(AP) Washington,
ngày 19/4/2013 – Hoa Kỳ tuyên bố hôm thứ sáu rằng tình trạng Nhân quyền
đang trở nên xấu đi ở Trung Quốc và Việt Nam, nhưng có cải thiện ở Miến
Điện khi nước này đang tiếp tục trên con đường gập ghềnh tiến tới Dân
chủ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cũng nói trong Bản báo cáo đánh giá tình hình
Nhân quyền hằng năm trên khắp thế giới rằng tình trạng ở Bắc Triều Tiên
vẫn tiếp tục tồi tệ. Bản báo cáo cho hay, những người trốn khỏi nước này
đã tường trình về những vụ giết người không xét xử, những vụ mất tích,
những vụ giam cầm, bắt giữ tùy tiện tù nhân chính trị và những vụ hành
hạ.
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vào sự đàn áp liên tiếp các nhà hoạt động chính trị và các luật sư công ích ở Trung Quốc trong năm 2012. Bộ Ngoại giao đã chỉ ra việc sử dụng luật pháp “có hệ thống” để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến, và trừng phạt các cá nhân, thân nhân và đồng sự của họ vì nỗ lực thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ.
Bản báo cáo còn nói rằng chính quyền gia tăng đàn áp và hạn chế quyền tự do tôn giáo ở các vùng sắc tộc thuộc Tây Tạng, nơi mà ngày càng có nhiều người tự thiêu để phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Các kết luận của Bộ ngoài giao Hoa Kỳ vẫn luôn nhận được sự đáp trả cứng rắn từ chính quyền Trung Quốc, nơi mà đảng Cộng sản đang giữ độc quyền chính trị nhưng lại là nơi chứng kiến hàng thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng đã kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói.
Ở Việt Nam, một nhà nước độc đảng khác, bản báo cáo nói rằng chính quyền đã tấn công các trang mạng chỉ trích họ, cũng như theo dõi, phạt tiền, bắt giữ và kết án các blogger bất đồng chính kiến. Hoa Kỳ cũng chỉ trích những vụ cầm tù các nhà đối kháng bằng cách sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mập mờ cùng với những giới hạn về quyền lao động và tự do tôn giáo.
Bộ Ngoại Giao cho rằng Miến Điện “tiếp tục đi những bước quan trọng trong một cuộc chuyển hóa Dân chủ mang tính lịch sử” trong năm 2012, với việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép các công đoàn hoạt động. Nước này cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử bổ sung, đưa Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình- Aung San Suu Kyi- thành Nghị sĩ Quốc hội.
Nhưng bản báo cáo cũng nói rằng bộ máy độc tài từ năm thập kỷ dưới chế độ quân phiệt của đất nước này nói chung vẫn còn nguyên vẹn.
Miến Điện cũng cần có những hành động khẩn cấp để vượt qua tình trạng chia rẽ sâu sắc đã gây nên những vụ bùng nổ bạo động sắc tộc – đã lấy đi ít nhất 100 mạng người và đã buộc hàng chục ngàn người ở bang Rakhine ra khỏi nhà của họ hồi tháng 6 và tháng 10. Những cuộc đụng độ đẫm máu đó – trong năm nay đã lan rộng đến thủ đô của nước này – chủ yếu là nhắm vào người Hồi giáo thiểu số.
Ở Indonesia- nước đã chuyển đổi từ chế độc quân phiệt để trở thành một trong những nền dân chủ năng động nhất Á châu- Hoa Kỳ nói rằng, lực lượng an ninh bị giám sát bởi chính quyền dân sự.
Nhưng những vụ đàn áp tôn giáo và các sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn nạn, theo bản báo cáo. Chính quyền áp dụng những điều luật về tội phỉ báng và phản quốc để giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của những nhà đấu tranh độc lập, ôn hòa trong các tỉnh Papua, West Papua và Malulu, và của những nhóm sắc tộc.
Bản báo cáo cho rằng chính quyền Si Lanka vẫn cố bám chặt quyền lực và có những cố gắng không đáng kể trong năm 2012 hướng tới hòa giải với cộng đồng sắc tộc Tamil sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài cách đây bốn năm. Những vụ mất tích ngoài ý muốn vẫn tiếp diễn và chính quyền đã không đưa ra lời giải thích nào về hàng ngàn vụ mất tích như thế trong nhiều năm về trước..
Hoa Kỳ cũng chỉ trích những lời buộc tội của Chánh án Tòa án tối cao của chính quyền, và nói rằng những người được được cho là có liên hệ với chính quyền đã tấn công và sách nhiễu các nhà hoạt động xã hội dân sự, các nhà báo và những người được cho là ủng hộ phiến quân Tamil.
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)
Theo Defend the Defenders
Nguồn: US says human rights worsening in China, Vietnam; notes progress and problems in Myanmar - Times Colinist
Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ chỉ trích vào sự đàn áp liên tiếp các nhà hoạt động chính trị và các luật sư công ích ở Trung Quốc trong năm 2012. Bộ Ngoại giao đã chỉ ra việc sử dụng luật pháp “có hệ thống” để bịt miệng các nhà bất đồng chính kiến, và trừng phạt các cá nhân, thân nhân và đồng sự của họ vì nỗ lực thực hiện quyền tự do bày tỏ ý kiến và tự do hội họp của họ.
Bản báo cáo còn nói rằng chính quyền gia tăng đàn áp và hạn chế quyền tự do tôn giáo ở các vùng sắc tộc thuộc Tây Tạng, nơi mà ngày càng có nhiều người tự thiêu để phản đối chính quyền Bắc Kinh.
Các kết luận của Bộ ngoài giao Hoa Kỳ vẫn luôn nhận được sự đáp trả cứng rắn từ chính quyền Trung Quốc, nơi mà đảng Cộng sản đang giữ độc quyền chính trị nhưng lại là nơi chứng kiến hàng thập kỷ phát triển kinh tế nhanh chóng đã kéo hàng trăm triệu người ra khỏi nghèo đói.
Ở Việt Nam, một nhà nước độc đảng khác, bản báo cáo nói rằng chính quyền đã tấn công các trang mạng chỉ trích họ, cũng như theo dõi, phạt tiền, bắt giữ và kết án các blogger bất đồng chính kiến. Hoa Kỳ cũng chỉ trích những vụ cầm tù các nhà đối kháng bằng cách sử dụng những điều luật về an ninh quốc gia mập mờ cùng với những giới hạn về quyền lao động và tự do tôn giáo.
Bộ Ngoại Giao cho rằng Miến Điện “tiếp tục đi những bước quan trọng trong một cuộc chuyển hóa Dân chủ mang tính lịch sử” trong năm 2012, với việc trả tự do cho các tù nhân chính trị, nới lỏng kiểm duyệt báo chí và cho phép các công đoàn hoạt động. Nước này cũng đã tổ chức các cuộc bầu cử bổ sung, đưa Khôi nguyên giải Nobel Hòa bình- Aung San Suu Kyi- thành Nghị sĩ Quốc hội.
Nhưng bản báo cáo cũng nói rằng bộ máy độc tài từ năm thập kỷ dưới chế độ quân phiệt của đất nước này nói chung vẫn còn nguyên vẹn.
Miến Điện cũng cần có những hành động khẩn cấp để vượt qua tình trạng chia rẽ sâu sắc đã gây nên những vụ bùng nổ bạo động sắc tộc – đã lấy đi ít nhất 100 mạng người và đã buộc hàng chục ngàn người ở bang Rakhine ra khỏi nhà của họ hồi tháng 6 và tháng 10. Những cuộc đụng độ đẫm máu đó – trong năm nay đã lan rộng đến thủ đô của nước này – chủ yếu là nhắm vào người Hồi giáo thiểu số.
Ở Indonesia- nước đã chuyển đổi từ chế độc quân phiệt để trở thành một trong những nền dân chủ năng động nhất Á châu- Hoa Kỳ nói rằng, lực lượng an ninh bị giám sát bởi chính quyền dân sự.
Nhưng những vụ đàn áp tôn giáo và các sắc tộc thiểu số vẫn còn là một vấn nạn, theo bản báo cáo. Chính quyền áp dụng những điều luật về tội phỉ báng và phản quốc để giới hạn quyền tự do bày tỏ quan điểm của những nhà đấu tranh độc lập, ôn hòa trong các tỉnh Papua, West Papua và Malulu, và của những nhóm sắc tộc.
Bản báo cáo cho rằng chính quyền Si Lanka vẫn cố bám chặt quyền lực và có những cố gắng không đáng kể trong năm 2012 hướng tới hòa giải với cộng đồng sắc tộc Tamil sau khi kết thúc cuộc nội chiến kéo dài cách đây bốn năm. Những vụ mất tích ngoài ý muốn vẫn tiếp diễn và chính quyền đã không đưa ra lời giải thích nào về hàng ngàn vụ mất tích như thế trong nhiều năm về trước..
Hoa Kỳ cũng chỉ trích những lời buộc tội của Chánh án Tòa án tối cao của chính quyền, và nói rằng những người được được cho là có liên hệ với chính quyền đã tấn công và sách nhiễu các nhà hoạt động xã hội dân sự, các nhà báo và những người được cho là ủng hộ phiến quân Tamil.
Bản dịch của Huỳnh Thục Vy (Defend the Defenders)
Theo Defend the Defenders
Nguồn: US says human rights worsening in China, Vietnam; notes progress and problems in Myanmar - Times Colinist
0 comments:
Post a Comment