Việc
ông GS sử học Văn Tạo tự hỏi và nói được: “tại sao ta lại chỉ xây tượng
đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên
cái khổ ải, cái đau thương của dân?" mà ông là một sử gia, đồng bào với
hàng trăm oan hồn CCRĐ biết rất rõ nỗi oan khuất đau thương to lớn ấy
nhưng không dám đề nghị xây tượng đài tưởng niệm cho họ thì sự lên tiếng
của ông không hơn một hành vi “đạo đức giả”. Chỉ có ở những kẻ là “sử
nô” chứ không hề là của một nhà sử học chân chính, hy vọng bài viết này
như một chút hành trang đạo lý làm người liệm vào quan tài tiễn đưa ông
phút cuối xuống tuyền đài, để kiếp sau nếu có làm người ông sẽ có nhân
cách tốt hơn.
*
Sử Ký Tư Mã Thiên (Thời Xuân Thu): Tướng quốc nước Tề là Thôi Trữ giết
vua Tề là Trang Công để thâu tóm quyền lực, vụ việc giết vua được quan
Thái Sử nước Tề chép vào quốc sử ghi rõ là: “Hạ ngũ nguyệt Thôi Trữ thích quân”
(nghĩa là vào tháng 5 mùa hạ, Thôi Trữ giết vua).- Thôi Trữ bắt quan
Thái sử phải chép lại khác đi là vua chết vì bệnh nặng, Thái sử không
nghe nên bị Thôi Trữ hành quyết. Người em quan Thái sử kế thừa công việc
chép lại y như anh mình. Thôi Trữ nổi giận lại bắt giết. Đến người em
thứ ba nối nghiệp vẫn chép y nguyên cũng bị giết. Tới người em thứ tư
vẫn chép y như vậy, dứt khoát không chịu theo lệnh, Thôi Trữ hỏi: Không
sợ bị giết hay sao? Người chép sử bình thản trả lời: Ông giết bao nhiêu
người cũng được, nhưng sự thật thì không thể, người viết sử mà không
viết đúng sự thật thì thà chết còn hơn. Nghe xong Thôi Trữ lắc đầu thở dài, chùn tay không dám giết tiếp.
Nhắc lại câu chuyện xứ người, để thấy dũng khí của người viết sử là kiên
định sắt đá như thế nào, họ thà chết chứ không bao giờ “dĩ hòa vi quí”
nói và viết sai, tránh né bản chất của sự thật.
Còn dưới chế độ CS/Việt Nam hôm nay, sau khi sự việc xây tượng đài Hồ
Chí Minh 1400 tỷ ở tỉnh Sơn La gây nên cơn bão bất bình trên các phương
tiện truyền thông thì mới đây ngày 11/08/2015 ông giáo sư sử học Việt
Nam Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học trả lời phỏng vấn của đài
“BBC” ông lên tiếng đề nghị xây bia tưởng niệm cho những nạn nhân chết
vì đói năm Ất Dậu 1945, ông nói rằng:
Giáo sư sử học “đạo đức giả” -Văn Tạo |
"Xây dựng tượng đài những anh hùng liệt sĩ, những ông lãnh đạo như
tượng ông Lê Duẩn, Trường Chinh, Cụ Hồ ở chỗ này chỗ nọ - nghĩa là xây
nhiều - Thế thì tại sao ta lại chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta
không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của
dân?" (Giáo sư sử học Văn Tạo, nguyên Viện trưởng Viện Sử học Việt Nam)(VnExpress.)
Và sau khi phát biểu với “yếu tố nước ngoài BBC” sợ bị “nhà nước đảng
ta” hiểu lầm là lợi dụng tự do dân chủ té nước theo mưa chỉ trích xây
tượng đài vị GS diễn giải thêm: “Nhắc lại nạn đói không phải khơi gợi nỗi đau quá khứ mà để người sống ứng xử nhân văn, tử tế với đồng bào đã chết” ông nhấn mạnh.
Người ta lấy làm lạ một “sử gia” mang hàm Giáo Sư “thầy của thiên hạ”
tuổi gần 90 từng đào tạo hơn 80 Tiến sĩ trong vai trò phản biện mà Báo
An Ninh thế giới Online 30/06/2006 của Bộ CA khen rằng: “Ông là một người làm sử có cái tâm và theo tôn chỉ mục đích: Công minh, lịch sử và công bằng xã hội”!? Chúng ta thử tìm hiểu xem giá trị lời khen này “cân nặng” được bao nhiêu.
Ông giáo sư sử gia này nói: “... chỉ xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?"
là nạn nhân chết vì đói Ất Dậu, nhưng ông lờ đi, không dám động đến
(cái khổ ải, cái đau thương của dân) kinh hoàng, mang tầm vóc lớn lao
không thua gì nạn đói Ất Dậu mà đôi khi nghiệm suy về bản chất đạo lý nó
còn tàn ác “khủng khiếp” hơn nhiều đó là chiến dịch Cải Cách Ruộng Đất
(CCRĐ) đẫm máu “long trời lở đất” (chữ trong tư liệu đảng CSVN) do Hồ
Chí Minh chỉ đạo triển khai, đấu tố “vu oan gá họa” đào tận gốc trốc tận
rễ “trí Phú Địa Hào” trực tiếp giết hại gần 200.000 đồng bào, gián tiếp
làm tan hoang ly tán không biết bao nhiêu gia đình, tàn phá giềng mối
xã hội dân tộc làm đảo lộn luân thường đạo lý nghiêm trọng chưa từng có
trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam. (Chi tiết đầy đủ trong bài viết
mang tựa “Cuộc cải cách ruộng đất 50 năm trước đây tại miền bắc” Tác giả
là một người trong cuộc: Ông Nguyễn Minh Cần - năm 1951 - 1962 là cán
bộ Thành Ủy/Ủy viên Thường vụ kiêm phó chủ tịch Ủy ban Hành chính Hà
Nội) . (Nếu ai chưa xem thì ở tại đây) (1)
Liệu ông giáo sư này có đúng (là một người làm sử có cái tâm và theo tôn
chỉ mục đích: (Công minh, lịch sử và công bằng xã hội)? Khi ông biết
chắc rằng dù không to lớn nhưng các linh hồn nạn nhân chết vì đói năm Ất
Dậu đã “hân hạnh” cũng tạm có một chốn “đi về” là: Nhà bia tưởng niệm tại khu tập thể 8 tháng 3, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Nhà bia tưởng niệm tại khu tập thể 8-3, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội
Còn hàng trăm ngàn đồng bào bị giết oan trong CCRĐ thì 70 năm qua oan
hồn vất vưởng “nhà nước, đảng ta” không hề lấy một cái “gò đất hay hốc
cây” nào để đặt bát hương tượng niệm “Giải Oan” cho họ!? như là: “để người sống ứng xử nhân văn, tử tế với đồng bào đã chết”.(theo GS Văn Tạo)?
Một hành vi, nghĩa cử mà ngay cả một người dân thường thôi củng phải mủi
lòng ngậm ngùi thể hiện bởi tình đồng bào “máu chảy ruột mềm” như câu
chuyện của ông ĐB/QH Dương Trung Quốc dưới đây...
Trong một bài viết ông Dương Trung Quốc kể lại (nguyên văn): Tôi
thường đến thăm nhà ông bác trong tộc họ thấy bên cạnh trên bàn thờ gia
tiên trong nhà có thờ bức chân dung một người phụ nữ và một vài gương
mặt khác. Tôi hỏi, bác tôi bảo rằng đó là những người cùng thời, không
có quan hệ máu mủ họ hàng, nhưng bác lại biết rất rõ đó là những người
bị chết vì nhiều oan khuất, bác thờ họ như để chia sẻ trách nhiệm của
một người biết mà không làm được gì để giải oan cho họ. Người phụ nữ
trong ảnh có tên là Nguyễn Thị Năm, địa chủ từng giúp đỡ tài sản và nuôi
dưỡng nhiều vị lãnh đạo đảng CSVN nhưng lại là người đầu tiên bị xử tử
trong cuộc Cải cách ruộng đất vào năm 1953.(2)
CCRĐ: “cái khổ ải, cái đau thương” của dân
Tuổi gần 90 có nghĩa thập niên 50 (cao điểm CCRĐ) ông GS Văn Tạo này đủ
lớn, đủ tư duy để biết sợ hãi và khủng khiếp kinh hoàng với “đấu tố”
giết người trong CCRĐ là như thế nào, vậy liệu ông Giáo sư sử học Văn
Tạo có thấy lương tâm, trái tim mình nhói đau chút nào không? trước
nghĩa cử của một đồng bào vô danh không học vị bằng cấp như ông nhưng
“nhân bản” nhân ái thì hơn ông rất nhiều lần!
Việc ông GS sử học Văn Tạo tự hỏi và nói được: “tại sao ta lại chỉ
xây tượng đài những vị lãnh đạo mà ta không nghĩ đến xây một tượng đài
nói lên cái khổ ải, cái đau thương của dân?" mà ông là một sử gia,
đồng bào với hàng trăm oan hồn CCRĐ biết rất rõ nỗi oan khuất đau thương
to lớn ấy nhưng không dám đề nghị xây tượng đài tưởng niệm cho họ thì
sự lên tiếng của ông không hơn một hành vi “đạo đức giả”. Chỉ có ở những
kẻ là “sử nô” chứ không hề là của một nhà sử học chân chính, hy vọng
bài viết này như một chút hành trang đạo lý làm người liệm vào quan tài
tiễn đưa ông phút cuối xuống tuyền đài, để kiếp sau nếu có làm người ông
sẽ có nhân cách tốt hơn.
13/8/2015
_________________________________________
Chú Thích:
0 comments:
Post a Comment