàn sẽ ngăn chận thành công chiến lược “pháo - hạm liên hợp” mà TC đang thiết lập ở vùng Biển Đông. Chiến lược “Pháo - Hạm liên hợp” là gì? Trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật (1904-1905), các chỉ huy quân đội Nga đã áp dụng chiến thuật sử dụng hỏa lực từ trên bờ biển để yểm trợ cho tàu hải quân trên mặt biển, khiến tàu Nhật phải giữ khoảng cách xa bờ. Chiến thuật nầy được nhà chiến lược bậc nhất của Mỹ trong thế kỷ 19 là Đô đốc Alfred Thayer Mahan (1840-1914) gọi chiến thuật nầy là “Fortress Fleet” (Pháo-Hạm liên hợp).
Theo GS James Holmes - Trường Chiến Tranh Hải quân Mỹ - nhận định là do các khẩu pháo thế kỷ 19 có tầm bắn hiệu quả hạn chế chỉ vài kilomet, nên các tàu chiến của Nga chỉ thật sự an toàn khi hoạt động gần bờ. Nếu mạo hiểm tiến ra vùng biển xa, vượt ngoài tầm yếm trợ hỏa lực của các khẩu pháo đặt ở trên bờ, tàu chiến Nga bị đánh chìm bởi pháo hạm Nhật. Đó là lý do Đô đốc Mahan chỉ trích các chỉ huy Nga đã hoàn toàn sai khi dùng chiến thuật nầy để chống Nhật.
Dù vậy, theo GS Holmes, TC hiện nay vẫn xây dựng “Pháo - Hạm liên hợp” cho việc vận hành chiến thuật phong tỏa, chống tiếp cận A2 /AD (Anti-Access/Area Denial) nhằm kiểm soát các vùng biển ở châu Á - TBD. Tuy nhiên, “Pháo - Hạm liên hợp” của TC được GS Holmes đánh giá lợi hại hơn nhiều so với lực lượng tương tự của Nga. Cuộc chiến giả định của TC về một cuộc tấn công của các đầu đạn mang tên lửa DF-21D vào các tàu chiến Mỹ và nó chỉ có thể bị đánh bại bởi sự phối hợp chặt chẽ của Mỹ - Nhật - Hàn.
Theo báo The Diplomat, đối với BQP Mỹ, học thuyết “Tác chiến Không - Biển” (ASB) được coi là hy vọng lớn nhất để Washington đối phó với chiến lược A2/AD của TC, Bộ trưởng BQP Mỹ lúc đó là Leon Panetta đã thông qua khái niệm ASB (Air-Sea Battle) và Ngũ Giác Đài đã triển khai ứng dụng học thuyết này vào thực tế. Trong chiến dịch “Bão sa mạc 1991”, xác lập ưu thế trên không và trên biển là cơ sở cho các hành động thành công của quân đội Mỹ.
Còn một cách khác để đi vào vùng A2/AD là bẻ gãy được các nguy cơ đe dọa tấn công các HKMH bằng tên lửa đạn đạo và tên lửa hành trình. Hệ thống các khu trục hạm Arleigh Burke được trang bị hệ thống phòng không và phòng thủ tên lửa Aegis có nhiệm vụ đánh chặn tên lửa đạn đạo, tên lửa hành trình từ xa.
Các khu trục hạm này được tăng cường và nâng cấp hệ thống Aegis Baseline 9, chiến thuật bao gồm sự tích hợp của hệ thống phòng không và hệ thống phòng thủ tên lửa (IAMD), kết hợp hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo BMD 5,0 khả năng nâng cấp lên tiêu chuẩn (BMD 5,0CU) với hệ thống kiểm soát hỏa lực và phòng không (Naval Intergrated Fire Control-Counter Air-NIFC-CA).
Ngày 8/7/2016, BQP Mỹ và Hàn Quốc ra thông cáo chung cho biết, hai bên đồng thuận quyết định triển khai hệ thống lá chắn tên lửa THAAD (Terminal High Altitude Area Defense) trên lãnh thổ Hàn Quốc. TC và Nga có phản ứng gay gắt. Theo Bắc Kinh, hệ thống lá chắn chống tên lửa của Mỹ - Hàn Quốc gây tổn hại nghiêm trọng cho an ninh khu vực, còn Moscow thì cảnh cáo về những hậu quả nặng nề của dự án này.
Nếu chiến tranh thực sự nổ ra ở Biển Đông giữa Mỹ và TC, rất có thể Mỹ sẽ áp dụng chiến lược liên quân với 8 nước lần thứ hai tấn công đổ bộ vào lục địa. Bát quốc liên quân gồm: Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ, Australia, Canada, Philippines, Malaysia, Đài Loan…Như vậy, Bắc Kinh sẽ phải đối mặt với mối nguy cơ từ phía liên quân 8 nước do Mỹ lãnh đạo. Đây là khả năng có thể xảy ra, Bắc Kinh không nên coi thường.
[3] Mặt trận “răn đe” Tàu cộng:
Ngày 20/6/2016, Tư lệnh Hải quân Mỹ tuyên bố việc triển khai các tàu sân bay là dấu hiệu cho thấy sự cam kết của Hoa Kỳ về an ninh khu vực và hy vọng sẽ ngăn cản được mọi âm mưu gây bất ổn tại Biển Đông.
Hai hàng không mẫu hạm John C. Stennis và Ronald Reagan bắt đầu hoạt động chung với Philippines trong bối cảnh Tòa án Trọng tài Thường trực sắp ra phán quyết liên quan đến yêu sách lãnh thổ của TC tại khu vực Biển Đông đang tranh chấp.
BTL Hoa Kỳ đặc trách Thái Bình Dương (PACOM) nói rằng, các HKMH bắt đầu vào chiến dịch hôm 18/6/2016, trong đó có cả tập trận phòng không, giám sát trên biển, không chiến và tấn công tầm xa. Cũng theo PACOM, cuộc tập trận gần đây nhất có sự tham gia của hai HKMH tại Tây Thái Bình Dương là vào năm 2014 và trước đó năm 2012 hai HKMH của Mỹ cũng từng phối hợp hoạt động tại Biển Đông và Hoa Đông.
Hệ thống căn cứ quân sự Mỹ bao vây Tàu cộng:
Hiện nay có 6 căn cứ quân sự Mỹ bao vây TC, từ đó Mỹ có thể thực hiện triển khai lực lượng quân sự nhanh chóng, hiệu quả khi tình hình diễn biến phức tạp:
Nhóm Căn Cứ Đông Bắc Á: Là căn cứ hải quân Yokosuka (Nhật Bản). Nhóm căn cứ này hiện có 181 cơ sở quân sự chia ra: Nhật Bản có 140, Hàn Quốc cò 41. Quân đội Mỹ có thể sử dụng 30 cảng với sức chứa 1.300 tàu chiến đủ loại.
Nhóm Căn Cứ Đảo Guam: Nằm ở cực Nam của quần đảo Mariana, cách eo biển Đài Loan và bán đảo Triều Tiên khoảng 3.000 km. Hiện nay, căn cứ không quân chiến lược Andersen có 15 máy bay B52 và 64 tên lửa hành trình phóng từ trên không, có thể bao phủ toàn vùng châu Á - TBD.
Nhóm Căn Cứ ĐNÁ: Là căn cứ Hải quân vịnh Subic và căn cứ Không quân Clark của Philippines làm nồng cốt. Quân đội Mỹ cho rằng, Philippines là một đoạn mỏng, yếu nhất trong chuỗi đảo thứ nhất bao quanh TC, eo biển Bashi qua Philippines và Đài Loan là đường tắt để tàu ngầm TC ra Thái Bình Dương.
Nhóm Căn Cứ Ấn Độ Dương: Căn cứ duy nhất của Quân đội Mỹ tại Ấn Độ Dương nằm trên đảo Diego Garcia thuộc quần đảo Chagos. Diego Garcia có phi đạo dài hơn 3.600 mét, bãi đậu máy bay rộng 370.000 mét vuông, có thể sử dụng cho 100 chiến đấu cơ, kể cả B2. Cảng của căn cứ nầy có thể neo đậu cho tàu sân bay, tàu ngầm hạt nhân và đội tàu tiếp tế. Diego Garcia đã trở thành đảo Guam thứ 2 của Mỹ tại Tây Thái Bình Dương.
Nhóm Căn Cứ Australia: Các chuyên gia quân sự cho rằng, Mỹ triển khai máy bay trinh sát không người lái Global Hawk hay P-8A (máy bay chống ngầm) tại đảo Cocos thì toàn bộ eo biển Malacca, Biển Đông sẽ nằm trong phạm vi kiểm soát của căn cứ này.
Nhóm Căn Cứ Trung Á: gồm căn cứ Không quân Manas nằm ở ngoại ô thành phố Bishkek của Kyrgystan và Hanabad của Uzbekistan.
II. Biển Hoa Đông:
Cuộc tranh chấp chủ quyền quần đảo Senkaku dồi dào nguồn hải sản và tài nguyên dầu mỏ là nguyên nhân chính dẫn tới mối quan hệ căng thẳng giữa Nhật Bản và TC là 2 cường quốc châu Á - Thái Bình Dương. Liệu một cuộc chiến tranh trên biển giữa Nhật Bản và TC có thể xảy ra không? Theo cựu quan chức ngoại giao Nhật Kazuhiko Togo nói với báo The New York Times: “Một cuộc chiến thực sự có thể xảy ra nếu ngoại giao thất bại”. Đặt giả thuyết nó sẽ xảy ra, ai là người có khả năng giành chiến thắng?
Theo GS James Holmes cho rằng, lợi thế sẽ thuộc về Tokyo nếu hải chiến Nhật-Trung xảy ra. Trong bài bình luận đăng trên tạp chí Foreign Policy, GS Holmes nói rằng: “Tokyo không thể so sánh với Bắc Kinh về số lượng khí tài. Lực lượng phòng vệ biển của Nhật (JMSDF) có 48 chiến hạm nổi và 16 tàu ngầm. Còn TC có tới 73 tàu chiến nổi và 63 tàu ngầm. Tuy nhiên, các chiến hạm Nhật đều được trang bị “hàng thứ thiệt” nên chất lượng vượt qua đối thủ. Chẳng hạn nhiều tàu khu trục Nhật được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa tối tân Aegis cùng hệ thống radar, máy tính và hệ thống kiểm soát hỏa lực tương tự như các tàu chiến của Mỹ,” ông Holmes chỉ ra rằng. “JMSDF” hơn hẳn hải quân TC. JMSDF tích lũy nhiều kinh nghiệm tác chiến từ Thế chiến II và TQLC của Nhật rất nổi tiếng về tính chiến đấu chuyên nghiệp. JMSDF liên tục tập trận ở vùng biển châu Á-TBD để tăng cường khả năng chiến đấu”.
Theo TS Subhash Kapila - Tổ chức Phân tách Nam Á của Ấn Độ - đánh giá:“Chiến binh Nhật Bản được rèn luyện có bài bản và có tinh thần chiến đấu bất khuất. JMSDF là lực lượng hải quân hùng mạnh nhất Châu Á. Trong khi đó, hải quân TC chỉ tham gia các chuyến hải hành, tập trận ngắn hạn và tuần tra chống cướp biển ở vịnh Aden. Vì thế, binh sĩ nước nầy không có nhiều cơ hội rèn luyện kỹ năng tác chiến như binh sĩ Nhật.”
Đừng quên rằng trong Thế chiến II, Hải quân Nhật Bản vào cuối thập niên 1930 là một trong những nước hùng mạnh nhất thế giới có tới 6 tàu sân bay. Trong khi đó, vào thế kỷ XXI, Tàu Khựa chưa đóng nổi một chiếc tàu sân bay cho ra hồn, ngoài trừ chiếc Liêu Ninh là đồ phế thải mua lại của Ukraina mang về tân trang lại, còn chạy ì ạch gần bờ nhằm để hù dọa các quốc gia nhược tiểu như VN và Philippines.
Chỉ nói tới cách chiến đấu cơ đáp trên tàu sân bay trong lúc tàu đang chạy trên mặt đại dương gọi là “Interlock”, chỉ có Mỹ và Nga mới có hệ thống nầy. Còn phía tàu Liêu Ninh, chiến đấu cơ phản lực muốn đáp xuống thì tàu sân bay phải đứng lại, mà dừng lại sẽ trở thành mục tiêu cố định làm mồi ngon cho hỏa tiển. Còn tới 20 năm nữa, TC mới ăn cắp được hệ thống “Moving target, Interlock System”. “Giấc mơ Chệt” của Tập Cận Bình muốn thống trị thế giới chỉ là giấc mơ hảo huyền.
Tóm lại, Biển Đông & Hoa Đông chỉ là “lưỡng diện”. Bắc Kinh dùng chiêu “Phủ để trừu tân” trên 2 vùng biển chiến lược nầy để bào toàn lực lượng. Nghĩa đen của chiêu nầy là “bớt lửa dưới nồi”, nghĩa của nó là muốn giải quyết vấn đề gì ngoài tầm tay, giống như đang đun một nồi nước, “chỉ phất” là không cho nước sôi trào ra khỏi miệng nồi bằng cách phải bớt lửa dưới nồi để hạ nhiệt ngay. Trong chính trị và quân sự cũng vậy, khi thấy một vấn đề gì sắp bùng nổ ngoài khả năng giải quyết thì lập tức tìm cách hạ nhiệt ngay lập tức.
Chỗ diệu kế của chiêu “Phủ để trừu tân” là làm cho thần kinh kẻ địch luôn căng thẳng, rơi vào quỷ kế của mình mà không hề hay biết. Đó là cuộc “chiến tranh cân não” làm cho tinh thần đối phương luôn bị động, mất kiên nhẫn rồi bỏ cuộc. Bất chiến tự nhiên thành là mục đích cuối cùng của chiêu “Phủ để trừu tân” là như thế.
III. Vùng Viễn Đông mới là “điểm” của PLA:
Xét về thế và lực, Tập Cận Bình thừa hiểu rằng, PLA không đủ khả năng đánh thắng được Hoa Kỳ & Nhật Bản trên Biển Đông & Hoa Đông. Tin xấu cho Bắc Kinh là Nhật Bản đã hạ thủy tàu khu trục trực thăng thứ 2 lớp 22DDH-Izumo. Chế tạo thành công chiến đấu cơ tàng hình X-2 thứ thiệt chứ không phải hàng nhái. Theo hãng thông tấn Reuters, chính phủ Nhật Bản vừa quyết định chi 40 tỷ USD để mua 100 chiến đấu cơ thuộc loại hiện đại nhất theo kế hoạch F3 (F3 Fighter Plan) để trang bị cho quân đội Nhật.
Theo học giả Singapore Ian Storey nói: “Bắc Kinh là bậc thầy của chiến thuật ngoại giao “bắt nạt” và “đánh lạc hướng dư luận” đối với khối ASEAN”. Bắt nạt hay hù dọa và đánh lạc hướng dư luận là chiêu “thanh đông kích tây” (reo hò phía đông, nhưng lại đánh vào mặt phía Tây) giống như chiêu “nhất điểm lưỡng diện”.
Các chiến lược gia TC đều thừa biết rằng, “mặt mạnh” của QĐNDTQ (PLA) là “lục quân" và mặt yếu là “hải & không quân”. TC không thể dùng sức mạnh cơ bắp, ưu thế của lục quân đổ bộ đánh chiếm các nước ven Biển Đông và Hoa Đông. Vì vậy, đối với Bắc Kinh, Biển Đông & Hoa Đông là “lưỡng diện” hùng mạnh nhất, chỉ dám gây hấn nhưng không dám gây chiến: “động khẩu bất động lực. Vùng Viễn Đông và Siberia của Nga mới là “điểm chiến lược” của Bắc Kinh.
Sau thời đại Mao Trạch Đông đến Tập Cận Bình theo đuổi “giấc mơ chệt” cho đến khi hoàn tất di huấn của Mao Trạch Đông là phải tái chiếm cho bằng được vùng Vladivostok, Khabarovsk, Kamchatka và một phần lãnh thổ Siberia thuộc chủ quyền của Trung Hoa bị Nga Hoàng thôn tính theo thỏa ước AIGUN năm 1858 và Bắc Kinh năm 1860. Nhưng, Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình chưa bao giờ thừa nhận 2 thỏa ước kể trên.
Kết luận:
Rõ ràng, Tập Cận Bình đang áp dụng chiến thuật “thanh đông kích tây” và chiêu “nhất điểm lưỡng diện”. Tôi dám khẳng định, chiến tranh sẽ không nổ ra ở Biển Đông & Hoa Đông (nếu như Bắc Kinh thoát được “bẫy chiến lược” do Mỹ giăng ra trên Biển Đông). Hải & Không quân của TC còn quá tụt hậu từ 20 năm so với Mỹ, đó là chưa kể đến gọng kềm chiến lược Nhật-Ấn. Điều Bắc Kinh lo sợ nhất là gây chiến tranh ở Biển Đông và Hoa Đông là “nhập khẩu” chiến tranh vào Đại Lục, nó sẽ kích động các khu vực tự trị Tân Cương, Tây Tạng và Nội Mông sẽ vùng lên đấu tranh đòi “Độc lập & Tự do” cho dân tộc họ và nhân dân Tàu tổng nổi dậy lật đổ chế độ cộng sản độc tài toàn trị. Nước Tàu sẽ hỗn loạn dẫn đến sự sụp đổ của ĐCSTQ là điều không thể tránh khỏi.
Nước Nga mới chính là “điểm chiến lược” của Bắc Kinh, Tập Cận Bình đang chờ thời cơ Nga sa lầy ở Trung Đông sẽ điều động quân PLA làm một cuộc viễn chinh “hoành tráng” đánh Nga để tái chiếm lại 2.000.000 km2 lãnh thổ của vùng Viễn Đông Vladivostok và một phần lãnh thổ băng giá Siberia. ĐCSTQ sẽ có chính nghĩa, đoàn kết được nhân dân Hoa Lục. Đánh Nga dễ hơn đánh Mỹ vì Nga bị quốc tế cô lập và cấm vận cũng không có đồng minh truyền thống, không có nhiều căn cứ quân sự ở nước ngoài. Nước Nga là một cường quốc suy tàn, Putin đang đẩy nước Nga vào quỹ đạo của Tàu Cộng để tự hủy diệt.
Đánh Nga, TC sẽ triệt để sử dụng được ưu thế bộ binh, thiết giáp, pháo binh... dùng chiến thuật “biển người” để tràn ngập các mục tiêu. Bắc Kinh không ngần ngại hy sinh từ 1 đến 3 triệu quân trong chiến dịch này. Bằng mọi giá, Tập Cận Bình phải tái chiếm lại 2.000.000 km2 đã mất vì tình trạng dân số quá tải, Đại Lục sẽ không còn đủ sức sống trong các đường biên giới của nó, TC sẽ không thể tồn tại như hiện nay, nếu không bành trướng về hướng đông.
Theo A.A Khramchillin - Phó Giám Đốc Viện Hàn Lâm Khoa học Nga - một chuyên gia rất uy tín của Nga kết luận về vấn đề này như sau: “Cuộc chiến tranh của Trung Quốc chống Liên bang Nga, chiến thắng sẽ không thuộc về chúng ta”.
Tổng hợp & nhận định:
0 comments:
Post a Comment