Lời dẫn nhập.
Xin phép anh
Đặng Chí Hùng cho phép tôi được đặt tên tựa cho bài viết này của anh là :
“Cô gái nhỏ
bé người Tây Tạng mang tên Tenzin”
Không ngoài
mục đích muốn chuyển nhắn tới thế hệ hệ trẻ, đàn em VN của chúng ta ở Hải ngoại
và trong Quốc nội về những kinh nghiệm đau thương của cha ông mình đã trải nghiệm
qua, với sự nhận thức đứng đắn, xem đó là những bài học vô cùng tận quý giá mà
cha anh mình đã phải trả bằng máu xương và mạng sống cho mình còn tồn tại thay
vì đổ lỗi cho thế hệ ông cha đi trước mình bằng những câu nói vô ý thức.
Cảm ơn anh
ĐCH
Duc H. Vu 10/18/2017
Đặng Chí Hùng
Bài viết này đã hơn 1 năm trôi qua nhưng tôi thấy nó vẫn còn nhiều điều ý nghĩa...Năm 2017 này tôi đã gặp lại cô gái đó và cô cho biết:
Cô gái Tây Tạng đã không hề oán trách cha mẹ, ông bà họ là những "di dân tư tưởng", họ cũng không hề oán trách thế hệ 1 Tây Tạng là "sai lầm" nên mất nước. Thay vì đổ lỗi cho cha chú, cô gái Tây Tạng đó và thế hệ của cô ấy học lại những kinh nghiệm đau thương mà cha chú của cô đã từng trải qua. Các bạn ấy luôn tâm niệm phải xóa cộng sản Tàu khỏi đất nước của Phật Giáo...
***
Buổi thuyết trình về mối quan hệ giữa chính quyền Canada và First Nations (Tức là những người bản địa tại Canada). Sau khi nói về vấn đề này, tôi chọn sự liên hệ đó là hoàn cảnh Việt Nam. Tôi nói về những gì mà người dân Việt đã phải trải qua sau ngày 30/4/1975. Tôi cũng nói về hoàn cảnh hiện nay của đất nước Việt Nam và chính bản thân tôi trước rất đông sinh viên. Tất cả mọi người đều cảm thông cho hoàn cảnh của Việt Nam bởi vì họ đã hiểu thế nào là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Sau tôi, một cô gái nhỏ bé người Tây Tạng mang tên Tenzin lên thuyết trình. Trước hết xin nói về cái tên này, tôi đã hỏi vì sao người Tây Tạng rất nhiều người có tên Tenzin. Cô cho biết là vì người dân muốn lấy tên của Đức Lạt Ma để luôn nhớ đến ông. Trong tiếng Tây Tạng, Tenzin cũng có nghĩa là người lưu giữ tinh thần, người thầy giáo của mọi người. Qua đó, tôi rất cảm phục tinh thần của người Tây Tạng đối với văn hóa, truyền thông của họ. Nhưng sau đây mới là vấn đề chính mà tôi đề cập ở đây.
Tenzin sau khi trình bầy về First Nations và Canada, cô đã trình bày về hoàn cảnh của Tây Tạng. Cô nói về nỗi khổ của người dân bị Trung Cộng đàn áp, của những cái chết thương tâm dưới đòn roi kẻ thù xâm chiếm đất nước họ. Xen lẫn câu chuyện là 3 lần cô quay mặt lại giảng đường và khóc bởi sự nghẹn ngào của một người yêu nước. Ngồi dưới, người viết cũng phải gục mặt xuống bàn…
Nói thật, kể từ khi qua đây, tôi cũng có quen vài em du học sinh, cũng có quen vài em, vài bạn người Việt đi học. Nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy ai nói về hoàn cảnh đất nước trong những dịp mà đáng lẽ phải nói. Ngay cả câu chuyện đời thường của mình, tôi chỉ thấy người dân Việt, du học sinh bàn về shopping, về những món đồ hiệu và những chiếc xe hơi đắt tiền. Các cô gái thì bàn về trai đẹp, đại gia và cả những chuyến du lịch và cả làm sao lấy được chồng Hải ngoại để được ở lại. Người Việt ở Hải ngoại cũng nhiều người lắm khi nói chuyện chỉ biết khoe nhà cửa, job “thơm” và bằng cấp của con cái, rồi hỏi nhau bao giờ về Việt Nam chơi. Họ chẳng cần quan tâm đến đất nước thế nào, vận mệnh dân tộc rồi sẽ ra sao.
Nhìn ngược lại giới trẻ trong nước, đa phần họ cũng chỉ nghĩ đến phim Nam Hàn, sao Nam Hàn, xe đẹp, ăn ngon, gái gú, đại gia, đồ hiệu vv… mà chẳng cần biết đến quê hương dân tộc đang sắp rơi vào hoàn cảnh như của dân tộc Tây Tạng. Nhìn những giọt nước mắt nghẹn ngào của cô gái trẻ Tây Tạng, tôi thông cảm cho cô, cho dân tộc cô và nghĩ tủi thân cho dân tộc mình bởi vì tôi gặp rất ít người Việt, nhất là người trẻ có được tinh thần như Tenzin và nhiều người Tây Tạng đang có. Đó chính là một nỗi buồn cho nước Việt.
Nhìn những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng, tôi lại liên tưởng đến những giọt nước mắt của đám trẻ Việt Nam khóc cho Michael Jackson, cho những ngôi sao phim thị trường của Nam Hàn. Tôi ước gì, những giọt nước mắt đó được nhỏ xuống cho Hoàng Sa–Trường Sa, cho Dân Tộc Việt và cho người Việt thì tốt biết chừng nào… Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước khi mà người Việt hiện nay chỉ biết vùi mình trong những thú vui cho bản thân, cho gia đình mà quên hết họ còn phải sống cho một thứ thiêng liêng hơn cả đó là Tổ Quốc và Dân Tộc.
Ai đã dựng lên nước Việt Nam? Các bạn là người Việt Nam hay là từ trên trời mà có? Có ai suy nghĩ về điều này không hỡi những bạn trẻ Việt Nam? Hãy suy nghĩ và trả lời những câu hỏi đó mỗi ngày bởi vì đó là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi chúng ta với dân tộc mình. Hãy nhìn sang những bạn trẻ Tây Tạng, Phi Luật Tân vv… dấn thân và không hề biết sợ hãi. Họ đang là tương lai tốt đẹp của đất nước họ. Điều đó xứng đáng cho chúng ta học tập.
Hỡi những người con xa xứ của nước Việt. Chúng ta không chỉ ra đi để kiếm được đồng tiền, vinh thân phì gia cho bản thân chúng ta. Chúng ta ra đi để mong ngày dựng lại Việt Nam, mong ngày quê hương không còn tang tóc. Vậy thì hãy quên những chuyến du lịch Tàu Cộng. những chuyến du lịch Việt Nam, những thú vui rẻ tiền đi, mà hãy góp một phần sức lực, vật chất vv… mà bạn có thể để cùng nhau đưa đất mẹ của chúng ta thoát khỏi cơn nguy biến hiện nay. Hãy nhớ rằng chúng ta luôn là người Việt Nam, và phải tự nhủ về điều đó! Những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng cũng là giọt nước mắt cảnh tỉnh mỗi chúng ta đừng vô cảm. Vì nếu chúng ta tiếp tục vô cảm, sẽ có một ngày gần đây, chính con cháu chúng ta sẽ phải bước lên và nói về những điều đau đớn hơn nữa đối với dân tộc Việt. Và lúc đó, lại có thêm nhiều giọt nước mắt như cô gái Tây Tạng kia nhỏ xuống từ chính những con cháu của người Việt. Khi đó, chỉ là những giọt nước mắt muộn màng của cả một dân tộc đã từng kiêu hùng. Còn chờ gì nữa hỡi những người dân Việt?
Giọt nước mắt nào chúng ta nhỏ xuống cho Việt Nam?
Đặng-Chí-Hùng
24-06-2016
***
Cô gái Tây Tạng đã không hề oán trách cha mẹ, ông bà họ là những "di dân tư tưởng", họ cũng không hề oán trách thế hệ 1 Tây Tạng là "sai lầm" nên mất nước. Thay vì đổ lỗi cho cha chú, cô gái Tây Tạng đó và thế hệ của cô ấy học lại những kinh nghiệm đau thương mà cha chú của cô đã từng trải qua. Các bạn ấy luôn tâm niệm phải xóa cộng sản Tàu khỏi đất nước của Phật Giáo...
***
Buổi thuyết trình về mối quan hệ giữa chính quyền Canada và First Nations (Tức là những người bản địa tại Canada). Sau khi nói về vấn đề này, tôi chọn sự liên hệ đó là hoàn cảnh Việt Nam. Tôi nói về những gì mà người dân Việt đã phải trải qua sau ngày 30/4/1975. Tôi cũng nói về hoàn cảnh hiện nay của đất nước Việt Nam và chính bản thân tôi trước rất đông sinh viên. Tất cả mọi người đều cảm thông cho hoàn cảnh của Việt Nam bởi vì họ đã hiểu thế nào là Chủ Nghĩa Cộng Sản. Sau tôi, một cô gái nhỏ bé người Tây Tạng mang tên Tenzin lên thuyết trình. Trước hết xin nói về cái tên này, tôi đã hỏi vì sao người Tây Tạng rất nhiều người có tên Tenzin. Cô cho biết là vì người dân muốn lấy tên của Đức Lạt Ma để luôn nhớ đến ông. Trong tiếng Tây Tạng, Tenzin cũng có nghĩa là người lưu giữ tinh thần, người thầy giáo của mọi người. Qua đó, tôi rất cảm phục tinh thần của người Tây Tạng đối với văn hóa, truyền thông của họ. Nhưng sau đây mới là vấn đề chính mà tôi đề cập ở đây.
Tenzin sau khi trình bầy về First Nations và Canada, cô đã trình bày về hoàn cảnh của Tây Tạng. Cô nói về nỗi khổ của người dân bị Trung Cộng đàn áp, của những cái chết thương tâm dưới đòn roi kẻ thù xâm chiếm đất nước họ. Xen lẫn câu chuyện là 3 lần cô quay mặt lại giảng đường và khóc bởi sự nghẹn ngào của một người yêu nước. Ngồi dưới, người viết cũng phải gục mặt xuống bàn…
Nói thật, kể từ khi qua đây, tôi cũng có quen vài em du học sinh, cũng có quen vài em, vài bạn người Việt đi học. Nhưng tuyệt nhiên chẳng thấy ai nói về hoàn cảnh đất nước trong những dịp mà đáng lẽ phải nói. Ngay cả câu chuyện đời thường của mình, tôi chỉ thấy người dân Việt, du học sinh bàn về shopping, về những món đồ hiệu và những chiếc xe hơi đắt tiền. Các cô gái thì bàn về trai đẹp, đại gia và cả những chuyến du lịch và cả làm sao lấy được chồng Hải ngoại để được ở lại. Người Việt ở Hải ngoại cũng nhiều người lắm khi nói chuyện chỉ biết khoe nhà cửa, job “thơm” và bằng cấp của con cái, rồi hỏi nhau bao giờ về Việt Nam chơi. Họ chẳng cần quan tâm đến đất nước thế nào, vận mệnh dân tộc rồi sẽ ra sao.
Nhìn ngược lại giới trẻ trong nước, đa phần họ cũng chỉ nghĩ đến phim Nam Hàn, sao Nam Hàn, xe đẹp, ăn ngon, gái gú, đại gia, đồ hiệu vv… mà chẳng cần biết đến quê hương dân tộc đang sắp rơi vào hoàn cảnh như của dân tộc Tây Tạng. Nhìn những giọt nước mắt nghẹn ngào của cô gái trẻ Tây Tạng, tôi thông cảm cho cô, cho dân tộc cô và nghĩ tủi thân cho dân tộc mình bởi vì tôi gặp rất ít người Việt, nhất là người trẻ có được tinh thần như Tenzin và nhiều người Tây Tạng đang có. Đó chính là một nỗi buồn cho nước Việt.
Nhìn những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng, tôi lại liên tưởng đến những giọt nước mắt của đám trẻ Việt Nam khóc cho Michael Jackson, cho những ngôi sao phim thị trường của Nam Hàn. Tôi ước gì, những giọt nước mắt đó được nhỏ xuống cho Hoàng Sa–Trường Sa, cho Dân Tộc Việt và cho người Việt thì tốt biết chừng nào… Nhưng ước mơ chỉ là mơ ước khi mà người Việt hiện nay chỉ biết vùi mình trong những thú vui cho bản thân, cho gia đình mà quên hết họ còn phải sống cho một thứ thiêng liêng hơn cả đó là Tổ Quốc và Dân Tộc.
Ai đã dựng lên nước Việt Nam? Các bạn là người Việt Nam hay là từ trên trời mà có? Có ai suy nghĩ về điều này không hỡi những bạn trẻ Việt Nam? Hãy suy nghĩ và trả lời những câu hỏi đó mỗi ngày bởi vì đó là lương tâm, là trách nhiệm của mỗi chúng ta với dân tộc mình. Hãy nhìn sang những bạn trẻ Tây Tạng, Phi Luật Tân vv… dấn thân và không hề biết sợ hãi. Họ đang là tương lai tốt đẹp của đất nước họ. Điều đó xứng đáng cho chúng ta học tập.
Hỡi những người con xa xứ của nước Việt. Chúng ta không chỉ ra đi để kiếm được đồng tiền, vinh thân phì gia cho bản thân chúng ta. Chúng ta ra đi để mong ngày dựng lại Việt Nam, mong ngày quê hương không còn tang tóc. Vậy thì hãy quên những chuyến du lịch Tàu Cộng. những chuyến du lịch Việt Nam, những thú vui rẻ tiền đi, mà hãy góp một phần sức lực, vật chất vv… mà bạn có thể để cùng nhau đưa đất mẹ của chúng ta thoát khỏi cơn nguy biến hiện nay. Hãy nhớ rằng chúng ta luôn là người Việt Nam, và phải tự nhủ về điều đó! Những giọt nước mắt của cô gái nhỏ Tây Tạng cũng là giọt nước mắt cảnh tỉnh mỗi chúng ta đừng vô cảm. Vì nếu chúng ta tiếp tục vô cảm, sẽ có một ngày gần đây, chính con cháu chúng ta sẽ phải bước lên và nói về những điều đau đớn hơn nữa đối với dân tộc Việt. Và lúc đó, lại có thêm nhiều giọt nước mắt như cô gái Tây Tạng kia nhỏ xuống từ chính những con cháu của người Việt. Khi đó, chỉ là những giọt nước mắt muộn màng của cả một dân tộc đã từng kiêu hùng. Còn chờ gì nữa hỡi những người dân Việt?
Giọt nước mắt nào chúng ta nhỏ xuống cho Việt Nam?
Đặng-Chí-Hùng
24-06-2016
***
0 comments:
Post a Comment