Sự việc đánh phá các trang mạng websites, trang blogs của người Việt ở hải ngoại gần đây là một minh chứng hùng hồn chứng tỏ rằng bạo quyền VC đang lo ngại trước những tiếng nói dân chủ ngày một nhiều từ trong nước tới hải ngoại, những sự thật đã đang được phơi bày, mổ xẻ và lan truyền vào bên trong nước, vì lẽ bọn Việt gian csVN không kiểm soát được nên chúng đã tung tiền và tin tặc (hackers) của chúng ra công ngày đêm đánh phá các trang mạng ở hải ngoại ngỏ hầu bưng bít thông tin như chúng đã làm là khống chế được hơn 700 tờ báo in, báo mạng trong nước.
VhD
A denial-of-service attack (DoS attack) or distributed denial-of-service attack (DDoS attack) is an attempt to make a computer resource unavailable to its intended users.
One common method of attack involves saturating the target machine with external communications requests, such that it cannot respond to legitimate traffic, or responds so slowly as to be rendered effectively unavailable. In general terms, DoS attacks are implemented by either forcing the targeted computer(s) to reset, or consuming its resources so that it can no longer provide its intended service or obstructing the communication media between the intended users and the victim so that they can no longer communicate adequately.
Nhiều tờ báo mạng tiếng Việt bị đánh sập trong mấy tuần qua.
-VOA-Thứ Hai, 27 tháng 12-2010
Phe đánh sập các tờ báo mạng và các trang blog đã sử dụng kỹ thuật từ chối dịch vụ, Distributed denial-of-service (DDoS attack), một loại vũ khí thông dụng, phá hoại các trang mạng bằng cách truy cập hàng vạn máy cùng một lúc, khiến trang mạng bị quá tải.
Ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng Đàn Chim Việt (dcvonline.net) cho biết từ ngày 18 tháng 12 đến nay, trang mạng của ông bị đánh sập nhiều lần, tổng cộng phải “dọn nhà” 5 lần, có lần phải dọn nhà vì có 10.000 máy tấn công cùng lúc:
“10.000 máy tấn công trong một giây vào trang mạng thì chắc chắn trang mạng không đủ sức. Bandwith của máy chủ không chịu nổi, dịch vụ hosting của chúng tôi phải tạm thời cho máy ngừng.
Từ ngày 18 đến 22, chúng tôi dọn nhà 5 lần. Mình vừa tạo được một trang mới thì họ đánh ngay tức khắc. Đánh ở đây không có nghĩa là họ có sẵn tin tặc họ chờ mình, mà họ dùng program để đánh mình, program này hễ cứ thấy dcvonline.net hiện trên mạng là tự động đánh; khác với anh em chúng tôi phải thức hôm thức khuya để xem trang web của mình có còn hay không.
Sau khi dọn được vào một cái nhà tương đối chắc vào ngày 22 thì ngày 24 họ lại đánh tiếp, sử dụng mấy ngàn máy tính từ Việt Nam để đánh. Chúng tôi chưa đổ ngày 24.
Qua đến ngày 26, họ tăng cường sức tấn công. Từ khi sinh hoat với dcvonline.net trong 5 năm nay, chưa khi nào tôi thấy có sự đánh phá kịch liệt như vậy.
Con số mà chúng tôi ghi nhận trong máy của chúng tôi, là có 34 triệu connection vào dcvonline.net trong một ngày. Với 34 triệu như thế, tôi nghĩ không có máy nào cỡ như chúng tôi đứng được cả. Do đó chúng tôi phải lấy trang web xuống để tái phối trí, ban kỹ thuật phải làm việc lại.”
Ông Nguyễn Văn Lục, thường xuyên viết bài trên mạng, cho rằng các vụ tấn công này làm cho những người làm báo mạng đau đầu, vì hầu hết toàn là những người có công ăn việc làm khác, làm báo mạng chỉ vì thích và tự nguyện mà thôi. Nhưng nghĩ lại, ông nói, các cuộc tấn công này cũng có mặt tích cực của nó:
“Chúng tôi cảm thấy tiếng nói của chúng tôi đã được nghe và đã được Hà Nội để ý tới; vì thế họ cố tình đánh phá chúng tôi. Về mặt đó tôi cho là tích cực.”
Tuy nhiên, theo lời ông Lã Mạnh Hùng, đợt này có điểm đáng mừng là dcvonline.net đã được sự giúp sức của Dân Làm Báo, là trang mạng của các nhà báo bên trong Việt Nam không chấp nhận đi theo lề phải:
“Trang Dân Làm Báo đã giúp đỡ chúng tôi đăng tải bài vở khi dcvonline.net bị tạm thời hạ xuống. Nhưng ngay khi họ giúp đăng những bài đó thì họ bị tấn công.”
Giống như các trang web khác, ông Hùng cho rằng đây là một cuộc chiến không cân xứng:
“Nếu nói về vật lực thì chắc chắn một đảng cầm quyền dùng tài lực của nhân dân, một một quốc gia 83 triệu người, chắc chắn so với các trang báo mạng như chúng tôi thì giống như trứng chọi đá; vì họ là những người có quyền, có súng và có tiền.
Chúng tôi là những người làm báo không thuộc một tổ chức, đảng phái nào. Chúng tôi chỉ là những người hãnh diện mình là công dân Việt Nam, muốn đóng góp vào một chế độ truyền thông tự do, đa chiều để đưa đất nước đến một nền dân chủ bền vững, một xã hội công bằng cho tất cả mọi người, trong cũng như ngoài nước.”
Liệu có một giải pháp lý tưởng để cuộc chiến trên mạng này chấm dứt? Ông Nguyễn Văn Lục, với tư cách riêng của một người viết nhiều trên các trang mạng, cho biết:
“Để có thể có một tiếng nói vững, không bị phá phách, tôi chỉ mong người đọc nếu mỗi người chỉ cần cho chúng tôi 10 đồng một năm thôi, thì chúng tôi sẽ có đủ phương tiện để tiếp tục làm việc. Còn bây giờ thì chúng tôi gặp khốn đốn vì anh em phải chia xẻ gánh vác trách nhiệm tinh thần và vật chất. Nếu được người đọc chia xẻ trách nhiệm như vậy thì quá quý.”
Và sau đây là ý kiến của ông Lã Mạnh Hùng, Chủ biên của tờ báo mạng dcvonline.net:
“Tôi nghĩ giải pháp lý tưởng nhất là không có một đảng độc tài trong nước, người dân trong nước thực sự làm chủ đất nước của mình. Muốn người dân thực sự làm chủ đất nước thì chỉ có người dân mới quyết định. Ngoài ra, dòng sinh mệnh rất là nhỏ của các tờ báo như chúng tôi tùy thuộc vào quyết định của quần chúng.”
0 comments:
Post a Comment