Tuesday, May 1, 2018

Tháng tư: Nhìn hội đàm thượng đỉnh liên triều nghĩ về cái ngu và cái hèn của CSVN

Nguyễn Hoàng Dân (Danlambao) - Ngày 30/4/2018 đánh dấu 43 năm sụp đổ của chế độ VNCH tại miền nam Việt Nam. Đây cũng là ngày được gọi là ngày đại thắng, là cơ hội để đảng cộng sản Việt Nam và chính phủ Hà Nội tổ chức hàng năm đại lễ ăn mừng chiến thắng, khi cuộc chiến tranh nóng kéo dài hơn 20 năm giữa hai miền nam bắc Việt Nam chấm dứt, bởi sự tan rã và hoàn toàn biến mất trên chính trường quốc tế của chính phủ Việt Nam Cộng hòa tại miền nam, đồng thời với việc sáp nhập có tính cưỡng ép giữa hai miền, để cho ra đời sau đó một chính phủ Việt Nam thống nhất, dưới danh xưng Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ tháng 7/1976.

Đây là một thể chế đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện và tuyệt đối của đảng cộng sản Việt Nam, một tổ chức chính trị trực thuộc quốc tế ba cộng sản, đã thừa ủy nhiệm hai đảng cộng sản Lienxo và Trung cộng tiến hành hai cuộc chiến tranh đẩm máu người Việt, nhằm bành trướng ý thức hệ cộng sản xuống vùng Đông nam Á, nhưng lại được bộ máy tuyên truyền cộng sản lưu manh đánh tráo bản chất, trở thành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp giành độc lập và kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược giải phóng miền nam.

…Kỷ niệm 43 năm ngày giải phóng miền nam, thống nhất đất nước, chúng ta vô cùng tự hào nhìn lại bước đường đấu tranh cách mạng lâu dài và oanh liệt mà nhân dân ta đã vượt qua dưới sự lãnh đạo của đảng (…). 43 năm đã qua, song thắng lợi vĩ đại của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi khắc ghi trong lịch sử dân tộc như trang sử chói lọi nhất, ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình vẫn luôn là tài sản vô giá, tiếp thêm sức mạnh cho toàn đảng, toàn dân và toàn quân ta trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Để giành được những thắng lợi to lớn như ngày hôm nay, đất nước ta đã phải vượt qua muôn vàn gian lao, thử thách. Dưới lá cờ vinh quang của đảng, biết bao cán bộ, đảng viên, đồng bào và chiến sĩ đã hy sinh xương máu, nêu cao truyền thống yêu nước, khí phách anh hùng, lòng trung thành vô hạn đối với sự nghiệp cách mạng cao cả của đảng và dân tộc…( Trần Đại Quang, chủ tịch nước CHXHCNVN, Phát huy sức mạnh của ý chí thống nhất đất nước và khát vọng hòa bình trong sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, 28/4/2018 ).

Sau lối nói huê dạng, sặc mùi tuyên truyền và trơ tráo khỏa lấp sự thật của Trần Đại Quang - cũng như của mọi lãnh đạo cộng sản Việt Nam từ trước đến nay - cái giá phải trả cho sự khát khao chiếm đoạt quyền lực của những người cộng sản Việt Nam, dù phải chấp nhận thân phận chư hầu khi làm một tên lính xung kích hèn mọn cho đệ tam quốc tế cộng sản và đồng thời bất chấp mọi mất mát, đổ vở đến độ tan nát cả một đất nước, là một núi tai họa, vừa kinh khủng trong lúc chiến tranh, vừa kinh hoàng khi cuộc chiến lụi tàn và vừa là di họa mãi đến nay mà chưa có dấu hiệu chấm dứt.

Trong chiến tranh có khoảng 2 triệu nạn nhân thường dân bị thiệt mạng vì bom đạn của đôi bên. Phía miền bắc tham chiến có có 1,1 triệu tử trận (trong đó có 800.000 người vẫn chưa thu hồi được thi thể), 600.000 bị thương. Phía miền nam tham chiến có gần 300.000 hy sinh và 1,2 triệu bị thương. Chưa tính đến số tổn thất của các cường quốc Hoaky, Lienxo và Trung cộng có can dự trực tiếp vào cuộc chiến.

Sau chiến tranh có khoảng 100.000 cộng tác viên và công dân VNCH bị giết hại bởi các lực lượng chiếm đóng và những phiên tòa nhân dân lưu động của Hà Nội. Hơn 1 triệu công dân VNCH bị giam giữ dưới chiêu bài tập trung cải tạo, trong đó có gần 300.000 người bị tù đày khổ sai từ 3 đến 17 năm và khoảng 165.000 người thiệt mạng trong tù vì bị giết, đói ăn và đau ốm không được chăm sóc, bị kiệt sức do lao động cưởng bức. Gần 4 triệu công dân VNCH bị chính quyền cộng sản cướp đoạt tài sản, nhà cửa, cưởng bách phải đi vùng kinh tế mới ở những nơi hoang vu, hẻo lánh, thiên nhiên khắc nghiệt, khiến hơn 48.000 thường dân phải bỏ mạng vì môi trường tồi tệ, hay tự vẩn vì cùng quẩn và tuyệt vọng. Hơn 1 triệu người bỏ nước ra đi bằng đủ mọi cách, cố tìm một đường sống trong chín đường chết và đã có hơn 500.000 ngàn người phải ngậm ngùi bỏ mạng giữa biển khơi, hay trên góc rừng, xó núi ở Cambodia, hoặc Thailand.

Đất nước rơi vào nghèo đói và cùng khổ dưới sự cai trị tàn bạo của chế độ chỉ cần thứ đảng viên hồng hơn chuyên, trung thành hơn khả năng, nên mọi mặt sinh hoạt đời sống của toàn xã hội đều suy đồi nghiêm trọng tới mức gần như phá sản vào năm 1985.

Năm 1991 Lienxo và hệ thống các nước cộng sản chư hầu Đông Âu tan rã, để sống còn đảng cộng sản Việt Nam phải hô hào đổi mới kinh tế, kêu gọi đầu tư quốc tế và cho phục hồi từng phần nền kinh tế tư doanh, bên cạnh quay sang đầu phục triệt để chính quyền Trung cộng để tìm chổ dựa cho chế độ, nhờ đó mới thoát ra khỏi được nguy cơ sụp đổ. Tuy nhiên các "chóp bu" Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười có nhanh tay cứu sống được đảng, nhưng kết quả vật chất đời sống thu được cho toàn dân thì khiêm tốn, trong khi các hệ lụy từ tai ách mới do cộng sản tròng lên cho dân tộc Việt Nam thì quá lớn, trong đó không ngoại trừ cả trường hợp bị mất nước vào tay cộng sản Bắc Kinh.

Tính đến năm 2012 thu nhập đầu người của Việt Nam là 1.597USD, xếp hạng 133/184 quốc gia trên thế giới, đến năm 2016 tăng lên được 2.171USD, xếp hạng 132/182 quốc gia được khảo sát bởi ngân hàng thế giới. Dã tâm giữ chặt quyền lực chính trị của đảng cộng sản, bên cạnh các đòi hỏi tất yếu của quy luật kinh tế thị trường, khiến Hà Nội phải đẻ ra quái thai nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và là cái vòng luẩn quẩn khiến kinh tế Việt Nam không thể nào phát triển thuận lợi như dưới mọi thể chế khác. So với vài quốc gia Á châu, để gia tăng gấp đôi GDP Nam Hàn chỉ cần 4,7 năm, Singapore cần 6 năm, Thailand là 10 năm, Indonesia là 10,3 năm, Malaysia cần 10,9 năm, Philippine cần 19,7 năm và Việt Nam cần đến 23,2 năm. Do đó nếu còn duy trì sự cai trị của đảng cộng sản, thì Việt Nam không bao giờ có thể bắt kịp được đà phát triển GDP của những quốc gia đối chứng nêu trên, nói thẳng thừng là phải chịu cầm đèn đỏ đi sau vĩnh viển.

Nguy tai hơn, hố chênh lệch giàu, nghèo giữa các thành phần xã hội ngày càng quá rộng và bất công trong xã hội mỗi lúc mỗi gia tăng quá lớn. Tuyệt đại bộ phận tài sản quốc dân, tài nguyên, của cải đều thuộc về một nhúm cán bộ, đảng viên quyền thế và một số ít đại gia tư bản đỏ cấu kết thành các nhóm lợi ích xâu xé làm của riêng, với biệt phủ trong nước, biệt thự ở ngoài nước và của chìm, của nổi phải tính đến hàng triệu USD, trong khi người dân mất đất đai canh tác, mất ngư trường đánh bắt, môi trường sống nhiểm độc toàn diện, xã hội sa đọa tận đáy của tha hóa. Năm 2011, tính theo 9 chỉ tiêu đánh giá nghèo đói toàn diện MPI (Multidimensional Poverty Index) của chương trình phát triển Liên hiệp quốc UNDP (United Nations Development Programme) nhóm dân đồng bằng sông Cửu Long có đến 49,7% và nhóm dân cao nguyên trung phần có đến 34,5% là thuộc hạng cùng đinh, không lối thoát. Nhiều người, nhiều gia đình nông dân miền tây phải ly xứ, tha phương cầu thực khắp nơi trong nước, lẫn ngoài nước, theo những chương trình xuất cảng lao động bịp bợm, đem con bỏ chợ của cộng sản Hà Nội, dù chỉ là làm những công việc lao động tay chân, cu li xứ người. Đáng thương hơn cả là thân phận người phụ nữ miền tây, nghèo đói phải tìm cách thoát thân, nhưng lên thành thị thì không có nghề nghiệp, kiếm việc làm nuôi thân, giúp đở gia đình thì không dể, thôi thì theo phong trào lấy chồng Đài Loan, Đại Hàn bùng nổ, với 99% con gái vùng đồng bằng sông Cửu Long nhắm mắt đưa chân, trong tổng số phụ nữ Việt Nam phải cam đành xuất cảnh đi lấy chồng xa?!!.

Như một sự tình cờ trớ trêu của lịch sử, ngày 27/4/2018, hai nhà lãnh đạo của hai miền nam bắc Đại Hàn là Kim Jong un, 34 tuổi, chủ tịch đảng lao động ( cộng sản ), đương chức chủ tịch ủy ban quốc vụ nhà nước Bắc Hàn và Moon Jae In, 65 tuổi, đương nhiệm tổng thống Nam Hàn, đã trực tiếp gặp mặt nhau ở Bàn môn Điếm (Panmunjom) trong vùng phi quân sự chia cắt hai miền. Ngoài hình thức tay bắt, mặt mừng và những bước chân của hai nguyên thủ đối nghịch bước qua, lại trên lằn ranh phân chia hai miền, họ đã đồng ý cùng ngồi xuống, cùng thảo luận "một cách thẳng thắn, không giữ khoảng cách dù đã bị chia cắt đến 65 năm", trong một nghị trình mang nặng ý nghĩa hòa giải giữa hai miền, giải trừ vũ khí nguyên tử trên bán đảo Cao Ly, thỏa thuận hòa bình và cải thiện các mối quan hệ liên chính phủ.

…Khi bước chân qua lằn ranh phân định, tôi mới biết giới tuyến này không hề bị một vật to lớn nào cản trở cả. Có điều là phải đến 11 năm, thời khắc lịch sử này mới diễn ra một cách dễ dàng như vậy. Thế nên khi bước qua đường ranh giới, tôi đã tự hỏi tại sao phải mất đến ngần ấy năm mới có được giây phút này? và sao điều đó lại khó khăn đến như thế?. Nếu chúng ta có thể gặp nhau thường xuyên hơn, với những suy nghĩ đoàn kết và quyết tâm, chúng ta có thể xích lại gần nhau hơn và chúng ta có thể an ủi nhau rằng tuy mất 11 năm, nhưng ít ra chúng ta cũng được điều gì đó. Đó là suy nghĩ của tôi và tôi đã thật sự tràn ngập cảm xúc khi bước đi 200m trên dải đất này (…). Tôi có thể thấy người dân hai miền cùng một dân tộc, chúng ta không thể bị chia cắt, chúng ta là đồng bào, chúng ta không nên đối đầu nhau (…). Bàn môn Điếm là biểu tượng của vết thương, nổi khổ đau và sự chia cắt, nhưng từ nay sẽ trở thành biểu tượng của hòa bình. Nam và Bắc của bán đảo Cao Ly có cùng một ngôn ngữ, một văn hóa, một lịch sử, chúng ta sẽ thống nhất lại là một quốc gia, tận hưởng sự hòa bình và thịnh vượng vĩnh viễn…(Kim Jong un, chủ tịch tối cao Bắc Hàn, 27/4/2018).

Một chi tiết nhỏ nhưng đã thu hút sự quan tâm của mọi giới quan sát. Trên các chiếc ghế bằng gỗ hồ đào, có hình một cái khiên với bán đảo Cao Ly và bên cạnh là đảo Dokdo mà Nam Hàn đang tranh chấp chủ quyền với Nhật Bản (Nhật gọi là đảo Takeshima). Chi tiết này cũng được lập lại với chiếc bánh tráng miệng có tên "Mùa xuân của nhân dân" trong bửa tiệc do chủ nhà Nam Hàn khoản đãi khách quý Bắc Hàn và đã khiến cho bộ ngoại giao Nhật Bản phải lên tiếng phản đối. Nam và Bắc Hàn có thể tranh chấp trên vô số chủ đề, nhưng có một thứ mà hai bên cùng chia sẻ là chủ quyền các đảo trong biển Nhật Bản và nỗi đau Nhật thuộc trong 35 năm từ 1910 đến 1945 (RFI, 28/4/2018).

Lịch sử Việt Nam và Đại Hàn có rất nhiều điểm tương đồng, xét dưới lăng kính khảo nghiệm chí công của thời gian, chứng nghiệm qua các thực tế hiển nhiên hiện nay đã rõ ràng là một chua xót lịch sử cho mọi con dân Việt Nam, khi không may có một Hồ Chí Minh và một tập thể cộng sự do y khuyến dụ, lôi kéo, đào tạo đã dứt khoát đặt tham vọng quyền lực cá nhân lên cao hơn quyền lợi của quốc gia, dân tộc.

Nếu không vì tham vọng quyền lực cá nhân, không có dã tâm muốn một mình một chợ, độc quyền lãnh đạo, thì Hồ Chí Minh và các đồng đảng đã không phải quy phục, làm theo lệnh của đệ tam quốc tế cộng sản khi nỗ lực tiêu diệt mọi thành phần yêu nước kháng Pháp dân tộc chủ nghĩa, bên cạnh sự dàn dựng, thúc đẩy và ném hàng triệu sinh mạng người Việt vào cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, dài 9 năm (1946 – 1954), với thực dân Pháp.

Tháng 8/1941 Tổng thống Hoaky Franklin Roosevelt và Thủ tướng Anh Quốc Winston Churchill trong cuộc họp ở Newfoundland – Canada, đã khai sinh ra hiến chương Đại tây Dương, được 26 quốc gia thuộc phe đồng minh – chủ yếu là các đế quốc tây phương – đồng ký kết ủng hộ từ tháng 1/1942, xác định sau khi thế chiến thứ hai chấm dứt (1939 – 1945) các đế quốc tây phương sẽ trao trả sự độc lập và quyền dân tộc tự quyết cho các nước bảo hộ và thuộc địa. Kết quả từ năm 1946 đến 1949 có 12 quốc gia thuộc địa đã được trao trả nền độc lập gồm Philippine, Syria, Liban, Ấn Độ, Pakistan (gồm luôn Bangladesh), Miến Điện, Tích Lan, Palestine, Việt Nam, Lào, Cambodia và Indonesia.

Tuy nhiên đảng cộng sản Việt Nam đã vì lợi ích của đảng, tham vọng quyền lực của giới lãnh đạo đảng, bởi mưu đồ bành trướng ý thức hệ cộng sản của Lienxo và mưu toan bảo vệ biên giới phía nam của Trung cộng, nên quyết liệt chống lại giải pháp chính quyền quốc gia Bảo Đại, tiến hành đảng tranh, sát hại hầu hết mọi người yêu nước ngoài đảng và tuyên truyền, gạt gẫm, dụ dỗ, lôi kéo, cưỡng bức toàn dân Việt Nam rơi vào cuộc chiến tranh 9 năm không cần có và tất nhiên sẽ không cần luôn hào quang phù phiếm Điện biên Phủ, khi cộng sản Việt Nam dâng máu người Việt cho tướng lãnh Trung cộng thực binh, đưa đến sự chia đôi đất nước bởi hiệp định Genève 1954 và việc phân chia quyền lực quốc cộng, với chính phủ VNCH ở miền nam tự do và nhà nước VNDCCH ở miền bắc cộng sản.

Nếu không vì tham vọng quyền lực cá nhân, không có dã tâm muốn độc quyền lãnh đạo, thì Hồ Chí Minh và các đồng đảng đã không phải quy phục, làm theo lệnh của đệ tam quốc tế cộng sản, mà biết dừng lại, không tiến hành cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1955 – 1975), đánh chiếm miền nam của chính phủ VNCH.

Đại Hàn và Việt Nam là hai quốc gia ở Á châu bị chia đôi đất nước từ sau thế chiến hai, cụ thể là trong năm 1953 và năm 1954. Không tính hai miền Bắc Hàn và Bắc Việt, do hai đảng cộng sản cai trị, hai miền Nam Hàn và Nam Việt khá giống nhau về xuất phát điểm, điều kiện nhân văn, địa dư thiên nhiên và môi trường chính trị quốc gia, nhưng VNCH có phần phát triển hơn hẳn, nếu chưa muốn nói là VNCH dưới thời Tổng thống Ngô đình Diệm đã tỏ ra giàu mạnh hơn Nam Hàn.

Năm 1960 GDP đầu người (Gross Domestic Product per Capita) của VNCH là 223USD, trong khi GDP đầu người của Nam Hàn là 155USD. GDP đầu người của Nhật Bản cao nhất Á châu là 479USD, trong khi Thailand chỉ 101USD, Trung cộng mới có 92USD và Bắc Việt là 73USD. Trong cùng thời điểm, so sánh tổng quát và trên bình diện châu lục Á châu, các chỉ tiêu đời sống (living standards) tính theo GDP đầu người của người dân miền nam Việt Nam, tăng trưởng tốt đẹp hơn so với dân các quốc gia lân bang, ngân hàng thế giới WB (World Bank) và quỹ tiền tệ quốc tế IMF (International Monetary Fund) đã xếp hạng người dân VNCH vào loại sung túc ở Á châu, đứng hàng thứ 5 trong tổng số 12 quốc gia Á châu so sánh tiêu biểu.

Cũng từ năm 1960 trở đi, người Việt Nam cộng sản tự tuyên xưng là với lòng yêu nước cao độ, đã mau chóng tái tục và hăm hở đẩy mạnh cuộc chiến tranh xâm chiếm miền nam, gọi là để thống nhất hai miền dưới màu cờ cộng sản, buộc chính phủ VNCH phải cắt giảm phần lớn ngân sách đầu tư, phát triển kinh tế, giáo dục, phúc lợi và gia tăng chi phí quốc phòng lên 61,6% tổng ngân sách quốc gia để đối phó. Người Đại Hàn cộng sản, tức Bắc Hàn do ít lòng yêu nước hơn và chưa cần thống nhất trả bằng máu con dân vội vàng, không dám mơ tưởng tới cuộc chiến tranh giải phóng, nhờ đó chính phủ Nam Hàn đã giành phần lớn ngân sách để đầu tư phát triển quốc gia, chăm chỉ xây dựng kinh tế, chỉ cần có 24,9% tổng ngân sách quốc gia làm chi phí quốc phòng để phòng bị. 

Kết quả cuộc chiến tranh phá hoại do Hà Nội tiến hành, đã hủy diệt miền nam Việt Nam thành công và làm thay đổi cục diện hai nước VNCH và Đại Hàn, theo một tỷ lệ nghịch tuyệt đối.

Tháng 4/1975 VNCH bị cộng sản thôn tính, sáp nhập vào miền bắc Việt Nam, như một hình thức tự thuộc địa kiểu mới (auto colonialism) và chịu chung hoàn cảnh nghèo nàn, lạc hậu như mọi con dân của các chế độ cộng sản.

Đầu thập niên 90, Đại Hàn vươn lên mạnh mẽ về kinh tế, trở thành một trong bốn con rồng kinh tế châu Á, với nền kinh tế lớn thứ 3 châu Á, thứ 13 trên thế giới, có GDP đầu người là 31.750USD. Tính tới năm 2015, có khoảng 90.000 công dân Nam Hàn sống và làm việc tại Việt Nam, đồng thời cũng có khoảng 90.000 công dân CHXHCNVN sống và làm việc ở Nam Hàn. Hầu hết người Hàn ở Việt Nam đều làm ông chủ, người quản lý, tệ lắm cũng làm cai và đốc công, trong khi người Việt Nam ở Đại Hàn chỉ chủ yếu làm công nhân (culi), ở đợ (ô sin) và làm vợ cho các kẻ tàn tật, khùng điên, hay nhược trí (nô lệ tình dục). Các quảng cáo môi giới hôn nhân tại Đại Hàn đều nhấn mạnh mọi đàn ông xứ củ sâm, từ ông già, người tái hôn, kẻ có con, người khuyết tật… đều có thể lấy trinh nữ Việt Nam. Sỉ nhục hơn, chỉ cần sống thử 6 tháng, nếu không thích hợp sẽ được quyền đổi lấy người con gái Việt Nam khác???.

Sự dốt nát và hèn hạ của những người cộng sản Việt Nam so với các lãnh đạo Cao Ly (cộng sản, hoặc không cộng sản) hiện nay không phải là những lầm lẫn nhất thời, mà đã là cả một quá trình cung cúc thần phục Nga, Tàu, để chiếm đoạt quyền lực và quyền lợi cho cá nhân cũng như cho phe đảng.

Cuộc gặp thượng đỉnh 27/4/2018, Kim Jong-un đã cam kết hai miền nam bắc Cao Ly sẽ không bao giờ lập lại sai lầm đáng tiếc của lịch sử (ngụ ý nói về cuộc chiến tranh Đại Hàn 1950 – 1953 và thỏa hiệp ngừng bắn, phân chia hai miền tháng 7/1953), cũng như Bình Nhưỡng luôn cho rằng loại bỏ quần đảo Dokdo ra khỏi bản đồ bán đảo Cao Ly sẽ làm tổn thương cho người dân sống trên bán đảo.

Trong khi đó miền bắc Việt Nam lại tự xác định đóng vai trò tiền đồn cho phe chủ nghĩa xã hội ở vùng Đông nam Á, dù đốt cháy cả dãy Trường Sơn, cũng huy động con dân Việt Nam đánh Mỹ, không vì tương lai của dân Việt Nam, mà đánh cho Lienxo và Trung cộng, với quyết tâm quyết tử đến người Việt Nam cuối cùng.

Tháng 1/1974 quân Trung cộng đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, sau một trận đánh cô đơn, không cân sức của VNCH và sự câm lặng của Hà Nội. Lập trường không nói ra của cộng sản Bắc Việt là ngầm ủng hộ Trung cộng đánh chiếm Hoàng Sa. Không những Hà Nội gạt phắt đề nghị của Sài Gòn tạm dẹp qua một bên các tranh chấp hậu hiệp định Paris, chính phủ VNDCCH và VNCH nên hợp tác hai bên ra thông cáo lên án hành động xâm lược của Trung cộng, thì Lê Đức Thọ đã phản ứng theo lập luận đang chiến tranh, rất cần sự ủng hộ của Trung cộng, sao lại phối hợp với địch để quay sang chống bạn, Hoàng Sa có ở trong tay của Trung cộng thì vẫn tốt hơn là trong tay bọn ngụy quyền !!!. Hoàng Tùng (Trần Thọ), phó trưởng ban tuyên huấn trung ương, tổng biên tập báo Nhân Dân thì cho rằng vì ta bận đánh Mỹ, không có thời gian và không đủ khả năng để giải phóng Hoàng Sa nên nhờ bạn giải phóng, sau này thống nhất đất nước rồi thì bạn sẽ trả lại cho mình(?).

Một chế độ độc tài phi nhân chẳng khác chế độ cộng sản Hà Nội, một lãnh đạo non choẹt từng bị chế giễu là "little rocket man" man rợ như Kim Jong-un, cuối cùng vẫn xuất hiện trên chính trường quốc tế như một chính khách tự tin, chững chạc và cái tâm cao hơn những lãnh tụ Việt Nam cộng sản hàng vạn lần. Kim biết tự lực xây dựng quân đội, phát triển vũ khí nguyên tử để các nước lớn không thể bắt nạt, nhưng vẫn còn đủ lương tri để không quyết thống nhất đất nước đến cùng bằng máu xương người dân và hôm nay mạnh dạn ghi vào sổ lưu niệm tại nhà hòa bình của miền nam quyết định "một câu chuyện mới bắt đầu, sự khởi đầu của một kỷ nguyên vì hòa bình".

Trong một sớm một chiều, tất nhiên tương lai của bán đảo Cao Ly xoay chuyển thực hư thế nào cũng không thể minh định được ngay, nhanh chóng và chắc chắn – kể luôn cả sự hoài nghi về tính lật lọng, tráo trở của người cộng sản – tất cả vẫn đang còn là các bước đi gai góc và cần nhiều thời gian, thiện chí của hai phía liên quan, nhưng rõ ràng cả thế giới đều có thể thấy được nguyện vọng giảm thiểu tối đa nguy cơ chiến tranh của lãnh đạo hai miền. Tuyên bố chung Kim Jong un và Moon Jae In mạnh mẽ cam kết vận mệnh Cao Ly sẽ được chính hai miền quyết định và trước mắt từ nay hai miền sẽ chấm dứt mọi hành vi thù địch. Khi chính quyền có được tự chủ về quyền lực và người dân không hề bị khích động, gieo mầm chia rẽ, thì tương lai một Cao Ly thống nhất trong hòa bình và hùng mạnh trong cộng đồng thế giới có lẽ cũng không xa.

5/2018.


________________________________

Chú thích:

- Ronald H. Spector, Việt Nam War 1954 – 1975, Encyclopedia Britannica.

- Ray Smith, Casualties US vs NVA/VC, 1996, 1998 and 2000, The History Channel (Including NVA casualty data was provided by North Việt Nam in a press release to Agence France Press (AFP) on April 3, 1995, on the 20th anniversary of the end Việt Nam War).

- Nguyễn hoàng Dân, Sơ khảo án tù tập trung cải tạo Việt Nam 1975 – 1992, 2017.

- Nguyễn hoàng Dân, Đã có một Việt Nam như thế : Việt Nam Cộng hòa 1955 – 1975, 2015.

- Cá

0 comments:

Powered By Blogger