Author: Tú Anh | Source: RFI | Posted on: 2016-11-03 |
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh minh họa.Flickr.com
Chính quyền Trung Quốc bị lung lay vì những âm mưu chính trị, tham ô, lạm quyền, gian lận bầu cử. Trên đây là những lời cảnh cáo của chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, trước hàng trăm đảng viên cao cấp vào tuần trước, mới được tiết lộ hôm nay.
Báo đảng Nhân Dân Nhật Báo trong số ra ngày hôm nay, 03/11/2016, cho biết nội dung hai văn kiện liên quan đến hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương đảng Cộng Sản Trung Quốc hồi tuần trước và bình luận của lãnh đạo Tập Cận Bình.
Theo nhân vật số một của Trung Quốc, từ nay có thêm tước hiệu « hạch tâm » (hạt nhân), thì đảng Cộng Sản bị lung lay vì lòng tham không đáy của một « nhóm lãnh đạo bị tiền tài và quyền lực làm mê hoặc, giả vờ tôn trọng đường lối của đảng, thành lập phe nhóm phục vụ quyền lợi riêng tư và mưu toan chính trị ».
Chủ tịch Trung Quốc thừa nhận là các chiến dịch bài trừ tệ đoan trong nội bộ đảng Cộng Sản không mang lại kết quả : Tệ nạn gia đình trị, con ông cháu cha và gian lận bầu cử không chấm dứt, nạn lạm quyền, tham ô, vi phạm pháp luật và kỷ luật cũng gia tăng.
Theo Nhân Dân Nhật Báo, liều thuốc mới đối phó với tình trạng bất trị này là tăng cường các nguyên tắc nghiêm khắc kiểm soát đảng viên như : không tuyên bố, không phán tán tài liệu đi ngược lại chủ trương và đường lối chính thức.
Tuy nhiên, theo nhận định của AFP, chỉ đạo chống tham nhũng của chủ tịch Trung Quốc không áp đặt các biện pháp cụ thể như « kê khai tài sản » và « giám sát độc lập ».
----------
----------
Ý kiến độc giả:
Trong một chế độ độc tài nào cũng manh nha có sự tạo phản. Điều này chẳng cần nói lên vì đa số đều biết. Tuy nhiên khi người lãnh đạo chế độ đích thân nói lên điều đó thì đó chính là lời đe dọa, cố ý cho phe phản kháng biết rằng : Ta đây đã biết rõ tụi bây đang làm gì, liệu hồn đừng manh động để giữ mạng vì ta đã có biện pháp đối phó.
Trong một chế độ độc tài nào cũng manh nha có sự tạo phản. Điều này chẳng cần nói lên vì đa số đều biết. Tuy nhiên khi người lãnh đạo chế độ đích thân nói lên điều đó thì đó chính là lời đe dọa, cố ý cho phe phản kháng biết rằng : Ta đây đã biết rõ tụi bây đang làm gì, liệu hồn đừng manh động để giữ mạng vì ta đã có biện pháp đối phó.
Khi Tập Cận Bình tuyên bố có mầm phản loạn thì chính là muốn đe dọa đối phương. Nhưng tại sao phải đe dọa ? Ấy là bởi ông ta cũng đang e sợ cho nên phải đánh võ mồm trước, hoặc để tránh tổn thất lớn cho mình khi phải ra tay dẹp loạn, thà nói trước để thương lượng còn hơn là phải đụng độ khiến cả hai bên đều thiệt hại. Họ Tập đang sợ đấy thôi vì cảm thấy thiếu tự tin.
Cu Tèo (Bô-li-ti-can xai-ân-tít )
Cu Tèo (Bô-li-ti-can xai-ân-tít )
0 comments:
Post a Comment