Hôm nay, sự kiện bầu Kiên cùng đồng bọn bị tòa án "nhân dân" tuyên án
30 năm tù giam và phạt tới 75 tỉ đồng với 4 tội danh - trốn thuế, làm
trái qui định nhà nước, kinh doanh trái phép và lừa đảo chiếm đoạt tài
sản công dân - là đề tài được báo chí và dư luận đặc biệt chú ý, không
phải tại thời điểm này, mà nó diễn ra trong suốt thời gian bầu Kiên bị
bắt tạm giam, cho tới ngày nghị án.
Việc bầu Kiên có chống án lên tòa phúc thẩm hay không, còn phải chờ xem,
nhưng ẩn chưa đằng sau vụ án này có rất nhiều điều khiến mọi người quan
tâm đến thời cuộc, phải bận tâm suy nghĩ.
Luật pháp hay luật đảng
Thật vậy, sau hơn 10 ngày xét xử, với những tình tiết và chứng cứ phạm
tội, ngoài luật sư của bị cáo, những người am hiểu pháp luật đều thừa
nhận những cáo buộc với 4 tội danh gán cho bầu Kiên là vô căn cứ.
Thứ nhất là tội "làm trái qui định nhà nước" trong việc ủy
thác tiền gửi mà trước đó, ngày 6/8/2012 thống đốc NHNN đã khẳng định
là được phép và không vi phạm qui định của NHNN.
Thứ hai là tội kinh doanh trái phép cổ phiếu, cổ phần, thì
người ta thấy không có bất kỳ cơ quan cấp phép nào trên lãnh thổ VN cấp
phép cho bất cứ tổ chức cá nhân nào được kinh doanh cổ phần cổ phiếu.
Công dân, tổ chức được phép làm những gì luật pháp không cấm, hoặc nếu
bầu Kiên bị khép vào tội đó thì có hàng nghìn, thậm chí hàng chục nghìn
tổ chức cá nhân cũng dính vào tội danh trên.
Thứ 3 là tội trốn thuế. Với một thứ luật pháp lỏng lẻo như
VN thì bất kỳ ai cũng có thể chế biến các khoản thu chi để trốn thuế
một cách dễ dàng, cũng như luật đã nêu rõ, miễn thuế thu nhập doanh
nghiệp, từ 2-3 năm đầu cho các doanh nghiệp mới thành lập để khấu trừ
đầu tư và tái đầu tư cơ sở hạ tầng, thì việc bầu Kiên bằng cách này hay
cách khác, chế biến số tiền lãi là điều đương nhiên. Dưới chế độ XHCN
tươi đẹp này, chỉ có thằng cực ngu mới ngoan ngoãn, thật thà nộp cái
thuế TNDN "trên trời" cho ông nhà nước.
Cuối cùng là tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản công dân, một
loại tội phải có yếu tố người bị hại. Mà người bị hại ở đây là bạn thân
(Trần Đình Long) của bị cáo và không hề có đơn tố cáo, nhưng ở đây nhà
nước pháp quyền XHCNVN đã quá tốt, sốt sắng kiện hộ nạn nhân. Nhưng lạ
một điều là trước tòa, nạn nhân lại khẳng định không hề bị thiệt hại. Ô
là là, tuy không bị thiệt hại nhưng người ta xử hành vi (quá lố bịch,
tội này nếu khắc phục hậu quả, bồi thường cho bị hại còn được xem xét
tình tiết giảm nhẹ) lừa đảo, còn bị thiệt hại hay không người ta không
thèm quan tâm.
Qua những so sánh và phân tích tội danh của bầu Kiên trên, người ta thấy
cái gọi là "nhân danh" nhà nước CHXHCNVN, căn cứ vào luật rừng, hay
nhận chỉ thị từ luật đảng, để khép tội cho bầu Kiên thì đúng hơn.
Luật đảng là luật gì?
Trước hết luật đảng phải dựa trên tính giai cấp. Trong xã hội VN hiện
nay đang hình thành và đã hình thành hai thành phần, hai giai cấp. Đó là
thành phần bóc lột và thành phần bị bóc lột và giai cấp cai trị và giai
cấp bị trị. Vậy đâu là giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Điều hết
sức đơn gian lý giải điều này, đó là những người hưởng tiền ngân sách,
hay còn gọi là viên chức nhà nước được coi là thành phần bóc lột, là
giai cấp cai trị và phía bên kia, những kẻ bị bóc lột, phải đóng thuế,
hay những kẻ không có ân huệ hưởng kho lẫm của chùa là giai cấp bị trị.
Một điều không may cho Kiên, là Kiên lại nằm trong thành phần bị trị
(không hưởng lương ngân sách) và đương nhiên luật đảng phải xử nghiêm
minh thành phần không phải "bần cố nông".
Bầu kiên thật sự bị tội gì!
Một câu hỏi đặt ra khiến mọi người phải suy ngẫm, sau khi lắng nghe 40
phút nói lời sau cùng của ông bầu nổi tiếng một thời. Rằng thành tích
của ông ta cũng thuộc loại đáng kình nể đấy chứ! Theo lời ông ta kể thì
đầu những năm 90 sau khi nhà nước Liên Xô tan rã, ông ta đã được lãnh
đạo đảng, nhà nước nhờ cậy dàn xếp với Nga Xô để xóa nợ, để mua vũ khí
và ông ta còn có công đưa được 4 tổ máy của thủy điện sông Đà về VN.
Đáng lẽ ra với những thành tích như vậy ông ta phải là loại người được
sủng ái chứ đâu phải đến nỗi bị thất sủng và bị trừng phạt như ngày nay.
Nhưng than ôi! Bầu Kiên giỏi về làm kinh tế, giỏi biện luận những lại
rất ngây thơ khờ dại về chính trị. "Nhờn chó, chó liếm mặt" đã là thân
phận con chó thì đừng bao giờ dám nhờn liếm mặt chủ, tuy rằng nó chỉ hạn
hẹp trong cái sân chơi giải trí thể thao, nhưng nó lại dám giương vây,
lên cơn khuỳnh, dám vượt mặt, thách thức cả đảng, để cho ra đời cái tổ
chức bóng đá gọi là VPF. Thế là toi đời rồi, giờ G đã điểm và thằng này
đáng lên thớt. Nếu không xử nó ngay thì đây sẽ là tiền lệ nguy hiểm cho
một chế độ toàn trị, hậu quả do nó gây lên sẽ là khôn lường.
Huống chi đây là thời điểm vở kịch "con chó và người đi săn" đã
đến hồi kết. Không để nó khinh lờn, không để nó lấn sân và "vỗ nó như
vậy là béo rồi đã đến lúc làm thịt nó thôi" Đó là bài ca muôn thủa của
đảng ta đã từng vặt lông cắt tiết những con vịt béo như Nguyễn Văn Mười
Hai, hay Tân Trường Sanh. Khánh Trắng, Năm Cam cũng là những nạn nhân
tương tự của đảng và việc bới tội nó hay bất kỳ thằng nào trên cái đất
nước "Ngoạc mồm khóc than" này có khó gì đâu. Ti tỉ tội, phương châm của
đảng ta là "Không có tội, biến nó thành có tội. Tội ít biến nó thành tội nhiều. Tội hôm qua sẽ thành tội hôm nay" xét xử nó đàng hoàng, đừng thủ tiêu nó mà mang tiếng.
Kết luận:
Vì vậy phải chỉ đích danh tội trạng của bầu Kiên là tội "Khuỳnh" mới là
đúng tội và đây cũng là bài học cho những ai còn mơ màng, mụ mị chưa
tỉnh giấc. Hôm qua là tên gian thương, tên địa chủ, hào phú, tên tư sản
bóc lột, bị mang ra đấu tố, bị phỉ nhổ, bị lên án v.v... Hôm nay đảng
lại trìu mến, vỗ về thân ái gọi là những doanh nhân, doanh nghiệp tiêu
biểu, yêu nước, sáng tạo v.v... và rồi một lúc nào đó con thú đã hết,
thì đến lượt con chó sẽ làm mồi cho ông chủ CS là điều đương nhiên. Hãy
cứ cúc cung tận tụy, phục vụ ông chủ đi, cố gắng tiếp cận, cố gắng làm
thân, cố gắng luồn cúi để được nâng đỡ, để được che ô, che dù đi, hãy cố
gắng làm một doanh nhân giỏi thành đạt đi hỡi các nhà doanh nghiệp, để
rồi không biết ai trong các vị sẽ là vật tế thần như Nguyễn Văn Mười Hai
trước đây và bầu Kiên hôm nay. Bài học này xin hãy tỉnh ngộ hỡi các
doanh nhân VN.
Hà Nội, 9/6/2014
0 comments:
Post a Comment