Ng. Dân (Danlambao) - Trong những ngày đầu tháng 2/2018, đảng và nhà nước CHXHCNVN cho tổ chức (đẳng cấp quốc gia) buổi lễ mừng “chiến thắng Mậu thân 1968” khá là rầm rộ. Cùng với những lời lẽ mệnh danh: “Bản hùng ca xuân Mậu Thân 1968” (Nguyễn Phú Trọng?), “Đỉnh cao chói lọi của dân tộc” (trang web Nguyễn tấn Dũng?), còn các vị “đĩnh cao” khác thì: “là bước ngoặc lịch sử cho bao thắng lợi tiếp nối về sau”.
Riêng về phía người dân (trong lẫn ngoài nước) thì rất phẩn uất đau lòng. Các nhà đấu tranh dân chủ - phản biện, phản luận - thì rất là bất nhẫn, khinh thị: một việc làm ngu ngốc, xảo trá, vô liêm sỉ, vô tâm...
Theo như LS Lê Công Định: vô lương tri từ trước đến nay!
Dù gì gì… thì đảng ta, nhà nước ta vẫn cứ hồ hỡi, vẫn cứ vui mừng, và sẵn sàng đổ tiền của để chơi trò nhảy múa – múa trên bao nỗi khổ, và múa trên những xác người.
Từ xưa nay vẫn vậy. Có bao giờ mà đảng biết thương dân? Biết đau theo nỗi đau dân tộc? Và biết ăn năn hối cải qua những việc mình đã làm, dù quá là sai, quá lá ác đức, quá bất nhân. Nếu có một chút nào tỏ dấu hối hận thì cũng chỉ là giả dối. Ví như khi xưa Hồ Chí Minh dùng khăn mù xoa dụi lau mắt, sau lần giết bà “đại ân nhân” Nguyễn thị Năm (Cát Hanh Long) trong cuộc đấu tố ruộng đất giết oan cả trăm ngàn người…
Hẳn là bao người đều biết: vì sau 50 năm, mọi việc (tin tức) đều khá rạch ròi. Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968 là “nỗi đau thương” - đau thương về nhiều mặt:
- Về phương diện thắng, thua: thì có thể nói dù là đánh lén, bất ngờ, nhưng mà VC (nói chung miền Bắc lẫn miền Nam) đã rước lấy thảm bại: không giữ được bất cứ vùng đất chiếm đóng nào, mà khắp nẻo thây phơi. Đa số cán binh VC đột nhập vào (bất cứ cơ sở nào của Mỹ hoặc VNCH) đều chết, bị bắt. Vào mười, ra một hoặc hai, với “ôm đầu máu” mà về. (Thiết nghĩ, không cần phải kể ra đây, vì tin tức từ mọi phía, từ bao năm đã quá rõ).
- Về phương diện tâm linh, tình cảm, tinh thần: Thì đây là một nỗi ám ảnh thương tâm để lại - một nỗi đau 50 năm vẫn chưa thể mờ phai quên lãng, nhất là mỗi độ xuân về.
Chỉ nói riêng ở Huế thôi: thảm sát trên 5.000 người. Thì người CS - kẻ thống trị 50 năm, cho đến ngày hôm nay, mà do chính họ đã gây ra, đã đủ nói lên tính “dã man” thế nào đối với đồng bào, đối với dân tộc? Chưa bao giờ có hối hận ăn năn. Chưa bao giờ có nhận chịu tội lỗi.
Rồi cho đến ngày hôm nay, sau 43 năm độc quyền thống trị, đưa đất nước, dân tộc đi từ thảm họa này sang thảm trạng khác: khốn khổ, lạc hậu, đói nghèo… Và đất nước từng phần bị ngoại bang (Tàu cộng) lũng đoạn, xâm lấn, chiếm lĩnh. (Phạm vi bài viết, (thiết nghĩ) không cần và không thể dẫn giải chi tiết nói ra. Mọi người, hôm nay, đều đã rõ. Nói chung là: đất nước trước mối họa nguy vong (về mọi mặt).
Đảng và nhà nước có bao giờ nói ra cho toàn dân rõ, dân biết - để chung sức, chung lòng, như đảng gọi? Hay là đảng luôn giấu diếm, bưng bít, che đậy. Và đảng CS cứ ngấm ngầm cúi lòn dâng nạp đất đai, biển đảo… Và người dân chịu thảm cảnh chết dần mòn. Mọi sự đã và đang tiếp nối xảy ra. Hoàn toàn thắng lợi chăng? Hay là đến hồi nguy kiệt?
Không lúc nào đảng chẳng lừa dối, mị dân. Và chưa khi nào đảng (kẻ thống trị cầm quyền) chịu nhận nhìn sự thật. Bao lời ru ngủ, tự hào (láo khoét), lúc nào cũng cho là đảng quang vinh?
Rồi hôm nay, một nỗi đau 50 năm - là thảm cảnh Mậu Thân 1968 - một mất mát đau thương vô cùng tận cho cả dân tộc. Những tưởng phải được chôn vùi. Không có ai là thắng cả. Tất cả là thảm bại, thảm thương, nếu nhìn theo phương diện đạo đức. Mà thảm trạng này là do đảng CSVN gây ra. Không biết tội, không biết xấu, rất là vô liêm sỉ, vô đạo đức? Lại tự hào, tự mị, tự tôn, cho là … chiến thắng? - chiến thắng vẻ vang? Bản hùng ca (dân tộc)?
Để làm gì? Để rắm tâm dắt, đưa dân tộc đi vào bước “vinh quang” mới?
Theo như lời đại tướng Phạm Văn Trà (trong những ngày mừng chiến thắng Mậu Thân 1968) đã biện luận: với đại ý: Biết rằng có hy sinh nhiều (rất nhiều) và không thể đánh thắng Mỹ Ngụy (lúc bấy giờ) - với nửa triệu quân Mỹ và trên 1 triệu quân VNCH - nhưng chấp nhận cho đánh, dù phải “chết” để mong đạt mục đích là: đưa Mỹ vào hòa đàm?
Đó cũng chỉ là lời nói phịa, “nổ” cho kêu? Chứ không hẳn vậy. Duy có điều cần hiểu là: vì “mục đích” sẵn sàng “cho chết”. Chết bấy nhiêu cũng mặc.
Xin kể: chiến trận 1968. Trong một số lần QĐVNCH phản công, tìm thấy một số mấy anh cán binh VC bị xiềng chân, chết co quắp bên khẩu súng cộng đồng, bên trong những chiếc “tăng” bị cháy, đã chứng minh cho thấy tính chất dã man của các cấp chỉ huy (của người CS).
Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: “dù phải hy sinh đến người VN cuối cùng, cũng quyết giành thắng lợi”. Và… cũng HCM: “nếu ta mất (ý nói các anh bộ đội xung trận) chỉ mất cái quần đùi, còn được (thắng) là thắng tất cả”. Đau không? Mạng người như cỏ rác.
Trở lại câu hỏi: Mừng chiến thắng “xác chết” để làm gì? Ta thử đặt vấn đề tìm hiểu:
Thiển nghĩ: vinh danh, tự hào cho là vinh quang, là thắng lợi. Là: “Bản hùng ca xuân Mậu Thân 1968”, dẫu là chết chóc đầy dẫy, dẫu rằng đau thương dân tộc. Nghĩa là: dẫu có chết - chết bao nhiêu cũng mặc - miễn đạt đến mục đích, mục tiêu. Vì thế, ta vẫn cứ tự hào, cứ vui, cứ hãnh tiến… cứ tiến theo bước đường (đã định) của đảng.
Và hôm nay, con đường phía trước là: “thực thi hiệp ước Thành Đô”. “Bản hùng ca Mậu Thân 1968” là lời cổ vũ khích động tinh thần. Chết chóc không sợ, làm nô lệ không màng. Toàn dân hăng hái, yên tâm mà tiến bước đi theo con đường “quang vinh” của đảng.
Đi, ta đi cùng tiếp tiến bước. Đi, ta đi hiệp ước Thành Đô.
09/2/2018
0 comments:
Post a Comment