Tháng Năm này vào năm trước, Trung Quốc (Trung Cộng) đã đưa giàn
khoan HD-981 vào vùng biển Hoàng Sa (thuộc Việt Nam.) Hành động thăm dò
dầu khí này của Trung Quốc gây nên bất mãn từ phía Việt Nam, vốn tuyên
bố có chủ quyền vùng biển này. Cả hai quốc gia (Cộng Sản Hà Nội
&Trung Cộng) đã cùng điều động các tàu tuần duyên, tàu đánh cá đến
gần dàn khoan này. Các tàu đôi bên đã húc vào nhau, phun nước vòi rồng
vào nhau, và Việt Nam bị chìm một tàu đánh cá. Tại Việt Nam, sự kiện này
tạo ra làn sống phản đối, có 20 người bị thiệt mạng.
Dàn khoan này rút lui (ra khỏi hải phận Việt Nam) vào tháng Bảy, sau hai
tháng khoan bới thăm dò. Tuy nhiên, sự kiện này tạo ra một câu hỏi
không có câu trả lời: "CÓ PHẢI TRANH DÀNH DẦU HỎA LÀ NGUY CƠ CỦA MỌI SỰ BẤT ỔN TRONG VÙNG (biển Đông)?"
Câu hỏi này lan rộng (đối với mọi cuộc xung đột) khắp vùng biển Đông vì
vùng biển Hoàng Sa không phải là nơi duy nhất nổi cộm vấn đề tranh chấp
dầu hỏa. Ngoài bất đồng căng thẳng với Việt Nam, Trung Quốc (Trung
Cộng) cũng có những căng thẳng về khai thác tài nguyên với Indonexia,
Malaysia và Philippine. Có khi nào tranh dành khai thác dầu hỏa và khí
đốt đã khiến các quốc gia này lao vào xung đột?
Câu trả lời, may mắn thay, LẠI CÓ LẼ LÀ KHÔNG! Nguy cơ có chiến tranh
trong vùng vì dầu hỏa đã được thổi phòng. Đương nhiên, tranh dành dầu
hỏa tạo ra nhiều điểm nóng trên thế giới, nhưng đối với sự kiện giàn
khoan dầu HD-981, các chính quyền (liên quan) nhanh chóng xoa dịu xung
khắc.
NÓI VỀ TRANH CHẤP LÃNH HẢI, CHÍNH CHỦ QUYỀN CÁC QUẦN ĐẢO, KHÔNG PHẢI DẦU
HỎA, LÀ NGUỒN GỐC CỦA MỌI TRANH CHẤP XUNG ĐỘT. Tại sao? Tại vì quyền sở
hữu trử lượng dầu hỏa có thể chia sẻ nhưng KHÔNG THỂ chia sẻ chủ quyền
hải đảo. Vào thời đại kẻ mạnh thì được tất cả, giới cầm quyền không có
chọn lựa ngoại trừ chinh phục kẻ yếu. Nếu một quốc gia có đủ sức mạnh
kiểm soát lãnh thổ đang trong tranh chấp, thì quốc gia kia bị mất chủ
quyền lãnh thổ. Nhưng trong bối cảnh cộng tác phát triển, đôi bên có thể
cùng khai thác tài nguyên.
Trong vài thập kỷ gần đây, lý do tranh chấp tại biển Đông là vì dầu hỏa
hay vì hải đảo đã được chứng minh rất rõ. Như đã thấy, Nhật Bản và Trung
Quốc tranh quyền kiểm soát một nhóm đảo được biết đến như là quần đảo
Senkaku theo tiếng Nhật Bản hay gọi là Điếu Ngư theo tiếng Hán - mà hầu
hết các mỏ dầu và khí đốt tự nhiên nằm cách 100 hải lý về phía đông bắc
của những hòn đảo này. Căng thẳng tranh dành chủ quyền các hải đảo này
đã leo thang giữa hai quốc gia (Trung Cộng và Nhật Bản.) Trong khi đó,
những bất đồng về khai thác dầu hỏa tại nơi này thì ngược lại, đã đạt
được những thỏa hiệp hợp tác song phương rất khích lệ.
Con đường kiềm chế ráng hợp tác song phương, đương nhiên, phải thừa nhận
rằng không phải lúc nào cũng suôn sẻ. Trung Quốc bắt đầu hoạt động khai
thác ở Biển Đông vào cuối thập niên 1970 tại Pinghu, 40 hải lý về phía
Tây duyên hải Trung Quốc, giáp hải giới quốc tế của Nhật Bản. Thế mà
cuối những năm 1990, Nhật Bản thậm chí còn tài trợ việc xây dựng các
đường ống dẫn dầu- khí từ mỏ ngoài khơi Pinghu đến đại lục.
Thế nhưng va chạm (giữa Trung Quốc & Nhật Bản) ngày mỗi tăng khi
Trung Quốc tìm kiếm dầu khí sát biên giới lãnh hải của Nhật. Năm 2003,
các công ty dầu khí (Trung Quốc) thiết lập giàn khoan-ống dẫn khí đốt
tại Chunxiao, cách lãnh hải Nhật chỉ một hải lý. Nhật Bản bèn đòi hỏi
các công ty (Trung Quốc) này phải đệ trình chi tiết thông tin địa chất
của nơi khai thác nhằm chứng mình rằng Trung Quốc đã không hút khí dự
trữ từ lãnh hải của Nhật Bản. Khi Trung Quốc từ chối, Nhật Bản tự thu
thập dữ liệu để kiểm chứng. Một chiếc tàu khảo sát địa chấn (của Nhật)
đã được triển khai tới khu vực này trong tháng Bảy năm 2004. Bắc Kinh
phản ứng bằng cách gởi tàu hải giám (dò thám- trinh sát) đến để theo dõi
tàu khảo sát địa chất của Nhật. Tàu hải giám Trung Quốc áp sát quấy rối
tàu khảo sát của Nhật, và trong tháng MƯỜI MỘT (cùng năm), một tàu ngầm
Trung Quốc đã được phát hiện trong vùng biển Nhật Bản. Hai tháng sau
đó, hai chiến hạm của Trung Quốc di chuyển vào khu vực (ChunXiao) tranh
chấp.
Tuy nhiên, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã cố gắng kềm chế leo thang
tranh chấp. Vào tháng Mười năm 2004, hai quốc gia (Trung - Nhật) thúc
đẩy hàng loạt các cuộc đàm phán song phương về vấn đề (khai thác dầu hỏa
khí đốt) tại lãnh hải biển Đông giữa hai nước. Bốn năm đàm phán đã đi
đến một thỏa hiệp song phương về khai thác nguồn tài nguyên dầu khí tại
lãnh hải biển Đông giữa hai nước.
Thỏa thuận này đã không dẫn đến sự hợp tác tài nguyên sâu hơn giữa hai
quốc gia, nhưng Trung Quốc và Nhật Bản cuối cùng cũng đã tránh được gia
tăng đối đầu đối với lãnh vực khai thác dầu khí tại lãnh hải hai nước.
Kết quả hợp tác này hoàn toàn trái ngược với kết quả từ các các tranh
chấp chủ quyền hải đảo giữa hai nước, đang ngày một leo thang không hy
vọng đạt được thảo hiệp song phương.
Tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư cũng nổi lên trong những năm 1970, khi
Trung Quốc bắt đầu thách thức chủ quyền của Nhật Bản đối với quần đảo
này. Tranh chấp đã có lúc leo thang, các nhà hoạt động (dân sự) từ cả
hai nước đã cố gắng đổ bộ lên quần đảo Điếu Ngư để khẳng định chủ quyền
quốc gia mình. Năm 1978 và 1996, những người Nhật coi nặng tinh thần
QUỐC GIA đã đổ bộ lên những đảo (tranh chấp tại Điếu Ngư) dựng hải đăng,
tạo ra nhiều cuộc biểu tình chống đối hành động này tại Trung Quốc cũng
như tạo ra việc các tàu đánh cá của Trung Quốc tụ tập đi tới các đảo
tranh chấp để phản đối Nhật Bản (ghi chú: tất cả do Đảng Cộng Sản Trung
Quốc âm thâm kích động.) Nhiều nhà hoạt động dân sự bài Nhật từ Đài Loan
và Hồng Kông đã cố gắng đi tới các đảo tranh chấp này, một số nhỏ đã
thành công bất chấp sự ngăn cản khó dễ của Tuần Duyên Nhật Bản. Năm
2004, một số dân được cho là hoạt động yêu nước (hoàn toàn do Cộng sản
Trung Quốc giả dạng) từ Trung Quốc đã thành công đi ra các đảo tranh
chấp này.
Những sự việc dân sự kể trên đã không tạo thành xung đột quân sự giữa
hai nước. Tuy nhiên, thù hằn dân tộc giữa hai bên đã leo thang. Các hội
đoàn của mỗi quốc gia ngày càng bị kích động như vào năm 2012, khi chính
phủ Nhật Bản mua lại ba trong số các đảo tranh chấp từ chủ sở hữu tư
nhân; Ở Trung Quốc, (Đảng Cộng sản độc tài cầm quyền tại Bắc Kinh cho
phép) nhiều cuộc biểu tình chống Nhật Bản nổ ra rất lớn. Bắc Kinh cũng
đã trả đũa bằng cách gia tăng sự hiện diện quân sự của mình trong khu
vực. Trung Quốc vi phạm các vùng lãnh hải của Nhật Bản tăng vọt từ gần
như không có đến hơn mười bảy vụ mỗi tháng trong năm. Riêng tháng 11 năm
2013, Trung Quốc tuyên bố một khu cấm bay ( Identification Air Defense
(ADIZ)) trên các đảo đang tranh chấp.
Trong 18 tháng qua, các vi phạm đã giảm, nhưng Nhật Bản vẫn thông báo
trung bình có tám vụ vi phạm lãnh hải do Trung Quốc tiến hành mỗi tháng.
Các quan chức Nhật Bản và Trung Quốc đạt được tiến bộ rất ít khi đàm
phán để giải quyết sự tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư. Tháng Mười Một
năm ngoái, hai quốc gia (Nhật và Trung Quốc) đã thông báo một sự đồng
thuận bốn điểm, nhằm cải thiện quan hệ song phương, dù Nhật-Trung còn
nhiều bất đồng về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư, cả hai phía hứa sẽ cố
gắng hết mình để ngăn chặn xung khắc leo thang. Tuy nhiên, Nhật Bản vẫn
từ chối thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc tại Điếu Ngư. Quan hệ giữa
chủ tịch Tập Cận Bình và thủ tướng Abe tạm tan băng, nhưng một thỏa
thuận hợp tác lâu dài giữa Nhật-Trung về chủ quyền quần đảo Điếu Ngư vẫn
còn mờ mịt.
Các quan chức Trung Quốc và Nhật Bản đều bị trói chặt bởi quá khứ lịch
sử giữa hai nước. Các vấn đề về chủ quyền hải đảo mang ý nghĩa dân tộc
tính rất lớn đối với hai quốc gia này, vì vậy, mọi thỏa hiệp về chủ
quyền sẽ chỉ kích động chống đối chính quyền mạnh mẻ. Do đó, tranh chấp
chủ quyền hải đảo vẫn là nổi nhức nhối bên trong của hai nước, sẵn sàng
bùng phát mọi leo thang căng thẳng.
Những quốc gia có nhiều bận tâm ưu tư khi can dự vào tranh chấp tại biển
Đông, bao gồm tranh chấp chủ quyền các đảo, tranh chấp khai thác dầu và
khí đốt tự nhiên, đánh bắt thủy sản, kiểm soát các tuyến đường giao
thông trên biển, cũng như bảo vệ tự hào dân tộc. Tuy nhiên, khi bàn đến
nguồn cơn hay lý do cho mọi leo thang xung đột, không có lý do nào giống
lý do nào. Mặc dù vậy, dầu khí, tự bản thân nó không phải là một nguyên
nhân gây xung đột đe dọa lớn cho sự ổn định trong khu vực.
______________________________________
Ghi chú:
1. Emily Meierding is a visiting fellow (nghiên cứu viên) at the Center
for International Environmental Studies (CIES) at the Graduate
Institute, Geneva.
2.Bài viết trên phản ánh quan điểm của Meierding, không phải quan điểm của người lược dịch.
3. Bản đồ minh họa các mỏ dầu và khí tại quần đảo tranh chấp Điếu Ngư
4. Bản đồ minh họa vị trí dàn khoang HD-981 của Trung Cộng tại lãnh hải Việt Nam:
5. Xin vào link The real reason tensions are rising in the South China Sea để đọc nguyên bản bằng Anh ngữ .
Emily Meierding * Nguyễn Trọng Dân (Danlambao) lược dịch
-
0 comments:
Post a Comment