Author: Tưởng Năng Tiến | Source: Đàn Chim Việt | Posted on: 2017-12-03 |
Oh my Darling, Oh my Darling
Oh my Darling Clementine
You are lost and gone forever
Dreadful sorry, Clementine
Oh my Darling Clementine
You are lost and gone forever
Dreadful sorry, Clementine
Percy Montrose
Miền Nam là một vùng đất mới nên nhiều địa phương được gọi theo ngôn từ của người dân bản địa: Phan Rí, Phan Rang, Nha Trang, Tha La, Bưng Môn, Cà Bây Ngọp, Chắc Cà Đao, Mặc Cần Dưng, Lấp Vò, Sa Đéc, Cà Mau, Kon Tum, Pleiku, Da Lat. Với thời gian, một số địa danh “bị” Việt hóa và trở nên quen thuộc hơn tên gốc: B’lao/ Bảo Lộc, Langbiang/Lâm Viên, Dak Nong/Gia Nghĩa …Tôi sống hơi nhiều năm ở Cao Nguyên Lâm Viên, và bị giam rất nhiều tháng ở trại Tân Rai (Bảo Lộc) nhưng chưa bao giờ có dịp đặt chân đến Gia Nghĩa cả – chỉ được nghe nhà văn Võ Phiến nói qua thôi nhưng cũng thấy … thương quá xá rồi:“Về hơn một phương diện, Đà Lạt với Gia Nghĩa là hai đô thị anh em: Gia Nghĩa cũng đồi cũng dốc, cũng khí hậu mát, cũng phong cảnh đẹp, cũng muốn là một thành phố du lịch như Đà Lạt. Nhưng Gia Nghĩa muốn mà chưa thành.
Một người địa phương tiết lộ, đầy hãnh diện:
– Hồi đó, khu này đâu được phép cất nhà? Cả cái thung lũng này tính biến thành một cảnh hồ đó, ông ơi. Xây cái đập chận ngang quãng sông Dak Nong này lại, thế là có một hồ nước lớn ở giữa thành phố. Lớn và sâu hơn hồ Vịt bên kia nhiều, ông tưởng tượng coi, đẹp chớ: trên hồ thì du thuyền, quanh bờ hồ cho cất mấy cái khách sạn, sớm chiều sương tỏa…
– Thế thì đẹp lắm.
– Ấy, đâu phải chỉ có vậy? Ông đã đi thác Bukhol chưa? Chưa hả? Phải, đáng tiếc, bây giờ không mấy an ninh. Hồi đó, thác Bukhol cũng có chương trình chỉnh trang. Thác Bukhol, tôi cam đoan với ông không thua bất cứ thác nào khác…
– Tôi tin.
– Vả lại ở nơi nào giữa thành phố có được mấy chục mẫu cam, quýt, nhãn, xoài như ở đây? Hả? Toàn giống chọn lọc. Vườn Ương bên kia con suối Dak Ut đó. Bây giờ tan hoang, nhưng hồi đó…
– Hồi đó là?
– Hồi ông Ngô Đình Diệm. Ông Ngô hứa hẹn sẽ xây dựng Gia Nghĩa thành ra một trung tâm du lịch. Như Đà Lạt.
- Như Đà Lạt?
– Nghĩa là đại khái thế, nhưng không hẳn thế. Đà Lạt dành cho du khách tư bản, ngoại quốc; Gia Nghĩa dành cho khách trung lưu, quốc nội. Công tư chức chẳng hạn, mỗi kỳ nghỉ phép có thể lên đây chơi. Khí hậu dễ chịu lắm ông ơi…
Gia Nghĩa bây giờ chỉ là cái phần nổi lên trước mắt của một băng sơn. Đừng chê là nhỏ đấy nhé: phần lớn nhất của nó, khối mênh mông đó nằm trong… dự ước. Nằm nguyên trong dự ước, trong những câu chuyện trò nhắc nhở hàng ngày của dân chúng địa phương từ, ‘hồi đó’ đến giờ, nằm nguyên không hao mòn suy suyển.”Ông Diệm từ trần vào năm 1963. Hơn nửa thế kỷ đã qua. Cái “dự ước hồi đó” của người dân Gia Nghĩa (ngó bộ) đã “hao mòn” và “suy suyển” nặng.Bây giờ, chỉ cần lướt qua mấy cái tiêu đề của những bản tin – nhan nhản hằng ngày trên báo chí – cũng đủ khiến cho độc giả phải lấy làm ái ngại:
Giữa “thâm sơn cùng cốc” mà có “biệt phủ của trùm ma túy,” cùng đĩ điếm tụ tập từng đoàn, và “sát thủ thanh toán theo hợp đồng” thì cái “dự ước hồi đó” (về một Gia Nghĩa thơ mộng với “du thuyền” và “sớm chiều sương tỏa) coi như là tiêu tán thoòng!
Niềm hy vọng duy nhất của Dak Nong về công nghiệp bô xít cũng thế, cũng kể như “rồi” – theo bản tin của báo Công An Nhân Dân, số ra ngày 13 tháng 3 năm 2017:
“Kết luận thanh tra về việc thanh tra tài chính Tập đoàn Than, Khoáng sản Việt Nam mới được công bố đã cho thấy một bức tranh không hề tươi sáng về tập đoàn này khi có 48 dự án với tổng vốn đầu tư gần 100.000 tỷ đồng đang chậm tiến độ. Cùng với đó là lỗ vượt dự kiến hàng nghìn tỷ đồng cũng như chậm tiến độ nhiều năm của các dự án bauxit.”
Tờ Đất Việt, số ra ngày 21 tháng 11 năm 2017, còn thêm: “Số tiền đã đầu tư vào dự án coi như mất trắng, đó là chưa kể chi phí hoàn nguyên môi trường và thu dọn nhà xưởng nói trên.”
Gia Nghĩa vốn đã nghèo, nay lại “mắc” cái eo nên cơ hàn thê thảm: Đắk Nông: Cảnh người dân qua suối chỉ bằng hai sợi dây cáp Đắk Nông: “Cô ơi! Em đã nhịn đói từ hôm qua tới nay rồi.” Đắk Nông cấp phát 600 tấn gạo cứu đói
Ở một địa phương mà Giám Đốc Lâm Nghiệp, Phó Thanh Tra Giao Thông, Phó Công An Thị Xã … đều bị bắt tuốt luốt vì “ăn không từ một thứ gì” mà dân không đói thì mới là chuyện lạ. Điều khiến thiên hạ lạ lùng hơn nữa là “đề xuất với Thủ Tướng xin 900 tỉ đồng xây quảng trường” của ông Nguyễn Bốn (Chủ Tịch UBND tỉnh Dak Nong) theo tin như bản tin của báo Tuổi Trẻ, phát hành hôm 14 tháng 11 năm 2017:“Hiện nay cả Gia Nghĩa không có chỗ nào để vui chơi, khi có lễ hội hay mittinh cũng không có chỗ nào để tổ chức. Vì vậy tỉnh xin Chính phủ đồng ý, hỗ trợ vốn để xây dựng quảng trường.”
Chưa biết Thủ Tướng & Chính Phủ sẽ trả lời sao nhưng dư luận thì xem chừng không được đồng tình gì cho lắm: Nhân Thế Hoàng "Xây cái mả mệ tụi bây chứ xây", mới lũ lụt xong đồng bào đang đói khát, dân khổ lắm chứ không sung sướng gì đâu mà suốt ngày tượng đài với quảng trường.Mui Tep “Xây cái mả mệ tụi bây” haha
Đặng Phước Daknong quyết tâm xây quảng trường bởi trong dự án to có hiệu quả nhỏ, hiệu quả nhỏ thì phong bì to…. vậy thôi!
Le Van Quy Xây quảng trường để tế ông nội tụi mày hay sao ? Người dân khổ sở, học sinh không có cầu để đi, không có trường để học, không có bệnh viện để chữa bệnh…tại sao không làm !
Nguyễn Văn Hiền Cho đi mà, có 900 chứ mấy. Cho luôn 9000 để nhanh về đích. Ta lại làm lại từ đầu, kkk Nguyễn Phương Xây mả cha tụi bây chớ 900 tỷ Top of Form
Tôi tận tình chia sẻ sự bất bình của công luận nhưng vẫn không khỏi có đôi chút băn khoăn vì sự phẫn nộ (hơi quá mức cần thiết) của khá nhiều người. Ông Chủ Tịch UBND tỉnh Dak Nong, nói nào ngay, đâu có đòi hỏi gì quá đáng.
Những năm qua, giới lãnh đạo cấp cao ở trung ương đã “tiêu” rất nhiều tỷ Mỹ Kim cho những dự án Vinashin, Vinaline, Vinacomin, PVN, TKV … Mãi đến nay địa phương Gia Nghĩa mới đề xuất có vài chục triệu đô la để xây quảng trường mà chả lẽ lại bị chối từ? Không thể ăn đồng, chia đều (đã đành) nhưng cũng phải san sẻ qua lại – ít nhiều – chớ bộ, đúng không?
Liên quan đến sự kiện này, tác giả Phương Trạch có nhận xét như sau:
“Ngày nay, việc ra giá cho các chức vụ từ trung ương đến địa phương diễn ra hầu như công khai. Chức càng lớn thì giá càng cao. Một khi đã phải bỏ tiền ra mua để có chức quyền địa vị, thì việc tiếp theo là phải tìm mọi cách để thu hồi vốn, và sau đó là tìm mọi cách vơ vét để ‘tái đầu tư’. Một cái ghế Chủ tich tỉnh, Bí thư tỉnh lên đến ghế Thứ trưởng và Bộ trưởng có giá vài trăm tỷ…”
Bởi vậy, ông Nguyễn Văn Bốn có “đề xuất” để tìm cách “thu hồi vốn” và “tái đầu tư” thì cũng là chuyện bình thường – hoàn toàn không có gì sai quấy, và rất đúng qui trình – thôi. Vả lại, đây là chuyện nội bộ (chuyện riêng của Đảng) chả liên quan gì đến chuyện dân sinh, như dư luận ngộ nhận.
Chợ đã chiều. Tuồng sắp vãn. Ai cũng phải có phần, và lo cho phần của mình chớ.
Tưởng Năng Tiến.
(***)
(*)Gái mại dâm quá 'đát' tụ về dưới chân cầu Đắk Nông.
Dọc đường, gái mại dâm tụ tập thành nhóm 2 - 3 người, ăn mặc mát mẻ ngồi đón khách. Sau khi thỏa thuận giá, những cô gái này thường hẹn khách đến một số nhà nghỉ trên địa bàn.
Mới chập choạng tối, trên đoạn đường 23 Tháng 3 đoạn gần cầu Đắk Nông thuộc tổ dân phố 1, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, dưới hàng cây ven đường lác đác xuất hiện các cô gái bán hoa lảng vảng chào mời mỗi khi có xe máy áp tới.
Dọc đường, gái mại dâm tụ tập thành nhóm 2 - 3 người, ăn mặc mát mẻ ngồi đón khách. Một người dân sống ở gần khu vực cầu Đắk Nông kể tụ điểm hoạt động chào mời, vẫy gọi khách mua dâm ở dọc tuyến đường 23 Tháng 3 diễn ra khá phức tạp, gây mất an ninh trật tự.
"Có nhiều hôm tôi đi làm về đi qua khu vực này phải đi chậm chậm để quay xe vào nhà. Thấy vậy nhiều cô gái ăn mặc "mát mẻ" đứng ven đường ra vẫy gọi và hỏi tôi có đi không", người đàn ông này cho biết.
Mới chập choạng tối, trên đoạn đường 23 Tháng 3 đoạn gần cầu Đắk Nông thuộc tổ dân phố 1, phường Nghĩa Thành, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, dưới hàng cây ven đường lác đác xuất hiện các cô gái bán hoa lảng vảng chào mời mỗi khi có xe máy áp tới.
Dọc đường, gái mại dâm tụ tập thành nhóm 2 - 3 người, ăn mặc mát mẻ ngồi đón khách. Một người dân sống ở gần khu vực cầu Đắk Nông kể tụ điểm hoạt động chào mời, vẫy gọi khách mua dâm ở dọc tuyến đường 23 Tháng 3 diễn ra khá phức tạp, gây mất an ninh trật tự.
"Có nhiều hôm tôi đi làm về đi qua khu vực này phải đi chậm chậm để quay xe vào nhà. Thấy vậy nhiều cô gái ăn mặc "mát mẻ" đứng ven đường ra vẫy gọi và hỏi tôi có đi không", người đàn ông này cho biết.
Thượng tá Bùi Văn Khẩu, phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh Đắk Nông, cho biết nhóm người hoạt động bán dâm đứng dọc tuyến đường 23 Tháng 3 đoạn gần cầu Đắk Nông chủ yếu đã lớn tuổi, đến từ các tỉnh ngoài như Đắk Lắk, Khánh Hòa, Nghệ An, Hà Tĩnh và các tỉnh miền Đông Nam bộ.
Số này đến địa bàn thị xã Gia Nghĩa thuê phòng trọ. Cứ đêm đến họ đến khu vực gần cầu Đắk Nông vẫy gọi khách. Hoặc đối với khách quen, các cô cho số điện thoại rồi liên lạc, thỏa thuận qua điện thoại.
Sau khi thỏa thuận giá cả, những cô gái này thường hẹn khách đến một số nhà nghỉ trên địa bàn phường Nghĩa Thành hoặc đưa về phòng trọ của mình để bán dâm. Có đêm gần 20 cô gái đứng dọc tuyến đường 23 Tháng 3 để vẫy gọi khách.
Khách mua dâm phải trả cho gái bán dâm là 300.000 đồng/lần, còn tiền thuê phòng gái bán dâm phải trả. Cơ quan công an đã lập biên bản, xử lý hành chính đối với số người mua bán dâm, yêu cầu viết cam kết không tái phạm.
Số này đến địa bàn thị xã Gia Nghĩa thuê phòng trọ. Cứ đêm đến họ đến khu vực gần cầu Đắk Nông vẫy gọi khách. Hoặc đối với khách quen, các cô cho số điện thoại rồi liên lạc, thỏa thuận qua điện thoại.
Sau khi thỏa thuận giá cả, những cô gái này thường hẹn khách đến một số nhà nghỉ trên địa bàn phường Nghĩa Thành hoặc đưa về phòng trọ của mình để bán dâm. Có đêm gần 20 cô gái đứng dọc tuyến đường 23 Tháng 3 để vẫy gọi khách.
Khách mua dâm phải trả cho gái bán dâm là 300.000 đồng/lần, còn tiền thuê phòng gái bán dâm phải trả. Cơ quan công an đã lập biên bản, xử lý hành chính đối với số người mua bán dâm, yêu cầu viết cam kết không tái phạm.
0 comments:
Post a Comment