Trích yếu V/v Luật Tín Ngưỡng Tôn Giáo là một luật lừa bịp (treo đầu heo bán thịt chó)
Kính thưa Qúy Vị,
Do
thông tin của đài BBC (tiếng việt) đưa tin ngày 14 tháng 4 năm 2015
"Dự thảo 4 tín ngưỡng tôn giáo", đã được trình ra trước Ủy Ban Thường Vụ
Quốc Hội csVN , đưa ra xem xét, thảo luận, lấy ý kiến. Một số thành
viên của Ủy Ban cho rằng,luật tín ngưỡng, tôn giáo, phải thể hiện rõ
quan điểm, bảo đảm quyền người dân (Nhưng lại thêm câu thòng : Không có
nghĩa là không có quản lý của nhà nước.)
Qua
thời gian vừa qua, khi csVN cần những nhu cầu tiếp xúc với Tòa Thánh
Vatican hay Chính Phủ Hoa Kỳ và các nước trên thế giới Tư Do để xin môt
điều gì, csVN thường đưa ra những chiêu bài Tư Do tôn giáo, đưa ra các
dư thảo để xin góp ý trước khi quốc hội ban hành như các luật.
Trong Pháp lệnh tín ngưỡng tôn giáo ngày 18/6/2004 :
http://btgcp.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/38/0/159/0/1067/Phap_lenh_Tin_nguong_Ton_giao_so_21_2004_PL_UBTVQH11_ (Pháp lệnh tôn giáo CS VN )
- Nghị Định số 92/2012/ND/CP ngày 18/11/2012 (Nghi định này phía thẩm quyền tôn giáo công khai bác bỏ)
-Thông Tư số 1 2013/TT/BNV ngày 23/3/2013.
Những
dự thảo luật trên đã được Hội Đồng Liên Tôn gồm có: Công Giáo, Phật
Giáo, Tin Lành, Cao Đài, Phật Giáo Hòa Hảo nhất là các Giáo Phận Công
Giáo Việt Nam đồng thanh góp ý kiến phản bác, những ý kiến trên nhưng
csVN đều bỏ ngòai tai, ném vào thùng rác, (Luật sẽ được ban hành theo
chỉ thị của đàng csVN, lý do dân biểu quốc hội là đảng viên Cộng Sản đều
đã chuấp thuận theo chỉ thị của đảng.)
Dự luật 4 tin ngưỡng tôn giáo (Dự thảo Luật tín ngưỡng, tôn giáo )
2015 gồm có 12 chương 71 điều thật tinh vi xảo quyệt, nó tiếp tục
củng cố cơ chế "XIN CHO" với mọi giấy phép, qua những kiểu mới (đăng ký)
nghĩa là xin phép . Một từ ngữ khác là "Thông Báo" cũng đựơc dự thảo
khai thác tối đa, giống nhu từ "Đăng ký" thông báo có nghĩa là "Xin
Phép"như thông báo cơ sở, hoạt động đào tạo, trong đó điển hình như tiêu
chuẩn tuyển chủng sinh, số lượng chủng sinh, gửi bằng văn bản cho cơ
quan quản lý nhà nước về tín ngưỡng tôn giáo Trung Ương, dưạ trên Hiến
pháp 2013 hiện hành (http://www.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/NuocCHXHCNVietNam/ThongTinTongHop/hienphapnam2013 (- hiến pháp CS VN )
Như vậy có nghĩa là mọi sinh hoạt tư tưởng , tôn giáo đều nằn
trong phương hướng do đảng cs chỉ đạo trong điều 4 hiến pháp năm 2013 : "Điều 4
1.
Đảng Cộng sản Việt Nam - Đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng
thời là đội tiên phong của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam,
đại biểu trung thành lợi ích của giai cấp công nhân, nhân dân lao động
và của cả dân tộc, lấy chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
làm nền tảng tư tưởng, là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Thật
là lưà đảo, khi đảng ngồi trên nhà nước và xã hội để lãnh đạo thì
những thành viên trong "đội tiên phong cuả giai cấp công nhân" đã từng
phạm nhiều tội ác trong đó có bắt cóc , thủ tiêu ám sát , đánh đập người
dân cho đến chết , chưa hề có kẻ nào bị đưa ra pháp luật như đã nêu
trong mục 3 điều 4 hiến pháp : " 3. Các tổ chức của Đảng và đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. "
Do đó một khi đảng Cộng Sản ngồi trên Hiến Pháp thì tam quyền phân lập đều vô giá trị trong điều 2 Hiến Pháp 2013:
"Điều 2
1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân dân, do Nhân dân, vì Nhân dân.
2.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ; tất cả
quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai
cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
3. Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự phân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. "
Một
khi các quyền Lập pháp , Hành pháp và Tư pháp là quyền lực thống nhất
do các đảng viên nắm giữ thì kể như không : đảng đẻ ra luật, đảng thi
hành luật và đảng kiểm soát luật thì còn gì là lẽ phải và công bằng .
Bằng
chứng cụ thể trên , vì có sự chỉ đạo của đảng cộng sản nên mọi sinh
hoạt tư tưởng , Tôn Giáo đều bị khống chế và kiểm soát.
Những
sinh hoạt cuả Giáo Hội Công Goáo Việt Nam đều phải xin phép cơ quan nhà
nước Trung Ương, duyệt xét, chấp thuận , nên Chủng sinh nếu được vào
Đại Chủng Viện tu để làm Linh Mục, cộng sản đã cấy các đảng viên vào các
Đại Chủng Viện để được đào tạo thành các LM quốc doanh ? Liệu các GM
có nhận ra điều này không ?
Vì chủng sinh muốn tốt nghiệp trở thành Linh Mục phải thông qua 3 điều kiện:
a) Là công dân Việt Nam, có tinh thần đạo đức? (Đạo đức XHCN, Đạo đức HCM?)
b) Có tinh thần đoàn kết, hòa hơp dân tộc? ( Trong đội tiên phong cuả đảng CS ?)
C) Nghiêm chỉnh thi hành pháp luật? ( Như trong điều 4 Hiến Pháp)
Ba
điều kiện trên, cs đã dùng chữ mập mờ, không minh bạch để giải thích,
lèo lái , bắt bẻ , muốn đàn áp tôn giáo thì giải thich theo chiều hướng
của csVN, khi không được như ý muốn , cộng sản coi tôn giáo là một lực
lượng đối kháng.
Bản
văn DT4 luật TNTG cho thấy mọi sinh hoạt tôn giáo, nhất cử nhất động
đều bị theo dõi bám chặt dưới hình thức giám sát, dòm ngó, từ việc lớn
đến việc nhỏ, từ con người mọi hoạt động đều phải trình thưa… cúi đầu
vâng phục…?
Tóm
lại Dự Thảo 4 Tín Ngưỡng Tôn Giáo đã đi ngược lại với quyền tư do tín
ngưỡng tôn giáo, gây ra lo ngại nhiều hơn là đem lại bình an cho mọi
người.
Với chủ chương của HDGMVN là đối thoại với CSViệt Nam, thử xét 40 năm qua csVN đã làm gì cho giáo Hội Việt Nam.
1)
Cướp tài sản của giáo hội công giáo, nhà chung, các cơ sỏ sinh hoạt
của các dòng tu, như Dòng Chúa Cứu Thê, giáo xứ Tam Tòa v.v. cho đến nay
chưa được hoàn trả.
2) Càng lộng hành đập phá Tượng Thánh Gia thuộc giáo phận Hà Nội, đập phá Tương Đức Mẹ tại Giáo Phận Vinh và Phát Diệm v v.
3) Đức Tổng Giám Mục Nguyễn Kim Điền bị đầu độc chết tại bệnh viện ở Sài gòn.
4) Đánh trọng thương các Linh Mục thuộc giáo phân Vinh, Hà Nôi, và KonTum
5)
Bắt giam cầm Linh Mục và giáo dân tranh đấu đòi công bằng xã hội, nhất
là Linh Mục Nguyễn Văn Lý vì Ngài tranh đấu cho quyền Tư Do tôn giáo
hay là chết, sư việc này cả thế giới kính phục, Việt Nam được vào Liên
Hiệp Quốc là thành viên phải thi hành, , nhưng HDGMVN và nhất là Tổng
Giám Mục Nguyễn Như Thể đã không lợi dụng lên tiếng can thiệp , như vây
là thế nào ?
6) HY. Phạm Minh Mẫn qua Trung Cộng để quan sát học hỏi cách tổ chức giáo Hội tự trị Quốc doanh theo mô hình Trung Cộng.
7)
GM Nguyễn Văn Khảm giảng tại nhà thờ chánh tòa Sài gòn về cánh chung
luận theo thần học giải phóng (thần học này đã được Tòa Thánh Vatican
ngăn cấm).
8)
Rước kiệu Đức Mẹ cùng với tượng Hồ Chí Minh tại địa phận Hưng Hóa do
GM Vũ Huy Chương cai quản, trước khi về Giáo Phận Đà Lạt.
Ngược lại HDGM Việt Nam đã thực hiện được những gì ? :
1)
Mang Uỷ Ban Đoàn kết Công Giáo từ Miền Bắc vào Miền Nam, hợp với 4 LM
quốc doanh lèo lái gây chia rẽ giáo hội công giáo, giúp csVN soạn thảo
luật Tín Ngưỡng tôn giáo bằng cách "XIN, CHO"
Cộng
sản áp lực đưa các đảng viên chủng sinh vào Đại chủng Viện, hầu đào
tạo các LM quốc doanh ngày nay đang lèo lái giáo hội chăng ? (sự việc
này đã có Giám Mục lên tiếng không chấp thuận Ủy Ban này trong giáo
hội).
2)
Cho phép GM và LM và tu sĩ quốc doanh xuất ngoại trong mục vụ xin tiền
nơi hải ngoại, mục đích để lôi kéo, nhuộm đỏ các tổ chức Công Giáo ở
hải ngoại , nhưng đã bị vạch mặt chỉ tên rõ ràng mà điển hình là sự có
mặt cuả Hồng Y Quốc Doanh Phạm Minh Mẫn tại Hoa Kỳ trong thời gian trước
đây.
Qúy
Giám Mục có quan tâm đến 15 căn bệnh trầm kha nơi Giáo Hội mà Đức Giáo
Hoàng Franxico đã công bố, là chủ chăn luôn luôn quan tâm đến giáo dân,
cùng đồng hành với giáo dân, chúng ta còn nhớ trong kinh thánh, Chúa
lấy dụ ngôn dậy với các tông đồ, khi một đàn chiên ,có một chiên lạc,
hãy để đàn chiên đó mà đi tìm con chiên lạc trở về cùng đoàn chiên.
Trong
xã hội Việt Nam đầy rẫy những bất công, đất nước đang bị giặc Phương
Bắc muốn Hán Hoá Việt Nam, làm thuộc địa, như cắt đất dâng biển của
csVN, cho Trung Cộng, người dân gìa trẻ đã đứng lên chống csVN cướp đất
của dân bán cho nước ngoài , đảng viên làm giầu trên xương máu của
người dân. Người dân đã lũ lượt đến các cơ sở chính quyền khiếu nại,
nhiều năm không hề được giải quyết.
Việt
Nam là một nước chỉ có Hiến Pháp về trên hình thức, do đó lại mới có
luật lệ "RỪNG" về tự do tín ngưỡng để cai trị các tôn giáo theo đường
lối Cộng Sản.
Qúy
Vị trong hàng ngũ Hội Đồng Giám Mục có trình độ giáo dục và tước vị cao
trong giáo hội, được học và nghiên cứu về kinh thánh Chúa Giê Su để làm
thầy dậy, ngoài xã hội được ăn trên ngồi trước, nhưng vô cảm trước
những bất công trong xã hội, thử hỏi Qúy vị có đi đúng và thực thi
lời Chúa dậy không.?
Ý
kiến của chúng tôi, khi Qúy vị hành xử như vậy, các tôn giáo bạn sẽ
nghĩ gì và đánh gía ra sao đối với cá nhân và tập thể của Qúy vị, đây là
mối nguy cơ mà Cộng Sản lấy tôn giáo này, đánh phá tôn giáo nọ theo chủ
đích của Cộng Sản, như vậy Qúy vị vô tình hay cố ý đi đúng đương lối
Cộng Sản đề ra chăng.. ?
Hải
Ngoại dứt khoát và cảnh giác với luận điệu tuyên truyền cuả Cộng sản
trong "Cánh Chung Luận" và Thần Học Giải Phóng đang bôi nhọ và phá hoại
Công Giáo Việt Nam.
Kính.
Ngày 30 tháng 8 năm 2015
GioAn Kim Nguyễn Khai & Phương (TX)
Joseph Nguyễn Văn Huynh.( Co)
Joseph Nguyễn Văn Tín (Ks)
Maria Nguyễn Thi Liên.( KS)
Joseph Nguyễn Huy Lộc TX)
Joseph Nguyễn Văn Ty. (TX)
Vũ Minh Trí. (Florida)
Joseph Nguyễn Hoàng Anh (Co)
Maria Nguyễn Thi Kim(Co)
Maria Nguyễn Thi Kim Tân (Co)
Gio An Baoxita Nguyễn Ngọc Thức (NE)
Maria Nguyễn Thi Mơ (NE).
Joseph Trần Thảo (MI)
Maria Nguyễn Thi Kim Dung (MI)
Phê Rô Nguyễn Hữu Chiến (Indiana)
Maria Đỗ Thi Mai (LA)
John Vũ (TX)
Maria Julie Pham (TX)
Joseph Nguyễn Văn Huynh.( Co)
Joseph Nguyễn Văn Tín (Ks)
Maria Nguyễn Thi Liên.( KS)
Joseph Nguyễn Huy Lộc TX)
Joseph Nguyễn Văn Ty. (TX)
Vũ Minh Trí. (Florida)
Joseph Nguyễn Hoàng Anh (Co)
Maria Nguyễn Thi Kim(Co)
Maria Nguyễn Thi Kim Tân (Co)
Gio An Baoxita Nguyễn Ngọc Thức (NE)
Maria Nguyễn Thi Mơ (NE).
Joseph Trần Thảo (MI)
Maria Nguyễn Thi Kim Dung (MI)
Phê Rô Nguyễn Hữu Chiến (Indiana)
Maria Đỗ Thi Mai (LA)
John Vũ (TX)
Maria Julie Pham (TX)
------------
•
Bối cảnh của những phản hồi dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo
Thục Quyên - Bauxite Vietnam / May 7, 2015
Cho
đến hôm nay, ngày 5/05/2015, có vẻ chỉ có Hội đồng Giám mục Việt Nam
cũng như hai tòa giám mục Bắc Ninh và Kontum mới chính thức có phản hồi
với chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn giáo Chính phủ về dự
thảo thứ 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo. (Luật TNTG)
Trong
thư đề ngày 28/04/2015 Toà Giám Mục Kontum đã tỏ sự bất bình, vì một
vấn đề quan trọng như góp ý vào một dự thảo Luật gồm 71 điều, mà Ban Tôn giáo Chính phủ đòi hỏi phải được thực hiện trong vòng 13 ngày, (từ 22/04 đến 5/05/2015) với câu phủ đầu : "Hết thời hạn trên, nếu không nhận được văn bản góp ý của Quý vị, xin được hiểu là đã đồng ý với dự thảo Luật".
Và
như vậy, thì ngày 5/05/2015 đã qua, nếu các tổ chức tôn giáo khác không
gởi văn bản phê bình thì phải kết luận là dự thảo đã được đa số ủng hộ?
Lại
một lần nữa, phải công nhận sở trường của nhà nước cộng sản Việt Nam:
giăng những cái bẫy tuy thô thiển, ấu trĩ, nhưng rất hiệu nghiệm. Lần
này con mồi đầu tiên sập bẫy nặng là cơ quan truyền tin RFI với bài " Hội đồng Giám Mục Việt Nam bác bỏ dự luật tôn giáo" (1) của ký giả Tú Anh.
Bỏ qua cái tựa đề hợm hĩnh thiếu hiểu biết, vì chính Hội đồng Giám Mục VN cũng chỉ viết là nhận định và góp ý, ký giả này đã đưa tin "Cách
nay 13 hôm, chính phủ Việt Nam yêu cầu các chức sắc lãnh đạo tôn giáo
cho biết ý kiến về «dự thảo luật tín ngưỡng tôn giáo» mà kỳ hạn sau cùng
là hôm nay 05/05/2015". để đi đến kết luận "Phản ứng của Hội Đồng Giám Mục Việt Nam nói chung và của một số vị giám mục nói riêng được truyền thông quốc tế xem là can đảm" Không hiểu truyền thông quốc tế nào?
Rơi vào bẫy một cách thảm hại!
Vì chính phủ Việt Nam không hề gửi công văn về việc góp ý Dự thảo 4 Luật TNTG cho " các chức sắc lãnh đạo tôn giáo"!
Ban Tôn giáo Chính phủ chỉ gửi công văn về việc góp ý đến những tổ chức tôn giáo có đăng ký với họ và được nhà nước công nhận!
Một chi tiết quan trọng vượt bực, cho thấy tính gian lận xảo quyệt của Ban Tôn giáo Chính phủ!
Từ
năm 2004 với Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Nghị định về kiện toàn tổ
chức bộ máy làm công tác tôn giáo thuộc ủy ban nhân dân các cấp, cũng
như năm 2012 Nghị định 22, Quy định chi tiết và biện pháp thi hành Pháp
lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo, tinh vi hơn hẳn những Sắc lệnh Tôn giáo năm
1955 của Hồ Chí Minh, Nghị quyết Tôn giáo 1997 của Phạm văn Đồng, nhà
nước Việt Nam đã bủa vây các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo và xiết chặt
rồi dùng một thủ tục hành chánh là "đăng ký" để loại hàng loạt các tổ
chức tín ngưỡng, tôn giáo ra ngoài vòng pháp luật. Để bây giờ những tổ
chức đó đã không chính thức tồn tại thì làm gì có quyền được nhà nước
mời góp ý vào Dự thảo Luật TNTG ?
Mọi cá nhân, tổ chức tín ngưỡng, tôn giáo nên chính thức có ý kiến về Dự thảo Luật.
Sự
thật là cho tới hôm nay, ngày 5/05/2015, trong số những tổ chức tôn
giáo có đăng ký và được nhà nước công nhận, chỉ có Hội đồng Giám mục
Việt Nam cũng như hai tòa giám mục Bắc Ninh và Kontum mới chính thức có
phản hồi với chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng và Ban Tôn giáo Chính
phủ về dự thảo 4 Luật TNTG .
Đây là một hành động tự trọng và nhất là khôn ngoan.
Phải
chăng chấp nhận đội cái vòng kim cô tam bậc trên đầu, "đăng ký sinh
hoạt tôn giáo", rồi "đăng ký hoạt động tôn giáo", đến "đăng ký tổ chức
tôn giáo" thì chỉ còn là những nô lệ, những tay sai thấp hèn, nói chi
đến chữ Tự Do ? (2) Nhưng lần này Hội đồng Giám mục VN đã làm gương cho
các tổ chức tôn giáo bạn thấy rằng không vì đã "đăng ký" mà phải cúi đầu
thần phục mọi sai xử của Ban Tôn giáo Chính phủ. Con đường của giáo hội
Thiên chúa giáo Roma là một con đường uyển chuyển, không sợ "tiếp cận"
với nhà cầm quyền vô thần cộng sản, nhưng không mất mình vì vài quyền
lợi lặt vặt.
Trang nhà của Bộ Nội Vụ (3) đăng gia hạn thời gian góp ý là 16/04/2015 - 16/06/2015
Hy vọng tất cả những cá nhân, nhóm, tổ chức tín ngưỡng tôn giáo, không cần phải được mời góp ý, vẫn lên tiếng,
với những thí dụ cụ thể, chứng minh cho thế giới thấy người dân Việt
Nam đòi tự do tín ngưỡng - tôn giáo và làm chủ tình thế để buộc nhà cầm
quyền phải tôn trọng quyền tự do tư tưởng, tự do lương tâm và tự do tôn
giáo theo điều 18 của Công ước quốc tế về Quyền dân sự và Chính trị
(ICCPR).
Thục Quyên
Tác giả gửi BVN
______________
(1) http://vi.rfi.fr/…/20150505-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-bac…/
(2) http://vi.rfi.fr/…/20150505-viet-nam-du-luat-ton-giao-khon…/
(3) http://www.moha.gov.vn/van-ban-du-thao.html
------------------
Thục Quyên
Tác giả gửi BVN
______________
(1) http://vi.rfi.fr/…/20150505-hoi-dong-giam-muc-viet-nam-bac…/
(2) http://vi.rfi.fr/…/20150505-viet-nam-du-luat-ton-giao-khon…/
(3) http://www.moha.gov.vn/van-ban-du-thao.html
------------------
Luật tôn giáo? Trò lưu manh!
Lê Thiên - (trích Danlambao ) –
……………
Theo
bán nguyệt san Tự do Ngôn luận số 219 (15-05-2015) trong bài xã luận
“Dây thòng lọng siết cổ các tôn giáo!!!”, phía Phật Giáo và Cao Đài cũng
đã lên tiếng không chấp nhận Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng Tôn giáo.
Ngày
10/5/2015, Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam (HĐLTVN), thay vì gửi văn thư góp
ý, đã ra KHÁNG THƯ chống DT4 Luật TNTG 2015. Hội Đồng Liên Tôn Việt Nam
gồm một số Linh mục Công Giáo, Tu sĩ Phật Giáo, Mục sư Tin Lành, Chánh
trị sự Cao Đài, Nhân sĩ Phật Giáo Hòa Hảo tại Việt Nam.
Chúng tôi xin trở lại với các thư góp ý từ phía Công giáo Việt Nam.
1. Đầu tiên là Thư của HĐGMVN phê
phán DT4 Luật TNTG “đi ngược lại với Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế
(Điều 18) và Hiến pháp Nước CHXHCN Việt Nam sửa đổi năm 2013 (Điều 24)”.
Theo
HĐGMVN, bản Dự luật ấy “là một bước thụt lùi so với Pháp lệnh tín
ngưỡng, tôn giáo năm 2004 vì nó ‘tạo ra quá nhiều thủ tục rườm rà, nhiều
cơ chế khắt khe, ràng buộc, khiến các sinh hoạt tôn giáo bị cản trở’”.
Vì vậy, HĐGMVN “không đồng ý với Dự thảo 4 Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo, và
yêu cầu soạn lại một bản Dự thảo khác phù hợp với xu thế tự do, dân chủ
và mang tầm vóc của xã hội tiến bộ’”.
HĐGMVN
chỉ rõ một số điều không đúng đắn trong bản DT4 Luật TNTG và cực lực
phi bác các luận điểm mang tính kiểm soát, cấm đoán và lấn sâu vào nội
bộ các tôn giáo, vi phạm nghiêm trọng quyền tự do tôn giáo mà Điều 18
Hiến Chương Liên Hiệp Quốc qui định “mọi có quyền tự do tín ngưỡng, tôn
giáo” trong đó có “những người đang bị giam giữ”.
2. Thư của Giáo phận Bắc Ninh phản
bác mánh khóe “chơi chữ” đầy gian xảo của Dự luật trong việc cố tình
dùng từ “bảo hộ” thay cho từ “bảo vệ”. Nội dung bức thư yêu cầu “Quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải được pháp luật bảo vệ chứ không phải là
bảo hộ”.
Trong
đề nghị số 7, Gp Bắc Ninh lại thẳng thắn chỉ ra “Chương X và chương XI
của Dự thảo 4 không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tự nó
mâu thuẫn với điều 2 trong Dự thảo 4 cũng như với Hiến Pháp năm 1992 và
sửa đổi năm 2013”.
3. Thư nhận định và góp ý của Giáo phận Vinh đi
sâu hơn vào chi tiết các điểm sai trái của bản DT4 Luật TNTG so với các
Thư Góp ý khác. Chẳng hạn, Thư ấy đã nêu ra rằng khoản 1, Điều 18,
ICCPR (Công Ước Quốc Tế về Các Quyền Dân Sự và Chính Trị của Liên Hợp
Quốc mà Việt Nam đã ký kết tham gia) quy định “quyền tự do biểu thị tôn
giáo hay tín ngưỡng qua sự thờ phụng, hành đạo, nghi lễ hay giảng
dạy, hoặc riêng tư hoặc với người khác, tại nơi công cộng hay tại nhà
riêng”. Nhưng DT4 Luật TNTG lại buộc chỉ “hành đạo tại gia đình và cơ sở
thờ tự hợp pháp”. Như vậy rõ ràng, “điều khoản này giới hạn quyền biểu
thị tôn giáo của tín đồ và không phù hợp với quy định của Điều 18,
ICCPR”.
Đối
với điểm đ, Khoản 5, Điều 6 của Dự thảo quy định tội “xúc phạm đến
hình ảnh danh nhân, anh hùng dân tộc”, Gp Vinh thẳng thắn “cho rằng,
đây là một điểm rất mơ hồ về tiêu chí đánh giá”. Bức thư của Gp Vinh yêu
cần cần phân biệt rõ “xúc phạm” với “phê bình”, “nhận xét”, vì khi áp
dụng có thể có sự lợi dụng điểm này để ngăn chặn quyền tự do ngôn luận
của công dân. Theo thư nêu trên, “quy định này liên quan đến đạo đức
nhiều hơn là một quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực tôn giáo vì vậy không cần
thiết đưa một điều dễ gây nhầm lẫn vào luật”.
Người
dân có thể hỏi ai thật sự là “danh nhân”, là “anh hùng dân tộc”? Những
Lê Văn Tám, Bế Văn Đàn… có là danh nhân, anh hùng dân tộc không? Trong
khi vị anh hùng dân tộc Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được toàn dân tộc
Việt Nam qua nhiều thời đại tôn vinh như bậc thánh với cái gọi cung kính
“Đức Thánh Trần”, thì lại bị Hồ Chí Minh dùng lời lẽ cao ngạo “Bác anh
hùng, tôi cũng anh hùng”. Vào thời Hồ Chí Minh (năm 1950) tỏ thái độ
xách mé với Đức Hưng Đạo Vương Trần Hưng Đạo, thì bản thân họ Hồ là gì
nếu không phải chỉ là gã cầm đầu một đảng cướp giật? Như vậy, HCM chính
là đầu sỏ “xúc phạm đến hình ảnh danh nhân, anh hùng dân tộc”đấy. Vì
vậy, thật là hồ đồ khi kết án người dân xúc phạm đến Hồ Chí Minh và đám
đồ đệ của y chỉ vì người dân ấy dám chỉ ra tội phản dân hại nước của cả
HCM lẫn bầy tôi của y!
Ngoài
ra, Thư của Gp Vinh cũng chỉ ra không ít những sai trái nghiêm trọng
rải đầy từ đầu đến cuối bản DT4 Luật TNTG, như lấn sâu vào sinh hoạt,
hoạt động thuần túy tôn giáo trong nội bộ tôn giáo, hoặc nhân danh “công
ích, quốc phòng và kinh tế” nhằm cướp đoạt quyền sở hữu và sử dụng tài
sản, đất đai của tôn giáo, hay ngănchặn, không cho tôn giáo quyền tham
gia hoạt động trong các lãnh vực giáo dục, y tế… ngang bằng các tổ chức
tư nhân khác…
Cuối
cùng, bức Thư của Gp Vinh đi tới kết luận nhẹ nhàng: “Vì vậy, trong
giai đoạn đang xây dựng luật này, chúng tôi mong những ý kiến đóng góp
của chúng tôi sẽ được lắng nghe một cách nghiêm túc và thực hiện những
điều chỉnh cho phù hợp”.
Theo chúng tôi, hủy bỏ hoàn toàn DT4 Luật TNTG là cách “điều chỉnh phù hợp” nhất vậy.
4. Thư góp ý của Giáo phận Xuân Lộc
“bày tỏ sự nhất trí” với bản Nhận định và Góp ý của Hội đồng Giám mục
Việt Nam, nhưng cũng đưa ra nhận định riêng của mình rằng: “Có những từ
ngữ có thể dẫn đến những lạm quyền, nhũng nhiễu, giải thích luật tùy
tiện. Hệ luận của điều này là tình trạng thiếu sự đồng bộ
trong chính quyền, sẽ gây nên sự bất mãn với chính quyền, bất
ổn cho xã hội. Ví dụ: đây là văn bản luật, nhưng lại thường xuyên
xuất hiện cụm từ rất mơ hồ “theo quy định của pháp luật”. Từ nhận định
trên, Thư góp ý của Gp Xuân Lộc đề nghị: “Văn bản luật cần sử dụng từ
ngữ minh bạch, rõ ràng”.
5. Thư góp ý của Giáo phận Kontum
Riêng
Thư Góp ý của Giáo phận Kontum tuy ngắn và xuất hiện sớm nhất
(28/4/2015), nhưng rất đáng lưu tâm vì được cả hai vị Giám mục sở tại
cùng ký tên (Giám mục đương nhiệm Hoàng Đức Oanh và Giám mục hưu trí
Trần Thanh Chung) với lời lẽ đanh thép và hàm súc những ý tưởng đặc thù
độc đáo.
Thư
góp ý của Gp Kontum đóng góp một số ý kiến và đề nghị, trong đó Ý kiến
1,1 nêu rõ: “Góp ý vô ích thôi”, “Người ta đã quyết định rồi, góp gì
nữa!” “Đến như bản Hiến Pháp quan trọng thế mà có ai góp ý được gì
đâu….” Góp ý gì nữa? Góp ý vô ích thôi! Chúng tôi và tín đồ các tôn giáo
trong nước hoàn toàn đồng ý với lời góp ý trên.
Ý kiến 1.2 trong Thư của Gp Kontum còn nhận xét: “Những người không tôn giáo lại viết luật cho những người có tôn giáo”…
Kế đó, ý kiến 1.3 phê phán DT4 Luật TNTG “xiết chặt tinh tế hơn”.
Cuối cùng, ý kiến 1.4 quả quyết việc tham khảo ý kiến vội vàng chẳng qua “chỉ giúp cho có vẻ dân chủ…”.
Từ
các nhận định trên, Thư Góp ý của Gp Kontum “đề nghị hoãn việc biểu
quyết Luật Tín ngưỡng, Tôn giáo để dồn toàn lực đất nước cho việc chống
ngoại bang phương Bắc đang lấn chiếm đất biển chúng ta…” Hoãn là phải,
vì nếu bản dự thảo ấy thành luật thì nó sẽ trở thành Luật siết cổ quyền
tự do tôn giáo, một vi phạm thô bạo tới quyền thiêng liêng cao quý nhất
của con người.
………………………….
Tóm
lại, như Thư của HĐGMVN đã chỉ ra, DT4 Luật TNTG “đi ngược lại với
quyền tự do về tín ngưỡng và tôn giáo, gây lo ngại nhiều hơn là đem lại
sự bình an cho mọi người”.
Dự
luật ấy một khi thành luật mà không có sự góp ý dân chủ từ phía nhân
dân và tôn giáo, thì đích thị nó là luật rừng, thủ tiêu hoàn quyền Tự do
căn bản chính đáng và thiêng liêng quý trọng nhất của con người – quyền
tự do tín ngưỡng, tự do tôn giáo! Chẳng khác Pháp lệnh, Nghị định và
Thông tư trước đây!
Có
điều là một khi nó đã thành luật, thì luật có tính cưỡng chế… hợp luật
CS hơn, dù đó chỉ là luật rừng từ một chủ nghĩa man rợ mà nhân loại đã
đào thải – chủ nghĩa cộng sản.
---00---
0 comments:
Post a Comment