Monday, June 9, 2014

Những màn kịch vụng về và những trò hề lố bịch tại Đơn Dương

  Sự nhào trộn giữa quyền lực chính trị, kinh tế và các thứ khác vào nhau của nhóm lợi ích thuộc về ê kíp lãnh đạo của huyện Đơn Dương vẫn tiếp diễn.

Nếu như ngành công an có dây riêng dành cho đối tượng 5C (con cháu các cớm cả) đua nhau ra đường (chạy để được làm cảnh sát giao thông) để ăn cướp tiền thiên hạ thật nhanh thì miếng bánh cũng rất béo bở là “Cty quản lý và khai thác các công trình công cộng” do giám đốc của cty là Huỳnh Như Tuấn đang nắm giữ cũng diễn ra không kém phần sôi động trong việc chia chác quyền lợi.

Không biết bao nhiêu là tài sản đất nước và tiền thuế của dân đổ vào cái công ty này nhưng hãy xem nó mang lại những lợi ích thực sự gì? Từ việc khai thác tài nguyên cát sỏi ở sông Đa Nhim vô tội vạ, bất chấp chỉ một thời gian ngắn nữa thôi bờ sông sẽ lở vào tận quốc lộ 27. Nhưng chẳng hề gì vì họ đã tính và thực sự đang bắt đầu thực hiện việc phá núi để lấn lên phía trên, chân núi sắp biến thành những lô đất mặt tiền đẹp đẽ và sẵn sàng lấp luôn dòng thoát nước dồn từ các sườn núi xuống để thoát ra sông khi mưa lũ. Việc nổi giận của thiên nhiên trong tương lai gần họ còn chẳng sợ nữa là chuyện dân giận chỉ là chuyện vặt.

Hãy điểm sơ qua vài hình ảnh tương phản trong công cuộc xây dựng “nông thôn mới” mà huyện Đơn Dương là một trong những huyện đầu tiên của cả nước sắp sửa được công nhận hoàn thành các tiêu chí. Những đoạn đường nông thôn nào được giao hẳn cho dân bàn, dân làm, dân kiểm tra thì chỉ trong vòng 1 tháng, chính xác là 3 tuần sau khi bê tông cứng hẳn thì xe tải hạng nặng đi cũng không sao mà kinh phí lại rẻ. Trong khi những cung đường chính do nhà nước làm thì khi đưa vào sử dụng ít hôm lại phải huy động một đội quân đông đảo, hùng hậu không kém gì lúc thi công để đi vá, đi sửa lại và càng sửa thì lại càng hỏng nặng thêm. Đã vậy thời gian thi công họ luôn tính bằng năm, thậm chí có công trình tính bằng thập kỷ vẫn chưa xong vì càng kéo dài thì họ càng có cơ hội để đội giá lên mới có cái, có cớ để bòn rút, ăn chia, nếu không sao gọi là béo bở được?

Về lĩnh vực thể thao, hãy nhìn công trình thể thao huyện nhà, theo kế hoạch thì sẽ hoàn thành trong năm 2013, nhưng đến nay vẫn chỉ là một mớ hổ lốn. Trong khi các công trình thể thao tư nhân họ đã thu hút khách đến chơi, tập luyện và thi đấu từ mấy năm nay rồi. Thậm chí có những giải thể thao cấp huyện cũng phải đi thuê cơ sở của họ, thật đúng là xấu hổ.

Cả thị trấn Thạnh Mỹ chỉ có mỗi vòng xuyến từ ngã ba quốc lộ 27 đi Quảng Lập, mà vòng xuyến thì ai lại chẳng biết là phải tròn. Ấy thế mà mấy năm về trước người ta cho xây dựng một công trình có hình tam giác tốn mất mấy tỷ đồng, rồi ai muốn đi bên nào cũng được và đã có tai nạn chết người xảy ra. Mới đây người ta lại cho đập phá đi và mới chịu làm lại cái vòng xuyến hình tròn như hiện thời, lại tốn thêm mấy tỷ đồng nữa. Nghĩ mà buồn cười và tội nghiệp cho cái vòng xuyến tội nghiệp kia!?

Còn các “quý ngài” công trình sư, kiến trúc sư cho cái mớ “lam nham” kia xem họ được lợi gì? 

Trước hết là Thái On, bí thư huyện ủy, một kẻ bất tài vô dụng nhưng lại tưởng ta đây đã học hết sách thánh hiền rồi nên mới lớn giọng khoe khoang với các cựu chiến binh nhân dịp kỷ niệm ngày 22/12 rằng tôi vừa lấy xong được cái bằng. Tưởng gì hóa ra là bằng bổ túc cấp 3 khi đang làm chủ tịch huyện nhiệm kỳ thứ 2. Sau vụ lùm sùm liên quan đến cựu bí thư Ngô Đình Bốn, tỉnh ủy Lâm Đồng phải tăng cường ông Đặng Văn An về thay tạm thời, sau đó chức bí thư rơi vào tay On cho đến bây giờ. Từ năm trước nghe nói đến hết năm 2013, rồi lại nghe nói đến hết quý 1 năm 2014 sẽ bàn giao giữa nhiệm kỳ nhưng đến nay On vẫn tại vị. Nếu đến 2016 mới nghỉ thì Lưu Tấn Huệ coi như đã hết cơ hội. Chiến tích công khai, trơ trẻn nhất của Thái On là vụ ra tay cứu trưởng phòng giáo dục Trần Văn Thảo khỏi bị niêm phong tài sản và truy tố ra tòa đầu năm 2012, mặc dù trước đó cơ quan điều tra đã có đủ chứng cứ tham nhũng của Thảo. Vụ đó tay On cũng phải kiếm được vài tỷ, còn nhiều vụ khác không gây ồn ào, chỉ diễn ra trong âm thầm nhưng lão kiếm được còn nhiều hơn thế. Cơ quan điều tra dù có nắm được chứng cứ đầy đủ mười mươi đi nữa cũng vẫn phải xin ý kiến của thường vụ huyện ủy mà đầu sỏ là Thái On yêu cầu STOP tất cả mọi việc, thế là phải xếp hồ sơ vào tủ và có lẽ không bao giờ giở ra lần nữa?! 

Tiếp đến là Đinh Ngọc Hùng, nắm nhiều lợi thế khi ngồi ở ghế chủ tịch huyện để tranh thủ kiếm thêm thu nhập với chủ trương ngậm miệng ăn tiền là hơn vì ông ta vốn xuất thân từ dân tài chính, hơn nữa trong mâm của Huỳnh Như Tuấn cũng đã có người của ông ấy rồi, vậy là ổn!? 

Còn với phó bí thư thường trực Lưu Tấn Huệ thì dù chưa bước qua được cái bóng của Thái On nhưng dù sao vẫn đang nắm chút lợi thế là tỉnh ủy viên, về phần nào đó vẫn là “cửa trên” so với lão nông tri điền kia, còn việc quản lý mâm xôi thịt nọ thì đã có đàn em, chính xác là em ruột Lưu Đáng làm tổng thanh tra. Mà thanh tra mấy đời lại được họ Huỳnh chủ động mời về để thanh tra cho công ty, còn trước và sau khi thanh tra thì khỏi phải nói rồi, vậy còn đòi gì nữa. 

Riêng với phó chủ tịch phụ trách văn xã Lê Hữu Túc thì có lẽ mâm kia nó chẳng thèm chấp, nên việc chia chác chắc cũng chẳng đến phần, mà nếu có thì sẽ cũng chẳng đáng là bao nó thí cho bao nhiêu biết bấy nhiêu thôi. Với Túc, được cất nhắc từ giáo dục nên, hẳn cũng thuộc lòng câu nhắc nhở “khôn chết, dại chết, biết thì sống” để mà yên phận với chức vụ hiện tại cho đến hết đời. Với lại Túc cũng đã được “hưởng lộc” từ giáo dục sau vụ cùng Thái On cứu Trần Văn Thảo và cũng được Thảo lại quả bằng việc tặng căn hộ, đất, tiền làm nhà dù cho vợ ông ta không chấp nhận. Biết chẳng lay chuyển được gì, chị đã vào chùa ăn chay niệm Phật xin sám hối thay cho chồng và cầu cho 3 cô em chồng sớm được yên bề gia thất. 

Còn kẻ đã hết thời Lý Văn kiệt thì nay bỗng trở nên hiền lành, ngoan ngoãn lạ, vốn tính “không tham lam” nên cứ cho bao nhiêu là vui vẻ nhận bấy nhiêu, không từ chối cũng không dám đòi hỏi. Cho dù đã no nê một thời oanh liệt với 2 nhiệm kỳ chủ tịch huyện, chiếm được hàng chục hec-ta đất để làm trang trại, xây được “nhà chùa” to nhất nhì huyện. Nay ngồi chơi xơi nước ở chức chủ tịch HĐND, một cái danh hão cho đến hết nhiệm kỳ đến năm 2016, rồi còn phải lê lết thêm một năm nữa mới đủ tuổi cút về vườn. Còn giờ này thì Kiệt nói ai mà thèm nghe, và cũng chẳng còn gì để mà nể sợ nữa cả. 

Chỉ có Huỳnh Như Tuấn hiểu rõ sự tình là hiện cờ đến tay thì cứ phất. Với hệ thống chân rết và nhung nhúc một lũ đàn em thân cận, Tuấn đã tìm mọi cách để khống chế cuộc chơi để có thể chia về cho mình phần hậu hĩnh nhất mà các quan chức kia dù có biết cũng không thể làm gì hơn được. Việc đối nội, đối ngoại về tài chính và cả “tình cảm” đã có nữ kế toán trưởng Thanh Hiệp sẵn sàng chấp nhận hy sinh cả việc lập gia đình riêng để “gắn bó khắng khít” với Tuấn như cặp sam biển mọi người đều thấy rõ cả. 

Nhưng để mang về những nguồn lợi lớn từ các công trình bên ngoài thì Tuấn bố trí thêm một đàn em thân cận nữa mang họ Từ, tên Hiếu. Dù không đến mức đội trời đạp đất, rạch đôi sơn hà được như Từ Hải ngày xưa nhưng Hiếu đã được giao đứng ra nhận những gói thầu béo bở nhất do sự đạo diễn, sắp xếp “dân chủ” của Huỳnh Như Tuấn, sau khi hưởng hoa hồng đậm đà thì chúng bán lại cho các thầu con bằng việc chia nhỏ ra và càng chia nhỏ ra nhiều gói thì nguồn hoa hồng lại tiếp tục thu về càng lớn. Bởi vậy mà chất lượng các công trình như thế nào thì mọi người đã rõ cả. Sau khi làm nhà hết mấy tỷ, Tuấn lại mua tiếp đất mặt tiền thị trấn hết mấy tỷ nữa. Lại thấy phía sau nhà hơi hẹp, sợ không có cái hậu về sau cho con cháu hưởng lộc, Tuấn lại ráng mua thêm mấy sào ở mé sau để mở rộng phần hậu ngôi nhà, hết thêm mấy tỷ nữa. Còn xe thì Tuấn thay đổi xoành xoạch dễ dàng hơn cả người ta mua hàng mã để đốt cúng cho người chết theo quan niệm vật chất trần sao âm vậy. Không hiểu khi kê khai tài sản và nguồn gốc tài sản thì Tuấn kê với các ngài kiểu gì?! Nói vậy thôi nhưng Tuấn lại là người “vô sản” đấy vì chẳng có tài sản nào đáng giá đứng tên ông ta đâu, có chăng thì chỉ chiếc xe đi lại hàng ngày là cùng?!

Tất cả những gì đã kể chỉ là phần nổi của tảng băng chìm trong cái màn kịch vụng về và những trò hề lố bịch của nhóm lợi ích thuộc về các “quý ngài” lãnh đạo ở Đơn Dương. Từ nay cho đến hết nhiệm kỳ 2011-2015, và chuẩn bị cho nhiệm kỳ mới 2016-2020. Người dân chắc chắn còn được chứng kiến nhiều phần nữa của cái màn kịch kia và đàng sau hậu trường của nó liên quan đến quyền lực và tiền bạc ở cái thung lũng nghèo này!


0 comments:

Powered By Blogger