Monday, October 25, 2010

Tưởng Niệm cố Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM 1/11/1963 - 1/11/2010

Cố Tổng Thống Ngô Ðình Diệm
Một Lòng Vì Nước Vì Dân

(1/03/1901 - 11/02/1963)




Thân Thế Sự Nghiệp của Cố TT. Ngô Ðình Diệm

Sơ Lược do Trần Thiện Thành sưu tầm

I.- 1901-1933

Tổng Thống Ngô Ðình Diệm sinh ngày 3-1-1901 tại Huế, là con trai thứ 3 của một gia đình gồm 6 trai 2 gái. Hai người anh của Cụ là Ông Ngô Ðình Khôi bị Việt-Minh hạ sát năm 1945 đang khi làm Tổng Ðốc tỉnh Quảng Nam và ÐTGM Ngô Ðình Thục. Ba người em là các ông Ngô Ðình Nhu, Ngô Ðình Luyện và Ngô Ðình Cẩn; 2 người em gái là bà Ấm và bà cả Lễ.

Thân sinh TT Diệm là cụ cố Ngô Ðình Khả, nguyên quán làng Ðại Phong, quận Lệ Thủy Tỉnh Quảng Bình. Cụ cố là vị khoa bảng nổi danh, đã từng làm Thượng Thư, thầy dậy và cố vấn của vua Thành Thái.

Vì được rèn luyện trong một gia đình Nho Giáo, dưới sự hướng dẫn của cụ cố thân sinh và người đỡ đầu là Thượng Thư Bộ Lại Nguyễn Hữu Bài; trong tinh thần Thiên Chúa Giáo hợp với triết thuyết Khổng Mạnh, nên cụ Diệm đã hấp thụ được những cá tính đặc biệt: cương nghị, thanh liêm, dũng cảm, chính trực, quảng đại, bất khuất, hy sinh quên mình vì dân vì nươc, sống cho đồng bào và chết cho tổ quốc.

Vừa trên 20 tuổi, đối với đại đa số quần chúng là năm vừa chập chững bước chân vào đời, thì cũng vào tuổi đó, Cụ đã được triều đình bổ nhiệm làm Tri phủ Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Năm 30 tuổi, cụ đã được thăng nhiệm làm Tổng Ðốc các tỉnh Phan-Rang rồi Phan Thiết. Nổi danh như cồn vì đã biết sử dụng uy quyền của mình để bênh vực quyền lợi của dân chúng nhất là những người nghèo khổ, đã can đảm có những hành động chống lại việc sưu thuế bóc lột của thực dân Pháp.

Năm 32 tuổi, Cụ lại được triều đình mời giữ chức vụ Thượng Thư Bộ Lai kiêm thư ký Ủy Ban Hỗn Hợp Việt Pháp gồm các Bộ Trưởng và các viên chức cao cấp người Pháp. Ủy Ban này có nhiệm vụ nghiên cứu và thi hành các hiệp ước giúp cải thiện đời sống dân chúng.

Nhưng sau 4 tháng, Cụ từ nhiệm vì nhận thấy dã tâm của thực dân không bao giờ muốn thi hành đúng đắn hiệp ước lại còn trắng trợn bác bỏ các đề nghị hữu lý của Cụ và còn tăng gia những hành động đàn áp các tổ chức có khuynh hướng mới.

II.- 1933-1954

Sau khi từ quan, Cụ trở về dậy học tại trường Providence Huế và cũng từ thời gian ấy Cụ bí mật tổ chức phong trào Cách Mạng chống thực dân Pháp. Cụ liên lạc với các nhà Cách Mạng lão thành như các cụ Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng và Kỳ Ngoại Hầu Cường Ðể để học hỏi thêm kinh nghiệm.

Chính Cụ Phan Sào Nam đã ngưỡng mộ cụ Diệm như là một anh hùng cái thế mới hơn 30 tuổi đầu mà đã vì dân vì nước chống lại thực dân không màng danh vọng phú quý.

Phong trào của cụ phát xuất tại Huế và lan rộng đến hầu hết các tỉnh miền Trung đã bị Pháp theo dõi rình rập. Năm 1944, thực dân Pháp bố ráp phong trào của Cụ, nhưng Cụ đã nhanh chân trốn thoát sang Ai Lao, vì được người thân tín cấp báo.

Tháng 3 năm 1945, Nhật Bản lật đổ chính quyền Pháp ở Ðông Dương. Bảo Ðại tuyên bố Việt Nam Ðộc Lập. Toàn dân vui mừng và mong mỏi chí sĩ Ngô Ðình Diệm đứng ra lập Nội Các. Nhưng sau nhiều lần được Ðại Sứ Nhật tiếp xúc mời mọc, Cụ vẫn không nhận lời vì tìm hiểu được rằng quân phiệt Nhật cũng như thực dân Pháp đều không muốn cho Việt Nam độc lập mà chỉ cần Cụ ra làm bù nhìn cho chúng.

Cuối năm 1945, trên đường hoạt động từ Sàigòn ra miền Trung, Cụ Diệm bị Việt Minh bắt tại Tuy Hòa, đưa ra Bắc cầm tù hơn 4 tháng tại Tuyên Quang. Tháng 2 năm 1946, Hồ Chí Minh thấy rằng nhiều người đã nhận diện Việt-Minh là Cộng Sản trá hình nên muốn mời tù nhân Ngô Ðình Diệm tham gia chính quyền để làm bình phong.

Hồ chí Minh những tưởng sẽ đối diện với một con người hoàn toàn mất tinh thần, sẵn sàng khuất phục, nhưng ai ngờ lại chạm trán phải một người can đảm bất khuất dám nói thẳng vào mặt mình:

"Ông và Tôi đều có quan niệm hoàn toàn trái ngược nhau về dân tộc Việt Nam, các hành động của thủ hạ Ông đã chứng minh điều đó. Ông hãy trả lời cho tôi biết là tại sao Ông hãm hại anh tôi (Ngô Ðình Khôi) và Ông cứ nhìn thẳng vào mắt tôi xem tôi có phải hạng người khiếp sợ Ông không?"

Hồ Chí Minh không thành công nên phải miễn cưỡng để Cụ Diệm ra đi.

Năm 1950, nhân dịp xuất ngoại dự năm Thánh, Cụ được linh mục Houssa giới thiệu sang Hoa Kỳ, trú ngụ tại tu viện Maryknoll, Lakewood TB New Jersey.Tại đây Cụ đã được mời đến nhiều Ðại Học danh tiếng Hoa Kỳ để diễn thuyết và gây được nhiều cảm tình và tiếng tăm với chính khách và dân chúng Mỹ.

Ðầu năm 1953, Cụ Diệm được người thân tín mời về Pháp để sửa soạn tham chính. Khi đó chính phủ Pháp đang bối rối về vấn đề Ðông Dương, dân chúng bắt đầu chán ngấy chiến tranh. Tại Việt Nam thì tình hình càng ngày càng sôi động, vì Nga Sô và Trung Cộng ồ ạt yểm trợ cũ khí cho Việt Minh đánh phá các vùng Việt Bắc và đã chiếm được vùng Cao Bắc Lạng làm căn cứ.

Chính phủ Pháp đưa tướng Navarre sang chiến trường Ðông Dương để mong cứu vãn tình thế. Ngày 29 tháng 11 nam 1953, Ðại Tá De Castries được đề cử chỉ huy trận Ðiện Biên Phủ. Mục đích của Pháp đem quân vào thung lũng Ðiện Biên là để nhử cho cộng quân xuất đầu lộ diện hầu có thể dùng vũ khí chiến lược tiêu diệt địch quân cũng như để chặn đường tiếp tế từ Ai Lao và Trung Cộng đến.

Ðầu năm 1954, Ông Bửu Hội được mời ra lập chính phủ Liên Hiệp chuyển tiếp thay thế Nguyễn Văn Tâm, nhưng quân đội vẫn do Nguyễn văn Hinh nắm giữ.

Ngày 3 tháng 2 năm 1954, trận Ðiện Biên Phủ mở màn. Những ước tính của tướng Navarre đều sai lầm và - gậy ông lại đập lưng ông. 12,000 quân Pháp đã bị 51,000 cộng quân vây hãm tứ phía. Ngày 7-5-1954 Ðiện Biên Phủ thất thủ với kết quả là 10,000 quân Pháp bị bắt làm tù binh và hơn 2,000 chết và bị thương.

Ngày 24 tháng 6 năm 1954, Cụ Diệm lên đường về nước để lập chính phủ theo lời mời của quốc trưởng Bảo Ðại. Ngày song thất 7-7-1954 Cụ Diệm chính thức nhận quyền Thủ Tướng. Mời cụ Diệm về cầm quyền trong một tình thế hoàn toàn đen tối và vô hy vọng này họ chỉ có dụng ý duy nhất là đốt cháy tương lai chính trị của Cụ mà thôi. Chính Cụ cũng biết dã tâm của họ như vậy, nhưng Cụ đã nói: "Ðây là hy vọng của Tôi, nếu để trễ quá thì không còn hy vọng nào nữa. ". Trong nước lúc bấy giờ ai cũng chỉ còn hy vọng vào một mình Cụ.

III.- 1954 - 1963

Ngày 21 tháng 7 năm 1954, Hiệp Ðịnh Genève được ký kết giữa 2 phe Pháp và Việt Cộng, chia đôi đất nước Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới.

Bắt đầu từ tháng 8 năm 1954, công đầu của Cụ Diệm là đưa hơn một triệu đồng bào phía Bắc vĩ tuyến 17 vào định cư tại miền Nam. Cụ đã chỉ thị cho các chính quyền địa phương tích cực giúp đỡ công cuộc định cư bằng đủ mọi phương tiện, đem lại an sinh cho đồng bào tại vùng đất mới. Những vùng định cư mới DarLac, Ðức Lập, Bình Giả, Bình Thuận, Khánh Hòa, Tuyên Ðức, Long Khánh, Biên Hòa được phát triển nhanh chóng và tốt đẹp.

Ngay tại Sàigòn, thì Cụ gặp nhiều trở ngại lớn lao vì những sự phá rối của tay sai thực dân cũng như của nhóm Bình Xuyên. Tháng 10 năm 1954, một cuộc biểu tình tuần hành ủng hộ cụ Diệm tại trung tâm thành phố bị công an Bình Xuyên cản trở, nổ súng giết hại mất 6 người. Cụ Diệm quá xúc động và chán nản đã định từ chức nếu không có sự cản ngăn và khuyến khích của một vị cố vấn tinh thần.

Ðược khích lệ, Cụ tiếp tục công cuộc định cư và dần dần tiếp xúc với các giáo phái Cao Ðài, Hòa Hảo để ủng hộ Cụ hay ít ra cũng đứng ra ngoài cuộc tranh chấp của Cụ với Bình Xuyên. Cụ kêu gọi được tướng Trình Minh Thế về phe và cuộc dẹp loạn Bình Xuyên cùng tay sai thực dân bắt đầu.

Song song với chương trình định cư, Cụ còn để tâm cải tổ guồng máy hành chánh, quân bằng nhân sự và trẻ trung hóa quân đội, xóa dẹp nhiều tệ đoan xã hội.

Ngày 23 tháng 10 năm 1955, qua sự trưng cầu dân ý, toàn dân bỏ phiếu quyết định xóa bỏ chế độ quân chủ và bầu Cụ Ngô Ðình Diệm làm Tổng Thống. Ngày 26 tháng 10 năm 1956, Cụ Diệm trở thành Tổng Thống đầu tiên của Việt Nam Cộng Hòa. Dư luận trong và ngoài nước nhất là tại Hoa Kỳ rất thuận lợi cho Cụ. Thế giới tự do đã coi Cụ là một nhà lãnh đạo sáng chói nhất Á Châu, một chiến sĩ chống Cộng tài ba nhất thế giới. Còn còn được gán cho danh hiệu "Churchill của Việt Nam."

Từ một tình thế hoàn toàn tuyệt vọng, đến một tương lai sán lạn, một miền Nam tự do được gần 50 quốc gia trên thế giới công nhận, trong vòng 2 năm trời thật là một thành công hiếm có.

Từ năm 1956 đến 1960 được coi là thời kỳ cực thịnh của Ðệ I Cộng Hòa. Rừng núi hoang vu được khai khẩn thành dinh điền trù phú, đồng khô đất nẻ đã biến thành ruộng lúa phì nhiêu. Bảo đảm an sinh cho đồng bào rồi, Cụ gia tăng nỗ lực phát triển văn hóa xã hội, cải tiến nền giáo dục, chỉnh đốn Viện Ðại Học Sàigòn, thành lập Viện Ðại Học Huế.

Tháng 10 năm 1959, Cụ giáng xuống đầu Cộng Sản một đòn chí tử đầu tiên bằng cách cho thi hành chiến dịch "Tố Cộng" trên toàn quốc nhằm mục đích vạch mặt chỉ tên những phần tử Việt-Cộng nằm vùng.

Thuở đầu, Hồ Chí Minh và bè lũ đều nghĩ là thời gian, quá lắm là năm ba tháng sẽ làm tiêu tan sự nghiệp của Cụ Diệm, nhưng sau kết quả trái ngược, nên CSBV đã chỉ thị cho tay sai nằm vùng bắt đầu tái hoạt động và đưa cán bộ từ Bắc xâm nhập miền Nam để khủng bố và gây rối loạn, đồng thời trên địa hạt quốc tế chúng vu khống cho Cụ Diệm làm tay sai cho đế quốc Mỹ.

Cụ Diệm phản công ngay bằng quốc sách Ấp Chiến Lược từ đầu năm 1962 đến tháng 5 năm 1963, nhằm mục đích qui tụ nông dân Quốc Gia vào với nhau đồng thời cô lập hóa VC ra khỏi Ấp.

Sau khi xâm chiếm miền Nam năm 1975, chính VC đã phải thú nhận rằng những Ấp Chiến Lược trong thời Ðệ I Cộng Hòa đã đem lại cho chúng những khó khăn, trở ngại, lo sợ và phiền phức nhất trong cuộc chiến.

Chính Biến 1-11-1963

Chính biến 1-1-1963 đã kết thúc đời Cụ Diệm trong chiếc Thiết vận xa M-113 khoảng 8 giờ 30 sáng ngày 2-11-1963 trên con đường Hồng Thập Tự.

Cụ Diệm chết đi, dân tộc Việt Nam đã mất đi một vị Tổng Thống anh linh tài đức có một không hai trong lịch sử và mảnh đất thân yêu miền Nam Việt Nam cũng đa rơi vào tay Cộng Sản hơn 1/4 thế kỷ nay.

Tổng Thống Ngô Ðình Diệm đã ra người thiên cổ từ 36 năm qua nhưng lòng ái quốc và gương hy sinh của Cụ vẫn bất diệt trong lòng hầu hết dân chúng Việt Nam. Âm mưu giết hại TT Ngô Ðình Diệm là một lầm lẫn tai hại nhất trong thế kỷ 20 này, vì hậu quả nhãn tiền là thế giới tự do đã mất đi hẳn một tiền đồn chống Cộng và đã đưa hơn 77 triệu đồng bào vô tội Việt Nam vào hỏa ngục Cộng Sản.

Vong linh của Cụ Diệm, của các chiến sĩ quốc gia đã bỏ mình vì đại cuộc cũng như hàng vạn oan hồn dưới lòng Ðại Dương sẽ còn dầy xéo và ám ảnh lương tâm của những kẻ đã gián tiếp hay trực tiếp dính dáng vào việc hãm hại Cụ Diệm cho đến muôn đời.

Trần Thiện Thành viết nhớ lại ngày Quốc Táng 2-11-1963

Ông Diệm và ông Nhu đã bị giết như thế nào ?


Sau cuộc "chỉnh lý" ngày 30.1.1964, trước khi ra lệnh giết Đại Úy Nhung để phi tang một nhân chứng quan trọng (có lẽ theo lệnh của CIA), Tướng Nguyễn Chánh Thi đã đích thân lấy lời khai của Nhung và còn bắt Nhung ngồi viết lời khai về vụ này. Ông có cho tôi nhìn qua tờ khai này năm 1968 khi đang ở Washington D.C. Nhưng rất tiếc, khi xuất bản cuốn "Việt Nam: Một trời tâm sự", ông đã không cho in nguyên văn tờ khai này, mà tự ý sửa đổi và cắt bớt đi.

Tướng Mai Hữu Xuân được đổi thành Tướng Thu, mặc dầu trong Quân Lực VNCH lúc đó không có tướng nào tên là Tướng Thu cả. Theo tờ khai mà Tướng Thi công bố trong cuốn sách nói trên, Đại Úy Nhung đã khai như sau:

Khi xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu chạy được chừng 500 thước, Thiếu Tướng Thu (tức Mai Hữu Xuân) chạy xe ngược chiều trở lại và đưa lên một ngón tay trỏ. Đang còn ú ớ chưa biết giết ai, ông Diệm hay ông Nhu, họ định chạy qua để hỏi lại cho rõ thì dân chúng ùa ra xem rất đông, không chạy qua được. Bổng Thiếu Tướng Thu đưa hai ngón tay, họ hiểu rằng ông ra lệnh bắn cả hai người. Thiếu tá Nhung liền rút súng Colt 12 bắn mỗi người 5 phát, và sau đó bắn ông Nhu thêm ba phát vào ngực nữa.

Tướng Lê Minh Đảo, lúc đó là Đại Úy tùy viên của Tướng Lê Văn Kim, đã cho biết như sau: Sau khi ông Diệm và ông Nhu bị hạ sát ít lâu, Nguyễn Văn Nhung có kể lại chuyện này cho ông nghe.


Nhung nói rằng khi được lệnh giết cả hai ông, Nhung đã bắn ông Nhu trước. Ông Diệm thấy thế đã nhắm mắt lại. Nhung liền bắn ông Diệm 5 phát. Sau đó quay qua bắn ông Nhu thêm 3 phát nữa. Điều này phù hợp với lời khai mà Tướng Nguyễn Chánh Thi đã công bố. Tuy nhiên, sự thật không phải chỉ có thế.

Xác ông Diệm và ông Nhu đã được đưa vào bệnh xá của Bộ Tổng Tham Mưu để khám nghiệm. Bác sĩ HuỳnhVăn Hưỡn
(hiện nay ở New York), giám đốc bệnh xá này lúc đó, đã khám nghiệm và chứng nhận rằng cả ông Diệm lẫn ông Nhu đã bị bắn từ sau ót ra trước. Xác ông Diệm có nhiều vết bầm, chứng tỏ đã bị đánh đập trước khi bắn. Xác ông Nhu bị đâm nhiều nhát, áo rách nát và đầy máu. Vậy ông Diệm và ông Nhu đã bị trói, đánh đập và đâm lúc nào?

Một nhân chứng rất quan trọng hiện đang ở Melbourne, Úc Châu, cho biết ông là người đi trên chiết M113 chở ông Diệm và ông Nhu từ nhà thờ cha Tam về Bộ Tổng Tham Mưu, nên đã chứng kiến những sự việc xẩy ra. Câu chuyện ông kể lại có vẽ hợp lý hơn cả. Theo nhân chứng này, vào trưa 1.11.1963, chi đoàn thiết giáp của ông được lệnh vào Sài Gòn để tăng cường bảo vệ thủ đô. Khi đến Sài Gòn, chi đội này được chia làm hai toán, một toán hợp lực với quân bạn bao vây Dinh Gia Long, một toán làm vòng đai an ninh cho Bộ Tổng Tham Mưu. Nhân chứng ở trong toán đóng tại Bộ Tổng Tham Mưu.

Sáng 2.11.1963, khoảng 6 giờ 15 phút, toán ông được lệnh di chuyển ra khỏi Bộ Tổng Tham Mưu. Khi vừa ra khỏi cổng chính thì thấy có 3 chiếc xe Jeep đang chờ. Chiếc thứ nhất có Tướng Mai Hữu Xuân và 3 cận vệ. Chiếc thứ hai chở Đại Tá Dương Ngọc Lắm, Đại Úy Nguyễn Văn Nhung và Đại Úy Dương Hiếu Nghĩa. Chiếc thứ ba chở 4 người, trong đó có Đại Úy Phan Hòa Hiệp. Sau đó là hai chiếc M113. Nhân chứng ngồi ở chiếc thứ nhì. Cuối cùng là 2 chiếc GMC chở đầy lính có vũ trang đầy đủ.

Khi đến Chợ Lớn, gần một nhà thờ, xe chạy chậm lại, các binh sĩ trên hai chiếc GMC được lệnh nhảy xuống, một số bố trí xung quanh nhà thờ, số còn lại bố trí ở vòng ngoài. Xe Tướng Xuân chạy một vòng rồi đậu lại bên kia đường. Sau cái phất tay của Đại Tá Dương Ngọc Lắm, ba đại úy Nhung, Nghĩa và Hiệp nhảy xuống xe. Đại Tá Lắm ngoắc chiếc M113 có nhân chứng ngồi trên đó đi theo. Nhân chứng cũng nhảy xuống xe. Khi cách Đại Tá Lắm khoảng 2 thước, nhân chứng thấy có 4 người từ trong nhà thờ đi ra.

Người đi đầu là Tổng Thống Ngô Đình Diệm. Người đi tiếp theo là ông Ngô Đình Nhu. Sau cùng là hai tùy viên
(Đại Úy Đỗ Thọ và ông Nguyễn Đắc Khá). Đại Tá Lắm đến chào ông Diệm:
- Thừa lệnh Trung Tướng Chủ Tịch Hội Đồng Quân Nhân Cách Mạng, chúng tôi đến đón cụ và ông cố vấn.

Ông Diệm:
- Ông Đôn và ông Minh đâu hè?

Đại Tá Lắm:
- Thưa cụ, hai ông còn đang bận việc ở Tổng Tham Mưu.
- Thôi được. Thế tôi và ông cố vấn đi cùng xe kia với ông.

Đại Tá Lắm quay người lại chỉ vào chiếc M113 và nói:
- Thưa cụ, xin cụ lên xe này cho.

Ông Nhu khẻ nhíu mày lên tiếng:
- Không thể đón Tổng Thống bằng một chiếc xe như vậy. Để tôi liên lạc với ông Đôn, ông Đính coi xem.

Đại Tá Lắm khẽ nhún vai:
- Tôi không biết. Đây là lệnh của TrungTướng Chủ Tịch.

Đại Úy Nhung liền oang oang:
- Xin mời hai ông lên xe ngay cho đi.

Mặt ông Nhu đỏ bừng, giọng rất quyết liệt:
- Không được. Để tôi hỏi lại ông Minh,ông Đôn. Tôi đi xe nào cũng dược, nhưng còn Tổng Thống...

Đại Úy Nhung:
- Ở đây không còn Tổng Thống nào cả.

Ngay lập tức, Nhung bảo hai quân nhân chạy đến đẩy hai ông lên xe và kéo cửa lên... Xe đi hết đường Nguyễn Trải, vào đường Võ Tánh đến trước Tổng Nha Cảnh Sát Quốc Gia thì ngừng lại. Tổng Nha này đã bị chiếm từ ngày hôm trước nên không còn một cảnh sát nào lui tới.

Chung quanh, các binh sĩ thuộc Sư Đoàn 5 của Đại Tá Ngưyễn Văn Thiệu canh gác rất cẩn mật.

Một Đại Tá từ trên xe Jeep nhảy xuống, bảo các binh sĩ trên xe M113 chở ông Diệm và ông Nhu xuống xe hết. Bảy người trên xe nhảy xuống, nhưng tài xế và anh hạ sĩ xạ thủ được ra lệnh ở lại. Xe được lệnh đi vào Tổng Nha.

Khoảng 20 phút sau, chiếc M113 lại từ Tổng Nha chay ra. Các binh sĩ lúc nảy được lệnh leo lên xe lại. Xe chạy ngược đường Võ Tánh trở lại đường Cộng Hòa. Nhân chứng hỏi hạ sĩ xạ thủ:
- Ông Diệm và ông Nhu đâu?
- Ở dưới.
- Sao rồi?
- Ông Nhu bị tra tấn khủng khiếp rồi bị xiết cổ chết bằng dây điện.

Người ta hỏi ông ta nhiều lần: Vàng, bạc, tiền của cất đâu? Ai giữ? Cơ sở kinh tài gồm những cơ sở nào? Ông Nhu trả lời không biết.
- Còn ông Diệm?
- Ông Diệm bị đè cổ ra trói thúc ké rồi ném vào hầm xe.
- Chết hay sống?
- Không biết.


Xe qua khỏi trường Petrus Ký rồi quẹo phải vào đường Hồng Thập Tự thì gặp lại 2 xe Jeep và hai xe chở binh sĩ lúc xuất hành buổi sáng. Xe Đại Tá Dương Ngọc Lắm đi đầu, xe thứ hai có Đại Úy Nhung. Khi đến đuờng Cao Thắng, bên hông bệnh viện Từ Dũ, xe ngừng lại vì bên kia đang có xe của Tướng Xuân chạy ngược trở lại. Dân chúng ra xem rất đông. Tướng Xuân nhìn Đại Úy Nhung và đưa hai ngón tay trái lên hai lần. Sau đó, ông đưa ngón tay trỏ lên khỏi đầu và co vào duỗi ra đến 4 lần
(gióng như bóp cò). Đại Úy Nhung gật đầu rồi đưa tay lên chào. Khi xe đến gần đường rầy xe lửa thì dừng lại trước cổng xe đã được đóng lại vì đang có đoàn xe lửa đi qua.

Đại Úy Nhung từ chiếc xe Jeep nhảy qua chiến M113 có chở ông Diệm và ông Nhu và la lớn:
"Xuống! Xuống!" Các binh sĩ trên xe M113 nhảy xuống hết. Nhân chứng vừa nhảy xuống đất thì nghe nhiều tiếng súng nổ...

Những lời tiết lộ của nhân chứng này cho chúng ta thêm những yếu tố mới, nhất là đoạn hai ông bị đưa vàoTổng Nha Cảnh Sát để tra tấn và khảo của. Trò khảo của này là một "sở trường" của Tướng Mai Hữu Xuân. Sự tiết lộ này đã giúp giải thích tại sao hai ông bị trói tay ra phía sau lưng, trên mặt ông Diệm có nhiều vết bầm và trên người ông Nhu có nhiều lát dao đâm. Nguyễn Văn Nhung chỉ leo lên xe M113 trong một thời gian ngắn, không thể gây ra tất cả những thứ đó được.

Sau khi thi hành xong lệnh của chủ và lãnh tiền công, "bọn ác ôn côn đồ đáng nguyền rủa" cấu xé nhau về chức quyền và tiền bạc, đưa tới mất mất chủ quyền quốc gia, rồi đến mất nước.

Bây giờ ở nơi các địa tầng "naraca", Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn, Mai Hữu Xuân, Lê Văn Kim, Đỗ Mậu, Nguyễn Văn Thiệu, Dương Ngọc Lắm, NguyễnVăn Quan, Nguyễn Văn Nhung... đang cùng với hai "ông thầy" Henry Cabot Lodge, Lucien Emile Conein nghiền ngẫm về lời nguyền rủa của Tổng Thống Johnson.

Nghe nói trong những năm cuối cùng, Mai Hữu Xuân đã phát điên, thỉnh thoảng quỳ quay vào tường, chấp tay van lạy:
"Xin cụ tha cho con!".


Kể chuyện dời mộ ở Sài Gòn nhân Lễ Vu Lan


(VietNamNet) - Nhân Rằm tháng bảy, ngày hướng tới vong linh mọi người đã khuất, xin gửi tới bạn đọc những chuyện kể xung quanh việc di dời các nghĩa trang ở Sài Gòn trong thế kỷ trước. Trong đó có nhiều chi tiết ít ai biết tới và ngờ tới.

Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi trước khi di dời.

(Mộ ông Ngô Đình Diệm ngoài cùng, bên phải).


Khu vực nội đô TP.HCM tại thời điểm những năm 80 của thế kỷ trước có hàng trăm nghìn ngôi mộ tại các nghĩa trang chính sau: Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi nằm ở đường Điện Biên Phủ cắt với Hai Bà Trưng (địa danh sau giải phóng) tại quận 1, rộng khoảng 7,5ha. Nghĩa trang quân đội Sài Gòn chạy dọc đường Quang Trung ở phường 12, quận Gò Vấp, giáp chợ Cầu. Nghĩa trang Chí Hòa rộng khoảng 25ha, trước là nghĩa trang (Đô Thành), nằm ở phường 15, quận 10. Nghĩa trang Bình Thới rộng khoảng 30ha nằm ở đường Lãnh Binh Thăng, quận 11. Nghĩa trang Phú Thọ khoảng 40ha, nằm ở đường Lạc Long Quân, phường 5, quận 1. Nghĩa trang quân đội Pháp nằm ở đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình.

Các nghĩa trang này được xây dựng từ cuối thế kỷ XIX, dưới chế độ Pháp thuộc, khi quy mô của Sài Gòn - Gia Định còn rất nhỏ. Những năm sau đó, dân cư thành phố nhanh chóng trở nên đông đúc. Và chính quyền đã phải di dời nghĩa trang để "lấy đất xây dựng các công trình phúc lợi, giữ vệ sinh môi trường". Việc di dời được thông báo trước ba tháng. Trước hết là các gia đình tự lo. Nếu gia đình quá nghèo, không thể di dời, thì chính quyền đứng ra thực hiện.

Nhân Rằm tháng bảy, ngày hướng tới vong linh mọi người đã khuất, xin gửi tới bạn đọc những chuyện kể xung quanh việc di dời các nghĩa trang ở Sài gòn trong thế kỷ trước. Trong đó có nhiều chi tiết ít ai biết tới và ngờ tới.


Bí ẩn mộ Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu


Sau khi bị lực lượng đảo chính giết vào tháng 11/1963, hai anh em Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu được chôn ở nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi. Áo quan của Ngô Đình Diệm hình hộp, áo quan của Ngô Đình Nhu có nắp tròn. Một nhân chứng thời kỳ này giải thích, người thân của hai ông đi mua vội quan tài nên chỉ mua được một chiếc hạng tốt dành cho ông Diệm, còn chiếc hạng vừa dành cho ông Nhu.

Mộ hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu khá đặc biệt: không có nấm mộ, bia, chỉ có tấm đan (bê - tông) đặt bên trên cao hơn mặt đất vài chục phân. Suốt từng ấy năm trước giải phóng, hai ngôi mộ nằm lọt thỏm, đìu hiu giữa nghĩa trang bộn bề mộ kiên cố. Những kẻ cơ hội xưa vụt quay lưng với gia đình họ Ngô đã đành, những người thân tín cũng ngại đến thăm viếng vì sợ chính quyền Sài Gòn cũ dòm ngó. Năm 1964, bà Phạm Thị Thân, thân mẫu của hai ông mất, đám tang không người đưa tang.

Một nhân chứng trong Ban di dời sau này kể: Hai ông Ngô Đình Diệm và Ngô Đình Nhu được chôn trong kim tĩnh (hộp bê tông dày và kín) rất khô ráo. Khi cải lên, thi thể của cả hai ông chỉ khô lại chứ không tan rữa, vẫn có thể nhận ra từng người. Đầu hai người đều quấn băng trắng in dấu máu đen từ những vết thương trước khi chết. Khi băng được mở, vết máu vẫn còn cứng. Sau gáy ông Nhu có một vết thương khá lớn, có thể do va đập.

Áo quan ông Ngô Đình Diệm bên phải,

áo quan ông Ngô Đình Nhu bên trái

trước khi được chôn tại nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.

Anh Mâm chia nắm nhang cắm trước mộ ông Ngô Đình Diệm.

Trong thời gian di dời, có một người phụ nữ tên là Hạnh từ Huế vào, xưng là cháu, nhận thi hài hai ông. Bà Hạnh quá khó khăn nên chính quyền thành phố phải lo toàn bộ chi phí ăn, ở, chi phí cải táng và xây mộ mới.

Thi hài ông Diệm, ông Nhu được chôn lại tại nghĩa trang Lái Thiêu (Bình Hòa, Thuận An, Bình Dương), với áo quan loại tốt và kim tĩnh. Mộ ông Ngô Đình Cẩn được chôn tại nghĩa trang sân bay Tân Sơn Nhất sau khi bị xử bắn vào năm 1965, và mộ bà thân mẫu Phạm Thị Thân cũng được quy tụ về đây. Trong khu đất rộng hàng nghìn hecta với những rặng cây lớn xanh và mát, mộ gia đình họ Ngô nằm cùng một dãy. Mộ bà Phạm Thị Thân nằm ở giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên. Cách mộ ông Nhu một quãng là mộ ông Cẩn. Trước đây, theo yêu cầu của gia đình, mộ không đề tên, mà chỉ đề "mẫu", "huynh", "đệ". Sau, theo đề nghị của một số người, trong đó có Việt kiều về thăm, mộ được đề đích danh.

Anh Mâm, anh Chẩy - hai trong số hàng chục người trông coi mướn mộ phần tại đây, cho hay: Thời gian đầu, mộ gia đình họ Ngô không có người chăm nom, trong khi đa số ngôi mộ khác có thân nhân thường xuyên lui tới và thuê người chăm nom. Thấy những ngôi mộ đó cỏ mọc tốt, nhiều rêu phong, anh em bảo nhau dọn cỏ, dùng bàn chải chà rêu như những ngôi mộ khác. "Lẽ nào mình quanh quẩn ở đây cả ngày mà lỡ để cho ngôi mộ ngay gần mình lạnh lẽo!" - Mâm nói, sau khi chia đều nắm hương ngút khói, cắm vào từng bát nhang trước bốn ngôi mộ gia đình họ Ngô.

Lúc trước, khi chúng tôi không giới thiệu danh tính, hỏi mộ gia đình họ Ngô, anh quản lý nghĩa trang Lái Thiêu tưởng người đến thăm viếng, bèn chỉ lối.

Quả thật khó tìm mộ gia đình họ Ngô, nếu không có người chỉ đường. Bởi hai ngôi mộ của anh em Ngô Đình Diệm không có nét dị biệt: nằm sệt đất như trước, mà được xây cao ráo như bao ngôi mộ khác. Cỏ xung quanh được dọn sạch, mộ nhẵn bóng, rêu xanh chỉ có thể đóng thành những vệt mỏng manh trong những kẽ bê tông mà bàn chải không len vào được.

Một thời gian sau ngày mộ được hoàn thành, thỉnh thoảng có một số Việt kiều tới thăm viếng, đọc kinh cầu nguyện, cho tiền những người trông nom. Có người để lại cả tên tuổi. Thỉnh thoảng, đại diện Công giáo cũng đến thăm viếng.

Theo ban quản lý nghĩa trang Lái Thiêu, những người đến viếng các ngôi mộ quanh đó thường nhân tiện đặt luôn mấy bông hoa huệ trước mộ gia đình họ Ngô. "Nhiều người trong số họ chỉ biết đó là người đã chết. Cũng giống như tôi, mãi về sau tôi mới biết đó là mộ ông Ngô Đình Diệm, ban đầu chỉ nghĩ đó là ngôi mộ của người dân bình thường nào đó. Tiếc gì nén hương, cây bông (cành hoa - NV), mà ai cấm chuyện này!" - Mâm nói.

Ba ngôi mộ của gia đình họ Ngô nằm thẳng hàng.

Mộ bà Phạm Thị Thân nằm giữa, mộ hai ông Diệm, Nhu hai bên.


---ooOoo---

Ngo Dinh Diem, the first elected President
of the Republic of South Vietnam


The United States President Eisenhower greeted
South Vietnam President Ngo Dinh Diem in Washington, 05/08/1957.


President of South Vietnam Ngo Dinh Diem, left,
is welcomed in ceremonies at Washington National Airport.
With him is President Dwight D. Eisenhower, and behind them, from left,
Air Force Chief of Staff General Nathan Twining, Secretary of State
John Foster Dulles and presidential aide and pilot, Colonel William C. Draper.

Ambassador Fritz Nolting, was appointed ambassador to Vietnam in 1961
with orders to support the government of Ngo dinh Diem.

Ambassador Nolting was succeeded as ambassador by Henry Cabot Lodge
who was approached almost immediately by anti-Diem generals planning a coup.
Nolting, back in the United States, unsuccessfully tried to persuade President Kennedy from such action.

The constitutionally elected Diem was assassinated on November 1, 1963,
an action Ho Chi Minh himself reputedly called "stupid,"
and the military government of General "Big Minh" assumed power.



President Ngo Dinh Diem at Lasan Taberd Highschool, Saigon


Left: Vice President Johnson visiting President Ngo Dinh Diem at Independence Palace, Saigon.
Right: President Diem and Ambassador Lodge four days before the coup d'etat (Dalat, October 28th, 1963).

The U.S. initially supported President Diem but six years later architected a coup d'etat
using General Duong Van Minh, Mai Huu Xuan, Ton That Dinh, and others ... ).
General Mai ordered the murder of President Diem, Advisor Nhu, Colonel Le Quang Tung,
Colonel Ho Tan Quyen, LTC Le Quang Trieu and other Vietnamese Special Forces Staff.


The dirty Generals who betrayed President Ngo Dinh Diem for $42,000 U.S. dollars U.S. from Lucien Conien.

Picture taken on the Anniversary of the Republic of Vietnam, October 26th, 1963, 5 days before the coup d'etat.

Left: General Duong Van Minh, General Le Van Kim, unknown Colonel (??), General Tran Van Don.

Right: Generals Kim, Dinh, Don, Vy, and Xuan under house arrest in Dalat (1964).


Colonel Nguyễn Văn Y was Deputy of Security and Police and

Chief of Central Intelligence Agency was jailed by the Generals for being

loyal to President Diem along with Colonel Nguyen Van Chieu,

Colonel Ngo Chuan and many other high-ranking officers.

(source: Miss Nguyen Thi Nguyet Anh, daughter of Colonel Nguyen Van Y)

Đại Tá Nguyễn Văn Y, nguyên Tổng Giám Đốc Công An Cảnh Sát,

kiêm Đặc Ủy Trưởng Trung Ương Tình Báo,

dưới thời Đệ Nhất Cộng Hòa của Cố Tổng Thống Ngô Đình Diệm.

(Cô Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, Ái Nữ của Cựu Đại Tá Nguyễn Văn Y)

To cover up the blunder, US press reported that President Diem was corrupted.
When he was assasinated, he owned only one very small and simple home.

The death of President Diem was a political embarasement for President Kennedy.

Less than three weeks after President Ngo Dinh Diem was assassinated,
President John F. Kennedy was likewise killed by an assassin's bullet,
and the burden of Vietnam passed to Vice President Lyndon Johnson.
Johnson supported South Vietnam's ineffectual military rulers with
extensive military and economic aid and, beginning in 1965,
large numbers of U.S. ground troops. Ten years and
58,000 American deaths later, the communists with
Russia-China's aid took over South Vietnam.

0 comments:

Powered By Blogger