Tuesday, October 31, 2017

Thay đổi cách gọi VNCH: Một thủ đoạn lừa gạt của đảng CSVN

Trần Nhật Kim (Danlambao) - Ngày 18-8-2017, Viện Sử Học Việt Nam giới thiệu bộ sách “Lịch Sử Việt Nam” tái bản lần thứ nhất, gồm 15 tập trải dài gần 10,000 trang, do 30 tiến sĩ, thạc sĩ và nghiên cứu viên biên soạn trong 9 năm. Để biết về sự trung thực của công trình biên soạn bộ sách, chúng ta tìm hiểu về cơ cấu của tổ chức này.

Viện Sử Học được thành lập năm 1953 tính từ khi ra đời của tổ chức tiền thân là Ban nghiên cứu Lịch sử, Địa lý, Văn học trực thuộc Trung ương Đảng do Trường Chinh ký ngày 2-12-1953 (Số 34 QĐ/TW). Năm 1954, được đổi tên thành Ban Nghiên cứu Văn học, Lịch sử, Địa lý, gọi tắt là “Ban nghiên cứu Văn, Sử, Địa”. Hiện nay Viện trực thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, là cơ quan lý thuyết của Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam. 

Viện Sử Học: có nhiệm vụ nghiên cứu các vấn đề cơ bản về khoa học lịch sử; cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối, chiến lược, quy hoạch và chính sách phát triển nhanh, bền vững định hướng Xã Hội Chủ nghĩa…

Vì được hoạch định theo chủ trương “định hướng Xã hội Chủ nghĩa”, nên cả về nội dung lẫn hình thức đã không theo quan niệm về sử học thông thường, mà lịch sử vốn là bộ môn khoa học nghiên cứu trung thực về quá khứ, đặc biệt là những sự kiện liên quan đến con người và xã hội.

Bộ Sử thiếu trung thực: 

Trong danh sách lãnh đạo của Viện Sử học qua các thời kỳ, khởi đầu là GS. VS Trần Huy Liệu (1), nhiệm kỳ 1960 – 1969,… rồi đến người hàng thứ 6 là PGS. TS Trần Đức Cường, 2001 – 2005 và người đứng hàng thứ 8 là PGS.TS Đinh Quang Hải, kiêm phó Tổng Biên tập (7/2014 đến nay). Ở địa vị quan trọng này, quý vị lãnh đạo của Viện hẳn phải là những đảng viên tuyệt đối trung thành và thi hành theo đường lối do đảng đề ra. Dưới chế độ CS, tất cả mọi ban ngành đều phải phục vụ đảng, phục vụ chế độ, tính đảng phải cao hơn chuyên môn, nên các sử gia biên soạn bộ sách không thể qua mặt đảng mà thay đổi những giữ kiện lịch sử đã được chỉ đạo. Vì vậy, không thể chệch hướng, nên càng không có chuyện “Trung thực hay Đổi mới Tư duy”.

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” xuất hiện từ năm 2015, mặc dầu đoạt giải thưởng sách hay, nhưng vẫn không lôi kéo được người đọc, vì người dân trong nước vốn hiểu rõ bản chất của đảng CS, nói một đằng, làm một nẻo, nói vậy mà không phải vậy. 

Tháng 8-2017, bộ sách “Lịch sử Việt Nam” được tái bản lần thứ nhất đã gây nhiều tiếng vang vì chủ đề liên quan đến danh xưng Việt Nam Cộng Hòa (VNCH) ở một vài chỗ trong tập 12. Sự thay đổi cách gọi VNCH là “Ngụy quân, Ngụy quyền” như trước đây thành “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn”, khiến một số người Việt trong nước cho rằng đã có sự chuyển biến trong giới lãnh đạo Hà Nội, vì người dân đang chờ đợi một đời sống tự do thật sự. Có người còn đi xa hơn khi nêu ra vấn đề về “Hòa hợp Hòa giải”. Nhưng thực ra, nhóm biên soạn bộ sách “Lịch sử Việt Nam” không chính thức nêu đích danh “Chính quyền VNCH” mà chỉ dùng nhóm từ “Chính quyền Sài Gòn…” Về điểm này, Phó Giáo sư Tiến sĩ Trần Đức Cường đã nói rõ khi trả lời báo Tuổi Trẻ:

“Chính quyền Việt Nam Cộng Hòa là một thực thể ở miền Nam Việt Nam. Nó tồn tại trong gần 21 năm. Năm 1954 còn có một thể chế nữa gọi là Quốc Gia Việt Nam. Sau đó đến năm 1955 thì Ngô Đình Diệm mới phế Bảo Đại để làm Quốc trưởng, sau đó trưng cầu dân ý, bầu Tổng thống… Trước đây khi nhắc đến chính quyền Việt Nam Cộng Hòa, mọi người vẫn hay gọi là ngụy quân, ngụy quyền. Nhưng chúng tôi từ bỏ không gọi theo cách đó mà gọi là chính quyền Sài Gòn, quân đội Sài Gòn.” 

Chỉ mới thay đổi cách gọi, nhưng để lộ thiên kiến và dụng ý của sự thay đổi này qua lời phát biểu của TS. Trần Đức Cường:

“Bản chất chính quyền Sài Gòn và quân đội Sài Gòn theo chúng tôi không có gì thay đổi cả. Đấy là một chính quyền dựng lên từ đô la và vũ khí, thực hiện chiến lược toàn cầu của Mỹ, ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản lan xuống vùng Đông Nam Á, đồng thời chia cắt đất nước Việt nam lâu dài, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới và căn cứ quân sự của Mỹ. Điều đó không có gì nghi ngờ cả.”

“Thứ hai, quân đội Sài Gòn thực chất được Mỹ trang bị hoàn toàn và quan trọng hơn nữa là thực hiện mưu đồ của Mỹ. Đó là thứ quân đội đi đánh thuê. Thực chất các nhà sử học không có cách đánh giá nào khác…”

Chúng ta hãy điểm lại nhận định “Đánh Thuê” về cả hai phía VNDCCH và VNCH:

Khi TS. Trần Đức Cường tái xác định “quân đội Sài Gòn là thứ quân đội đi đánh thuê”, hẳn ông đã quên lời phát biểu của Tổng Bí thư Lê Duẩn về thành tích và mục tiêu của “quân đội Nhân dân” miền Bắc:

“Chúng ta đánh Mỹ là đánh cho Liên Xô, Trung Quốc”

Với câu nói để đời này của Tổng Bí thư Lê Duẩn, các vị trí thức sử gia Hà Nội, nhất là TS. Trần Đức Cường cần phải “phong tặng danh vị” nào thật xứng đáng cho “Quân đội Nhân dân” miền Bắc, để phù hợp với ý nghĩa câu nói của Tổng Bí thư Lê Duẩn trên đây. 

Về nhận định Quân đội Sài Gòn là “thứ Quân đội đi đánh thuê”, hãy so sánh “Mục tiêu và Trách nhiệm” của quân đội hai bên: 

Về phía Quân đội Nhân dân, trong Hiến Pháp 1992 và 2013 đã quy định: “Lực lượng vũ trang nhân dân tuyệt đối trung thành với Tổ Quốc, Nhân dân, với Đảng và Nhà nước để bảo vệ chế độ XHCN”. Nhưng những văn bản chính thức tại Việt Nam gần đây thường viết rằng: Quân đội cần phát huy truyền thống “Trung với Đảng, hiếu với dân”. Cũng chiều hướng trên, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “Công an phải là lực lượng tuyệt đối trung thành với đảng…” 

Chúng ta không thấy hình bóng hai chữ “Tổ Quốc” trong tâm tư của tập đoàn lãnh đạo CS Hà Nội, vì tổ quốc của họ là Đế quốc Cộng sản. Chúng ta cũng không tìm thấy “Hiếu với dân” ở đâu, vì hàng ngày chính quyền Hà Nội đang đàn áp, tù đầy, đánh đập những người dân yêu nước. 

Về phía Quân lực VNCH, đã chiến đấu để bảo vệ miền Nam trước họa xâm lăng của CS miền Bắc, nhiệm vụ được xác định với: Tổ Quốc - Danh Dự - Trách nhiệm. Một khẩu hiệu không chỉ riêng cho Quân, Cán Chính VNCH, mà mọi công dân đã thuộc nằm lòng, phải có bổn phận và trách nhiệm đối với Đất nước và Dân tộc, vì Tổ Quốc trên hết. 

Vì bị hạn chế trong vấn đề “Phe ta” hoàn toàn chiến thắng trong các trận đánh chiếm miền Nam, “phe địch” luôn luôn thua, chẳng hạn như trận đánh Tết Mậu Thân (1968), mà chính quyền Hà Nội thổi phồng là “Tổng công kích và Tổng nổi dậy”, đã gây ra thương vong không cần thiết cho tuổi trẻ miền Bắc.

Trận chiến xảy ra vào ngày mồng 1 Tết Mậu Thân, bắt đầu vào ngày 30-1-1968, khiến quân dân miền Nam mất cảnh giác vì vào dịp hưu chiến để người dân hai miền Nam-Bắc vui Xuân. Đến cuối tháng 3-1968, số tổn thất gây cho quân đội miền Bắc khá nặng nề, nâng số tử thương lên 32.000, bị bắt 5.800. Về phía quân đội VNCH có 4.954 người chết và 3.895 quân nhân Hoa Kỳ tử thương.

Về phía nạn nhân miền Nam tại Huế do hành động sát hại của quân đội miền Bắc trong 26 ngày được ghi nhận qua 22 ngôi mộ chôn tập thể được phát hiện xung quanh thành phố Huế, trong đó có 2.326 sọ người. Sau Tết, số gia đình kê khai số người chết và mất tích lên tới hơn 4.000 người. Ngoại trừ số người ghi nhận mất tích khoảng năm 1.946 người, nơi các mồ chôn tập thể, số nạn nhân bị hành quyết dưới nhiều hình thức như trong tư thế bị trói, bị tra tấn và bị chôn sống được ghi nhận qua các đợt tìm kiếm phát hiện: 

“1.173 người chết tìm thấy trong đợt đầu năm 1968. 809 tử thi tìm thấy trong đợt 2 khoảng tháng 3-7 năm 1969. 428 tử thi trong đợt 3 tại khu Đá Mài vào tháng 9-1969, 300 tử thi tìm thấy trong đợt 4 vào tháng 11-1969. 100 tử thi tìm thấy các nơi trong năm 1969”. Chưa kể tới tình trạng thương tật của người dân.

Viện trợ cho VNDCCH:

Cũng trong chiều hướng tuyên truyền cho đảng CS, với tiểu đề “Xây dựng chính quyền lệ thuộc Mỹ” tại trang 166-167 của tập 12, các soạn giả đưa ra nhận định: 

“…Chủ trương của Mỹ trong giai đoạn này là tăng cường số “cố vấn” và viện trợ Mỹ, xây dựng và củng cố chế độ Ngô Đình Diệm, lấy đó làm chỗ dựa chủ yếu áp đặt chủ nghĩa thực dân mới, ra sức nâng đỡ ngụy quân, ngụy quyền, dùng các lực lượng này đàn áp phong trào cách mạng của nhân dân Việt Nam…”

Đến đây, người đọc có cảm tưởng các sử gia đưa ra tài liệu trong văn khố của đảng, đã được phân định giữa “phe ta” và “phe địch”, nên không đả động tới sự áp đặt, viện trợ quân sự của Nga-Tầu và các nước XHCN cho miền Bắc. Chắc các sử gia bỏ qua những điều dưới đây có ghi trong lịch sử đảng về cuộc chiến tàn khốc do quân đội miền Bắc xâm lăng miền Nam sau năm 1954, một cuộc chiến xảy ra trong lãnh thổ VNCH mà quân dân miền Nam chỉ là tự vệ. 

Khẩu hiệu “Chống Mỹ cứu nước”, “Thống nhất đất nước, Giải phóng dân tộc” chỉ là một chiêu bài để thúc đẩy, khích động lòng yêu nước mù quáng, bị mê hoặc bởi lời tuyên truyền. Cũng trong thời gian này, theo ông Hoàng Văn Hoan, là người tham gia cách mạng từ năm 1929-1930, ghi lại trong tác phẩm “Giọt nước trong biển cả” viết tại Bắc Kinh vào tháng 2-1986 (xuất bản tháng 7-1986), sau khi đào thoát khỏi cuộc đuổi giết của đảng CSVN, đã ghi lại nguồn viện trợ của các nước XHCN cho miền Bắc, trong cuộc đánh chiếm miền Nam như dưới đây:

“theo báo Hong Kong (Reuter), Trung cộng đã đưa vào miền Bắc 320.000 lính TC và viện trợ 20 tỷ Mỹ kim để trang bị cho bộ đội chính quy Bắc Việt về quân trang và quân dụng. Liên Xô cũng viện trợ cho miền Bắc Việt Nam 11,5 tỷ Mỹ kim và các võ khí nặng. Triều Tiên (Bắc Hàn) dưới thời lãnh tụ Kim II Sung cũng gửi quân tham chiến tại Việt Nam, trong đó có phi công và 2.000.000 bộ quân phục.

Từ năm 1950-1954, TQ là nước duy nhất viện trợ quân sự cho Việt Nam toàn bộ vũ khí, quân trang, quân dụng. Trong thời gian “chống Mỹ”, TQ đã cung cấp phần lớn vũ khí đạn dược, quân trang, quân dụng gồm cả thuốc men, y cụ, đại bác, xe tăng, thiết giáp, cao xạ, tên lửa, máy bay, tầu chiến, dụng cụ thay thế và xăng dầu… đủ trang bị cho hơn 2.000.000 bộ đội Việt Nam và thường xuyên cung cấp đủ số đạn dược và trang bị cần thiết cho việc tác chiến liên tục trên chiến trường. 

Riêng từ năm 1965-1975, TQ đã viện trợ hơn 5 triêu tấn lương thực, hơn 300 triệu mét vải, hơn 30.000 chiếc ô tô, hơn 600 tầu thủy đủ các loại, hơn 500 đầu máy và 4 ngàn toa xe lửa, gần 2 triệu tấn xăng và các thứ hàng dệt bách hóa…” 

Nếu bảo Mỹ áp đặt chế độ “thực dân mới” tại miền Nam sau ngày chia đôi đất nước năm 1954 lại càng sai lầm. Nước Mỹ không chiếm đất của bất cứ quốc gia nào mà chỉ giúp các quốc gia đó phát triển, thoát khỏi đời sống chậm tiến nghèo đói và hiểm họa cộng sản. Nhìn vào Việt Nam bây giờ, nhiều địa danh tại miền Bắc như hang Pắc Bó, nơi ông Hồ cắm ngọn cờ đỏ sao vàng, dập theo mẫu cờ của tỉnh Phúc Kiến, đến thác Bản Giốc, đều phải xin giấy Thông hành của Trung cộng. Người dân lành đã bị nhà nước Hà Nội đàn áp, đánh đập khi biểu tình chống sự xâm lăng của Trung quốc. Là người mang danh trí thức hẳn các sử gia phải cảm thấy tủi hổ, đã đánh mất lương tri khi hành động theo đảng CS phản bội dân tộc.

Trước hành động đàn áp, bắt bớ, tù đầy người dân yêu nước của CSVN, Tướng Trần Độ đã so sánh giữa hai chế độ tù đầy của Thực Dân Pháp và XHCNVN, ông tuyên bố: “Nếu phải vào tù, xin cho vào nhà tù của chế độ Thực Dân”.

Sự bất nhân trong “Cải cách ruộng đất”:

Về Cải cách ruộng đất trong Chương I tập 12, với đề mục “Miền Bắc trong thời kỳ khôi phục” có ghi ngắn gọn con số sai biệt về nông dân bị quy vào diện “cường hào ác bá” tại các địa phương trong thời “Cải cách ruộng đất”:

“…Về địa chủ “cường hào gian ác”, trong số 2.033 xã có báo cáo kể trên đã quy lên tới 14.908 người. Sau sửa sai còn 3.932 người… Về “địa chủ kháng chiến”, trong cải cách ruộng đất chỉ công nhận có 461 người. Sau sửa sai đưa lên tới 2.696 người…”

Các con số nêu trên không thấy nói tới số phận 172.008 người dân lành tại miền Bắc bị hành quyết vào thời Cải cách ruộng đất. Trong số nạn nhân đó phải kể tới trường hợp tiêu biểu nhất là bà Nguyễn Thị Năm, người có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà Nguyễn Thị Năm còn được gọi là Cát Hanh Long, chủ một tiệm buôn lớn ở Hải phòng, đã giúp đỡ, che giấu nhiều cán bộ lãnh đạo cao cấp như Trường Chinh, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Quốc Việt, Phạm Văn Đồng…

Trước “Cách mạng tháng 8”, nghe lời khuyến cáo của Việt Minh gia đình bà di chuyển lên Thái nguyên và mua đồn điền tại đây, đã ủng hộ cho Việt Minh 20.000 đồng bạc Đông Dương (tương đương với 700 lạng vàng). Khi chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, bà cũng đóng góp 100 lạng vàng và thóc gạo, vải vóc, nhà cửa… trong “Tuần lễ vàng”. Bà Năm còn là Chủ tịch Hội Phụ nữ tỉnh Thái Nguyên và Liên khu Việt Bắc trong 3 năm liền. Nhiều cán bộ và bộ đội được bà che dấu, tá túc tại khu đồn điền của bà. 

Khi cuộc Cải cách ruộng đất thực hiện vào năm 1953, những hành động của bà Nguyễn Thị Năm bị cố vấn của Trung quốc cho là “giả dối nhằm chui sâu, leo cao vào hàng ngũ cách mạng để phá hoại.” Theo hồi ký của Hoàng Tùng, thấy cố vấn Trung quốc bảo phải xử tử bà Năm, Hoàng Quốc Việt ủy viên Trung ương đảng, ủy viên ban lãnh đạo Cải cách ruộng đất, phụ trách cải cách ở Thái nguyên có báo cáo với Hồ Chí Minh về ý kiến của cố vấn Trung quốc. Ông Hồ hứa với Hoàng Quốc Việt sẽ nói với Trường Chinh, Trưởng ban chỉ đạo, để can thiệp. Nhưng ông Hồ đã không thực hiện lời hứa. Hành động này đã chứng tỏ tư cách bất nhân của ông Hồ đối với người ban ơn. 

Bà Nguyễn Thị Năm là người đầu tiên được đưa ra đấu tố vào ngày 22-5-1953 và được Việt Minh trả ơn bằng “phát súng ân tình” tại Đồng Bẩm, tỉnh Thái Nguyên ngày 20-7-1953. Báo chí coi đây là phát súng khởi đầu cho cuộc vận động Cải cách ruộng đất “long trời lở đất”. 

Bà Năm có hai con trai là Nguyễn Hanh và Nguyễn Cát hoạt động từ ngày đầu cách mạng năm 1944. Nguyễn Cát còn là Trung đoàn trưởng sư đoàn 308. Cả hai đã bị đi cải tạo trong nhiều năm.

Ngày 21-7-1953, một ngày sau khi bà Năm bị tử hình, báo Nhân Dân đăng bài “Địa chủ ác ghê” ký tên C.B., một bút hiệu của Hồ Chí Minh. Nội dung bài báo có nghi những lời bịa đặt: 

"Mụ địa chủ Cát Hanh Long cùng hai đứa con và mấy tên lâu la đã giết chết 14 nông dân. Làm chết 32 gia đình gồm 200 người. Năm 1944, chúng đưa 37 gia đình về đồn điền phá rừng khai ruộng cho chúng. Chúng bắt làm nhiều ăn đói. Ít tháng sau, vì cực khổ quá, 32 gia đình đã chết hết không còn một người. Chúng đã hãm chết 30 nông dân… Năm 1944-1945, chúng đưa 20 trẻ mồ côi về nuôi. Chúng bắt các em ở dưới hầm, cho ăn đói mặc rách, bắt làm quá sức lại đánh đập không ngớt. Chỉ mấy tháng sau 15 em đã bỏ mạng…

Thế là ba mẹ con địa chủ Cát Hanh Long đã trực tiếp, gián tiếp giết ngót 260 đồng bào... Sau Cách mạng tháng 8, chúng đã thông đồng với giặc Pháp và Việt gian bù nhìn để phá hoại kháng chiến. 

Trong cuộc phát động quần chúng, đồng bào địa phương đã đưa đủ chứng cớ rõ ràng ra tố cáo. Mẹ con Cát Hanh Long không thể chối cãi, đã thú nhận tất cả tội ác hại nước hại dân. Thật là: viết không hết tội, dù chẻ hết tre rừng. Rửa không sạch ác, dù tát cạn nước bể!”

Tác giả bài báo được ghi rõ là: C.B. (Nguồn: Wikipedia)

Trên thực tế, theo thống kê chính thức đăng trong cuốn Lịch sử Kinh tế Việt Nam ghi nhận, số nạn nhân bị thảm sát trong Cải cách ruộng đất lên tới 172.008 người, chia ra như sau:

- Địa chủ cường ào gian ác: 26.453 người (trong đó 20.493 người bị oan)

- Địa chủ thường: 82.777 người (trong đó có 51.480 người bị oan)

- Địa chủ kháng chiến: 586 người (trong đó có 290 người bị oan)

Như vậy, trong số nạn nhân bị hành quyết có 123.493 người bị oan. Ngoài số thân nhân liên hệ với nạn nhân tính gộp cũng lên tới 500.000. Họ bị khủng bố tinh thần, bị bạc đãi, sống vất vưởng ngoài lề xã hội. Như trường hợp bố mẹ vợ của nhà thơ Hữu Loan (tác giả nhạc phẩm “Mầu tím hoa sim” bị thảm sát một cách tàn nhẫn, tịch biên gia sản, con gái của ông bà bị địa phương sua đuổi, không nơi nương tựa, sống lây lất như một người ăn mày. Ông kể lại, bố mẹ vợ ông là một điền chủ đã từng ủng hộ nhiều thứ cho Việt Minh, cho người gánh gạo tới giúp các đơn vị bộ đội ốm yếu vì thiếu ăn. Vào ngày thi hành án tử hình, bố mẹ vợ ông bị chôn sống, chỉ còn cái đầu trên mặt đất. Đội cải cách đã cho trâu kéo chiếc bừa đi qua lại chỗ chôn bố mẹ vợ ông. Ông đã lấy cô gái này làm vợ sau khi bỏ đảng CS.

Về sai lầm trong cải cách ruộng đất có ghi ngắn gọn trong bộ sách Lịch sử Việt Nam: 

“Những sai lầm trong cải cách ruộng đất rất nghiêm trọng. Chính phủ đã nghiêm túc kiểm điểm rõ sai lầm ngay trước kỳ họp Quốc Hội lần thứ 4 ngày 4-1-1957. Báo cáo của Chính phủ trước Quốc hội nêu rõ: “Công tác cải cách ruộng đất và chỉnh đốn tổ chức đã phạm nhiều khuyết điểm, sai lầm nghiêm trọng…”

Trên thực tế, sau thời gian các đội, các đoàn CCRĐ giết hại quá nhiều người dân vô tội với tỷ lệ 5% dân số mỗi xã (2), đã gieo kinh hoàng cho người dân nông thôn miền Bắc, sự bất mãn ngày càng gia tăng trong dân chúng khiến đảng phải nhận sai lầm. Tháng 2-1956, Hội nghị TƯ đảng lần thứ 9 đã tuyên bố sai lầm trong CCRĐ. Tháng 3-1956, Quốc hội họp lần thứ 4, tường trình báo cáo sai lầm và biện pháp sửa sai. Ngày 18-8-1956, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư cho đồng bào và cán bộ nhìn nhận sai lầm.

Tháng 9-1956, sau Hội nghị lần thứ 10, ông Trường Chinh mất chức Tổng Bí thư, ông Hoàng Quốc Việt ra khỏi Bộ Chính trị, ông Lê Văn Lương mất chức Ủy viên dự khuyết Bộ Chính trị, ông Hồ Viết Thắng ra khỏi Ban chấp hành Trung ương đảng. Ông Hồ kiêm nhiệm Tổng Bí thư.

Ngày 29-10-1956, tại nhà hát nhân dân Hà Nội, Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, Ủy viên Bộ Chính trị, thay mặt Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương đảng chính thức công nhận những sai lầm trong chính sách CCRĐ. Sự việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận lãnh sai lầm việc thực thi chính sách CCRĐ, mặc dù ông đứng ngoài chiến dịch này, đã chứng tỏ Hồ Chí Minh thiếu đạo đức và tư cách lãnh đạo của người cầm đầu đảng CSVN. Đúng ra, ông Hồ là người phải chịu trách nhiệm vì đã ký ban hành chính sách thất nhân tâm này. Ông Hồ đã để rơi giọt nước mắt xót thương những nạn nhân của CCRĐ. Nhưng đó chỉ là một hành động đạo đức giả sau khi đã đạt được thành quả mà các cố vấn Trung quốc mong muốn. Đến đây, chúng ta cũng không quên nhắc lại chuyện Trường Chinh đấu tố chính mẹ đẻ với câu nói để đời: “Bà ấy là mẹ tôi, nhưng nó là địa chủ” đã được ghi lại trong nhiều bài viết. 

“Một cơn gió bụi” vạch trần tội ác của Hồ Chí Minh và đảng CS:

Cũng vào thời điểm xuất hiện bộ “Lịch sử Việt Nam” một số sách viết về lịch sử VN bị thu hồi, trong đó có quyển hồi ký “Một cơn gió bụi” của ông Trần Trọng Kim. Học giả trong nước đã nhận định về ông Trần Trọng Kim là một sử gia uyên bác, có nhiều công trình giá trị. “Một cơn gió bụi” là tác phẩm ghi lại trung thực những chứng cứ lịch sử vào thập niên 40 của thế kỷ trước, đã phơi bầy mục đích cũng như hành động tàn bạo của Hồ Chí Minh và đảng CSVN từ ngày đầu thành lập nước VNDCCH. Chúng ta điểm qua các trích đoạn trong Chương 7 của cuốn hồi ký này:

- “…Về đường thực tế, các đặc sắc của cộng sản là không nhận có luân thường đạo lý, không biết có nhân nghĩa đạo đức như người ta vẫn tin tưởng. Người cộng sản cho cái điều đó là hủ tục của xã hội phong kiến thời xưa, đặt ra để lừa dối dân chúng, nên họ tìm cách xóa bỏ hết. Ai tin chỗ ấy là người sáng suốt, là người giác ngộ, ai không tin là người mờ tối, là người mê muội…

“Cái xã hội mới ấy không tranh đấu cho quốc gia dân tộc. Dù có nói tranh đấu cho quốc gia hay cho dân tộc nữa cũng chỉ là cái phương pháp dùng tạm thời trong một cơ hội nào để cho được việc mà thôi, chứ mục đích cốt yếu là tranh đấu cho giai cấp vô sản…

“Trong những lời tuyên truyền của Việt Minh, thấy luôn luôn nói nào là hạnh phúc, nào là tự do, bình đẳng, mà sự thật thì trái ngược cả. Những lối họ dùng là nói dối, đánh lừa cướp bóc, giết hại tàn phá, không kiêng dè gì cả, miễn làm cho người ta mắc lừa hay sợ hãi mà theo mình là được…

“Cái thủ đoạn của Việt Minh là dùng mọi cách bạo ngược, tàn nhẫn, giả dối, lừa đảo để được việc trong một lúc. Ngay như họ đối với Việt Nam Quốc dân đảng nay nói là đoàn kết, mai nói đoàn kết, nhưng họ vẫn đánh úp, vẫn bao vây cho tuyệt lương thực. Khi họ đánh được thì giết phá, đánh không được thì đoàn kết, rồi cách ngày lại đánh phá…”

Lý do khiến học sinh chán học môn sử:

Sau hơn nửa thế kỷ ép buộc học sinh miệt mài với Chủ nghĩa Mác - Lenin bách chiến bách thắng, mặc dù chủ thuyết này đã lỗi thời và bị dẹp bỏ tại các nước theo chủ thuyết CS. Hay học tập “Tư tưởng và Đạo đức Hồ Chí Minh”, nhưng ông Hồ đã tuyên bố “Ông không có tư tưởng nào cả, mọi tư tưởng là của Mao Trạch Đông”. Hơn nữa, hành động của ông HỒ đã thể hiện sự tệ hại về đời sống không đạo đức.

Các vị Sử gia nghĩ gì về môn Lịch sử Việt Nam ngày càng xuống dốc thảm hại như hiện nay. Có phải vì chính sách của nhà nước đặt nặng vào tuyên truyền vọng ngoại, nên không còn hấp dẫn học sinh?

Từ Công Hàm Ngoại giao do Thủ Tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Chu ân Lai năm 1958 về lãnh hải, trong khi các hải đảo thuộc chủ quyền VNCH, đến sách địa lý lớp 9 do Nhà xuất bản Giáo dục phát hành năm 1974, đã là phần tài liệu của Trung cộng chuyển tới Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, ông Ban Ki-moon ngày 9-6-2014, để xác nhận chủ quyền tại Biển Đông.

Một thí dụ điển hình, chiều ngày 2-6-2014, chỉ có 2 thí sinh thi môn Sử tại trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Sáng ngày 4-7-2015, tại điểm thi trường THPT Yên Thành 2, chỉ có 1 thí sinh duy nhất thi môn Sử với 66 cán bộ nhân viên phục vụ, gồm có 48 cán bộ coi thi, 12 nhân viên bảo vệ và 6 cán bộ phục vụ thi.

Chắc các sử gia không quên, vào ngày 21-3-2010, khi cả nước tổ chức rầm rộ lễ giỗ Hai Bà Trưng, đảng CS Hà Nội đã âm thầm cử một phái đoàn, với sự tham dự của Đoàn Nghệ Thuật Việt Nam, đóng vai Hai Bà Trưng và Thi Sách sang tế lễ Mã Viện nơi đền thờ Phục Ba Tướng quân tại Đông Hưng, Quảng Đông (Giáp ranh với cửa khẩu Móng Cái, Việt Nam). Hình ảnh phái đoàn Việt Nam sang tế Mã Viện từ năm 2008 được ‘Nhật báo Đông Hưng đăng tải ngày 17-2-2008) (Nguồn:Con dân đất Việt – 26-3-2010).

Lịch sử dân tộc ngày càng mai một là điều phải xảy ra khi chính quyền Hà Nội đặt trọng tâm vào tuyên truyền, xóa bỏ những bài học lịch sử anh hùng của tiền nhân từ hồi dựng nước, đã cùng dân tộc chống kẻ thù phương Bắc trong 1.000 năm đô hộ. Gương sáng của tiền nhân đã bị loại bỏ khỏi môn sử vì bị lệ thuộc vào Trung cộng, nhất là sau Hội nghị Thành Đô năm 1990.

Khi TS Trần Đức Cường tuyên bố, “thay đổi cách gọi tên chỉ thể hiện sự trung tính, tôn trọng lẫn nhau, là quyết định của tập thể các nhà nghiên cứu sử học, chứ không có bất cứ sức ép hay động cơ gì…” Câu nói “vuốt đuôi” trên đây chỉ là sự “tôn trọng nửa vời”, khó làm người Việt tin tưởng.

Dụng ý khi thay đổi cách gọi VNCH:

Do những mâu thuẫn trong bộ sách “Lịch sử Việt Nam”, một câu hỏi đặt ra: tại sao sự thay đổi cách gọi “Chính quyền Sài Gòn, Quân đội Sài Gòn” lại xảy ra vào thời gian này? Có phải vì nhu cầu:

- Lợi dụng chủ quyền của VNCH về Hải đảo Hoàng sa, Trường sa vốn nằm trong lãnh thổ VNCH với sự nhìn nhận của quốc tế qua Hiệp Định Genève năm 1954. Điều này gặp nhiều trở ngại khi các Hiệp định sang nhượng đất biển đã được các đời Tổng Bí thư của đảng CSVN ký kết với đảng CS Trung quốc hay dưới danh nghĩa các công ty ngoại quốc đầu tư, bất kể tới an ninh quốc phòng cũng như phương tiện sống của người dân nghèo.

- Kêu gọi cộng đồng người Việt hải ngoại đầu tư, đóng góp để bù lấp lỗ hổng kinh tế trong nước ngày một thiếu hụt, nợ công ngập đầu. Chính quyền Hà Nội không còn khả năng chi trả dù chỉ để trả phần tiền lời hàng năm. Trong khi lượng kiều hối từ 12 Tỷ/năm vào năm 2014 xuống dưới 5 Tỷ vào năm 2016 và lượng kiều hối ngày càng tuột dốc. Cho dù có cưỡng bách người dân đóng thuế, cũng không thể bù đắp lỗ hổng thiếu hụt vì nạn tham nhũng ngày một gia tăng.

- Hay gánh bớt tội “bán nước” cho đảng CSVN khi thời hạn bán nước giao kết giữa các lãnh tụ của hai đảng CS Việt-Tầu tại Hội nghị Thành Đô năm 1990 đã gần kề. Chắc chắn người Việt trong và ngoài nước đã biết rõ mặt trái của chiêu bài giả hiệu này của đảng CSVN.

Kết luận:

Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” vừa tái bản đã để lại nhiều mâu thuẫn vì thiếu trung thực. Những dữ kiện lịch sử sai lạc nêu ra trong sách, chỉ thể hiện một bộ sách nặng về chính trị, đã không đáp ứng được nhu cầu tìm hiểu về lịch sử dân tộc của người đọc, nhất là giới trẻ trong nước. Tệ hại hơn nữa, nhiều dữ kiện nêu ra trong sách hoàn toàn khác với thực tế đã được viết ra từ thế kỷ trước. Những sự kiện lịch sử được nêu ra thiếu nguồn gốc chứng minh. Điểm nổi bật nhất, trong 20 năm chiến tranh Nam-Bắc, như được chỉ đạo “phe ta” luôn luôn chiến thắng, “phe địch” phải thua, nên các soạn giả chỉ nói tới con số thương vong của “Địch” mà quên nói của bên “Ta”. 

Nhiều sử gia cũng như các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã đưa ra những nhận định về bộ sách này. Đơn cử như nhận định của sử gia Lê Văn Lan, cho rằng bộ sử có tiếng vang là do thủ thuật tuyên truyền. Nhà sử học Christopher Gosha, giảng dạy tại Đại học Quebec ở Montreal – Canada, nghiên cứu về lịch sử Việt Nam cho đây là “một công cụ phục vụ chính trị”.

Nhiều soạn giả khẳng định không bị bất cứ áp lực nào khi biên soạn bộ sách Lịch sử Việt Nam. Nếu đây là sự thật, qua nội dung của bộ sử, cần phải xét lại khả năng cũng như tư cách của các soạn giả. Nếu trường hợp biên soạn theo chỉ đạo của đảng CSVN, thì đó chỉ là một thủ đoạn tuyên truyền lừa gạt người đọc. 

Thực chất của Bộ sách “Lịch sử Việt Nam” thiếu trung thực, không giống cách biên soạn của bất cứ bộ sử nào tại các quốc gia Tự Do. Bộ sử LSVN chỉ có lượng mà thiếu phẩm. Với gần 10.000 trang sách kéo dài 15 tập, đáng được coi là một công trình “vĩ đại”, nên được ghi nhận kỷ lục Guiness, như nhiều thứ kỷ lục đã có tại Việt Nam. 

Tháng 10-2017


__________________________________________

Chú thích:

Tài liệu tham khảo và hình trên mạng bách khoa - Wikipedia.

- FB Nguyễn Thị Bích Ngà: Về Bộ sách LSVN - Lịch sử do đảng viết 

- Trần Trọng Kim: “Một cơn gió bụi” viết năm 1949, xuất bản tại Sài Gòn năm 1969 và được Hội Nhà văn Hà Nội tái bản váo tháng 4-2017 sau khi được cắt bỏ nhiều đoạn.

- Giáo sư Trần Anh Tuấn: Về bộ Lịch sử Việt Nam.

(1) - Trần Huy Liệu: sinh 1901-1969. Trước năm 1928 ông tham gia Việt Nam Quốc Dân Đảng, được kết nạp vào Đảng CS Đông Dương năm 1936. Từng giữ các chức vụ Bộ Trưởng Bộ thông tin chính phủ VNDCCH. Sau đó lần lượt: Bộ Trưởng Bộ tuyên truyền Cổ động, Chính trị Cục trưởng trong Quân sự Ủy viên hội, Bí thư Tổng Bộ Việt Minh, Ủy viên Thường trực Quốc hội, Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học Xã hội…

(2) - Nguyễn Minh Cần: Đừng quên bài học CCRĐ nửa thế kỷ trước. 

Họ không còn gì để mà nguy hiểm nữa

Cánh Dù lộng gió (Danlambao) - Bài này chỉ xin nhấn mạnh đến những người cho tới giờ phút này vẫn ác cảm với các anh em TPB VNCH là những người không còn gì để mất, không còn sức để mà chống đối, không còn sức để mà kháng cự.

Họ đã bỏ lại và mất đi một phần thân thể trên các chiến trường đẫm máu nhất mà những người khi tới tuổi quân dịch phải thi hành lệnh động viên của chính phủ thời đó cũng như những người Bộ Đội miền Bắc phải thi hành nghĩa vụ quân sự khi được gọi nhập ngũ. Một bên là muốn thống nhất tổ quốc, chống Mỹ cứu nước, một bên là lý tưởng bảo vệ tổ quốc khi bị xâm lấn và làm tròn trách nhiệm của một công dân trong thời chiến. Hai mục tiêu, hai lý tưởng khác nhau nhưng khi giáp mặt với nhau thì cùng có sự triệt buộc tôi không nổ súng bắn anh thì anh cũng nổ súng bắn tôi, vì thế họ không có lỗi, mà lỗi là do những kẻ đã gây ra chiến tranh đẩy họ vào vùng lửa khói.

Ở đây tác giả chỉ muốn nói cho có sự công bằng giữa 2 bên, không kết án bên nào tuy cái lẽ tự nhiên trên đời là khi không anh đòi chiếm nhà tôi một cách vô lý thì tôi bắt buộc phải tự vệ và chống trả lại anh vì chẳng còn cách nào khác.

Vì thế để tự vệ anh em TPB VNCH cũng chỉ làm hết trách nhiệm và bổn phận của mình đối với phần đất phía Nam của mình mà thôi.

Họ đã ngã gục, đã buông súng khi không còn sức chiến đấu, có người mất đi cặp mắt, có người mất 2 tay, có người cụt cả 2 chân may mắn lắm thì mất 1 cánh tay hay chỉ cụt một chân, nhẹ nhất là thương tật đầy mình tuy còn đủ các bộ phận trên cơ thể.

Sau ngày 30/04/1975 họ và gia đình bị coi như những kẻ có nợ máu, có tội ác với nhân dân và bị đối xử tàn nhẫn. Họ bị gom vào các trung tâm có tên gọi là Bảo Trợ Xã Hội. Thực chất các trung tâm này đã đối xử với họ như những người tù, hằng ngày phải lao động cật lực, ăn uống thiếu thốn, nếu vì đau mà nghỉ làm thì bị đánh đập dã man cho đến chết, có người chịu không được vì vết thương cũ tái phát còn bị đánh đập không thương tiếc sau đó đã chết trong các trại tập trung mang cái tên gọi rất nhân văn ở trên.

Khoảng 7 năm trở lại đây Dòng Chúa Cứu Thế (DCCT) có tổ chức chương trình tri ân TPB VNCH để đem lại cho họ một chút tình người khi bị xã hội lãng quên mấy chục năm nay mà đáng lý ra nhà cầm quyền phải có trách nhiệm lo cho những người này với danh nghĩa là những người tàn tật mất sức lao động, ngược lại chính quyền không mảy may quan tâm hỗ trợ dù chỉ là một cái thẻ bảo hiểm khám chữa bệnh cho người tàn tật, chưa nói đến những quyền lợi của gia đình họ bị phân biệt đối xử thí dụ con cái họ còn đang trên ghế nhà trường và các vấn đề an sinh xã hội khác.


DCCT đã tổ chức từng đợt tầm soát sức khoẻ (khám tổng quát) cho các anh em TPB VNCH từng đợt, thuê xe Taxi đến chở anh em đi các bệnh viện để lấy máu xét nghiệm, đo điện tâm đồ, X quang và siêu âm, khi về lại DCCT có các Bác Sỹ khám tổng quát và chẩn đoán kết quả định bệnh lần cuối cùng. Ai cần xe lăn sẽ được phát xe lăn, ai cần xe lắc sẽ được phát xe lắc, ai cần nạng sẽ cấp phát nạng, ai cần làm chân giả sẽ được dẫn đi làm chân giả, ai cần đeo kính sẽ được đó và cắt kính theo nhu cầu.

Đội ngũ Tình Nguyện Viên của DCCT rất nhiệt tình trong việc phục vụ các anh em TPB, họ ý thức được vì tình người, vì lòng bác ái với tha nhân nên họ giúp đỡ anh em khá chu đáo, thậm chí anh em chụt 2 chân họ còn ra cổng cõng hoặc ẵm vào, bữa ăn trưa thân mật nếu mù 2 con mắt không thấy đường sẽ có người đút từng muỗng cơm, cut cả 2 tay cũng thế, thật là cảm động khi nhìn thấy những cảnh tượng này.


Họ không còn gì để mất, chỉ còn mỗi mạng cùi lê lết xin ăn, bán vé số, lang thang từng tốp đi bán nhang dọc đường miễn sao sống qua ngày. Mong được sự an ủi cuối cuộc đời là có được một chút ấm áp tình người, quan tâm tới họ trước khi họ ra đi vĩnh viễn vì người nào nhỏ nhất cũng trên 60 tuổi rồi. Nếu nhà cầm quyền không thể giúp đỡ họ vì một lý do gì đó thì hãy để DCCT giúp họ đừng kiếm cách ngăn trở công tác trên vì đây là việc làm thiện nguyện đáng được khuyến khích hơn là cấm cản.

Đó là sự mong mỏi của những anh em TPB VNCH với nhà cầm quyền, xin hãy vì chút tình người trước khi anh em chúng tôi nhắm mắt giã từ kiếp sống đau đớn, khổ sở để đi vào lòng đất mẹ.

Ngày 31/10/2017

Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ (Phần 6 - Những cuộc thi kỳ ảo)


David Tran Hieu (Danlambao) - Lời mở đầu: Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, với 5 phần đã qua đề cập đến một số nhân vật cụ thể, liên quan đến công tác nhân sự nhiều tai tiếng tại Bộ Giao thông Vận tải khi Đinh La Thăng còn làm Bộ trưởng. Kỳ này, Tác giả không đề cập tới một nhân vật cụ thể mà giới thiệu với bạn đọc một cách thức, hay nói chính xác là một mánh khóe liên quan tới công tác cán bộ mà Tư lệnh Đinh La Thăng đã lựa chọn: đó là các cuộc thi tuyển chọn cấp trưởng các cơ quan thuộc Bộ Giao thông Vận tải.

***

Chỉ cần gõ Google “Đinh La Thăng và đột phá”, chỉ 0,3 giây bạn sẽ có gần 800 ngàn kết quả về nội dung này. Quả thực, khi đương chức Tư lệnh Giao thông Vận tải, Đinh La Thăng rất thích dùng chữ “đột phá” trong các chỉ đạo của mình, một trong những chỉ đạo ấy là đột phá trong công tác thi tuyển lựa chọn cấp trưởng… làm báo chí đã tốn không ít giấy mực

Thực tế, các cuộc thi tuyển cấp trưởng trong ngành giao thông vận tải do Tư lệnh Đinh La Thăng chỉ đạo trong thời gian 2014- 2015 có thể nói là kỳ ảo. Không kỳ ảo sao được khi mà người trúng tuyển các chức vụ Tổng Cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng, Hiệu trưởng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty,… hầu hết nếu không cùng quê hương bản quán Nam Định với Đinh Tư lệnh, thì cũng là đệ tử rượu, cũng đâu đó gắn với Đinh La Thăng từ một chữ... "ệ" mà ra. 

Để thể hiện cái vị trí “vô cùng khách quan” của mình, Đinh Tư lệnh thông báo Bộ trưởng và Vụ trưởng TCCB của Bộ Giao thông Vận tải hoàn toàn đứng ngoài những cuộc thi lựa chọn nhân sự cấp trưởng này. 

Hội đồng do Tư lệnh Đinh La Thăng thành lập có 15 ủy viên, các ứng viên làm đề án và trình nộp cho Ban Tổ chức trước, để tới ngày thi sẽ lên bảo vệ trước Hội đồng; thành viên Hội đồng có thể đủ hoặc không đủ 15 người, do một Thứ trưởng Giao thông Vận tải làm Chủ tịch, điểm được chấm theo thang điểm 100. 

Các cuộc thi kỳ ảo này của Đinh La Thăng kéo dài khoảng một năm, tới giữa năm 2015 thì bị Bộ Chính trị tuýt còi (https://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/bo-giao-thong-dung-thi-tuyen-lanh-dao-cac-don-vi-3234418.html). Chúng ta hãy thử quay lại lịch sử và kết quả một số kết quả kỳ thi tuyển cấp trưởng dưới thời Đinh Tư lệnh xem sao! 

Cuộc thi tuyển Cục trưởng Cục Đường sắt Việt Nam vào ngày 9-5-2015, kết quả công bố và các báo đưa tin ngay sau khi kết thúc cuộc thi, ông Vũ Quang Khôi đạt 86,79 điểm, người đứng thứ nhì cuộc thi đạt 86,69 điểm, tức là thua ông Khôi chỉ có 0,1 điểm. Đơn giản đã thấy tổng cộng ông Vũ Quang Khôi chỉ cao hơn vị đạt kết quả cao thứ hai của cuộc thi có vẻn vẹn 1,5 điểm (https://www.tienphong.vn/xa-hoi/pho-cuc-truong-duong-sat-trung-tuyen-cuc-truong-858335.tpo).

Các ứng viên dự thi Cục trưởng Cục đường sắt Việt Nam 
thuộc Bộ Giao thông Vận tải

Dư luận đều đánh giá bài thi của người đứng thứ hai xuất sắc hơn, tuy vậy với thang điểm 100, người chấm chỉ cần nhích lên cho thi sinh kia 2-3 điểm thì kết quả đã đảo ngược tình thế, chuyển bại thành thắng…

Trước đó, cuộc thi tuyển Cục trưởng Cục Đường thủy nội địa Việt Nam vào ngày 18-10-2014 với người trúng tuyển là ông Hoàng Hồng Giang (Phó trưởng khoa Công trình trường Đại học Hàng hải) với điểm số 82,60 điểm. Người đạt điểm cao thứ hai đạt 82,43 điểm, chỉ thua vị trí quán quân có 0,17 điểm. Với thang điểm 100 và 15 thành viên ban giám khảo, được hiểu là tổng điểm của người đứng đầu chỉ cao hơn người thứ hai có 2 điểm mà thôi. (http://www.baogiaothong.vn/giang-vien-dai-hoc-trung-tuyen-cuc-truong-cuc-duong-thuy-noi-dia-vn-d87088.html )

Hoàng Hồng Giang (ngoài cùng, bên trái) 
và các thí sinh cuộc thi Cục trưởng Đường thủy nội địa 
được Đinh La Thăng gặp gỡ trước cuộc thi.

Chưa nói đến những tiêu chí của ông Giang khi dự thi còn thiếu mà Đinh Tư lệnh đã chỉ đạo bỏ qua, là phải có “5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển; trong đó có ít nhất 3 năm làm công tác quản lý về lĩnh vực chuyên môn, chuyên ngành liên quan đến công việc của chức danh thi tuyển”… Đối chiếu với tiêu chí này thì ông Hoàng Hồng Giang chỉ là Phó trưởng khoa Công trình của Trường Đại học Hàng hải, chưa đủ: “5 năm công tác trở lên trong ngành, lĩnh vực liên quan đến chức danh thi tuyển là Cục trưởng Cục đường thủy nội địa”, cũng chưa hề có “ít nhất 3 năm làm công tác quản lý lĩnh vực chuyên môn liên quan đến chức danh thi tuyển”… nhưng vẫn được Đinh ưu ái cho tham gia thi tuyển cùng 4 Cục phó và một Hiệu trưởng khác…

Một cuộc thi kỳ ảo khác, đó là thi tuyển Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, người trúng tuyển là Vũ Anh Minh, lúc đó là Vụ phó Vụ Quản lý doanh nghiệp. Kết quả Minh đạt điểm thi cao nhất với 85,82 điểm, người thứ hai là một Vụ phó khác đạt 82,23 điểm. Đáng chú ý là một thành viên trong Hội đồng, là người ngoài Bộ được Đinh La Thăng đưa vào hội đồng, đã ra tay cứu Minh, mạnh tay cho điểm 100 nên điểm trung bình cộng của Vũ Anh Minh đang ở hàng chót được nhảy vọt lên đầu, hơn người thứ hai 3 điểm, và đương nhiên trở thành thủ khoa cuộc thi… (http://tuyencongchuc.vn/tin-tuc-tong-hop/nguoi-dat-diem-cao-nhat-ky-thi-vu-truong-quan-ly-doanh-nghiep/). 

Vũ Anh Minh được Đinh Tư lệnh đưa lên cầm đầu Vụ Quản lý doanh nghiệp này để sau đó thực hiện một loạt chỉ đạo của Tư lệnh trong những phi vụ vô tiền khoáng hậu: cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, bệnh viện, trường học… mà tác giả đã nêu tại bài trước (Di sản của Tư lệnh Đinh La Thăng: công tác cán bộ, phần 3: Vũ Anh Minh). 

Vũ Anh Minh (bên phải) 
và các thí sinh cuộc thi Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp

Tuy Đinh Tư lệnh không trực tiếp làm Chủ tịch các Hội đồng thi tuyển, mà giao cho một Thứ trưởng, ngoài ra thành viên Hội đồng là các Thứ trưởng, một số vụ trưởng, hiệu trưởng, một số nhà khoa học nguyên là lãnh đạo Bộ hoặc ngoài ngành để thể hiện sự khách quan…. nhưng Đinh Tư lệnh vẫn nắm các diễn tiến của cuộc thi và điều hành thông qua chủ tịch và đa số thành viên hội đồng. 

Bài thi, với đầu bài được công bố công khai trước, các thí sinh đã chuẩn bị tài liệu và nộp từ trước cho Hội đồng, nên ai cũng như ai, khác nhau là phần trình bày, cũng nội dung đó mà thôi, điểm số sẽ không chênh lệch nhiều. 

Vì thế khi Đinh Tư lệnh chỉ đạo cho một vài thành viên hội đồng chỉ cần nhích 2-3 điểm cho thí sinh mà Đinh đã “chấm”, thì lập tức thí sinh đó sẽ đạt điểm cao, thế mới có chuyện người đứng đầu và người thứ hai chỉ chênh nhau có 0,1 hay 0,17 điểm, trên thang điểm 100 như mấy vị thủ khoa nêu ở trên đây. 

Trong khi hầu hết dư luận đều nhận định người đứng thứ hai có trình độ hơn, bài trình bày cũng tốt hơn, năng lực thực tế giỏi hơn, song người thứ hai đành chịu ngậm đắng nuốt cay, "học tài thi phận" vậy…

Nhiều ứng viên biết Đinh Tư lệnh đang làm trò, nhưng không thể không đăng ký tham gia thi, vì Đinh La Thăng ra lệnh buộc tất cả lãnh đạo cấp phó của đơn vị đó phải tham gia, ngoài ra nhiều người ở các đơn vị khác cũng được vận động thi, là một cách ủng hộ “phong trào” của Tư lệnh… 

Có ứng viên trong diện bắt buộc phải thi, là một Vụ phó Vụ Quản lý doanh nghiệp của Bộ này nên phải đăng ký thi Vụ trưởng Vụ Quản lý doanh nghiệp, biết đây là trò lố bịch của Đinh Tư lệnh nên tuy đã đăng ký nhưng đến trước ngày thi đã cáo ốm để khỏi tới trường thi nữa…

Đinh Tư lệnh cho công tác tuyên truyền, quảng bá, hoạt động truyền thông rầm rộ. Báo chí tung hô các cuộc thi này rất khách quan, nào là để lựa chọn nhân tài, nào là Bộ trưởng và Vụ trưởng TCCB đứng ngoài cuộc thi lựa chọn nhân sự cấp trưởng, không ai can thiệp được, cứ có năng lực là được trọng dụng...

Việc bày đặt thi cử để tuyển chọn lãnh đạo cấp trưởng là mẹo mị dân của Đinh La Thăng, là lá bài để Đinh La Thăng dối trên, lừa dưới; chỉ khổ những thí sinh buộc phải đi thi, biết mình là quân cờ trên một bàn cờ tướng, nhưng cực chẳng đã phải thí thân; những... "ệ" của Thăng là những thí sinh đã được nhắm trước, được “thăng quan, thăng chức...” qua những cuộc thi kỳ ảo thế này đây. Nhưng, rồi cũng đến lúc họ cũng sẽ không còn thấy ảo ảnh nữa, để bất chợt một ngày nào, phải hứng chữ “giáng” mà thôi.. !!!

*


Powered By Blogger