Thursday, December 14, 2017

Ảnh hưởng chiến tranh Mỹ-Bắc Hàn và kinh tế Trung cộng

Kim Jong-un đến thăm núi Paektu tháng 12, 2017, nằm giữa biên giới TC và Bắc Hàn.

Sara Hsu *VNCH-Ngọc Trương (Danlambao) dịch - Trung cộng và Nga đang tăng cường chuẩn bị cho trường hợp chiến tranh bùng nổ giữa Bắc Hàn và Hoa Kỳ, thực tập chống trả hỏa tiễn mô phỏng trên máy điện toán, trong khi đó các viên chức cao cấp Bắc Hàn thảo luận về tình hình ở núi Paektu.

Hoa Kỳ, Nhật Bản và Nam Hàn đang bắt tay vào các cuộc tập trận, theo dõi tiềm năng tấn công của hỏa tiễn đạn đạo phóng đi từ tàu lặn của Bắc Hàn.

Tất cả những hành động này cần được xem xét cực kỳ nghiêm túc, cả chính phủ và thường dân cũng cần để ý đến hậu quả chiến tranh. Các quốc gia không trực tiếp tham chiến cũng bị ảnh hưởng đột ngột, nhất là nền kinh tế TC - hiện nay gắn liền với kinh tế cả Hoa kỳ lẫn Bắc Hàn. Đồng thời cũng bị nguy hiểm vì tai vạ chiến tranh - TC nằm gần trong tầm sát hại của hỏa tiễn Bắc Hàn.

Ràng buộc kinh tế của TC với Hoa Kỳ và Bắc Hàn:

TC không phụ thuộc nhiều vào kinh tế Bắc Hàn, nhưng ngược lại Bắc Hàn cần TC.

Một khi TC áp dụng biện pháp phong tỏa kinh tế, dân Bắc Hàn sẽ cực khổ hơn nữa, mất lợi tức và mất những vật dụng tối cần thiết cho cuộc sống. Siết chặt kinh tế gây bất ổn, dân tỵ nạn Bắc Hàn sẽ chạy qua TC.

TC cần biên giới ổn định và xa hơn nữa. Các trại tỵ nạn đang được xây dọc biên giới nhằm ngăn chận dân Bắc Hàn trốn thoát tình trạng tồi tệ và chiến tranh bùng nổ. 

Tỉnh Cát Lâm của TC, đang gia tăng lo sợ chiến tranh nguyên tử xảy ra và nhiễm bụi phóng xạ.


Chiến tranh xảy ra, TC sẽ chịu hậu quả nặng nề kinh tế xã hội từ Bắc Hàn. Dân Bắc Hắn di chuyển vào Hoa lục, và dân cư (TC) phía Bắc đổ dồn về phía Nam làm tăng gánh nặng tài nguyên. Gây căng thẳng cho ngân quỹ chính quyền địa phương. Tăng trưởng kinh tế sẽ giảm ở các khu bị ảnh hưởng, đầu tư chậm, vì vậy gia tăng tình trạng bất ổn.

TC có quan hệ kinh tế chặt chẽ với Hoa Kỳ- khách hàng tiêu thụ lớn, chiếm 18% tỷ lệ xuất cảng của TC. Nếu Hoa Kỳ tiến hành chiến tranh với Bắc Hàn, nhu cầu hàng hoá tiêu thụ bị ảnh hưởng tiêu cực, đây là hiện tượng phổ biến trong chiến tranh. 

Nghĩa là lãnh vực xuất cảng của Trung Quốc sẽ suy giảm.

Kinh tế TC bị tổn hại nặng nề, bất cứ bên nào đánh trước.

Giả thuyết khi có chiến tranh, hỏa tiễn Bắc Hàn tấn công các mục tiêu có hiệu quả - điều này hoàn toàn có thể xảy ra - theo một số chuyên viên, vì vậy khoảng thời gian giao chiến sẽ kéo dài, làm suy sụp trầm trọng kinh tế của các quốc gia đồng minh. 

Tình hình thực sự trở thành "thảm khốc", như Bộ trưởng Quốc phòng James Mattis tuyên bố hồi tháng Năm.

Cuộc chiến kéo dài, ảnh hưởng nặng kinh tế TC - ngoại quốc giảm đầu tư và các quốc gia khách hàng giảm nhu cầu. Người tiêu thụ mất tự tin, sản xuất trong xứ cũng xuống theo, chính phủ địa phương, trung ương phải gia tăng chi phí.

Nếu Hoa Kỳ tấn công trước, thủ đô Bình Nhưỡng bị phá hủy cùng với khoảng 6 triệu người bị giết hoặc bị thương, theo Nukemap của Alex Wellerstein, Phụ tá Giáo sư tại Viện Kỹ thuật Stevens.

Bắc Hàn sẽ bị tàn phá, xóa sạch khoảng ¼ dân số. Không nghi ngờ gì nữa khủng hoảng người tỵ nạn sẽ gia tăng rộng rãi, áp lực rất lớn cho các bệnh viện, cơ sở hạ tầng bao gồm dịch vụ nhà ở, nước uống, vệ sinh, cũng như công việc hành chánh của chính phủ.

Phân tích chi tiết cho thấy các ảnh hưởng gián tiếp từ di dân tỵ nạn, thương mại, đầu tư và sức tiêu thụ lên các lãnh vực khác của kinh tế TC. 

Đủ để kết luận bất kể Hoa Kỳ hay Bác Hẳn ra tay tấn công truớc, TC sẽ gánh chịu mọi hậu quả nghiêm trọng về kinh tế.


2017-12-13

0 comments:

Powered By Blogger