Wednesday, March 12, 2014
Quân Đội Trung Quốc – Kẻ Cơ Hội – Nhân vụ Máy Bay Malaysia Airlines Mất Tích
Quân Đội Trung Quốc – Kẻ Cơ Hội – Nhân vụ Máy Bay Malaysia Airlines Mất Tích Lu Chen, Epoch Times và Joshua Philipp, Epoch Times March 12, 2014 Chế Độ Trung Cộng No Comment
—
Một phi công thuộc lực lượng không quân Việt Nam đang kiểm soát một máy bay vận chuyển hôm chủ nhật trong suốt quá trình tìm kiếm chiếc máy bay Malaysia mất tích hôm thứ 7. (AP Photo)
—
Một người phụ nữ rơi nước mắt tại sảnh chờ của Sân Bay Quốc tế Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm thứ 7, sau khi rộ lên tin tức liên quan đến chiếc máy bay Boeing của hãng hàng không Malaysia Airlines Mất tích trong hành trình từ Kualar Lumpur đến Bắc Kinh. (AP Photo/Ng Han Guan)
—
Một người đàn ông lấy áo khoác che mặt khi đến một khách sạn đang chứa thân nhân và bạn bè của nạn nhân trong vụ mất tích báy bay của hãng hàng không Malaysia Airlines, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, hôm thứ 7.
Các gia đình nạn nhân ở Bắc Kinh yêu cầu Đại Sứ Malaysia trả lời.
Trong số 227 hành khách trên chuyến bay của hãng hàng không Malaysia Airlines vừa mất tích vừa rồi hôm thứ Sáu, có tới 153 người Trung Quốc. Quốc gia này từ đó đã rất nỗ lực tìm kiếm và điều tra nguyên nhân vụ mất tích, trong khi các gia đình nạn nhân đang cố gắng tìm kiếm thông tin về người thân.
Khi đó, những mối quan tâm khác từ phía Trung Quốc bắt đầu tác động xấu tới vụ tai nạn.
Quân lực Trung Quốc cho thấy họ đang lợi dụng tình hình. Sau khi hai tàu chiến được gửi tới nơi máy bay mất tích, Đô Đốc Hải Quân Yin Zhuo cho rằng đây là cơ hội rất tốt để Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự ngay tại khu vực tranh chấp mà họ gọi “biển Nam Trung Hoa” – trong trường hợp có nhiều nhiệm vụ cứu hộ khác mà Trung Quốc cần phải tham gia.
Như đổ thêm dầu vào lửa, một bức thư được cho là của người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ nhận tránh nhiệm cho việc đánh bom máy bay, xuất hiện trên mạng. Nhưng ngay sau đó đã làm dấy lên nghi ngờ về tính xác thực, có lẽ có ai đó đang cố tình khuấy động xung đột sắc tộc sau vụ thảm sát ở Côn Minh mà giới chức cho rằng được thực hiện bởi một “tổ chức bạo động khủng bố.”
Thân nhân đau buồn
Sau nhiều ngày chờ đợi không có tin tức gì từ chiếc máy bay mất tích, thân nhân của các hành khách đã bắt đầu mất bình tĩnh. Hơn 10 gia đình nạn nhân đã tới tòa Đại Sứ của Malaysia ở Bắc Kinh hôm Chủ Nhật, yêu cầu trả lời chuyện gì đã xảy ra với người nhà của họ. Họ hỏi những câu hỏi như, “Giới chức Malaysia đã làm gì trong 48 tiếng qua? Công nghệ hiện đại như ngày nay, làm sao một chiếc máy bay có thể biến mất khỏi màn hình radar được? Và việc này còn kéo dài tới bao giờ?”
Vào buổi họp báo hôm sáng Chủ Nhật ở khác sạn Metropark Lido ở Bắc Kinh, đại diện hàng không Malaysia Airlines cho biết thân nhân các hành khách nên chuẩn bị cho điều xấu nhất có thể xảy ra. Theo tin tức từ Legal Evening News, nhiều người đã bật khóc, trong khi số khác bàng hoàng kinh sợ. Rất nhiều nhân viên y tế sẵn sàng hỗ trợ.
Động thái từ Quân Đội Quân đội cấp bách gửi đi hai chiến hạm – hai tàu lội nước và một tàu khu trục gắn tên lửa – để phục vụ tìm kiếm. Xuất phát từ cảng thành phố Zhanjiang, tỉnh Quảng Đông. Sau đó, Đô Đốc Yin Zhuo, quân đội Giải Phóng Nhân Dân Trung Hoa, nói với báo giới rằng Trung Quốc cần phải xây dựng căn cứ và cảng trên Quần Đảo Hoàng Sa, dùng làm căn cứ điều hành cho quân đội. Những căn cứ này sẽ làm thuận tiện việc kiểm soát biển Nam Trung Hoa, theo như thông báo vắn tắt trên tờ Hoàn Cầu Thời Báo, một tờ báo của chính phủ. Ông cũng kêu gọi chính quyền Trung Cộng xây dựng một sân bay trong khu vực tranh chấp.
Quần đảo Hoàng Sa, tuy vậy, lại là nơi tranh chấp căng thẳng trong biển Nam Trung Hoa. Sáu quốc gia đã tuyên bố chủ quyền và nhiều quốc gia đã thiết đặt quân lực phòng vệ trên một số đảo, xây dựng một sân bay sẽ làm cho tình hình tệ hại hơn.
Nếu Trung Quốc tiến hành xây dựng căn cứ quân sự ở quần đảo này, Yin cho biết, chính quyền có thể sử dụng căn cứ quân sự ở Sanya, Hải Ham là trung tâm đầu não điều hành không lưu, hải cảng, và kiểm soát tàu thuyền trong khu vực tranh chấp – trong trường hợp cần thiết cho cứu hộ tàu thuyền ở biển Nam Trung Hoa trong tương lai. Chiến Thuật Bắp Cải
Hối thúc mở rộng kiểm soát trong khu vực này trùng khớp với chiến lược gia tăng kiểm soát và ảnh hưởng lên khu vực tranh chấp.
Trung Quốc sử dụng “chiến thuật bắp cải”. Ông cho biết về kế hoạch này vào cuộc phỏng vấn hồi tháng 5 năm 2013 trên một kênh truyền hình quốc gia, buổi phỏng vấn được ghi lại và đăng trên tờ China Daily Mail.
Zhang nói rằng để lấy lại khu vực tranh chấp, Trung Quốc phải gửi tàu cá tới khu vực, sau đó là các tàu hải giám để tuần tra, sau đó là các chiến hạm. “Quần đảo dàn dần được bao bọc bởi lớp lớp quân lực như một cây bắp cải… chiến thuật bắp cải thành hình là như vậy.”
“Tiện cho rất nhiều thứ, nên chúng ta phải canh thời gian chuẩn xác.” Ông cũng cho biết.
Nhu cầu gia tăng hiện diện ở quần đảo Hoàng Sa phục vụ điều động cứu hộ là một dự thảo bất thường, bởi vì đã đó một nhóm hải quân rất mạnh xung quanh khu vực. Quần đảo và rặng san hô đã có sự hiện diện của Trung Quốc, Philippines, Đài Loan, Việt Nam và Malaysia. Đài Loan cũng có căn cứ phòng hộ duyên hải trên đảo Taiping, căn cứ lớn nhất trong quần đảo, với một đường bay. Trung Quốc có một trung tâm do thám ở rặng san hô Subi. Cũng có nhiều căn cứ và hải cảng khác trong khu vực.
Bức Thư Giả Mạo
Một trong số chủ đề hứa hẹn nổi lên từ những thông tin ít ỏi về chuyến bay mất tích liên quan tới hai hành khách sử dụng hộ chiếu đánh cắp ngồi kế bên nhau. Họ mua vé cùng nhau, và lên máy bay với tư cách là công dân Ý và công dân Áo.
Chuyện này chẳng chứng minh điều gì cả, nhưng Trung Quốc lợi dụng cơ hội để đẩy sự việc theo nhiều hướng khác. Sau vụ tấn công bằng dao ở thành phố Côn Minh, giới chức lu loa lên rằng những phần tử khủng bố ủng hộ phong trào ly khai ở Tân Cương, và có xu hướng đổ tội cho người Hồi Giáo Duy Ngô Nhĩ – những người địa phương nói tiếng Thổ.
Đài truyền hình trung ương Trung Hoa, cơ quan truyền thông của quốc gia, đã làm mờ tên của một hành khách trên chuyến bay. Người này sau này được đưa tin là có tên là Memetian Abra, một họa sĩ Duy Ngô Nghĩ ở Tân Cương. Sau đó một bức thư xuất hiện trên mạng, tuyên bố nhận trách nhiệm vụ máy bay mất tích. “Lời tuyên bố giải tích về tai nạn của chuyến bay Hàng Không Mã Lai MH370,” tên của bức thư, trong thư nói rằng chuyến bay đã bị khủng bố để “trả thù việc chính quyền đàn án dã man người dân,bao gồm người Duy Ngô Nhĩ.” Chính phủ Mã Lai nói rằng 40% có thể xảy ra, trong khi giới chức Trung Hoa nói rằng 60%.
Có vài dấu hiệu khả nghi về lá thư – hoàn toàn không có thông tin về việc máy bay bị khủng bố như thế nào, thông tin về máy chủ gửi email, một chữ ký ủng hộ hiện diện của Trung Cộng cầm quyền ở Tân Cương, thay vì vùng Đông Turkestan – dường như để gây ấn tượng đây là một bức thư giả mạo.
Vấn đề liên can khủng bố – dù là ủng hộ Tân Cương ly khai hoặc vấn đề nào khác – vẫn chưa được loại bỏ. Tuy nhiên: máy bay mất liên lạc với mặt đất trong thời tiết tốt, và vì thế chắc chắn phải là một tai nạn rất đột ngột. Không ai từ đất liền nhận được một tín hiệu kêu cứu.
—Ngày 8 tháng 3, máy bay chứa 239 hành khách của hãng Malaysia Airlines đã bị mất liên lạc, trong đó có 154 hành khách là người Trung Quốc, đây được coi là quốc nạn của Trung Quốc; cùng với vụ tấn công thảm sát ngày 1 tháng Ba ở Côn Minh, Bắc Kinh đang triệu tập hai cuộc họp khẩn cấp. Do tập đoàn Giang Trạch Dân đã gây ra vụ đổ máu tại Hồng Kông và Côn Minh, đã làm phát động sự tê liệt leo thang trong tầng lãnh đạo cấp cao của Trung Cộng, tình thế hết sức căng thẳng và có thể bùng nổ bất cứ lúc nào. Đại Kỷ Nguyên đã nhận được tin: hiện nay Bắc Kinh được bao phủ xung quanh toàn cảnh sát và quân đội, tất cả các lối đi ngầm đều nằm dưới sự kiểm soát của quân cảnh, phòng thủ nghiêm mật, hơn một triệu dân quân mặc đồng phục tầng tầng lớp lớp bao quanh Trung Nam Hải. (AFP PHOTO / GOH CHAI HIN)
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
0 comments:
Post a Comment