Friday, September 30, 2016

Dạy gì? Học gì?


AuthorViếtTừSàigònSourcerfavietnamPosted on: 2016-09-30


Thằng bé CHXHCN Việt Nam mãi bú sữa của đàn anh Liên Xô và Trung Cọng, không chịu lớn
Chuyện dạy và học là chuyện xưa như trái đất, vậy mà ở xứ Việt, chuyện này bao giờ cũng mới. Sự mới này không phải do tri thức mới mẽ, triết lý giáo dục mới mẽ hay phương pháp dạy mới mẽ mà cái mới của sự kì cục, khó hiểu, thậm chí quái dị, hay nói đúng chữ nghĩa thì đây là nền giáo dục quái thai. Vì sao?
Vì lẽ, suốt nhiều năm giáo dục miền Bắc trước 30 tháng 4 năm 1975, người ta đã thay vì dạy cho con người trở nên có tính người hơn thì chính cái nền giáo dục Cộng sản xã hội chủ nghĩa đã đào nặn ra những cổ máy giết người thông qua thơ Tố Hữu và thơ thép, thơ máu của những nhà thơ Cộng sản. Và cái vệt thép, máu ấy kéo dài mãi cho đến bây giờ. Hiếm thấy nền văn học nào mà máu me tẩm đầy trang văn như văn học Việt Nam, từ Rừng Xà Nu cho đến Đất Nước Đứng Lên và hàng trăm bài thơ trong chương trình giảng văn. Đó là chưa muốn nói đến những giờ giáo dục công dân, lịch sử, thay vì dạy đạo đức, dạy kiến thức sử học, người ta dạy con người lòng thù hận.
Và, với bất kì nền giáo dục nào cũng cần có cánh cửa, một cánh cửa, nhiều cánh cửa mở ra để cho con người nhìn ra thế giới và định dạng, định vị chính mình. Cái cánh cửa ấy trong một thời gian dài là tiếng Nga. Hầu như tiếng Nga chiếm toàn bộ các giờ học sinh ngữ trong giáo dục Việt Nam. Trong khi đó, tiếng Nga không cùng hệ ngôn ngữ với tiếng Việt nên việc nuốt nó một cách đơn thuần cũng đã quá đắng. Lại thêm phần tính hấp dẫn của nó hoàn toàn không có. Có thể ví tiếng Nga là ngôn ngữ của sữa. Mà một người đủ trưởng thành thì không thể dùng sữa để thay thế thức ăn của người lớn!
Vì sao lại nói tiếng Nga là ngôn ngữ sữa? Vì lẽ, nền kinh tế Cộng sản xã hội chủ nghĩa Việt Nam hoàn toàn bú mớm, tồn tại nhờ vào bầu sữa bà mẹ Nga. Chính vì vậy, muốn có sữa để uống, đứa trẻ buộc lòng phải khóc oe oe để bà mẹ cho bú! Nhưng rất tiếc, sữa chỉ có giá trị đối với hệ thống Cộng sản lúc đó chưa đầy ba triệu đảng viên. Với nhân dân, một nguồn dinh dưỡng khả thể, phù hợp với người trưởng thành mới là quan trọng. Nhân dân cần một nền kinh tế tự lực tự cường, mỗi người dân cần cơ hội để làm kiếm sống và làm giàu. Muốn như vậy, người ta cần phải học ngôn ngữ của thế giới người lớn, của thế giới công nghiệp và thương mại. Đáp ứng yêu cầu này, chỉ có tiếng Anh – Mỹ và tiếng Pháp.
Và không thể khác đi được, chương trình dạy tiếng Anh và tiếng Pháp đã thực hiện gần ba mươi năm nay, kể từ khi Việt Nam mở cửa, chọn nền kinh tế thị trường (tuy vẫn giữ cái đuôi định hướng xã hội chủ nghĩa!) đến nay. Và có thể nói rằng đây là giai đoạn mà nền giáo dục Việt Nam kể từ sau 1975 đến nay có những đột biến, đột phá. Yếu tố đột biến, đột phá này không nằm trong chủ trương của nhà cầm quyền mà nằm trong nhu cầu tự thân của người học thông qua cánh cửa sinh ngữ, cụ thể là Anh ngữ và Pháp ngữ.


Nè Việt Cọng, các ngươi có cần thêm sữa để nuôi dưởng thế xác yếu nhược của mình không ?
Bởi lẽ, một ngôn ngữ hấp dẫn phải hàm chứa bên trong nó một thứ năng lượng đặc biệt. Cái thứ năng lượng đặc biệt bên trong ngôn ngữ mà tôi muốn nói đến ở đây chính là nền văn minh mà ngôn ngữ đó chuyển tải, nền dân chủ, thể chế chính trị và cơ chế kinh tế cũng như nội lực kinh tế ẩn mình đằng sau ngôn ngữ đó. Trong đó, vấn đề văn chương, triết học và khoa học kĩ thuật đằng sau ngôn ngữ đó cũng đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Thử hỏi, có quốc gia nào hấp dẫn và giàu có hơn Mỹ , Anh và các nước châu Âu? Có quốc gia nào dân chủ hơn Mỹ? Có quốc gia nào được gọi là siêu cường quốc và đầy đủ tính nhân đạo như Mỹ?
Trả lời những câu hỏi này chính là giải mã cho tính hấp dẫn của tiếng Anh và tiếng Pháp. Và khi nắm bắt được sinh ngữ Anh, Pháp, xem như người ta đã có chiếc chìa khóa trên tay để bước vào thế giới văn minh, tiến bộ. Ngược lại, nắm chiếc chìa khóa tiếng Nga, người ta chẳng làm được gì ngoài việc lâu lâu mang nó ra tra nhớt cho khỏi hoen gỉ. Thực tế thất nghiệp và nền kinh tế rệu rã của Nga đã chứng minh điều này. Không cần bàn luận thêm.
Ở một chừng mực nào đó, việc học tiếng Nga trong định hướng Cộng sản xã hội chủ nghĩa nhằm quốc tế hóa nó chẳng khác nào tham vọng tạo ra một thứ ngôn ngữ Esperanto mà Ludwik Lejzer Zamenhof đã cố gắng nhắm thâu tóm ngôn ngữ châu Âu về một mối! Rất tiếc, đây là thứ ngôn ngữ chưa kịp già mà đã chết và đã chết mà chưa được chôn. Cái khó nằm ở chỗ người ta vẫn chưa thôi tham vọng thống nhất ngôn ngữ. Trong khi đó, tự thân ngôn ngữ có tính hấp dẫn và sự thống nhất riêng của nó. Bởi nó chỉ là lớp vỏ chứa hàng triệu thứ khác bên trong.
Bây giờ, đùng một cái, giáo dục Việt Nam lại lao xao chuyện dạy tiếng Trung Quốc. Xin nhấn mạnh là khả năng dạy tiếng Trung rất cao chứ không phải tiếng Hán, mặc dù người ta vẫn dùng chữ “tiếng Hán” để ngụy biện cho việc dạy tiếng Trung và lấp liếm rằng đây là thứ tiếng mở được những kho tàng văn học cổ!
Mà nói đến vấn đề này, lại phát sinh hai vấn đề: Văn học cổ có giá trị phổ quát trong thế giới hiện tại hay không ? và nếu dạy tiếng Trung thì có đi vào được kho tàng văn học cổ hay không?
Hỏi thì hỏi xuôi nhưng trả lời thì phải đi ngược chiều. Nếu dạy tiếng Trung, sẽ không có bất kì chiếc chìa khóa nào để đi vào kho tàng văn học cổ. Bởi hầu hết văn học cổ, có giá trị của Việt Nam đều dùng chữ Hán, Hán Nôm và Nôm. Tiếng Trung hiện tại với sự đổi mới hầu như toàn diện so với Hán tự thì học nó không giải quyết được thắc mắc về kho tàng văn học cổ. Chẳng khác nào người ta khát nước lại múc nước biển cho uống. Vô nghĩa! Và nếu dạy chữ Hán, thì câu hỏi tiếp theo là kho tàng văn học cổ có giá trị phổ quát trong hiện tại hay không?
Câu trả lời là Không! Thực ra, kho tàng văn học cổ chỉ có giá trị tham khảo và nghiên cứu chứ không có giá trị và hiệu dụng làm thay đổi đất nước, làm cho đất nước tiến bộ hơn, văn minh hơn. Bởi muốn tiến bộ và văn minh, người ta buộc phải học và theo đuổi những thành tựu, những sáng tạo mà thế giới phương Tây đã đi rất xa, đất nước Việt Nam muốn tiến bộ thì phải học tập thói quen văn minh và thái độ làm việc chỉn chu, yêu sáng tạo chứ không phải là thái độ bảo thủ Nho học cũng như tập tính ăn cắp của người Trung Quốc. Bởi hiện tại, Trung Quốc chẳng có khả năng nào giỏi hơn khả năng ăn cắp.


Học tiếng Trung để được dạy nghề ăn cắp chuyên nghiệp
Từ chiếc điện thoại thông minh cho đến vũ khí, máy bay quân sự, tàu khu trục, giàn khoan, chiếc xe hơi, cái máy tính… Mọi thứ đều không phải do họ phát minh hay sáng chế mà là thành quả ăn cắp. Họ ăn cắp từ những phát minh cho đến các sáng chế. Như vậy, suy cho cùng, học chữ Hán chẳng khác nào kéo con người Việt Nam quay trở về thời tầm chương trích cú, thời của tam cương ngũ thường, thời của Nho giáo và những điển cố sáo rỗng, vô nghĩa (xét trên khía cạnh tự do và nhân phẩm).
Chỉ có một mục đích duy nhất nếu dạy chữ Nho, chữ Hán hay chữ Trung Quốc cho học sinh Việt Nam thời bây giờ, đó là: Nô bộc hóa cả dân tộc này để nhanh chóng thu về một mối Trung Hoa! Tôi không tin rằng cả hệ thống cầm quyền Cộng sản Việt Nam chỉ toàn là đầu đất. Chắc chắn phải có người nhận ra điều này bởi nó lộ quá rõ. Còn họ vẫn cố chấp thì ôi thôi, hoặc là họ tồn tại, hoặc là dân tộc Việt Nam tồn tại! Bởi nói cho cùng, việc dạy và học cũng giống như trồng và thưởng thức một vườn hoa, hoa hồng tuy nhiều gai nhưng nó nở hoa thơm nên người ta sẽ thích, hoa cứt lợn tuy dễ trồng, gieo đâu mọc đó, không cần gieo cũng mọc nhưng nó thối, chẳng ai muốn đến gần! Mà nói gì thì nói, tiếng Hoa đối với người Việt là hoa cứt lợn, không thể khác đi được!
Viếttừsàigòn

Liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?


AuthorNguyễn Trọng DânSourceDân Làm BáoPosted on: 2016-09-30
A. Tại sao cần đề cập đến vai trò Tổng Cục II?
Việt Nam dồn dập nhiều sự kiện sau ĐH đảng lần thứ 12: Hai ông tướng đứng đầu quân đội là bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh và tham mưu trưởng Đỗ Bá Tỵ bị tước hết mọi uy quyền cùng một lúc. TL QKII là tướng Lê Xuân Duy bất ngờ qua đời với nhiều nghi vấn là bị đầu độc liệt gan. Cả ba cán đầu tỉnh Yên Bái thuộc QK II, trong đó có cả bí thư Phạm Duy Cường bị bắn chết ngay tại trụ sở giữa ban ngày. Đó là chưa kể những sự kiện ngoại giao xảy ra liên tục trong một thời rất ngắn chừng sáu tháng trở lại đây từ việc Ấn Độ cho mượn tiền mua hỏa tiễn đến việc tân bộ trưởng QP là chính ủy Lịch sang thăm Trung Cộng mở đường cho thủ tướng "mát-de" Phúc sang ký kết nhượng bộ thêm về kinh tế; báo hiệu Việt Nam sẽ còn tiếp tục nhập siêu từ Trung Cộng nhiều hơn nữa.
Phân tích thật hư của bao nhiêu đó sự kiện xảy ra mà không mô tả càng rõ càng tốt vai trò của Tổng Cục II (TC II), một bộ phận của quân đội chuyên về tình báo và ám sát, hiện đang nằm dưới quyền điều khiển trực tiếp của TBT Trọng thì là một sự thiếu sót rất lớn.
B. Những can dự của TC II đối với tranh chấp nội bộ đảng ở quá khứ:
Nghị định 96/CP thành lập TC II do thủ tướng Võ Văn Kiệt ký vào ngày 11 tháng 9 năm 1997 dựa trên Pháp Lệnh tình báo do chủ tịch QH lúc bấy giờ là Nông Đức Mạnh cho thông qua. Thật là một sự trùng hợp không ngờ, tháng Chín ngày 11 (9-11) là ngày tưởng niệm các nạn nhân tử nạn vì khủng bố ở Hoa Kỳ thì cũng là ngày kỷ niệm thành lập TC II. Nghị định này được ký do sự hậu thuẫn ngầm của thượng tướng Lê Khả Phiêu, nhằm thu lượm tin tức để khống chế vây cánh TBT Đỗ Mười nhằm giúp Phiêu có thể lên làm TBT đảng ba tháng sau đó thông qua hội nghị TƯ đảng lần thứ tư. Phiêu lên làm TBT không phải thông qua ĐH đảng mà thông qua hội nghị TƯ. Như vậy, Phiêu đã dùng TC II làm một cuộc chỉnh lý, đảo chánh một cách ngoạn mục. Xin lưu ý là sau ĐH đảng lần VII vào 1996, Đổ Mười vẫn bám ghế TBT không nhả cho đến mãi một năm sau, Phiêu mới đủ khả năng hất văng nổi Đổ Mười.
Từ đó, Phiêu nắm chặt TC II như là một công cụ cần thiết để duy trì quyền lực TBT của mình, dùng TC II theo dõi hù dọa gieo rắc sợ hãi lên các ủy viên TƯ đảng. Sợ hãi hay không thì chưa biết những bất mãn gia tăng khiến Nông Đức Mạnh chớp thời cơ, thuyết phục TC II xì ra tin tức bôi xấu, bảo Lê Khả Phiêu có cô vợ trẻ không chính thức người Hoa có tên là Trương Mỹ Vân. Phiêu bị mang tiếng là rơi bẫy mỹ nhân kế của tình báo Trung Nam Hải để rồi phải ký đất nhượng đảo một cách vô lý cho Trung Cộng, nhất là ký kết san nhượng vịnh Bắc Bộ với giá 2 tỷ Mỹ kim.
Tuy nhiên trên thực tế, Phiêu chống lại vây cánh thân Mỹ của chủ tịch nước Trần Đức Lương, thủ tướng Phan Văn Khải và đã làm bọn này bể mặt nặng nề ngay trước mặt tổng thống Clinton khi ông viếng thăm Việt Nam vào năm 2000. Phiêu không chịu đồng ý một cách rất bất lịch sự những gì bọn Khải, Lương hứa hẹn trước với Hoa Kỳ để có thể mời được tổng thống Clinton sang thăm cho nở mày nở mặt. Sau khi tổng thống Clinton ra về, Khải và Lương hết sức căm giận Phiêu nên tìm đủ mọi cách mua chuộc lôi kéo thuyết phục tướng Đặng Vũ Chính, cục trưởng TC II, phản lại Phiêu, đồng lòng với bọn Khải, Lương truất phế Phiêu. TC II phản Phiêu nên một mặt vừa tung tin bôi nhọ triệt hạ Phiêu thẳng tay. Mặt khác, báo cho các ủy viên TƯ đảng là hủy bỏ mọi chương trình theo dõi khống chế các ủy viên do Phiêu tiến hành trước đây. Bị chỉ trích tấn công tứ bề, TC II lại làm phản bất tuân mệnh lệnh, không chịu khống chế các ủy viên TƯ đảng cho mình nữa, Phiêu bị mất chân đứng quyền lực nên rớt đài khỏi chức TBT ở ĐH đảng lần thứ IX một cách thê thảm dù Khải và Lương vẫn ngồi lại chức vị sau đại hội đó.
Sau khi Phiêu bị hất và Nông Đức Mạnh lên làm TBT thế Phiêu vào năm 2001 thì ai ai trong TƯ đảng đều đồng ý là duy trì TC II là cần thiết nhưng để TC II đe dọa theo dõi các ủy viên TƯ đảng là điều cấm kỵ nên TC II từ này phải nằm dưới sự quản lý của bộ QP, không thể bay nhảy vào TƯ tự tung tự tác như trước nữa, cũng như TBT không được quyền dùng TC II để khống chế các nhân vật ở TƯ nữa.
Vào năm 2002, một năm sau khi đã lấy được ghế TBT, Mạnh cho tướng Chính về hưu và đề cử con rể của tướng Chính là tướng Nguyễn Chí Vịnh lên thay. Mạnh làm như vậy vừa khiến Chính rất an tâm mà về hưu, vừa làm mọi người trong TƯ đảng ai cũng an tâm vì Vịnh sẽ được tập thể quyết định sai đâu đánh đấy. TC II không còn là đặc quyền của TBT nữa và không còn là tổ chức dí súng hù dọa các ủy viên TƯ đảng nữa. Nghĩa là, TC II của Vịnh từ nay sẽ tuân theo mọi quyết định sau cùng của Thường vụ Quân ủy TƯ, một "tập thể" thường thường bao gồm TBT, thủ tướng, bộ trưởng QP, chủ nhiệm Tổng Cục Chính Trị, và các thứ trưởng QP.
Năm 2004, Thủ tướng Khải phong Vịnh lên làm Trung Tướng. Nhiều lời đồn cho rằng Khải thưởng công Vịnh vì Vịnh có công sai quân ra dàn xếp cho con trai của Khải thoát khỏi sự truy sát của các băng đảng gốc Hoa ở Đông Nam Á và Ma Cao một cách êm thắm. Ngoài ra, nhiều tin đồn Vịnh cũng như TC II đứng ra đảm nhận trách nhiệm chuyển tiền ra ngoại quốc cho giới chóp bu như Khải hay Mạnh hay Trần Đức Lương nên được thưởng công. Tin đồn đúng hay sai được phần nào hay không chưa biết, nhưng trên thực tế, ĐCSVN cần phong Vịnh làm trung tướng để Vịnh có thêm uy quyền điều khiển TC II lan rộng ra nhiều quốc gia khác để thu thập tin tức tình báo về QP trước bối cảnh Việt Nam hội nhập vào thế giới ngày một sâu rộng hơn và tình hình biển Đông đang bắt đầu manh nha căng thẳng, quân đội đang cần vũ khí mới.
Từ năm 2005 đến 2006, quyền uy của thủ tướng Khải bị yếu hẳn đi và bị phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ từ lấn át lấy hết quyền hành. Đó là chưa kể vụ án tham nhũng PMU 18 thuộc bộ Giao Thông Vận Tải vào năm 2006 khiến Khải bó tay hết đường chống đỡ mà phải nghỉ hưu giữa nhiệm kỳ. Khải thiếu kinh nghiệm ngoại giao nên chuyến đi lần đầu tiên của một thủ tướng CS thăm Hoa Kỳ vào năm 2005 bị đổ vỡ hoàn toàn, chính phủ Bush không ưa Khải, cho Khải là dốt nát không thể bàn bạc được gì dù Khải đã được giới công ty dầu hỏa Mỹ cũng như giới kỹ nghệ xe hơi hết lòng nâng đỡ trợ giúp. Khải đi từ Mỹ về với hai bàn tay trắng mà không đạt được thỏa thuận gì đáng kể. Điều này khiến phó thủ tướng Dũng thúc ép bộ Công An, cục An Ninh của tướng Hưởng phản pháo bôi xấu Khải để Khải hiểu rõ phải từ chức để được an thân.
C. “Châu về hợp phố”:
Sự nhu mì và an phận của Mạnh về mặt nội bộ tạo ra cơ hội ngàn vàng cho Nguyễn Tấn Dũng thâu tóm quyền lực. Đơn giản là Mạnh biết cách giảm bớt xung khắc trong đảng nhưng lại không biết cách để các đảng viên làm giàu, trong đó có cả Mạnh. Dũng được Hoa Kỳ hỗ trợ tài chánh từ FDI, đến các khoản cho vay không hoàn lại khiến đảng viên tha hồ mà đục khoét. Chủ trương của Dũng là nắm chặt bộ Công An để dẹp mọi chống đối lật đổ đảng cũng như dùng công an đè bẹp khống chế những ai phản lại mình bên trong đảng nên vai trò của TC II từ từ bị đi vào lãng quên, kinh phí bị hạn hẹp so với các tập đoàn kinh tế hay các bộ ngành khác. TC II hoàn toàn bị dồn, Dũng dồn ép phải chịu sự điều khiển của bộ QP, không thể ra ngoài khuôn khổ và Dũng nâng đỡ các tướng lãnh công an tối đa khiến con đường đi vào bộ Chính Trị của tướng Vịnh gần như mỗi lúc mỗi khó hơn trong khi các tướng công an núp bóng Dũng ồ ạt thăng lon đi vào TƯ.
Dũng tăng ngân sách cho bộ CA phát triển mạnh, lực lượng CA cơ động thiện chiến ngày càng đông, đó là chưa kể ngành tình báo CA cũng được mở rộng. Dưới thời Dũng làm thủ tướng, quân đội Việt Nam bị tụt hậu nghiêm trọng trong khi bộ CA được trang bị mọi vũ khí, phương tiện tối tân để đảm bảo khả năng trấn áp duy trì vai trò lãnh đạo chính trị của đảng mà Dũng đang làm thủ tướng nắm hết binh quyền. Vai trò chính trị của TC II từ năm 2006 đến 2008 hoàn toàn mờ nhạt trong khi cục tình báo của bộ CA, do thượng tướng CA Nguyễn Văn Hưởng nắm, lại được thủ tướng Dũng trọng dụng trở nên nổi đình nổi đám, được ca ngợi như là "làm ăn hiệu quả" trong việc bắt bớ những người đấu tranh cho Dân Chủ.
TC II bắt đầu bất mãn với thủ tướng Dũng một cách ngấm ngầm từ đó vì không còn được trọng dụng như trước nữa. Nguyễn Chí Vịnh không chống đối ra mặt vì biết thủ tướng Dũng thế rất mạnh, do Dũng là người đi "kiếm chén cơm" về cho toàn đảng, ai ai trong TƯ đảng cũng cần dựa vào Dũng để làm giàu.
Thế nhưng từ năm 2008 trở đi, Vịnh bắt đầu có cơ hội tiến thân khi vị tổng thống tân cử Obama của Hoa Kỳ tuyên bố Đông Nam Á là trọng tâm của chính sách đối ngoại dẫn đến sự nổi giận của Trung Cộng khiến bộ QP của Cộng đảng lúng túng về mặt đối ngoại cũng như đối sách ứng phó - Tướng Vịnh tỏ ra có khả năng giao tiếp trong lãnh vực QP với các nước lân bang như Úc hay Singapore khiến TBT Mạnh tin cẩn cất nhắc lên làm thứ trưởng bộ QP cho trọng trách giao tiếp đối ngoại của Vịnh được dễ dàng.
Điều này làm cục tình báo an ninh của tướng Hưởng ghen tỵ nên bôi xấu Nguyễn Chí Vịnh tối đa. Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng dù sao cũng đã ngồi ở TƯ từ khóa IX năm 2001 nên không muốn tướng Vịnh tép riêu yếu thế qua mặt mình, đảm đang đối ngoại QP. Từ năm 2009 trở đi, tức là năm tướng Vịnh được phong làm thứ trưởng bộ QP đặc trách đối ngoại, tướng Hưởng giật dây cho hàng loạt các tay chân của mình lên tiếng tố cáo tướng Vịnh, chẳng hạn như thư tố cáo của trung tá Vũ Minh Trí, hay vụ tướng Giáp tố cáo tướng Vịnh, gây áp lực cho TBT Mạnh. Đó là chưa kể pháo dội trong dư luận liên tục của Bùi Tín lên án Vịnh là tay sai gián điệp của Trung Cộng. Vịnh im lặng núp bóng bộ QP và biện minh rằng mọi quyết định hành động của mình đều đi theo chỉ thị "tập thể" của UB Quân ủy TƯ. Vịnh tự nhận mình là thiên lôi, sai đâu đi đó mà thôi nên tướng Hưởng đuối lý, chẳng làm gì được Vịnh.
Một điều bất ngờ hơn nữa là phía Hoa Kỳ đột nhiên chê bai tướng Hưởng ra mặt, cho là Hưởng yếu kém về mặt đối ngoại khiến thủ tướng Dũng phát hoảng cho Hưởng về hưu vào năm 2013 và giữ bên cạnh mình làm cố vấn an ninh. Hưởng bực mình chỉ trích Hoa Kỳ không chịu bênh vực Việt Nam công khai mạnh mẽ hơn nữa trước sự lấn hiếp của Trung Cộng tại biển Đông. Hoa Kỳ lại đi khen tướng CA Tô Lâm hơn tướng Hưởng theo như đài BBC loan báo trên đường linkhttp://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2011/09/110905_more_wikileaks_general_huong.shtml.Thế là tự nhiên Vịnh thoát khỏi búa rìu dư luận của Hưởng giật dây do Hưởng phải về hưu, mất hết uy quyền.
Nguyễn Phú Trọng trở thành TBT vào tháng Giêng năm 2011 rấp tâm muốn loại Dũng ra khỏi TƯ cho bằng được dù kín đáo che đậy. Trọng lật đật phong Vịnh lên làm thượng tướng vào tháng 12 cùng năm thông qua bộ QP một cách rất khéo khiến Dũng không nghi ngờ do Dũng coi thường TBT Trọng, cho là Trọng còn quá yếu.
Thế là "châu về hợp phố", TC II lại từng bước nằm trong bàn tay của TBT như buổi ban đầu thời Lê Khả Phiêu. Do có đến tám năm làm cục trưởng TC II nên toàn bộ TC II đến giờ này vẫn là nghe theo lệnh của Vịnh. Trọng có được Vịnh cung cấp tin tình báo đời tư các ủy viên nên từng bước, rào đón uy hiếp các uy viên, dẫn đến cô lập thanh thế của Dũng từ từ.
D. Sai lầm của thủ tướng Dũng:
Từ ĐH đảng lần thứ 10, sai lầm thứ nhất của Dũng khi dồn nỗ lực lo đối phó với vây cánh của Hồ Đức Việt, trưởng ban tổ chức TƯ, tìm đủ cách đề ông này bị hất văng ra khỏi TƯ mà quên nhìn đến Trọng, đang làm Chủ Tịch QH, nghị gật lù khù. Dũng cần phải loại Trọng ngay từ đầu. Khi trở thành TBT, Trọng đã từng bước có tính toán liên kết với TCII, liên kết với Trương Tấn Sang, chặt từ từ bớt thế lực của Dũng ở dàn bí thư tỉnh, dàn đảng ủy khối CA, đảng ủy ở các tập đoàn kinh tế, ngân hàng, ban tuyên giáo, cũng như cô lập tướng CA Lê Hồng Anh, ngồi ở chức bí thư để kèm kẹp Trọng giùm cho Dũng. Lê Hồng Anh làm sao mà đối phó lại Trọng cho nổi!
Sai lầm thứ nhì là Dũng quá coi trọng bộ CA nên để xổng TC II lọt vào tay Trọng một cách dễ dàng. Nhờ có TC II trong tay, Trọng lần hồi khống chế lôi kéo được các tướng lãnh trong quân đội bất mãn Dũng do ăn chia quyền lợi kinh tế không đồng đều. Trọng cũng dùng Nguyễn Chí Vịnh kéo dài tiến trình mở cửa Cam Ranh để đường lối hợp tác quân sự giữa Hoa Kỳ và Việt Nam bị trì trệ, chậm chạp khiến Trọng có đủ thời giờ tìm thêm hậu thuẫn từ Bắc Kinh về tiền tài để mua chuộc các ủy viên TƯ khác trong đảng phản Dũng. Cũng giống như TBT Phiêu, Trọng dùng TC II để củng cố thế lực nhưng kín đáo và có tính toán hơn hẳn Phiêu. Dũng có thừa tiền nuôi TC II nhưng do quá khứ tai tiếng của TC II thời Lê Khả Phiêu nên Dũng bỏ lửng TC II cho QP quản lý. Do đó, TC II từng bước ngả vào TBT Trọng để có thêm quyền lực.
Điều sai lầm quan trọng nhất của thủ tướng Dũng là ông ta không có một kế hoạch cụ thể nào trong việc lật hay triệt tiêu Nguyễn Phú Trọng hoàn toàn. Dũng chỉ lo chống đỡ sự tấn công của Trọng trong ôn hòa để duy trì sự thống nhất trong đảng mong cùng nhau thụ hưởng uy quyền tiền tài trong khi Trọng thì tìm đủ cách loại Dũng bằng mọi giá. Đơn giản là vì Dũng quá tin vào sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ mà quên đi "nước xa không chữa được lửa gần,” Trung Cộng ngày càng tung tài lực hậu thuẫn TBT Trọng công khai khiến vây cánh của Dũng bị đuối dần do mải lo chống đỡ hơn là phản công.
Nay Dũng bị hất văng ra khỏi bộ chính trị là hoàn cảnh quá thuận lợi để TC II hoành hành trở lại. Bộ CA bao lâu nay được Dũng cưng chiều sẽ là mục tiêu thanh toán hàng đầu của TC II trong cuộc đấu đá dành quyền lực. Đương nhiên, tham vọng này không nằm ngoài chủ ý của TBT Trọng.
E. Nguyên nhân đối đầu giữa Trần Đại Quang và Tổng Cục II:
Khi bộ trưởng CA Trần Đại Quang viếng thăm TC II vào tháng 12 năm 2014 thì mọi người thấy ngay nỗ lực muốn dàn hòa giữa bộ CA và TC II, xóa bỏ hay cố tình làm giảm dần những căng thẳng xích mích trước đó. Mức độ dàn hòa sâu đến đâu chưa biết, nhưng mở đường cho Trần Đại Quang lôi kéo tăng thêm ảnh hưởng của riêng mình đối với TC II. Ông Quang yêu cầu TC II phải hợp tác chặt chẽ hơn nữa với bộ CA. Quang né tránh sai lầm của thủ tướng Dũng trước đó và tìm đủ cách lôi kéo TC II ra khỏi ảnh hưởng của bộ QP và hổ trợ Quang trong tương lai.
Khi bộ trưởng QP Phùng Quang Thanh thất lễ với bộ trưởng QP Hoa Kỳ là ông Carter buộc thủ tướng Dũng phải ra tay dạy cho Thanh một bài học, nhờ tướng Đỗ Bá Tỵ ra lệnh giam lỏng và tước hết binh quyền của Thanh vào tháng Sáu năm 2015 thì TC II phản đối và TBT Trọng đã gọi Trung Cộng ra mặt ép Dũng buông tay. Sau vụ này rồi, TC II biết rõ nếu Dũng ngồi lại sau ĐH đảng lần thứ 12 thì TC II hết đường sống nên tung hết lực khống chế thuyết phục các ủy viên bỏ phiếu truất phế Dũng để hưởng tài lực mua chuộc bởi Trung Cộng.
Tướng Tỵ nghe theo lời thủ tướng Dũng thi hành vụ giam lỏng này nhưng bất thành khiến ông ta bị hất văng ra khỏi bộ QP.
Bộ trưởng CA Trần Đại Quang biết đây là cơ hội ngàn vàng để khiến Phùng Quang Thanh không thể nào dòm ngó chức Chủ tịch nước được nữa nên gật đầu cộng tác với TBT Trọng và Trương Tấn Sang cứu Phùng Quang Thanh ra khỏi sự giam lỏng. Quang đưa lính đến bộ QP giải cứu Thanh khiến Tỵ bị hỏng giò. Tuy nhiên, để mua chuộc và giảm bất mãn của các tướng tá quốc phòng theo chân tướng Tỵ, Quang hứa hẹn tăng cường mua vũ khí hiện đại như các tướng lãnh mong muốn để đối phó với Trung Cộng. Quang cũng ráng bao che khiến dàn tướng tá theo chân Đỗ Bá Tỵ còn nguyên tại chức, chỉ có mỗi mình tướng Tỵ là bị hất văng ra khỏi bộ QP nhưng vẫn còn là ủy viên TƯ đảng. Điều này khiến TC II lo ngại vì sợ tướng Tỵ sau này nếu có cơ hội có binh quyền trở lại sẽ bóp nát TC II trong chớp mắt.
Cho đến giờ phút này, vụ điều tra án mạng ở Yên Bái đã chìm xuồng. Không thanh toán các nạn nhân tại nhà riêng mà đi vào thẳng trụ sở tỉnh thanh toán là tác phong của bên quân đội, không phải tác phong thanh toán của cục an ninh thuộc bộ Công An. Thanh toán giữa ban ngày ban mặt tại trụ sở tỉnh sắp có cuộc họp người đi qua đi lại đông đúc chứng tỏ các sát thủ không hề sợ bị truy tố hay sợ có người biết. Đây cũng không phải là tác phong thanh toán của giới giang hồ buôn lậu gỗ như Cộng đảng tung tin đồn. Cho nên mọi nghi vấn khi điều tra vụ thanh toán tại Yên Bái bắt buộc sẽ phải dồn vào TC II hoặc bộ TLQK II. Tuy nhiên, bộ TLQK II dù có bất đồng hay ghét bí thư Cường ra mặt thì cũng không thể tùy tiện đi bắn một uy viên TƯ đảng ngay trụ sở. Như vậy, chỉ còn lại có TC II là nghi phạm lớn nhất bởi vì TC II có đầy đủ khả năng ám sát và có sự hậu thuẫn trực tiếp của TBT. Cục 11 của TC II có thể là cục đảm nhiệm vụ thanh toán này. Cục 11 của TC II chuyên về trách nhiệm nhổ mọi cái gai nguy hiểm cho TƯ đảng hay cho TBT. Phía bên CA Trần Đại Quang đúng ra đã có thể hý hửng đẩy người của mình vào ngồi ghế của ông Cường cho thêm thanh thế ở QK II sau khi lực lượng CA của Tô Lâm ồ ạt kéo lên Yên Bái dàn xếp sự việc nhưng TBT Trọng có lẽ đã đoán được tham vọng của ông Quang ngay từ đầu nên đưa ra một người vô thưởng vô phạt như bà Trà ra làm bí thư. Điều này khiến cho mọi người dễ dàng nhận thấy Trần Đại Quang đã trở thành nỗi lo sợ và là cái gai trong mắt TBT Trọng. Chỉ đúng một tháng sau vụ Yên Bái, TBT Trọng trở thành TBT đầu tiên ngồi trong đảng ủy bộ CA để xét việc. Rõ ràng, Chủ tịch nước tướng CA Trần Đại Quang hiểu rằng tính mạng mình đang bị TC II đe dọa và Quang có khả năng thuyết phục được TC II phản Trọng hay không thì cần thời gian để kiểm chứng. Hoặc là nếu Quang ỷ mình nắm cục An ninh trong bộ CA cũng đủ mạnh để phá vỡ sự kiểm soát của TBT Trọng đối với mình thì đương nhiên, bộ CA sẽ phải đương đầu bắn nhau đì đùng với TC II, một điều rất dễ xảy ra trong nay mai ở Hà Nội.
Bất luận là có vụ bộ CA bao che để ông phó chủ tịch tỉnh Hậu Giang Trịnh Xuân Thanh trốn thoát hay không thì TBT Trọng vẫn tìm cách không chế bộ CA lý do ông Quang đang có xu hướng thực hiện lời hứa của mình đối với bên quân đội, đó là mua thêm vũ khí để phòng chống Trung Cộng làm TBT Trọng rất khó xử trước chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình. Hơn nữa, tàn dư vây cánh tham nhũng của thủ tướng Dũng ồ ạt núp bóng Quang thì TBT Trọng không thể nào để yên.
Không cần Trương Tấn Sang tự là Tư Sâu viết bài than thở để nhắc nhở nền chính trị Việt Nam lắm trăn trở đa đoan để kêu gọi đoàn kết, Trần Đại Quang không ngu dại gì chọn con đường nhịn nhau để cùng sống như thủ tướng Dũng lầm lỡ trước kia nữa vì với sự can dự và hậu thuẫn sâu rộng của chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình, TBT Trọng sẽ không dại gì mà nhường hay chịu chia sẻ quyền lực của vây cánh mình cho bất cứ vây cánh nào khác trong đảng để cùng nhau hưởng tài lộc uy quyền. Phe TBT Trọng muốn gom trọn! Trần Đại Quang biết rõ điều đó và chắc chắn, Quang cần phải ở tư thế sẵn sàng phản công. Trần Đại Quang đang cố lôi kéo quân đội về phía mình, cố hòa giải những bất đồng giữa bộ CA và các tướng lãnh bộ QP. Khó khăn ở một chổ là, mọi động tĩnh bên bộ QP, TC II đều ngăn cản. Trần Đại Quang cần tướng Đỗ Bá Tỵ trở lại bộ QP để thảm sát người của TC II, bẻ gãy uy quyền của TBT Trọng càng sớm càng tốt!
Viên đạn của bên nào bay ra nhanh hơn, của TC II hay của bộ CA thì cần thời gian để trả lời, nhưng chắc chắc, sự hiện diện của bộ trưởng CA Trung Cộng Quách Thanh Côn ngay vào thời điểm này tại Hà Nội khiến Trần Đại Quang biết rõ là mình không còn nhiều thì giờ để chuẩn bị cho cuộc phản kích thẳng vào TC II hay TBT Trọng nữa. Có lẽ, ngoài Nguyễn Tấn Dũng ra, ngay cả Trần Đại Quang cũng không phải là đối thủ của TBT Trọng về khả năng đấu đá dành quyền lực. Hơn nữa, liệu Trần Đại Quang có dám đánh phủ đầu TBT Trọng hay không?
25.9.2016

Nguyễn Trọng Dân

Làm Gì Ở Mỹ ?


Author- Phan Ngọc VinhSourceNgười Phương NamPosted on: 2016-09-30
Bạn từ Việt Nam đi du lịch sang Mỹ. Bạn bằng tuổi mình, năm nay được 65 cái xuân xanh, nhưng nhà nước ở VN cho Bạn về đuổi gà chăn vịt từ lúc tuổi mới 55, trong khi mình vẫn còn mài đũng quần, ngồi "dũa" móng cho các bà già Mỹ.
Từ hồi học Trung học, Bạn là người Bạn tốt đối với mọi người, nên bạn bè của Bạn bây giờ ở khắp năm châu. Bạn được các bạn mời đi thăm các nơi khắp nước Mỹ và đây là chặng dừng chân cuối cùng, đó là tệ xá của mình .
Ông Xã mình nhường chỗ cho Bạn ngủ với mình, và câu đầu tiên khi ngã đầu nằm cạnh nhau, Bạn hỏi mình "Làm gì ở Mỹ ". Chỉ 4 chữ thôi, nhưng nó trải dài 22 năm ở Mỹ. Mình ngồi dậy, cầm chai nước ở đầu giường, uống một hơi để lấy giọng, và bắt đầu kể ....
*****
Từ phi trường Philadelphia gia đình mình gồm 4 người, được người bảo trợ đưa đến một căn nhà Twin, nhà 7 phòng nhỏ xíu, mỗi phòng là một gia đình từ 2, đến 3 hoặc 4 người, mà mỗi người, ông chủ nhà lấy 100 đô, không kể người lớn hay con nít. Đêm đầu tiên nghĩ dưỡng sức, đến đêm thứ nhì mình đã có việc rồi .
Căn phòng kế bên có 2 vợ chồng HO, mới sanh Baby chỉ 1 tháng, người vợ phải đi làm trở lại , cả 2 vợ chồng làm hãng thịt vào ca đêm, nên độ 10 giờ đêm là bế đứa bé qua phòng mình ngủ, sáng đi làm về thì bỏ trên bàn trong phòng mình 5 đô.
Căn phòng share nhỏ xíu, 2 vợ chồng thì ngủ dưới đất, hai đứa nhỏ 5 và 7 tuổi thì được ngủ trên 2 giường nhỏ, thêm đứa bé babysit, thì nằm dưới chân. Phòng chật đến nỗi mình và Ông Xã nằm ở dưới đất, một người nằm ngữa, một người nằm nghiêng, nếu cả hai cùng nằm ngữa thì không vừa. Tối ngủ mơ màng, cảm giác như có con gì bò nhột nhột, mình lấy tay đè bẹp dí thì nghe mùi gián. Ngồi dậy bật đèn lên thì gián mẹ, gián con, hàng trăm con chạy búa xua, tìm chỗ trốn dưới thảm.
Ở Việt Nam nhà cửa đóng bợn, góc nhà bụi bậm bám đầy, mình chỉ quét, xem là thường không có gì để gọi là quan trọng, khi sang đây thấy nhà lót thảm đỏ, cứ tưởng sạch sẽ, quý phái, sang trọng, nên mình chỉ lót cái mền rồi 2 vợ chồng nằm ngủ, cứ nghĩ là sướng quá rồi, không ngờ mình nằm trên ổ gián . Bây giờ mỗi lần nhớ lại vẫn còn cảm thấy rùng mình.
Giữ đứa bé độ một tuần, một hôm Ông chủ nhà đi ăn Buffet ở tiệm ăn tàu đầu ngõ, về nhà cho hay ngoài đó cần một Waitress, tức bưng đồ ăn cho khách, sau khi khách order. Với trình độ tiếng Anh "ba xí, ba tú " từ thời trung học, mình nghĩ: Đây là "xứ cơ hội", nghề gì cũng làm thôi, chỉ sợ người ta không mướn mình.
Ông Chủ người Tàu, cỡ 70 tuổi , nói tiếng Anh. Ông nói ông nghe, mình lấp bấp làm như hiểu, nhưng thật sự chả hiểu con khỉ khô gì ca. Ông cầm cái menu , gần 300 món. Ông dắt mình vào bếp, chỉ các thứ rau và nói tiếng Anh các lọai rau, giời ơi, coi bộ không dễ .
Ngày đầu tiên đi làm thì Ông chủ nhà chở ra giới thiệu với chủ nhà hàng, mình chả biết họ nói gì, nhưng Ông chủ nhà hàng cứ gật đầu coi bộ ưng ý. Tối về nghe nói lại là "Tôi giới thiệu chị cùng gia đình sang đây tị nạn CS, Ông chủ nhà hàng người tàu Đài Loan nên cũng sợ CS, tôi nói chị cũng có nhà hàng ở VN nên Ông có vẻ nể chị lắm, Ổng nghĩ là chị biết mọi thứ trong nhà hàng, chỉ sợ tiếng Anh còn dở thôi, nhưng ông ấy nói sẽ huấn luyện cho chị."
Nhà hàng buổi trưa thì bán Buffet, nên mình chỉ thay mấy cái khay đồ ăn trên quầy, rồi để ý lau bàn, lau ghế dọn chỗ khi khách đứng dậy, cứ ấm ớ... Thankyou, goodbye, chào khách về...you have nice day , hoặc khi khách nói Thankyou, thì phải nói lại you' re welcome...., rắc rối quá, ở VN mình đâu có quá lịch sự như vậy, à quên đây là nước Mỹ mà..
Sợ nhất là buổi tối, khách tới ăn, mình chưa lấy order được vì trở ngại tiếng Anh. Lương bắt đầu là 150 đô một tuần , làm 6 ngày, mỗi ngày 10 tiếng, Ông chủ nói, nếu mình lấy được order, ổng sẽ trả thêm mình 100 đô/ 1 tuần. Bạn thử tưởng tượng ở VN mới sang, vốn tiếng Anh đã ít, mà sau 22 năm ở với VC, lo chạy ăn bở hơi còn đói lên đói xuống, còn thời giờ đâu mà học tiếng Anh, mà cũng đâu nghĩ rằng có ngày mình được đi Mỹ mà học tiếng Anh, vì vậy được trả lương như vậy thì đúng là có nằm mơ cũng không thấy.
Ông Tàu già nầy tốt bụng vô cùng, mỗi buổi trưa vắng khách Ổng cứ kêu mình tới quầy để học cái menu. Ông đọc trước biểu mình đọc sau, rồi kêu mình xuống bếp chỉ tên từng món. Vùng nầy ở miền Đông HK, năm 1994 tuyết nhiều lắm, tuyết cao tới thắt lưng, ban ngày buổi sáng đi làm, mình lấy bịch nylon bịt chân lại, cột tới mắt cá, rồi mang vớ cao vào, mặc quần ấm ở trong, quần Jean ở ngoài, áo thì độn 2, 3 lớp, thêm cái áo Jacket dầy. Đầu thì bịt cái mũ ni mua ở VN, có 2 dây cột quấn cổ, mình quấn ngang mũi, và cột lại sau gáy, xong xuôi thì đi bộ ra nhà hàng. Nói là đầu ngõ, chứ đi bộ cả giờ mới tới. Khi đi phải đạp lên tuyết xốp mà đi, chứ giẫm lên tuyết láng là bị "chơi một đường lã lướt" liền.
Buổi tối về thì Ông Chủ lái xe van cũ chở 2 đầu bếp, một tài xế delivery đồ ăn và mình chất lên xe, chạy quanh co trên đường tuyết, lúc xuống dốc, khi lên đồi, Ổng kềm chặt tay lái, có hôm thầy trò tưởng chừng bay xuống ruộng bắp.
Khoảng chừng 3 tháng, một hôm cuối tuần lúc phát lương mình nói với Ổng, "Tôi lấy được order rồi, Ông lên lương tôi chứ!" Tội nghiệp ông già, Ổng nói gì đó một hơi mình chả hiểu rồi móc túi đưa thêm 100, khoảng 2 tuần sau thì nhờ người thông dịch mới biết là ổng nói nhà hàng ế quá, ổng lại già rồi, con ổng biểu bán đi để về hưu, còn vài tuần nữa thì nhà hàng sang cho người khác rồi.
Thế là cũng tới ngày phải ở nhà. Thời gian nầy ông xã mình có đến Đại Học Cộng Đồng để học ESL. Tụi nầy cũng đưọc một Ông HO tốt bụng ở chung nhà dạy lái xe nên đậu và đã mua được chiếc xe cũ.
Nghỉ ở nhà được 2 hôm, thì có người cùng xóm chỉ cho một gia đình VN có con nhỏ mới đẻ một tháng đến nhờ mình tới nhà babysit, cho ăn, tắm rửa em bé rồi canh cho nó ngủ. Mình chờ những lúc bé ngủ thì đọc báo hay xem phim gì đó, sợ bé thức nên vặn nhỏ TV, riết thành thói quen, xem TV chỉ xem hình, vì sợ tiếng động làm bé thức. Chính vì điều nầy làm mẹ cháu lo, sao mà ban đêm cháu không chịu ngủ, cứ bò lên bò xuống. Mẹ cháu bế cháu đi Bác sỹ khám thì BS cho biết cháu chả bịnh gì cả, thằng nhỏ bú sữa Mỹ, nên mạnh như thần, chả hề thấy bệnh, hì hì, Bố mẹ thắc mắc sao nó không chịu ngủ , mà vẫn mạnh cùi cụi thế kia.
Mình giữ em bé nầy đến 4 giờ chiều thì lái xe khoảng 8 mile để đến nhà một gia đình Mỹ, chở 2 đứa nhỏ: đứa trai 9 tuổi, đứa gái 10 tuổi, đứa trai thì đi Boyscout, đứa gái học múa balê. Ngày nào sau giờ học cũng phải chở 2 đứa nầy, bữa thì học guitar, bữa thì học vẽ... học gì mà đủ thứ. có bữa lái vòng vòng chở đi đầu nầy đầu nọ, về nhà xem lại số mile, có hôm khoảng 30 mile.
Bà chủ nhà nầy là Trưởng học khu, họp hành liên miên, ông chủ là Bác sỹ làm nhà thương trực buổi tối, nên coi như buổi chiều là mình tới "thầu" luôn, chở 2 đứa đi học. Sau khi bỏ tụi nhỏ ở trường, rồi trở về nhà đó làm đồ ăn, quét dọn, chùi rửa....clean nhà, clean cửa, ở VN lúc xưa gọi là làm đầy tớ, bây giờ gọi là Osin, ở Mỹ có từ hoa mỹ hơn, gọi là Housekeeper, chung quy là đi ở đợ.
Bà chủ nầy người Ireland, nghe nói dân nước nầy hà tiện lắm, bả sang Mỹ mấy đời rồi mà còn cái gốc hà tiện, khi họp đồng miệng lúc nhận việc là 5 đô/1 giờ cộng với tiền xăng, thì tuần đầu Bả trả tiền xăng khoảng 5 đô cho cả tuần, lúc ấy con bả học thêm ít, nhưng từ tuần thứ nhì trở đi thì bả lấy thêm giờ cho con bà ấy học thêm nữa, nên chở đi nhiều hơn. Vậy mà có tuần trả 5 đô, có tuần không. Tính người Việt mình tự trọng không mè nheo đòi hỏi, Bả lại càng lấn tới, có hôm mới tới làm chỉ 1 giờ, cuộc họp ở sở bả bị cancel , thì từ sở bả gọi điện về, bảo về đi.
Thành thử, lái đi, lái về, tất cả 16 mile, khoảng 25 cây số, làm chỉ 1 giờ được 5 đôla thì bị kêu về đi. Con gái bả mới 10 tuổi nghe Mẹ kêu điện thoại về, lúc mình sửa soạn ra xe, tiễn mình, nó còn dùng 4 ngón tay úp lại trong lồng bàn tay, rồi chĩa ngón cái lên, dấu hiệu là "bà chịu về tốt quá.. hết xẩy " Sau nầy, về bàn lại với ông xã, bắt bả phải chịu trả ít nhứt 3 giờ mỗi tối, từ thứ hai đến thứ sáu, lễ thì con bả nghỉ, mình cũng nghỉ.
Ngày thứ bảy và chủ nhật thì mình lái xe tới tiệm dunkin donut đứng bán bánh, loại bánh tròn, vị ngọt mà người Mỹ hay đến mua ăn sáng và uống cà phê, đôi khi cuối tuần cũng có vài nhà nhờ mình tới nhà coi con để vợ chồng họ rảnh rỗi đi chơi với nhau.
Nhà bà Mỹ mình làm ở trên núi, lúc quẹo xe ra lái độ 3 mile thì ra tới ngã tư. Ngã tư nầy phải nói là ngã tư "tử thần" vì không có đèn đỏ, đường ngang trước mặt thì đông đảo, xe cộ nối đuôi nhau, nhưng chỉ đông có một lane bên về núi, còn lane xuống núi thì vắng ngắt, mình về nhà phải lái trên lane xuống núi.
Một bữa kia, sau giờ babysit, lúc ngừng để chờ quẹo trái chạy xuống núi, các xe ngừng lại cho mình quẹo, khi quẹo được rồi thì bỗng đâu... khịt... khịt...pựt pựt...pựt...... Trời hỡi, xe hình như chết máy! Tình huống nầy từ hồi cha sanh mẹ đẻ chưa biết, nên không biết làm sao đây. Mình đem hết sức đạp thắng, nhưng nó cứ bon bon không chịu dừng lại, nhìn kim đồng hồ thì từ 50 vọt lên....vọt lên mãi. Vì xe đang xuống núi mà ! Sau nầy biết ra nó hư bugy, xe hiệu Buick, đời 82, xe tự động, nên khi máy không nổ, thì thắng không hoạt động. Mình liền nghĩ "Thôi rồi mạng mình đến đây là chấm dứt! "
Nhìn kim đồng hồ tốc độ, thấy số 75, may là xe cộ đổ xô lên núi (nhà giàu thường lên núi ở), phía bên mình là chạy xuống đồng bằng, nơi có nhiều hãng xưởng, giờ nầy ít xe đổ xuống. Trước mặt không có xe nào, cũng chưa tới đèn xanh đèn đỏ. Bây giờ làm sao đây ? Nếu liều mạng kéo cần số về chữ P, rủi xe nó lộn tùng phèo thì cũng chết, mà lủi đại vô hàng cây bên đường cũng chết, bên đường lại là thung lũng. Miệng mình lâm râm niệm Phật, mà đầu thì suy nghĩ lung tung. Thôi thì đàng nào cũng chết, mở mắt để thấy đường quẹo cua, tay thì giử vô-lăng cho chặt. Kim đồng hồ từ 80 lùi lại 70... lùi từ từ mãi. Thì ra xe đã xuống đồng bằng, nên tự nó giảm tốc độ. Vừa tới đèn xanh đèn đỏ thì mình quẹo vào lề, và rồi không thắng mà nó ngừng lại.
Trời xui đất khiến, Ông Bà phù hộ, phật Bà phổ độ, nên mình đã không có những hành động vội vàng mà không biết hậu quả thế nào. Nếu ở VN thì đã cạo đầu ăn chay vì vừa thoát chết trong đường tơ kẻ tóc. Ở Mỹ thì sợ người ta tưởng mình làm ki-mô vì bị cancer, không ai dám mướn làm thì lại khổ..
Tuần ấy, mình cho Ông Bà Bác sỹ ấy biết tin dữ, và... không trở lại "con đường tử thần" ấy nữa. Ông Xã mình vẫn còn học ESL, mỗi khóa học kéo dài 3 tháng, lúc nầy anh ấy vẫn còn ESL. Vào giờ con đi học thì ảnh delivery ở tiệm bán hoa, rồi về chờ con đi học về, tối mình về thì làm ca đêm ở Hãng gần nhà. Trong cái rủi có cái may, ngày mà mình suýt bị lộn xe xuống núi, cũng khoảng thời gian ấy, cô bán bánh full time ở tiệm Donut xin nghĩ việc, vì có Job khác khá hơn. Ông chủ tiệm đề nghị mình làm fulltime thế chỗ cô ấy. Còn gì bằng ! Thế là mình trụ trì cả ngày ở tiệm bánh, mỗi ngày tiếp xúc bao nhiêu là khách Mỹ. Ban đầu ấm ớ, riết rồi nghe, nói mãi cũng thông, trước khi đi Mỹ, sau khi đến Mỹ mình chả qua trường lớp ESL nào. Thánh nhân đãi kẻ khù khờ, rồi thì việc nào cũng xong cả.
Công việc của mình là đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ đêm, nghỉ ngày Chúa nhật. Bán đủ thứ bánh trên quầy, thường thường khoảng 8 giờ đêm thì hai đứa làm bánh sẽ đến, mình phụ đem bánh mới bỏ lên kệ và đổ bánh cũ. Có hôm đứng sau quầy chờ mãi mà không thấy tụi ấy tới, trời mùa đông lạnh thấu xương, mặc 3, 4 áo vẫn lạnh vì hệ thống heat cũ, xưa, nên máy heat vẫn chạy mà lạnh thì vẫn lạnh, lại thêm cái lỗ dột to tổ bố trên trần mà ông chủ lại không muốn sửa vì tốn tiền nhiều quá.
Một tối nọ, tuyết rơi đầy đường, mình đứng chỗ quầy để cân cà phê, bỏ vào từng túi, mỗi túi 1 pound để mai bán lẻ cho khách , lúc nhìn ra đường thì xe cộ vắng ngắt. Điệu nầy hai đứa thợ không biết có tới được hay không, vì từ nhà tụi ấy lái đến tiệm cỡ 50 mile mà đường trơn như vầy lái rất ư là nguy hiểm. Đúng lúc ấy, đằng trước tiệm đỗ xịch một chiếc xe màu tối thui, trên xe bước xuống ba anh Mỹ đen. Tụi nó vào, đứa thì mua cái bánh, đứa thì hỏi mượn quẹt diêm, đứa thì vào cầu tiêu xin đi tiểu.. rồi hỏi đường xá lung tung. À, mình phải nói thêm là trong tiệm có cái casset, tụi thợ mỗi lần tới hay mở radio nghe để đỡ buồn ngủ trong lúc làm bánh, còn mình thì có thu âm các tiếng động như tiếng chày đập bột, tiếng người nói chuyện, để khi đứng một mình trong đêm ở tiệm thì mở lên, giống như có người ở bên trong đang làm bột và đang nói chuyện.
Ngừa thì chỉ ngừa vậy thôi, chứ kẻ gian muốn giết mình để lấy tiền, thì có ngừa gì thì nó cũng giết. May mắn hôm đó không có gì xẫy ra cho mình, nhưng khi 3 đứa đi rồi thì mất 4 bịch cà phê, và hủ tiền khách donation cho "chó mèo " biến mất. Hú hồn hú vía ! Lại phải tin là có Ông Bà Trời Phật gì đỡ cho mình, nên xui khiến chúng nó không giỡ trò gì, chứ thường những buổi tối như vầy là tụi cướp nó đi quầng kiếm chỗ làm ăn đấy !
Ông chủ tiệm bánh nầy đã làm 10 năm rồi, cực quá, con còn nhỏ, không có thì giờ lo cho con, khi thợ làm bánh nghỉ Ông phải ra làm thế, cơ sở vật chất thì hư hỏng quá nhiều, hơn nữa quy định mới của Franchise là tất cả các tiệm cũ trên 10 năm phải Remodel theo kiểu mới, nếu tiếp tục. Ông phải bỏ ra cỡ 200 ngàn đô sửa chửa, thôi thì ông bán quách đi cho xong.
Và Ông bán thiệt, ngày tiệm đóng cửa, mọi người bùi ngùi, từ nay vĩnh biệt cái tiệm Donut đầy "thân thương "
Hôm cuối cùng chia tay, còn tuần lễ nữa là đến ngày Lễ Ma, tối ấy mình chở 2 con vào Mall xin kẹo, mà lòng buồn rười rượi. Đang dắt 2 con đi vòng vòng thì ba mẹ con dừng trước một tiệm bán đồ ăn Tàu dạng Fastfood, họ cho nhân viên ra phát kẹo, nhìn bên góc tiệm họ đề bảng "Help wanted", thằng nhỏ nhà mình nhanh nhẹn nói “Mẹ ơi họ cần người". "À, con xin cho Mẹ đi".
Thế là nó vào nói với ông chủ tiệm, năm ấy nó khoảng 7 tuổi, thằng kia 9 tuổi, 2 đứa vào cùng deal với chủ tiệm, lương bổng, giờ làm việc... Ông chủ OK liền, ngày mai bắt đầu vào làm, vì thời gian nầy là những ngày Lễ cuối năm, khách vào Mall mua sắm, rồi tạt vào ăn uống nên tiệm rất cần người. Không dè ba mẹ con đi chơi mà hai nhóc kiếm được việc làm cho Mẹ.
Năm ấy, qua Mỹ đã được ba năm, ông xã mình vẫn đi làm hãng buổi tối ca ba. Tuổi mình lúc ấy đã 45, đứng bán hàng từ 10 giờ sáng đến 10 giờ tối, lúc ra khỏi cửa Mall thì chân tay dỡ lên muốn hết nổi, trưa thì nghĩ ăn cơm chỉ 15 phút, trong tiệm thì toàn người Tàu, nói tiếng Tàu chí chóe, tụi ấy kể lại câu chuyện Đặng tiểu Bình đã dạy Cộng sản Việt Nam một bài học, nó đánh VC nhừ tử, tụi nó đánh tới đâu chiếm đất tới đó.....,....hoặc chỉ cần 200 đô là lấy được gái VN. ........
Mình biết qua lời kể lại của con Tàu bán hàng với mình, lúc vào trong lấy đồ ăn để đổi khay mới, tụi bếp người Tàu nhìn mình rồi cười hô hố, thằng Tàu con nhỏ hơn mình vài tuổi nói tiếng Anh "You look good", tức quá mình chỉ xuống " háng " ( sorry ), nói tiếng Anh "Hey ! Tao đẻ mầy ra còn được" làm tụi bếp Tàu tái mặt, không dám chọc nữa, mình còn méc ông chủ đám thợ Cook và thằng bán hàng Tàu mất dạy, làm Ông chủ la chói lói, đám Tàu câm hết.
Nhưng cứ đứng thế nầy mãi, vài ba năm nữa còn đứng nỗi hay không ? Con càng lúc càng lớn, nhu cầu càng nhiều, biết làm gì nữa bây giờ ?
Một bữa nọ, một cô cũng sồn sồn, nói tiếng Anh nhuyển lắm, order đồ ăn. Mình không muốn nhìn là người VN, vì thói thường người đến Mỹ trước xem thường người đến sau, xem người đến sau như nghèo khổ ngu dốt hơn mình, nên chả bao giờ mình nhìn trước là người VN với nhau. Cô ấy tới order đồ ăn vài ba lần, một hôm tự nhiên cổ hỏi "Chị có phải là người VN không", đến chừng ấy mình cười tươi như hoa và nói đúng rồi! Từ ấy trở đi mỗi lần đến thì cô ấy và mình hỏi thăm thêm đôi chút, được biết , cô sang Mỹ năm 75, hiện là kỹ sư, nhưng cô ấy cũng là chủ một tiệm Nail gần đó. Một hôm cổ hỏi "Sao chị không đi học Nail đi, nghề ấy vừa có lương vừa có tip , nếu chị thích em chỉ trường chị học, rồi về làm với em, bảo đảm lương cao hơn đây."
Tối ấy về nhà bàn với Ông Xã, thì Anh ấy trả lời "Đúng vậy chứ sao, ở Mỹ nầy một thời gian mình thấy: thứ nhất là đàn bà, thứ nhì là con nít, thứ ba là chó mèo, thứ tư mới là đàn ông, vậy em nên nhín thời giờ đi học lấy bằng Nail đi, có tương lai hơn là đứng mãi như thế! " (Ảnh cũng có ý định học nurse về thú vật, nhưng ảnh xin làm được ở hãng có đầy đủ benefit vào ban ngày, nên bỏ ý định đó) ảnh phải đi làm kiếm thêm tiền, chứ nếu đi học nurse cũng phải mất 2 năm, sau nầy cũng hơi tiếc nhưng chuyện đã qua rồi.
Thế là mình nghe lời, vẫn làm ở đây, vẫn đứng bán fastfood, nhưng cứ 4 giờ chiều thì xin ông chủ đi học ESL (chứ không nói học Nail), vì mình muốn giữ job nầy cho đến khi lấy được bằng Nail.
Mỗi chiều mình lái xe gần 2 giờ đồng hồ để đi đến trường dạy Nail, học 3 tiếng, rồi lại lái về 2 giờ nữa, vì đường đi lúc nào cũng bị kẹt xe. Có những lúc buồn ngủ quá phải ngừng xe bên đường để ngủ, xong thức dậy chạy tiếp.
Nếu học fulltime thì chỉ một tháng là xong, nhưng mình phải mất 6 tháng mới xong, vì "cơm áo gạo tiền, nặng gánh đôi vai" về nhà còn lo cơm nước cho chồng con nữa.
Sau những thăng trầm trong nghề Nail, mình leo lên "làm chủ" gần 16 năm nay, giấc mộng có job ngồi đã thành.
 
Sau vài năm làm chủ mình mua được nhà, chạy được xe mới, không còn lo sợ xe chết máy dọc đường, hai con thì đã xong Đại học. Mỗi lần vui vẻ, mình và các con cứ kể chuyện “Con xin Job cho Mẹ" ôi sao vui ơi là vui.
Quá khuya rồi bạn, thôi ngủ đi chứ !
Phan Ngoc Vinh

Chuyện hai người trồng cây


Hà Nội trồng cây gưới gầm đường sắt Cát Linh. Có nhiều cây đã chạm vào gầm đường sắt
Nguyễn Thanh Giang (Danlambao) - Hồ chủ tịch kêu gọi “Vì mục đích mười năm trồng cây. Vì mục đích trăm năm trồng người”. Đến nay, cây thì như thế, người thì sao? Không có điều kiện khảo sát chung cho mọi tầng lớp người trong xã hội, chỉ xét riêng cán bộ Đảng là những học trò cưng của ông thì thấy cán bộ lãnh đạo Đảng hầu như không người nào không tham nhũng, nhỏ tham nhũng nhỏ to tham nhũng khủng. Tổng Bí thư Đảng thì càng ngày càng xuống cấp. Hèn nhất, kém nhất là Tổng Bí thư đương nhiệm (Tổng Bí thư cuối cùng?), ông Nguyễn Phú Trọng. 

*

Ngày nay Singapore không chỉ được mệnh danh là con rồng về kinh tế của châu Á, mà còn được ngưỡng mộ như một con rồng xanh cỡ hành tinh tọa lạc ở Đông Nam Á. 

Singapore hiện đang được che phủ với mật độ cây xanh thuộc hạng cao nhất thế giới. Điều thần kỳ này chứa đựng một nghịch lý. Mặc dù người Singapore gặp nhiều khó khăn hơn trong việc trồng cây so với các nước khác bởi quốc đảo này khan hiếm nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển, thế nhưng bất chấp điều đó, trong hơn 25 năm qua, độ phủ cây xanh của Singapore từ chỗ chiếm 1/3 đã tăng lên đạt gần nửa tổng diện tích đất nước. Ngày nay Singapore không chỉ có vườn trong thành phố mà cả thành phố này ẩn hiện trong vườn.

Có 10 loại cây xanh phổ biến được trồng trên các tuyến phố của Singapore, đa số là họ nhà Fabaceae, nguồn gốc nhiệt đới Nam Mỹ, với độ cao trung bình khoảng 30m, đường kính 5-7m, có tán rộng để tạo bóng mát nhưng lại có lá nhỏ để không che chắn ánh sáng tự nhiên.

Đặc điểm nổi bật của những loại cây này là nó có khả năng đứng vững, chịu được mưa bão lớn ở một nước nhiệt đới như Singapore. Hiện tại có khoảng 2 triệu cây xanh được trồng dọc các tuyến đường, trong công viên và các khu dân cư tại Singapore.

Thủ đô Singapore khá chật, phần lớn là nhà cao tầng, nhưng hễ có chỗ đất trống nào thì đều được lấp bằng cây xanh. 

Các công trình kiến trúc thương mại ở Singapore đều được ứng dụng công nghệ xanh nhất thế giới như gắn pin năng lượng mặt trời trên mái hoặc cửa sổ, lắp đặt hệ thống thang máy và thang cuốn tiết kiệm năng lượng, hệ thống điều hòa không khí hiệu quả và có gắn phần mềm theo dõi lượng khí thải. Không những thế, các tòa nhà còn phủ xanh mái nhà những vườn cây để giảm nhiệt độ cho các căn phòng.

Bên cạnh đó, để làm giảm sự "thô cứng" của khung cảnh đô thị đầy rẫy cao ốc, thiên nhiên được hòa quyện khéo léo vào đô thị bởi một loạt các chiến lược "vườn trong phố, vườn tường, vườn mái, vườn ở bất cứ đâu",... khiến đâu đâu cũng trải một màu xanh ngút mắt.

Kế hoạch tổng thể xây dựng xanh lần thứ nhất ban hành năm 2006 yêu cầu tất cả các tòa nhà mới xây ở Singapore đều phải đạt chứng chỉ xanh. Chứng chỉ này được cụ thể hóa bằng các yêu cầu như: tòa nhà phải sử dụng hiệu quả năng lượng, tiết kiệm triệt để nước và đảm bảo chất lượng tốt của không khí trong tòa nhà. Ba năm sau đó, trong kế hoạch tổng thể lần hai, Singapore đưa chứng chỉ xanh áp dụng vào các tòa nhà hiện có, với mục tiêu hàng đầu là tiết kiệm càng nhiều năng lượng càng tốt.

Tới đầu năm 2014, Singapore tham vọng triển khai kế hoạch tổng thế lần ba, tập trung vào việc thay đổi hành vi con người để cùng thực hiện chiến lược xanh. Theo đó, Singapore từ chỗ "vườn trong phố" đang trở thành "phố trong vườn", có nghĩa cả đất nước này sẽ là một khu vườn khổng lồ và phố xá nằm lọt trong mảng xanh bất tận đó. 

Singapore được như vậy là nhờ Thủ tướng Lý Quang Diệu. 

Ngày 16/6/1963 Thủ tướng tự tay cuốc đất trồng một cây thành ngạnh. Hành động lịch sử này dấy lên trong toàn quốc ý thức mạnh mẽ phủ xanh đất nước bằng cây trồng. Từ năm 1971, chính phủ Singapore quyết định chọn một ngày trong tuần thứ nhất của tháng 11 là Ngày Trồng cây toàn quốc mà bản thân Thủ tướng Lý Quang Diệu chưa hề vắng mặt ở bất kỳ lễ khai mạc sự kiện nào suốt hơn 50 năm qua. Ngày 2/11/2014, dù sức khỏe đã suy yếu đáng kể, ông vẫn tham gia lễ phát động Ngày Trồng cây cùng người dân Singapore.

Thiết kế Singapore trở thành “Thành phố trong vườn” và quốc đảo này như một chú rồng xanh cỡ hành tinh tọa lạc ở Đông Nam Á là giấc mơ Thủ tướng Lý Quang Diệu ấp ủ từ buổi đầu chấp chính.

Trong hồi ký Từ Thế giới thứ Ba đến Thế giới thứ Nhất, ông Lý Quang Diệu chia sẻ: "Sau khi độc lập, tôi luôn đau đáu suy nghĩ về những biện pháp để tách bạch hình ảnh Singapore với các nước Thế giới thứ 3. Tôi quyết định phải cải thiện môi trường và cảnh quan Singapore. Phủ xanh thành phố là kế hoạch hiệu quả nhất mà tôi từng phát động".

"Tôi cử người đi khắp nơi, đến các vùng xích đạo, vùng nhiệt đới, vùng cận nhiệt đới, để tìm những giống cây hoặc dây leo mới. Họ đến châu Phi, vùng Caribbean, châu Mỹ, và mang về một số giống cây mới. Chúng không nhiều, nhưng nếu bạn dành chỗ để trồng cây, để dây leo mọc lên, thì sự oi bức sẽ giảm và bạn có một thành phố khác hẳn", ông Lý Quang Diệu kể trong quyển The Man And His Ideas (xuất bản năm 1998).

Báo Straits Times cho biết, ngay trong thời gian du học tại trường Cambridge (Anh), ông Lý Quang Diệu đã rất quan tâm cách người Anh sắp đặt vị trí cây xanh trên các tuyến đường nhộn nhịp ở thủ đô London. Ông cũng dành thời gian tìm hiểu về đất đai, hệ thống thoát nước, phân bón và khí hậu.

Ở Việt Nam, chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng phát động Tết Trồng cây và ngày 11-1-1960, ông đã đến trồng cây doi tại Công viên Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). 

Tuy nhiên, khác với Lý Quang Diệu, không chỉ kêu gọi mà còn tự mình tìm hiểu các giống cây trồng thích hợp và cử người đi khảo cứu cách làm ở các nước, Hồ Chí Minh chỉ làm thơ: “Mùa xuân là Tết Trồng cây, làm cho đất nước ngày ngày càng xuân” và ước định thành quả bằng mấy phép cộng, phép nhân đơn giản:“Miền Bắc ta có độ 14 triệu, trong số đó 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ 8 tuổi trở lên đều có thể trồng cây. Mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965 (là năm cuối cùng của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất) chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà… Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta…”(Bài viết nhân kỷ niệm 30 thành lập Đảng).

Kết quả là đất nước ta ngày càng trơ trụi. 

Lãnh thổ Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, với địa hình rất đa dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía Bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về các loài sinh vật. Những hệ sinh thái đó bao gồm nhiều loại rừng như rừng cây lá rộng thường xanh, rừng nửa rụng lá, rừng rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng lá kim, rừng tre nứa, rừng ngập mặn, rừng tràm...

Báo chí ta tố cáo mạnh mẽ chủ trương khai quang của đế quốc Mỹ, nhưng sau chiến tranh, diện tích rừng vẫn còn khoảng 9,5 triệu ha, chiếm 29% diện tích cả nước, nay chỉ còn lại 7,8 triệu ha, chiếm khoảng 24% diện tích cả nước. Tuy không bị đế quốc Mỹ khai quang, ở nhiều tỉnh phía bắc rừng tự nhiên giàu còn lại rất thấp: Lai Châu còn 7,88%, Sơn La 11,95%, Lào Cai 5,38%...

Dưới thời Pháp cai trị nhiều thành phố ta vẫn mượt mà xanh và rực rỡ hoa trong thi ca: “Vườn ai mướt quá, xanh như ngọc”, “Mắt đen một mí cười sau liễu, bóng trúc che ngang mặt chữ điền” (Hàn Mặc Tử), “Bảo rằng hoa giống như tim vỡ”(TTKH) “Trong thành phố có vườn hoa đẹp, trong cuộc đời có em của ta” (Lưu Quang Vũ). “Bước tới đèo ngang bóng xế tà. Cỏ cây chen lá, đá chen hoa” (Bà Huyện Thanh Quan). “Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông. Cau thôn Đoài nhớ trầu không thôn nảo” (Nguyễn Bính), “Ngủ đi em, mộng bình thường. Ru em sẵn tiếng thùy dương mấy bờ. Cây dài bóng xế ngẩn ngơ” (Huy Cận) …

Theo tài liệu lưu trữ, cây xanh Hà Nội từng được trồng với 100 loài. Số lượng cây trồng khoảng 50.000 cây, gồm xà cừ (Khaya senegalensis) 5.000 cây, muồng 5.500 cây, bằng lăng 5.500 cây, phượng 3.800 cây, sữa 3.800 cây, bàng 2.800 cây, chẹo2.000 cây, sấu 2.200 cây...

Xà cừ là loài được trồng nhiều ở các tuyến phố cổ, phố cũ với ưu điểm là cây cao, tán rộng. 

Đặc biệt là ngọc lan Magnoliaceae được trồng khá phổ biến có mùi hương của hoa rất thơm, quyến rũ và nồng nàn.

Sau khi ta đánh đuổi thực dân Pháp, tiếp quản Thủ đô và Hồ chủ tịch phát động Tết Trông cây, mật độ cây xanh tại các thành phố của ta còn lại bây giờ vào hàng thấp nhất thế giới. Hà Nội khoảng 50 cây/km2, Sài Gòn khoảng 1 cây/m2 !.

Hồ chủ tịch kêu gọi “Vì mục đích mười năm trồng cây. Vì mục đích trăm năm trồng người”.

Đến nay, cây thì như thế, người thì sao? Không có điều kiện khảo sát chung cho mọi tầng lớp người trong xã hội, chỉ xét riêng cán bộ Đảng là những học trò cưng của ông thì thấy cán bộ lãnh đạo Đảng hầu như không người nào không tham nhũng, nhỏ tham nhũng nhỏ to tham nhũng khủng. Tổng Bí thư Đảng thì càng ngày càng xuống cấp. Hèn nhất, kém nhất là Tổng Bí thư đương nhiệm (Tổng Bí thư cuối cùng?), ông Nguyễn Phú Trọng. 

Hà Nội ngày 30 tháng 9 năm 2016
Nguyễn Thanh Giang
Số nhà 5 ngõ 341 đường Trung Văn
Quận Nam Từ Liêm – Hà Nội
Mobi: 0984 724 165

Công an đánh dã man người bán hàng rong


CTV Danlambao - Vào lúc 20h tối ngày 29/9, một chị bán hàng rong đã bị công an đánh đập hết sức dã man tại khu vực hồ Con Rùa (quận 3, Sài Gòn).

Tên công an Bùi Xuân Hải, công tác tại công an phường 6, quận 3 là người trực tiếp đuổi, đấm, đá, giật tóc kéo lê thân thể người nữ bán rong trên đường. Tên Hải chỉ ngừng tay khi có sự can thiệp của người dân.

Khuôn mặt tên CA ác ôn Bùi Xuân Hải



Đặc biệt, khi ra tay hành hung, tên Hải đang mang bảng tên của một người khác đang công tác tại phường 6, có tên Phạm Anh Dũng.

Chị hàng rong được người dân chở đi cấp cứu trong tình trạng ngất xỉu và máu vẫn đang chảy ở vùng đầu.

Bàn tay nhuộm máu đồng bào

Trao đổi với CTV Danlambao, một người dân có mặt tại thời điểm xảy ra sự việc cho biết: 

"Khi người dân đưa chị kia thì người công an nhanh chóng bước lên xe, nổ máy chạy đi nhưng đã bị người dân chặn xe lại, yêu cầu xuống xe làm rõ sự việc. Tuy nhiên, người công an vẫn ngồi trên xe và tỏ thái độ thách thức. Khi lực lượng 113 xuất hiện thì họ giải tán mọi người và đưa người công an đi".



Nạn nhân là một chị bán hàng rong, đã phải nhập viện trong tình trạng ngất xỉu và máu vẫn chảy

Tình trạng công an lạm dụng bạo lực với người dân đang diễn ra với mức độ ngày càng tăng: Công an đánh nhà báo, đánh người dân tham dự phiên toà công khai, đánh thương lái, đánh người bán hàng rong.... Và tình trạng công an đánh dân sẽ còn tăng lên nữa khi đảng uỷ công an vừa có chân ông tổng Lú.

Powered By Blogger