Hình
ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc đang đạt tiến bộ đáng kể trong việc thi
công một đường băng trên bãi đá Subi có tranh chấp ở Biển Đông. Nếu
hoàn thành, đường băng này có thể cung cấp cho Bắc Kinh thêm một cơ sở
không lực tác chiến, giúp gia cố thêm khả năng Bắc Kinh chống giữ một số
đảo đang có tranh chấp căng thẳng trong khu vực.
Theo
IBB Times, hình do Digital Globe chụp hôm 3/9 vừa công bố lộ rõ một
khoảng đất được san bằng để đắp nền rộng chừng 60 mét, dài 2.200 mét.
Tờ
Diplomat cho rằng phạm vi đất mà Bắc Kinh đắp xung quanh bãi đá Subi có
thể hỗ trợ cho một đường băng dài tới 3.300 mét, thích hợp với hầu hết
phi cơ tác chiến và máy bay hỗ trợ của Trung Quốc.
Hiện
công tác đắp nền chưa xong nhưng khi hoàn tất đường băng này có thể sẽ
bằng với chiều dài phi đạo trên Đá Chữ Thập cách Subi 100 dặm về hướng
Tây Nam.
Nếu
công trình của Trung Quốc tại Subi kết cục là một cơ sở không quân thì
đây sẽ là cơ sở thứ ba của Bắc Kinh trong khu vực mà nhiều nước láng
giềng, bao gồm Việt Nam, có tuyên bố chủ quyền và đang quan ngại về âm
mưu Bắc Kinh dùng sức mạnh quân sự trong các vùng có tranh chấp.
Bãi
đá Subi nằm ở giữa Việt Nam và Philippines nhưng đang bị Trung Quốc
kiểm soát. Cả ba nước và Đài Loan đều có tuyên bố chủ quyền tại đây.
Trong
năm qua, Trung Quốc đã bồi đất vào một số bãi đá và đảo nhỏ có tranh
chấp ở Trường Sa để khẳng định chủ quyền, khiến các nước trong vùng và
Hoa Kỳ lên tiếng phản đối.
Giới
phân tích cho rằng các đường băng mới của Trung Quốc có thể là bước để
tiến tới việc Bắc Kinh lập một vùng nhận dạng phòng không ở Biển Đông.
Nguồn: IB Times, Stars and Stripes.
Ảnh vệ tinh :
Trung Quốc tăng tốc xây phi đạo tại đá Subi, Trường Sa
Đá Subi, ảnh vệ tinh chụp ngày 03/09/2015 (Nguồn : Victor Robert Lee and Digital Globe)
Báo
The Diplomat, chuyên về chính trị Châu Á, hôm qua 10/09/2015, loan tin :
các hình ảnh vệ tinh mới đây cho thấy Trung Quốc đang hoàn tất một phi
đạo quân sự lớn tại đảo Subi Reef, quần đảo Trường Sa, bất chấp các phản
đối và kêu gọi giữ nguyên trạng tại khu vực tranh chấp này.
Công
trình này, nếu hoàn tất, có khả năng tiếp nhận được nhiều loại chiến
đấu cơ, tạo điều kiện cho Bắc Kinh áp đặt ưu thế quân sự tại Biển Đông.
Theo
The Diplomat, các bức ảnh chụp từ vệ tinh do công ty ảnh không gian
Digital Globe, có trụ sở tại Hoa Kỳ, công bố ngày 03/09/2015, cho thấy
mặt bằng xây dựng mới có chiều rộng khoảng 60 mét, chiều dài 2.200 mét.
Bề rộng của phi đạo tương đương với đường băng tại đảo nhân tạo Chữ Thập
(Fiery Cross), mà Trung Quốc khởi sự xây dựng từ đầu năm.
Subi
Reef (tên Việt Nam là đá Subi, Trung Quốc gọi là Chử Bích Tiều) như vậy
đang trở thành căn cứ không quân thứ ba của Trung Quốc trên các vùng
tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, tiếp theo đảo Chữ Thập (Trường Sa) và
đảo Phú Lâm (Hoàng Sa).
Những
thông tin trước đó cho thấy, Trung Quốc có khả năng xây dựng một phi
đạo dài đến 3.300 mét tại đá Subi, cho phép tiếp nhận phần lớn các chiến
đấu cơ và máy bay hậu cần, theo The Diplomat. Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ ra
một báo cáo hồi cuối tháng 8/2015, theo đó, Trung Quốc gia tăng diện
tích đòi hỏi chủ quyền tại quần đảo Trường Sa, đối tượng tranh chấp với
Việt Nam, Philippines và Đài Loan. Diện tích đảo Trung Quốc chiếm hữu
tại Trường Sa trong tháng 6 là 2.900 acre (tức hơn 1,16 km²), tăng gấp
rưỡi so với tháng 5.
0 comments:
Post a Comment