Friday, November 9, 2018

Đồng Nai: Phiên phúc thẩm 15 người dân biển tình chống luật đặc khu

Ảnh: Luật sư Đặng Đình Mạnh

CTV Danlambao - Sáng ngày 09/11/2018, Tòa án côn an Tp Biên Hoà - địa chỉ đường Nguyễn Du, khu phố 1, phường Bửu Long, Tp Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đã mở phiên phúc thẩm “công khai” xét xử 15 thanh niên yêu nước với cáo buộc “gây rối trật tự công cộng” theo điều 218 BLHS.

Đa số những thanh niên còn rất trẻ:

1/ Trần Nguyễn Duy Quang, (nam) sinh năm 1983.

2/ Phạm Ngọc Hạnh, (nữ) sinh năm 1973.

3/ Đinh Mã Phong, (nam) sinh năm 1990.

4/ Nguyễn Thị Thùy Dung, (nữ) sinh năm 1999.

5/ Hồ Công Di, (nam) sinh năm 1995.

6/ Diệp Út Tiền, (nam) sinh năm 1994.

7/ Võ Như Huỳnh, (nam) sinh năm 1995.

8/ Nguyễn Thị Lan Anh, (nữ) sinh năm 1997.

9/ Phạm Ngọc Huyền, (nữ) sinh năm 1995.

10/ Đinh Kha Ly, (nam) sinh năm 1987.

11/ Đoàn Văn Thưởng, (nam) sinh năm 1974.

12/ Nguyễn Thanh Toản, (nam) sinh năm 1983.

13/ Nguyễn Thị Ngọc Phượng, (nữ) sinh năm 1988.

14/ Nguyễn Thị Trúc Anh, (nữ) sinh năm 1994.

15 Nguyễn Thị Ngọc Liễu, (nữ) sinh năm 1974.

Luật sư bào chữa gồm có luật sư Nguyễn Văn Miếng, luật sư Đặng Đình Mạnh và luật sư Trịnh Vĩnh Phúc.

Thẩm phán chủ tọa phiên tòa: Ông Nguyễn Văn Thành

Kiểm sát viên: Ông Phan Hoàng Quân.

Có khoảng 30 người ngồi bên trong phòng xét xử, phần đông là lực lượng công an, an ninh mật vụ. Phiên toà này rất “công khai”, đến nỗi tất cả những thân nhân của người bị xét xử “được phép” vào bên trong phòng lúc sắp bế mạc phiên toà và mỗi gia đình chỉ được 1 người vào.

Trước đó, ngày 10/6/2018, 15 thanh niên yêu nước và những người bạn đã đồng hành cùng hàng trăm ngàn người trên nhiều nơi trên đất nước Việt Nam, đứng lên biểu tình phản đối “dự luật an ninh mạng” và “dự luật đặc khu”. Họ mang theo băng rôn, khẩu ngữ chống Trung cộng xâm lược và hô vang “Phản đối cho Trung Quốc thuê đất 99 năm”, “Phản đối Quốc Hội thông qua luật đặc khu”. 

Cùng ngày tất cả những thanh niên này bị lực lượng công an, an ninh cộng sản, đàn áp, đánh đập rất dã man và bắt giam.

Ngày 30/7/2018, 15 thanh niên yêu nước và 5 người bạn khác (không kháng án) đã trải qua phiên sơ thẩm tại Toà án côn an Tp Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai với cáo buộc “Gây rối trật tự công cộng” theo điều 218 với những mức án khác nhau: 

- Nguyễn Đình Trường, Phạm Văn Linh, Nguyễn Thị Trúc Ly, Nguyễn Thị Thúy, Nguyễn Thị Tuấn mức án từ 12 tháng đến 14 tháng cải tạo không giam giữ.

- Trần Nguyễn Duy Quang, Phạm Ngọc Hạnh, Đinh Mã Phong, Nguyễn Thị Thùy Dung, Phạm Ngọc Huyền, Đoàn Văn Thưởng, Nguyễn Thị Ngọc Phượng, Nguyễn Thị Lan Anh, Hồ Công Di, Diệp Út Tiền, Nguyễn Thị Trúc Anh, Đinh Kha Ly, Võ Như Huỳnh, Nguyễn Thanh Toàn và Nguyễn Thị Ngọc Liễu mức án từ 8 tháng đến 18 tháng tù giam.

Các luật sư đã đưa ra đầy đủ những luận chứng để bào chữa cho thân chủ của mình hoàn toàn vô tội tuy nhiên không được Toà chấp thuận. 

“Biểu tình là thực hiện quyền hiến định của công dân do hiến pháp quy định. Theo đó, họ đang biểu đạt quan điểm cá nhân về những vấn đề của đất nước. Về mặt chủ quan, một trong bốn yếu tố cấu thành tội danh "Gây rối trật tự công cộng" đã không thỏa mãn, vì họ đã không có ý chí cố ý gây rối trật tự công cộng”.

Phiên toà phúc thẩm này không khác gì so với tất cả những phiên toà xét xử những nhà yêu nước khác, đều là án “bỏ túi”. Cuối cùng Toà vẫn tuyên y án sơ thẩm đối với 15 người thanh niên yêu nước này.

Theo luật sư Nguyễn Văn Miếng chia sẻ trên Facebook cá nhân của mình thì hầu hết mọi người luôn giữ khí phách điềm tĩnh, hiên ngang và "khẳng khái cho rằng mình tham gia biểu tình vào ngày 10/06/2018 là xuất phát từ lòng yêu nước, sợ mất nước, “nước mất thì nhà tan”".

Đinh Mã Phong: Bị cáo đã từng là người lính, bị cáo hiểu về tình hình đất nước và hiểu về những hiểm họa đến từ nước “bạn”, cho nên, bị cáo rất bức xúc về việc thông qua luật đặc khu có khả năng cho TQ thuê đất đến 99 năm, nên tham gia biểu tình. Bị cáo không có tội.

Phạm Ngọc Hạnh: Bị cáo không có tội, bị cáo tham gia biểu tình xuất phát từ lòng yêu thương đất nước của mình mà thôi.

Phạm Ngọc Huyền: Bị cáo vô tội. Bị cáo biểu tình vì sợ mất nước, nước mất thì nhà tan…

Chúng tôi xin mượn câu nói của luật sư Nguyễn Văn Miếng để kết thúc bản tin này.

“Chúng tôi rời phiên tòa với tấm lòng trĩu nặng về hình phạt tù giam cho những mái đầu xanh còn quá trẻ, nhưng qua họ, ấp ủ về một niềm hy vọng cho tương lai xứ sở này: "Nước ta còn đó”, không thể "Nước mất thì nhà tan" nếu vẫn còn những bạn trẻ chấp nhận dấn thân chỉ vì "Yêu thương đất nước mình”!


0 comments:

Powered By Blogger