Saturday, November 19, 2016

Ông Lê Nguyên Long KHÔNG viết bài “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”

Những kẻ mạo danh VNQDĐ viết bài bôi lọ TT Ngô Đình Diệm

(tiểu đề do BBT/ BCT đặt thêm cho bài viết)

****
Ông Lê Nguyên Long KHÔNG viết bài “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”
AuthorHàn Giang Trần Lệ TuyềnPosted on: 2016-11-19


Chùa Phổ Đà ở Đà Nẳng, một thời là hang ổ của bọn phản loạn Phật Giáo Ấn Quang
Như quý độc giả đã đọc rất nhiều bài của những đảng viên Cộng sản Việt Nam, dù công khai hay núp bóng dưới nhiều hình thức với những câu chuyện hoàn toàn xuyên tạc, bịa đặt, những điều không hề có, để mong “hạ” cho được Thanh Danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm.
Thế nhưng, những người có kiến thức, thì chắc chắn phải biết những kẻ ấy là ai. Người viết bài này cũng vậy, nên xét thấy không cần phải lên tiếng. Tuy nhiên, riêng với bài: “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn” mà ai đó đã ký tên là “Lê Nguyên Long”, thì người viết tự thấy phải viết lên những sự thật. Chỉ một lần. Một lần mà thôi, vì nội dung bài ấy, có một đoạn như sau:
“Thiết tưởng kẻ viết cần trình bày rõ là Quốc Dân Đảng miền Trung lúc đầu ủng hộ ông Diệm tích cực. Họ đã lên án Nguyễn Văn Hinh và ủng hộ ông Diệm để chống Cộng. Họ đã có cán bộ giữ chức vị Tỉnh trưởng và Quận trưởng ở hai tỉnh lớn Nam Ngãi (Quảng Nam Tỉnh trưởng Lê Trung Chi, Quảng Ngãi Phạm Đình Nghị)”.
Chỉ cần một trích đoạn ở trên, thì tôi đanh thép minh định rằng:
Tôi biết rõ ông Lê Nguyên Long dù từng là Trưởng ty Thông tin Quảng Nam, nhưng Ông không viết bài nào; bởi, Ông thường nói với tôi, nguyên văn:
“Tui không có năng khiếu diết dăn, nên không diết được. Dì dậy, tui kể lại những chiệng chi tui biết; trong đó, có chiện tui đã bị Phật giố bắt giom ở trong chùa Phổ Đà, thì tui kể cho cô nghe, để cô diết ra cho thiện hạ biết…”
(“Tui không có năng khiếu viết văn, nên không viết được. Vì vậy, tui kể lại những chuyện chi tui biết; trong đó, có chuyện tui đã bị Phật giáo bắt giam ở trong chùa Phổ Đà, thì tui kể cho cô nghe, để cô viết ra cho thiện hạ biết…)
Nghĩa là, ông Lê Nguyên Long không hề viết ra bất cứ một bài nào hết. Chính vì vậy, cái bài “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”, thì chắc chắn đã do một tay nào đó viết ra, rồi ký tên là “của ông Lê Nguyên Long”.
Trước hết, tôi cần phải nói rõ: Tỉnh Quảng Nam không hề có ông “Tỉnh trưởng Lê Trung Chi”.
Vào thời kỳ ông Lê Nguyên Long làm Trưởng Ty Thông tin, thuộc quyền của Tỉnh trưởng Quảng Nam, là cựu Giáo sư Nguyễn Hữu Chi, thì ông Lê Nguyên Long làm sao có thể viết: Quận trưởng ở hai tỉnh lớn Nam Ngãi (Quảng Nam Tỉnh trưởng Lê Trung Chi, Quảng Ngãi Phạm Đình Nghị)”.
Ông Lê Nguyên Long đã bị “Phật giáo quyết tử” bắt giam như thế nào:
Tôi xin nói rõ: Trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường tại miền Trung: Mùa hè 1966 - ông Lê Nguyên Long là Trưởng ty Thông tin Quảng Nam đã bị Phật giáo Ấn Quang bắt trong lúc đang lái chiếc Vespa chở cựu Giáo sư Nguyễn Hữu Chi, Tỉnh trưởng tỉnh Quảng Nam, (Ông Nguyễn Hữu Chi, sau 30/4/1975, đã di tản sang định cư tại Hoa kỳ), trên đường từ Quảng Nam về Đà Nẵng, vừa đi đến ngã ba Duy Tân, Đà Nẵng, thì bị “Phật giáo Quyết tử” chặn bắt cả hai vị. Sau đó Giáo sư Nguyễn Hữu Chi và ông Lê Nguyên Long bị đưa vào nhà “chùa” Phổ Đà tức Phật Học Viện Trung Phần ở số 340, đường Phan Châu Trinh, Đà Nẵng, là nơi giam giữ nhiều tù nhân nhất, ngoài ra cũng có nhiều “chùa” cũng đã trở thành nhà tù như “chùa” Tam Bảo Tự ở số 323 đường Phan Châu Trinh Đà Nẵng.
Và tôi vẫn nhớ, có một lần, ông Lê Nguyên Long đã gọi cho tôi, và nói:
“Thời gian ni cô đừng gọi số nem nem chín hưa nem hưa tóm chín bửa bửa của nhà tui, vì tui không có ở nhà, tui đi thom dự Đựa  hụi Thống nhất của Diệt Nôm Quấc Dâng Đẻng. Dậy, cô hãy gọa số điệng thọa cầm tưa của tui, thì gặp tui,  tui sẽ kể cho cô nghe những chiệng mà cô không được biếc, để cô diết bừa, chứ hông mưa móc, thế hệ trẻ sẽ không biếc được những biếng cố của một giưa đạng lịt sử…”.
(Thời gian ni cô đừng gọi số năm năm chín hai năm hai tám chín bảy bảy (559) 2528977 của nhà tui, vì tui không có ở nhà, tui đi tham dự Đại hội Thống nhất Việt Nam Quốc Dân Đảng. Vậy, cô hãy gọi số điện thoại của cầm tay của tui, thì  tui sẽ kể cho cô nghe những chuyện mà cô không được biết, để cô viết bài, chứ không mai mốt, thế hệ trẻ sẽ không biết được những biến cố của một giai đoạn lịch sử…). (người viết xin “dịch” lại giọng Quảng Nam, để quý độc giả dễ hiểu hơn)
Và đây là những lời của ông Lê Nguyên Long đã kể với tôi về chuyện ông đã bị “Phật giáo quyết tử” bắt giam ông như sau:
“Tui không biết con số chính xác là tại chùa có bao nhiêu người, nhưng tui biết chúng tui mỗi phòng có bảy mươi người, mà các phòng của nhà tăng tại chùa Phổ Đà thì nhiều, vì chùa này là Phật Học Viện Trung Phần mà, nên nó lớn lắm mà đều kín chỗ hết, chúng tui nằm sát nhau rất chật chội, vì mùa hè nên nóng lắm, ai cũng đều phải trải chiếu nằm trên nền xi măng, lại bị muỗi đốt kinh khủng vì không có mùng, không được mặc áo quần dài, không có dép, không có khăn tắm, khăn mặt, không có xà phòng, không có kem và bàn chải đánh răng, không có cái gì cả ngoài bộ đồ lót trên người và chiếc chiếu, nghĩa là chúng tui đã sống như người ở thời tiền sử. Còn cách hỏi cung của mấy ổng thì ghê gớm lắm, vì mỗi lần hỏi cung là mỗi lần chúng tui đều bị tụi nó oánh, mà tụi nó có hỏi cung chi mô, nó kêu từng người ra các phòng khác để nó oánh cho đã thôi,  khi về phòng người nào cũng giống như cái mền rách. Trời ôi ! tụi nó tàn ác lắm, nó oánh, nó oánh tụi tui, nó oánh (nó đánh) từ trái sang phải, chúng tui tưởng đã bỏ xác trong chùa Phổ Đà rồi chớ. Nhưng chưa hết mô còn thêm một nỗi kinh hoàng hơn nữa là trước các cửa sổ các phòng đều có treo lựu đạn với lời tuyên bố của Quân Đoàn Vạn Hạnh : Đ.M, nếu Thiệu-Kỳ mà đưa quân vào đây là chúng tao bung lựu đạn cho chúng mầy chết tan xác hết”. (Xin quý độc giả thông cảm, vì quá dài, nên khó và thấy không cần thiết phải viết lại bằng lại giọng Quảng Nam)
Nên biết, trong cuộc bạo loạn bàn Phật xuống đường tại miền Trung, mùa Hè 1966, ông Lê Nguyên Long, Trưởng ty Thông tin Quảng Nam, chở Tỉnh trưởng Nguyễn Hữu Chi trên chiếc Vespa về Đà Nẵng, có đem theo một “Bản Tuyên Cáo” của Ông Tỉnh trưởng Quảng Nam Nguyễn Hữu Chi, nội dung lên án Phật giáo Ấn Quang nổi loạn cướp chính quyền miền Trung, và để cùng với Tướng Nguyễn Cao Kỳ và Đại tá Nguyễn Ngọc Loan dẹp loạn Phật giáo, “vì có kẻ “nội ứng” báo cho Phật giáo biết) nên mới bị “Phật giáo Quyết tử” vây bắt và giam giữ tại “Chùa” Phổ Đà.
Người viết xin nhắc lại, ngày 16-4-1966, Phật giáo Ấn Quang đã vây bắt Thiếu tá Mai Xuân Hậu, Quận trưởng Quận Hòa Vang, Quảng Nam, và đồng loạt tấn công các trụ sở đảng phái, bắt hàng trăm viên chức chính quyền và các cán bộ của VNQDĐ, cả “Kỳ Bộ Trung Việt” do cụ Nguyễn Đình Lương lãnh đạo, và cả “hệ phái” VNQDĐ do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo (ông Lê Nguyên Long cũng là VNQDĐ) đồng thời Phật giáo Ấn Quang cũng tấn công Trụ sở Liên hiệp Nghiệp đoàn Lao công ở số 15 B đường Thống Nhất, Đà Nẵng, bắt ông Trần Hòa Tổng thư ký Liên hiệp Nghiệp đoàn và các nhân viên đem giam vào chùa Phổ Đà và còn quá nhiều người mà tôi không làm sao kể hết.
Cũng trong thời gian ấy, Phật giáo Ấn Quang đã tấn công quân nhân và đốt các xe của quân đội Hoa Kỳ. Một trường hợp đã có rất nhiều người biết đó là tại đầu đường Bạch Đằng, trước Cổ viện Chàm nhìn sang Trường Trung Học Sao Mai, khi đó một chiếc xe Jeep nhà binh trên xe có hai Sĩ quan, một Hoa Kỳ và một Đại Hàn vừa chạy trờ đến, thì “Đòan Thanh niên Phật tử Quyết tử” xông ra chặn đường và lôi hai Sĩ quan này xuống đất, hai Sĩ quan này hốt hoảng kêu cứu thì liền bị đám này túm cổ áo và đánh hội đồng, cùng lúc tưới xăng vào xe và châm lửa đốt. Khi ngọn lửa bốc cháy, thì có nhiều người là nhân viên và khách trọ từ khách sạn Moderne do Phu nhân Trung tá Trần Nguyên An làm chủ đã chạy ra giải vây, lợi dụng  lúc đó Phu nhân Trung tá Trần Nguyên An đã kéo cả hai Sĩ quan này chạy vào khách sạn che giấu. Sau đó Bà đã tìm cách đưa họ trở về đơn vị.
Theo người viết, có lẽ quý độc giả, có nhiều vị đã biết Cụ Đoàn Thêm đã viết qua :”Việc từng ngày: “Phật giáo bắt giam Quận trưởng Hòa Vang”; nhưng vì Cụ viết theo những báo cáo từ Đà Nẵng – miền Trung, nên người báo cáo cũng như Cụ không biết tên của Ông Quận trưởng Hòa Vang, nên không thể ghi vào.
Ngày đó, tôi đã đọc, và thấy thiếu sót, nên chính tôi đã viết rõ Quận trưởng Quận Hòa Vang là Thiếu tá Mai Xuân Hậu, qua bài: “Đà Nẵng Những Ngày Tang Thương, đã đăng trên Bán nguyệt San Văn Nghệ Tiền Phong số 568, từ ngày 16 đến ngày 30/09/1999 – Từ trang 20, (đăng trọn 05 trang).
Tôi cũng biết một cách rất rõ, ông Lê Nguyên Long, Trưởng ty Thông tin Quảng Nam, cũng là một đảng viên VNQDĐ, nhưng không phải “là một lãnh tụ Việt Nam Quốc Dân Đảng tại miền Trung” như ai đó đã viết, rồi ký tên là Lê Nguyên Long. Bởi, ngày xưa, tại miền Trung ai cũng biết cụ Nguyễn Đình Lương mới là “lãnh tụ” của VNQDĐ miền Trung, vì cụ là người đứng đầu “Kỳ Bộ Trung Việt” (VNQDĐ).
Sau 30/04/1975, cụ Nguyễn Đình Lương bị vào tù “cải tạo” của Việt cộng. Sau khi ra tù, cụ không đi Mỹ, mà ở lại Việt Nam. Cụ Lương vẫn thường sang Hòa Lan để thăm con gái và con rể tên Hải, rồi trở về.
Tác giả bài: “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn” cũng đã viết:
“Với lối tấn công ấy, nhà Ngô đã phá vỡ được chiến khu Ba Lòng của Đại Việt, nhưng không thể tiêu diệt các chiến khu Quốc Dân Đảng. Thuở đó quân du kích Quốc Dân Đảng Nam Ngãi đã giáng cho chính quyền địa phương Diệm nhiều đòn chí tử. Biết rõ không thể tấn công để thủ thắng, cuối cùng Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, lập kế mời về hợp tác. Làm kế phỉnh gạt, hơn 2000 nghĩa binh Quốc Dân Đảng kéo về với đầy đủ vũ khí và làm lễ hợp tác tại Hội An cuối năm 1956. Nhưng sau đó bọn họ đều bị thủ tiêu và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ, một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân tàn ma dại”).
Về “Chiến Khu Ba Lòng của Đại Việt”, vì tôi không biết, nên không nói, không viết. Riêng về “Chiến Khu Nam Ngãi”, thì tôi là dân xã Phước Thạnh (làng Thạnh Bình cũ) Tiên Phước, nên tôi biết, có những điều do các bậc phụ huynh kể cho tôi rõ, với mong ước cho tôi viết lại, để hậu thế còn biết về những biến cố của lịch sử:
Chiến Khu Nam Ngãi:
“Chiến Khu Nam Ngãi” được đặt chính tại vùng Sơn-Cẩm-Hà, nên còn được gọi là: “Chiến Khu Sơn Cẩm Hà”, tức thung lũng giữa ba xã Phước Sơn, Phước Cẩm và Phước Hà. Sau 30/04/1975, đã bị đổi thành “Tiên Sơn, Tiên Cẩm, Tiên Hà”, Quận Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Chiến Khu này có tên chính thức là “Chiến Khu Bình Kỳ” (ngoài VNQDĐ, chỉ một số ít người mới biết).
“Chiến Khu Nam Ngãi” còn có tên là “Đệ Thất Đảng Khu”.“Tư Lệnh Chiến Khu Nam Ngãi - Đệ Thất Đảng Khu” là Ông Nguyễn Đình Thiệp. “Cố vấn Chiến Khu Nam Ngãi - Đệ Thất Đảng Khu VNQDĐ”, là Giáo sư Phạm Thái.
Ngoài ra, có rất nhiều người là “đảng viên cao cấp của VNQDĐ” đã có mặt tại “Chiến Khu Nam Ngãi”, mà người đầu tiên, là ông Lê Đình Duyên, con ruột của Bác sĩ Lê Đình Thám. Ông Lê Đình Duyên, cựu Quận trưởng Duy Xuyên, Quảng Nam, là người đầu tiên đem trả con dấu Quận trưởng cho chính phủ, rồi cùng những đảng viên Việt Mam Quốc Dân Đảng khác thành lập “chiến khu” và đã kéo nhau ra “Chiến Khu Nam Ngãi”. Ông Lê Đình Duyên là con ruột của Bác sĩ Lê Đình Thám người Quảng Nam, là một đảng viên kỳ cựu của đảng Cộng sản Việt Nam. Và Bác sĩ Lê Đình Thám theo chỉ thị của đảng Cộng sản Hà Nội đã thành lập ra tổ chức “Gia đình Phật tử”. Điều này, quả thật, không hề sai; bởi vì, nếu không có sự chỉ thị của đảng Cộng sản, thì chắc chắn Bác sĩ Lê Đình Thám phải bị đảng Cộng sản dùng “Đảng kỷ” tức “kỷ luật đảng” để “trừng phạt” như tất cả những đảng viên Cộng sản khác đã vi phạm “đảng quy”.
Tôi cũng biết Cụ Phan Thiệp (cựu Quân trưởng Tam Kỳ, Quảng Nam - VNQDĐ) cũng từng ra “Chiến Khu Nam Ngãi”, nhưng sau đó, đã trở về và là Dân Biểu, cho đến ngày 30/04/1975. Ngoài Cụ Phan Thiệp cùng các vị lãnh đạo của Việt Nam Quốc Dân đảng khác đã từng ra “Ly Khai” ra “Chiến Khu Nam Ngãi” như: Giáo sư-Dân Biểu Trần Công Định và gia đình đã sang Hoa Kỳ, Giáo sư Trịnh Thể khi ra khỏi nhà tù “cải tạo” chỉ 01 tuần sau, thì qua đời do bệnh tật trong tù “cải tạo”, vợ của Giáo sư Trịnh Thể đã có mặt tại Mỹ, vì có chồng chết do bị CSVN hành hạ.  Ông Phan Diễn, Bí thư Quận Bộ VNQDĐ, Phó Quận trưởng Hành chánh quận Tiên Phước… (Ông Phan Diễn sang Hoa Kỳ, đã định cư tại Colorado).
Tại sao VNQDĐ phải rời bỏ “Chiến Khu Nam Ngãi” ?
Phải nói một cách chính xác, tất cả các vị đảng viên VNQDĐ sau khi rời “Chiến Khu Nam Ngãi” trở về, các vị đều khỏe mạnh, làm việc trở lại và tham chính, chứ không hề có một vị nào “bị bắt, bị thủ tiêu, mất tích, trở thành thân tàn ma dại” như ai đó đã viết trong “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”, mà thật sự, các vị lãnh đạo của VNQDĐ của một thời ở “Chiến Khu Nam Ngãi” đã “thân tàn ma dại”sau 30/04/1975, vì phải vào tù “cải tạo” của Việt cộng mà thôi.
Và tôi cũng có cái “may mắn” là đã một thời ở cùng trại tù “cải tạo” với các vị ấy tại “Trại 1”, tức “Trại chính” của “Trại T.154”, tức “Trại cải tạo” Tiên Lãnh, Tiên Phước, Quảng Nam.
Tôi cũng biết sau khi ra khỏi nhà tù “cải tạo” các vị đã sang Hoa Kỳ theo diện Cựu Tù Nhân Chính Trị. Trước đây, Cụ Phan Thiệp có lên tiếng xác nhận khi tôi viết về Đại tá Lê Cầu không có tự sát vào ngày 30/04/1975, theo Cụ Phan Thiệp, thì Cụ ra trại tù “cải tạo” cùng ngày với Đại tá Lê Cầu. Tôi ra tù trước Cụ Phan Thiệp, nên không biết Đại tá Lê Cầu ra tù ngày nào.
Cụ Phan Thiệp, là một người khả kính, vì người viết chưa nghe Cụ nói những lời nào thiếu trung thực.
Về Việt Nam Quốc Dân Đảng miền Trung, người viết đã biết rất nhiều chuyện không mấy vui vẻ gì, kể cả chuyện Tướng Nguyễn Cao Kỳ đã “tặng” cho VNQDĐ miền Trung với số tiền là hai mươi triệu đồng (tiền VNCH), sau khi ra hải ngoại, theo lời của Tướng Nguyễn Cao Kỳ nói. Còn trước trước 30/04/1975, nhiều người nói: “Ông Nguyễn Cao Kỳ đã cho năm triệu đồng trong biến cố Bàn Phật xuống đường…”
Với số tiền này, (người viết không biết chính xác là bao nhiêu) nên có một số người đã xây được một căn nhà kính rất đẹp tại đường Huỳnh Thúc Kháng, Đà Nẵng. Và cũng vì căn nhà này, mà chủ nhân của nó phải bị rơi vào hoàn cảnh ngậm đắng, nuốt cay… khi từ Mỹ trở về Việt Nam để xin Việt cộng cho lại căn nhà… Nhưng bi thảm hơn, là cũng vì số tiền này, mà Ông Phan Thuyết, Bí thư Thành bộ Nguyễn Thị Giang, Đà Nẵng, đã bị bắn chết, khi vừa dắt chiếc xe đạp ra khỏi nhà…
Người viết biết khá nhiều… Nhưng vì muốn giữ danh dự cho VNQDĐ, nên không muốn viết ra thôi.
Để mọi người biết một cách rõ ràng hơn, người viết muốn nói thêm:
Ông Nguyễn Đình Thiệp: “Tư lệnh Chiến Khu Nam Ngãi – Đệ Thất Đảng Khu VNQDĐ” sau khi rời “Chiến Khu” trở về ông vẫn mạnh khỏe, làm việc bình thường cho đến ngày 30/04/1975, thì di tản sang Hoa Kỳ.
Giáo sư Phạm Thái: “Cố vấn Chiến Khu Nam Ngãi – Đệ Thất Đảng Khu VNQDĐ”, sau khi bỏ “Chiến Khu” trở về, Giáo sư Phạm Thái vẫn khỏe mạnh, trở thành Bộ Trưởng Thông Tin VNCH, rồi làm “Phó Chủ tịch Trung ương Việt Nam Quốc Dân Đảng” do cụ Vũ Hồng Khanh lãnh đạo cho đến ngày 30/04/1975, Giáo sư Phạm Thái cũng phải bị ở tù “cải tạo” ngoài Bắc, sau khi ra tù, Giáo sư Phạm Thái và gia đình đã sang Hoa Kỳ.
Có một chuyện khiến cho Giáo sư Phạm Thái phải trốn tránh mọi người tận ở nơi lạnh lẽo, là Ohio, không gặp bất cứ một ai. Đó là những chuyện lúc còn ở trong nhà tù của Việt cộng ngoài Bắc. Theo lời tố cáo của Giáo sư Phan Ngô (người được nhiều biết đến với câu chuyện đã “cãi lộn” với Tướng Nguyễn Cao Kỳ, người viết xin nhắc lại chuyện xưa, khi Tướng Kỳ nói:
“Thưa quý vị, có ông Phan Ngô ở Quảng Nôm, ông ấy muốn théc méc”. Tức thì, Giáo sư Phan Ngô đã “choảng” lại:
“Ông là Thủ tướng, mà ông eng nóa như dậy sô. Chửi choa không bèng phoa tiếng. Tui có bô giờ nóa Béc Kỳ rau múng hay chưa?”.
(Ông là Thủ tướng, mà ông ăn nói như vậy sao. Chửi cha không bằng pha tiếng. Tui có bao giờ nói Bắc Kỳ rau muống hay chưa?). (người viết cũng xin “dịch” lại giọng Quảng Nam của Giáo sư Phan Ngô, để mọi người hiểu rõ hơn).
Sau đó, Tướng Kỳ đã xin lỗi Giáo sư Phan Ngô trước đám đông, vì tánh hay đùa; nhưng quý độc giả cứ lên net, thì sẽ thấy có người viết lại câu chuyện “théc méc” này.
Trở lại chuyện Giáo sư Phan Ngô đã tố cái Giáo sư Phạm Thái lúc ở tù Việt cộng ngoài Bắc, thời gian làm ở “tổ rau xanh” Giáo sư Phạm Thái: “Phó Chủ tịch Trung ương VNQDĐ – Bộ Trưởng ty Thông tin VNCH đã làm “ăng-ten” hãm hại anh em cựu tù. Điều này, ngoài Giáo sư Phan Ngô, tôi đã được một người cũng từng làm việc và rất thân cận với cụ Vũ Hồng Khanh, Ông là người Bắc di cư, cũng đảng viên VNQDĐ, từng ở tù chung với Giáo sư Phạm Thái ngoài Bắc. Sau khi ra tù, Ông và gia đình cũng đã sang Mỹ (vì lý do riêng, xin không nêu tên vị này) kể lại với tôi như sau:
“Lúc ông Phạm Thái ở tù, làm ở tổ rau xanh, ông ấy đã hãm hại anh em rất nhiều. Bởi vậy, nên có lần ông Thái đã bị mấy anh em trong trại xúm nhau đánh. Tôi thấy vậy, nghĩ dù sao cũng một thời làm việc với nhau, lại chỗ thân tình, nên không nỡ để ông ấy bị đánh, mà tôi là một võ sĩ, nên tôi chạy tới, đứng dang hai tay ngăn giữa mấy anh em với ông Phạm Thái và xin mấy anh em hãy tha cho ông ấy, chứ không ông Thái bị đánh, không chết, thì cũng nằm một chỗ rồi. Bây giờ, ông ấy trốn tận Ohio, không dám gặp mặt ai, chỉ có một lần ông đến thăm gia đình tôi. Nhưng lúc này, ông Phạm Thái đã giả vờ bị điếc. Mỗi lần ai gọi điện thoại cho ông, thì bà vợ cứ nói ông Thái bị điếc không nghe được, nếu muốn nói gì, thì nói với tôi, tôi sẽ nói lại với ông Thái, chắc ông ấy sợ nghe chửi, chứ điếc, làm sao vợ ông nói lại, thì ông nghe được, mà điếc thì có máy trợ thính chứ”.
Vị này còn kể lại nhiều chuyện lúc Giáo sư Phạm Thái ở trong tù “cải tạo” ngoài Bắc nữa. (tôi biết, ngày xưa, trước 30/04/1975, vị này là ân nhân của gia đình Giáo sư Phạm Thái); nhưng thôi, tôi chẳng nỡ nói thêm, vì nó quá tồi tệ…
Một lần nữa, người viết phải trở lại với ai đó đã viết bài: “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”đã viết:
“cuối cùng Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, lập kế mời về hợp tác. Làm kế phỉnh gạt, hơn 2000 nghĩa binh Quốc Dân Đảng kéo về với đầy đủ vũ khí và làm lễ hợp tác tại Hội An cuối năm 1956Nhưng sau đó bọn họ đều bị thủ tiêu và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ, một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân tàn ma dại”).
Như đã nói ở trên: Những “lãnh tụ” của Việt Nam Quốc Dân Đảng của “Chiến khu Nam Ngãi – Đệ Thất Đảng Khu” như ông Nguyễn Đình Thiệp, Giáo sư Phạm Thái, cụ Nguyễn Đình Lương, Cụ Dân biểu Phan Thiệp, Giáo sư Dân biểu Trần Công Định, Ông Phan Diễn, Bí thư Quận bộ Tiên Phước, kể cả Giáo sư Phan Ngô.v…v…đều là những đảng viên Trung ương VNQDĐ đã kể ở trên, thì, Ai ! Ai! đã “bị thủ tiêu và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ, một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân tàn ma dại”) ???
Về việc rời bỏ “Chiến Khu Nam Ngãi”, thì chính ông Phan Diễn, Bí thư Quận bộ Tiên Phước, sau khi rời khỏi “Chiến Khu” ông trở về, vẫn khỏe mạnh, chẳng những vẫn làm việc với VNQDĐ như cũ, mà còn là Phó Quận trưởng Hành Chánh quận Tiên Phước cho đến ngày 30/04/1975, ông đã vào tù “cải tạo” cùng trại với tôi.
Những lời Ông Phan Văn Diễn đã kể với tôi như sau:
“Không biết, ngày xưa, các ông lớn, nghĩ sao mà lại chọn vùng Sơn-Cẩm-Hà làm Chiến Khu Nam Ngãi, vì cái vùng này nó hơi hơi giống cái thung lũng Điện Biên Phủ vậy. Khi chúng tôi vào rồi, mới biết là không có đường ra. Xung quanh đều có Việt cộng. Chúng tôi nằm dưới thung lũng, tới khi hết lương thực, không có cái gì để ăn nữa, chúng tôi bị đói kinh khủng, mà mỗi ngày Việt cộng đều vây hãm để tiêu diệt chúng tôi. Lúc đó, chỉ có hai con đường, một là đầu hàng Việt cộng, hai là trở về với Quốc Gia, mà chúng tôi biết, cho dù có đầu hàng Việt cộng, thì cũng bị chúng giết, vì Việt cộng rất thù Quốc Dân Đảng, còn trở về, thì vì danh dự, vì mình tự ý ly khai, tự ý lập chiến khu chống chính quyền, bây giờ muốn trở về, thì bị mất mặt, khó quá.
Thế rồi, đùng một cái, trời cứu, nên ông Ngô Đình Cẩn lại cho người ra Chiến Khu mời VNQDĐ trở về với chính quyền. Lúc đó, như sắp chết đuối, lại được chiếc phao, nên chúng tôi đã chụp ngay, và quyết định rời bỏ chiến khu để trở về, và chúng tôi đã làm việc trở lại như cũ, rồi tham gia chính quyền. Bây giờ, nếu nhớ lại, không biết các ông lớn có thấy sai khi kéo nhau ra thung lũng Sơn-Cẩm Hà, để rồi suýt phải làm mồi cho Việt cộng ăn thịt hay không?”
Đến đây, tôi xin thưa cùng quý độc giả, tôi kèm theo phía dưới bài này, là một bài “Báo” của Việt cộng Quảng Nam đã viết về “Chiến Khu Nam Ngãi”, với mục đích, là để cho quý vị đảng viên Việt Nam Quốc Dân Đảng đọc, để quý vị có thể lên tiếng, vì nếu không, thì mãi mãi, các thế hệ sau này, sẽ chỉ biết, và có thể sẽ “tin” những gì mà “báo” của việt cộng đã viết về VNQDĐ ở “Chiến Khu Nam Ngãi”. Bởi, như quý vị đã thấy, các vụ án từ “Cải cách ruộng đất”, “Nhân Văn Giai Phẩm” các nạn nhân đã được rửa oan, mọi sự đã sáng tỏ, nhờ có những người cầm bút chân chính, thì có lẽ nào toàn thể VNQDĐ mà không có một người nào, có thể làm được việc này.
Việt Nam Quốc Dân Đảng cần phải ghi nhớ: Tự ý ly khai, tự ý “Thành lập Chiến Khu Nam Ngãi – Đệ Thất Đảng Khu”, thì cũng phải tự biết phải chịu trách nhiệm trước lịch sử!
Quý vị VNQDĐ đã biết: Vụ án Ôn Như Hầu và vụ án Cầu Chiêm Sơn, Quảng Nam, đã có nhiều người lên tiếng. Còn câu chuyện của “Chiến Khu Nam Ngãi” do “Báo” của Việt cộng viết, thì chưa có ai lên tiếng. Đây chính là “Đảng Vụ” và cũng vì Danh Dự của VNQDĐ. Quý vị có“đâm chém bằng dao phay, đập đầu bằng gậy gộc, sau đó đem xác nạn nhân đến vứt ở vùng giáp ranh, rồi lu loa rằng chính quyền Ngô Đình Diệm sát hại” hay không? Đó là Trách Nhiệm mà quý vị cần phải làm sáng tỏ.
Tạm kết:
Như người viết đã thưa: đối với những bài viết của những người là đảng viên của Cộng sản Việt Nam, dù núp dưới nhiều hình thức khác nhau, để viết những điều hoàn toàn bịa đặt, với mục đích để “hạ” cho được Thanh Danh của Tổng Thống Ngô Đình Diệm, thì có lẽ nhiều người đã biết, kể cả có “chửi” tôi, thì tôi cũng không cần phải đề cập đến.
Tuy nhiên, vì kẻ viết bài: “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”đã ký tên ông Lê Nguyên Long, một người thân của tôi, nên bắt buộc tôi phải lên tiếng rằng:
Những điều ông Lê Nguyên Long đã nói với tôi, cũng như những điều tôi đã nghe, thấy, biết trước 30/04/1975, đã trích dẫn ở trên. Chính vì vậy, nên những gì mà ai đó đã viết ra trong: “Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn”. Tất cả chỉ là những câu chuyện hoàn toàn bịa đặt, không hề có xảy ra. Bởi, ông Lê Nguyên Long là một người chống Cộng, đã từng đứng về phía chính quyền, để dẹp loạn bàn Phật xuống đường tại miền Trung, ông cũng từng là tù nhân của Phật giáo Ấn Quang tại chùa Phổ Đà, Đà Nẵng, mùa Hè 1966.
Nghĩa là, Ông Lê Nguyên Long không hề viết bất cứ một bài nào hết.
19/11/2016
Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
------------------------------
Đính kèm bài ký tên “Lê Nguyên Long”
----------------------------------

Bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn
Lê Nguyên Long
29 tháng 10, 2008
Nhân ngày giổ cụ Diệm, xem lại bài báo 27 năm trước (1981) của tác giả Lê Nguyên Long
(Khai Phóng số 7, 1981, USA)
LTS: Tác giả bài này là một nhân sĩ miền Trung, lãnh tụ Việt Quốc vùng Nam Ngãi. Trưởng thành qua những thời đại Phong kiến, Độc tài, Cộng Sản. Ông đã là chứng nhân của lịch sử cận và hiện đại. Bài viết của ông sau đây, dù thuộc về một đề tài vốn đã được nói nhiều nhưng vì tính cách chứng nhân đó của tác giả mà nó vẫn có cái giá trị riêng biệt của nó - cần thiết cho một cái nhìn đúng đắn về lịch sử. – KP, 1981

Cố Tổng thống Ngô Đình Diệm bị hạ sát cách đây đã gần hai thập niên, sự việc đã chìm vào quên lãng, đáng lẽ những ân oán xa xưa chẳng nên đề cập, nhưng hơn vài năm nay nơi hải ngoại, một vài tổ chức đã phát động phong trào suy tôn ông Diệm. Một vài tờ báo đã đề cao ông Diệm như: “Lịch sử đã ghi tên Ngô Đình Diệm là một vĩ nhân cận đại, lịch sử đã ghi nhận Ngô Đình Diệm là một nhà đại ái quốc, một người Việt Nam kiêu hùng, một cứu tinh của dân tộc v.v...” và đã có nhiều kẻ từng thừa hưởng đỉnh chung của nhà Ngô đã lập luận: “Nếu ông Diệm không chết thì chúng ta đã không mất nước!”.
Kẻ viết bài này thật sự luôn luôn thiết tha với tình tự đoàn kết quốc gia dân tộc, không muốn khơi lại đống tro tàn ô uế dĩ vãng... Đã bỏ nước đau khổ lưu vong thôi thì tất cả ai cũng chống Cộng là đồng chí, là anh em... nhưng thiết nghĩ Sự Thật chẳng thể bẻ cong, nhất là sự thật lịch sử phải trả cho lịch sử.
Lịch sử Việt Nam không thể gọi vua Long Đỉnh Ngọa Triều là anh quân, Mạc Đăng Dung là ông vua anh hùng, Lê Chiêu Thống là ông vua cứu nước. Vậy thì sự thật như thế nào về thời Ngô Đình Diệm phải được minh định để trả sự thật về cho lịch sử.
http://hon-viet.co.uk/NDD_LasanTaberd.jpg
Từ ngày được Hồng Y Spellman đỡ đầu, được Chính phủ Eisenhower ủng hộ, được Quốc trưởng Bảo Đại chấp nhận, ông Ngô Đình Diệm từ Hoa Kỳ về chấp chánh ở Việt Nam năm 1954, trong khi Hiệp định Genève sắp kết thúc, (tháng 7-1954).
Lúc đó, lòng dân thật tình hướng về ông Ngô Đình Diệm. Người ta đã nghĩ ông Diệm sau khi từ quan, chu du ngoại quốc, chắc hẳn là một nhà lãnh đạo quốc gia xứng đáng. Hầu hết các phe phái và các nhân vật quốc gia đã nồng nhiệt tin tưởng và kỳ vọng ở ông Diệm.
Nhưng chỉ sau một thời gian ngắn cầm quyền, chủ trương độc tôn, độc tài, phản bội, lật lọng, phong kiến, thối nát, bất lực, kỳ thị của nhà Ngô đã lần lượt thể hiện... Khiến những người vốn tích cực ủng hộ ông Diệm, đến những người vô tư khách quan với ông Diệm lần lượt đứng lên chống đối và nhà Ngô đã dùng thủ đoạn sắt máu đàn áp để củng cố địa vị suốt 9 năm cầm quyền.
Có thể nói trừ chế độ Cộng Sản ra, chưa có một chế độ nào ở Việt Nam đã đàn áp, thủ tiêu, ám sát, bắt cóc, tra tấn, cầm tù hàng vạn người quốc gia cũng như các tu sĩ các tôn giáo như thời Diệm. Trừ Cộng Sản ra, chưa có một chế độ nào đã thẳng tay đàn áp đối lập để củng cố địa vị như chế độ ông Diệm. Chưa có một chế độ nào phản dân chủ và khinh thị lợi dụng nhân dân làm cái bung xung để hợp thức hóa các chức vụ theo ý muốn của mình bằng cách tổ chức những cuộc bầu cử gian lận như chế độ ông Diệm.
Tất cả những ai chỉ ở thủ đô hoặc các thành phố lớn khó lòng thấy rõ chánh sách gian ác, hành động bất nhân, phản dân hại nước của chế độ Diệm, mà phải quan sát ở các tỉnh, quận, nông thôn (90% lãnh thổ toàn quốc) mới thấy rõ tội ác của tay chân nhà Ngô một thời... mà có người đã nói: Trúc Nam Sơn không thể chép hết tội, nước muôn sông không thể nào rửa hết nhơ!
Rõ ràng ông Diệm đã có một cái may mắn mà chưa có một nhân vật lãnh đạo quốc gia nào sau 1945 được cái may mắn như ông kể từ Chính phủ Nguyễn Văn Xuân, Nguyễn Phan Long, Trần Văn Hữu, Nguyễn Văn Tâm đến Bửu Lộc là: Đất nước đã tạm chấm dứt chiến tranh, dân tình phấn khởi bồng bột ủng hộ người lãnh đạo và được ngoại viện dồi dào như ông Diệm.
Ông Diệm cầm quyền sau Hiệp định Genève, khoảng 6 năm trời từ 1954 đến 1959 miền Nam không có chiến tranh và chưa có Cộng Sản hoạt động đáng kể. Từ thành thị đến thôn quê quốc gia có thể kiểm soát chặt chẽ khắp hang cùng ngõ hẻm. Đại đa số dân chúng nông thôn ở các vùng Cộng Sản chiếm từ trước như Nam, Ngãi, Bình, Phú chẳng hạn, đã chán ngấy thù ghét Cộng Sản và đều ngã về Quốc gia. Ông Diệm còn có một kho cán bộ kinh nghiệm chống Cộng, vốn mắc kẹt trong vùng Cộng Sản hoặc một số lớn thị thành, vì mặc cảm làm việc cho Pháp, đã “trùm chăn”, nay vươn mình đứng lên tích cực ủng hộ cho Ngô Thủ tướng.
Lúc ấy ở miền Trung có hàng nghìn cán bộ không cần làm việc có lương nhiều, chỉ sao đủ sống đạm bạc để hoạt động chống Cộng là họ thỏa chí. Bao năm khổ đau sống trong tăm tối của Cộng Sản, nay ánh sáng quốc gia rọi về, họ hứng khởi đứng dậy, lửa chống Cộng bừng bừng, khí thế Cộng Sản lụi tàn. Nhưng ngay lúc đó, ông Diệm và tay chân của ông lo diệt người Quốc gia hơn là Cộng Sản, một thời cơ thuận lợi để nắm dân ông Diệm đã đánh mất!
Những cuộc bầu cử như Trưng Cầu Dân Ý truất phế Bảo Đại, bầu cử Quốc Hội Lập Hiến, Lập Pháp, Tổng thống đều hoàn toàn gian lận vi luật trắng trợn. Ông Diệm đã hạ lệnh cho quân đội tấn công Hòa Hảo, Cao Đài vốn là những lực lượng chống Cộng, hữu hiệu từ 1945 đến bây giờ và nếu ông Diệm không độc tôn đã có thể đoàn kết thu hút họ. Ông đã lường gạt tướng Lê Quang Vinh, người hùng Nam Bộ, từng lập chiến khu chống cả Pháp lẫn Cộng về hợp tác, rồi bắt chặt đầu. Cái chết bí mật của tướng Cao Đài Trình Minh Thế cũng trong nghi vấn là ông Diệm đã giết.
Và, ác nghiệt hơn cả, nhà Ngô đã tuyển chọn quân đội người Nùng - một binh chủng thiện chiến say máu - thời bấy giờ, và các chỉ huy trưởng có đảng tịch Cần Lao cầm quân vào các chiến khu Quốc Dân Đảng ở miền Trung với ác lệnh: giết sạch. Sự tấn công vào các chiến khu Quốc Dân Đảng còn tàn độc hơn hồi giặc Pháp đi “càn quét” nhiều. Đốt thực phẩm đốt nhà, tra tấn giết người một cách tàn ác đã xảy ra ở Quế Sơn, Tiên Phước, Duy Xuyên v.v... vào những năm 1955-1956.
Với lối tấn công ấy, nhà Ngô đã phá vỡ được chiến khu Ba Lòng của Đại Việt, nhưng không thể tiêu diệt các chiến khu Quốc Dân Đảng. Thuở đó quân du kích Quốc Dân Đảng Nam Ngãi đã giáng cho chính quyền địa phương Diệm nhiều đòn chí tử. Biết rõ không thể tấn công để thủ thắng,cuối cùng Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, lập kế mời về hợp tác. Làm kế phỉnh gạt, hơn 2000 nghĩa binh Quốc Dân Đảng kéo về với đầy đủ vũ khí và làm lễ hợp tác tại Hội An cuối năm 1956. Nhưng sau đó bọn họ đều bị thủ tiêu và lần lượt bị bắt đi mất tích. (Khi ông Diệm đổ, một số trong bọn họ đã được thả ra, nhưng đều thân tàn ma dại).
Thiết tưởng kẻ viết cần trình bày rõ là Quốc Dân Đảng miền Trung lúc đầu ủng hộ ông Diệm tích cực. Họ đã lên án Nguyễn Văn Hinh và ủng hộ ông Diệm để chống Cộng. Họ đã có cán bộ giữ chức vị Tỉnh trưởng và Quận trưởng ở hai tỉnh lớn Nam Ngãi (Quảng Nam Tỉnh trưởng Lê Trung Chi, Quảng Ngãi Phạm Đình Nghị). Phong trào tố Cộng ly khai Cộng Sản, xé đảng kỳ Cộng Sản, bắt đầu tháng 10-1954 do họ tiên khởi phát động ở Quảng Nam rồi sau mới lan ra toàn quốc, nhưng tay chân nhà Ngô nhận định: Nếu để uy thế Quốc Dân Đảng miền Trung lan tràn thì Phong trào Cách mạng Quốc gia và đảng Cần Lao Nhân Vị do nhà Ngô đẻ ra sẽ tuyệt địa. Nên ông Diệm bất thần giải chức các Tỉnh trưởng và bắt giam hàng loạt các Quận trưởng Quốc Dân Đảng ở hai tỉnh Nam Ngãi và mật lệnh triệt hạ toàn bộ Quốc Dân Đảng (lại vu cáo Quốc Dân Đảng theo Pháp). Và, vì cớ ấy, khoảng tháng 3-1955 Quốc Dân Đảng miền Trung lập chiến khu để tự vệ và để quật khởi chống Diệm.
Trong suốt 9 năm ông Diệm cầm quyền, thời gian đó ở nông thôn cơ quan nào cũng có thể bắt người. Công an bắt người, Xã trưởng bắt người, Cách Mạng Quốc Gia (phong trào đẻ ra từ nhà Ngô) cũng bắt người rồi giao cho Công an trừng trị. Nhưng ghê tởm nhất là đoàn “Mật Vụ Miền Trung” do Ngô Đình Cẩn đỡ đầu. Đó là đoàn hung thần toàn quyền sinh sát. Đoàn có quyền đi khắp nơi, đến đâu địa phương phải tiếp rước chu đáo. Đoàn cần bắt ai thì giao cho Công an đi bắt bất kỳ đêm ngày. Nếu tra tấn chết thì Quận trưởng và Công an phải lập biên bản hợp thức hóa sự chết và bị bắt không cần phải có chứng cớ chỉ bị nghi chống Chính phủ là bị bắt. (Tại Long Beach, California có một đồng hương từ ngày vào đất Mỹ đến nay, vẫn nằm bẹp ở nhà, vì bệnh cũ tái phát, hậu quả của sự tra tấn tàn độc của mật vụ Diệm).
Hầu hết viên chức chính quyền từ Quận trưởng, Ty trưởng, Tỉnh trưởng ở miền Trung được bổ dụng thời đó, không phải vì khả năng chuyên môn hay tài đức, mà vì lòng trung thành hay mức quỳ lụy cao thấp đối với gia đình nhà Ngô thôi. Phần lớn viên chức chỉ huy cấp Tỉnh, Quận được bổ dụng do một người ở hậu trường định đoạt. Đó là ông Ngô Đình Cẩn, bào đệ ông Diệm, với chức vụ “Cố vấn Chỉ đạo” Phong trào Cách mạng Quốc gia (chức vụ này trên danh nghĩa là một tổ chức nhân dân, nhưng trên thực tế là quyền quyết định tối hậu) cũng như ở miền Nam thì do vợ chồng ông Nhu định đoạt.
Cũng vì lối bổ dụng đặc biệt này mới có tên Nguyễn Văn Tất nguyên là hương bộ thôn thời Pháp thuộc, nghiễm nhiên thành Tỉnh trưởng Quảng Ngãi; Lê Gia Quyến, cán bộ phù động hạng chót, bỗng nhiên là Quận trưởng Trà Bồng. (Hai tên này khi Diệm đổ thì bị bắt) và còn hàng chục hàng trăm trường hợp bổ dụng tương tự kể sao cho xiết. Cũng vì lối bổ dụng này mới có tên Thái, Quận trưởng Điện Bàn, mỗi khi đi hành hạt có điều phật ý là cầm “ba tông” đánh xả lên đầu viên chức xã. Cũng vì lối bổ dụng này mà các Tỉnh, Quận trưởng mỗi khi về chầu hầu ông Cố vấn chỉ đạo, ông đều xem như tôi tớ, xưng hô “mày tao” nhưng bọn vô liêm sỉ này vẫn gật đầu vâng dạ và xem sự điếu đóm chầu hầu “cậu” là một diễm phúc có hy vọng thăng quan tiến chức hoặc giữ vững địa vị.
Trước 1954 các Xã trưởng đều được dân bầu, nhưng thời Diệm đã bãi bỏ bầu cử các viên chức Xã. Lại cho quyền Quận trưởng đề nghị lên Tỉnh trưởng bổ dụng hoặc cách chức viên chức xã, ấp. Vì thế các Xã trưởng, ấp trưởng là những tôi tớ của Quận, Tỉnh hoàn toàn không phải của dân. (Điểm này phải khen ông Diệm thành thật. Tuy phản bội nguyên tắc dân chủ trắng trợn, nhưng lại có minh văn. Nghị định bãi bỏ bầu cử xã 1956). Vì bộ máy chính quyền gồm toàn tay sai, tổ chức theo lối gia nô hóa cho nhà Ngô như vậy, cho nên đã gây ra bao nhiêu tham nhũng bất công, tang tóc, tù đày cho lương dân vô tội nơi nông thôn. Mỗi một chính sách của nhà Ngô đưa ra là dân chúng kinh hoàng.
Quốc sách Dinh Điền nghe thuyết trình thì thật hay nhưng thi hành thì lệch lạc sai quấy. Cán bộ Xã, Ấp cứ nhằm những người mình thù ghét hoặc cần làm tiền thì ép buộc phải đi dinh điền. Thế cho nên ở một vài tỉnh đã có người tự tử vì bị ép buộc. Còn những người chịu đi Dinh Điền, khi đến nơi lại bị cán bộ dinh điền hành hạ, đối xử bất công, ăn chận của cấp phát v.v... nhiều sự không tốt xảy ra khiến họ chán nản trốn về, vì vậy tỉnh nào cũng có người ở tù vì chống phá quốc sách dinh điền.
Quốc sách Dinh Điền của nhà Ngô trừ một vài vùng tương đối thành công, còn phần lớn, hàng chục vùng Dinh Điền khác đều thất bại hoàn toàn. Dân chúng lũ lượt trốn về quê, rồi bị bắt bớ đánh đập đã tổn phí tiêu hao không biết bao nhiêu công quỹ! Nhà “lãnh đạo anh minh” có lần đi kinh lý một vùng dinh điền nhìn thấy những cây ăn trái được trồng trọt tốt tươi, ngay thẳng, ông ta ban khen, nhưng chính đó là những nhánh cây vừa được chặt cắm xuống đất trong ban đêm, do sáng kiến của khu trưởng Dinh Điền chào mừng Tổng thống.
Về Quốc sách Ấp Chiến Lược là một quốc sách vô hiệu, nhưng đã làm phiền nhiễu hành hạ dân chúng không thể kể xiết. Ấp Chiến Lược trước hết là phải rào làng-Xã, Ấp bằng nhằm vào những nhà có của khá giả trong làng đe dọa sẽ bỏ ra ngoài vòng rào vì những lý do “tiện” hoặc “bất tiện” theo ý của họ. Thế là màn trà nước van xin được diễn ra (vì bỏ ra ngoài rào là chết). Rồi đến khi rào làng, thì dân chúng phải tự nai lưng ra tìm kiếm vật liệu như tre, gai, cọc gỗ v.v... và bỏ công đi rào ngày này qua ngày nọ. Còn quỹ Ấp Chiến Lược do Mỹ viện trợ phần nhiều do Tỉnh trưởng, Quận trưởng chia nhau bỏ túi hoặc làm kinh tài cho “Cậu”. Sự rào các Xã cho đúng tiêu chuẩn là một điều kiện khó khăn mà dân làng không đủ sức vì quá tốn kém. Vì vậy Ấp Chiến Lược chỉ được rào kỹ một vài đoạn bề mặt để trình diện và để báo cáo. Còn lại, thì chỉ rào sơ sài, ai ra vào cũng được. Nhưng mỗi tháng một lần, Xã, Ấp lại đốc xuất dân kiếm vật liệu như tre, gai đi tu bổ. Người dân biết rõ ràng rào Xã, Ấp như kiểu họ đang làm là một điều vô ích, chẳng ngăn ngừa gì được Cộng Sản, nhưng phải bỏ công đi rào vì không thể không tuân lệnh.
Trên đây là một vài nét điển hình về những quốc sách kỳ công của ông Diệm.
Thời Ngô, những sự xây dựng cơ cấu dân chủ như bầu cử Quốc hội, Tổng thống là những Trò Hề. Khi chưa bỏ phiếu người dân đã biết rõ ai trúng ai trật một cách chắc chắn.
Một Dân biểu thời Ngô, người Thừa Thiên, được chỉ định ra ứng cử tại Quận Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam có cái tên mà dân chúng địa phương không biết y là đàn ông hay đàn bà vẫn đắc cử với số 99% với số phiếu. Đó là ông Lâm My Bạch Tuyết. (Dân biểu này có liên quan trong một vụ buôn gạo của Ngô Đình Cẩn cho Cộng Sản Bắc Việt, bị bắt quả tang, nhưng Tòa án không giám xử).
Dân chúng Ninh Thuận vẫn còn nhớ trong năm 1956, ứng cử viên Dân biểu đơn vị Ninh Thuận là ông Trần Trung Dung, cháu rể ông Diệm, từ chức Thứ trưởng Quốc phòng để ra ứng cử. Khi ra Ninh Thuận “tranh cử”, ứng cử viên Trần Trung Dung đã được Tỉnh trưởng Ninh Thuận Hồ Trần Chánh tổ chức một cuộc tiếp rước linh đình trọng thể. Dân chúng và học sinh đứng hai bên đường từng đoàn từng đoàn từ ga Tháp Chàm về đến tỉnh lỵ Phan Rang để hoan hô ứng cử viên. Khi ông Dung bước lên diễn đàn để tuyên bố: “Ngày trước Ngô Tổng thống cai trị ở đây, ngài biết rõ dân tình ở đây nên nhờ tôi ra ứng cử ở địa phương này để có thể đạo đạt nguyện vọng nhân dân lên Tổng thống v.v...” Rồi sau đó ứng cử viên Dung được tiếp rước về nhà Công quán của Tòa Hành Chánh Ninh Thuận có lính hầu hạ canh gác trước sau. Chưa bỏ phiếu, dân Ninh Thuận đã biết chắc ông Dung sẽ đắc cử 99% số phiếu.
Ai cũng chưởi ông Thiệu độc diễn. Nhưng sự độc diễn của ông Thiệu còn thật thà hơn ông Diệm, là khi ông Diệm ứng cử nhiệm kỳ 2 (1961) có các ông Nguyễn Thế Truyền và Nguyễn Đình Quát dàn cảnh. Mỗi lần ông Quát, ông Truyền đọc diễn văn tranh cử trên đài không có ai nghe được gì hết vì đài bị phá. Cán bộ các ông ấy đi về các tỉnh vận động liền bị Công an tổ chức những nhóm anh chị du côn hăm dọa họ xin tý huyết. Khắp nơi, ngày bỏ phiếu họ trốn về không dám ở lại các tỉnh. Vậy mà sau khi kiểm phiếu Quận trưởng, Xã trưởng phải... chịu khó tráo sửa biên bản để Ngô Tổng thống được 95% số phiếu.
Về kinh tế, tất cả tài nguyên từ trên núi xuống bể, mọi dịch vụ tài chánh từ Quảng Trị đến Cà Mâu, thượng vàng hạ cám, đều do tay chân quyến thuộc nhà Ngô bao thầu, thao túng, chiếm đoạt khai thác. Người viết không muốn bẩn bút nhắc đến những ai trong thân tộc hoặc tay chân Ngô triều vốn là Tay trắng chỉ trong vài năm “làm kinh tài cho đoàn thể” đã trở nên triệu phú kếch xù!
Ông Diệm nói chống Cộng nhưng tất cả việc làm của Ngô triều đều bắt chước Cộng Sản. Cộng Sản bắt dân suy tôn Hồ Chí Minh thì ông Diệm cũng bắt dân suy tôn mình. Cộng Sản có Quốc Hội bù nhìn, thì ông Diệm cũng tổ chức một cái Quốc Hội nghị gật tay sai. (Quốc Hội gì mà cả một khóa họp chỉ ê a thảo luận các luật gia đình để có lợi cho bà “Đệ Nhất Phu Nhân”?) Cộng Sản có cái đảng Lao Động làm nòng cốt, Mặt Trận Cứu Quốc Liên Việt làm ngoại vi, thì ông Diệm cũng có cái Đảng Cần Lao làm cốt và Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia, Tập Đoàn Công Dân, Phụ Nữ Liên Đới làm ngoại vi. Nhưng có một điều khác là Cộng Sản, từ Đảng đẻ ra chính quyền, còn ông Diệm thì có chính quyền rồi mới dùng nhân sự, phương tiện của chính quyền đẻ ra Đảng. Nên tất cả tổ chức của ông Diệm chỉ là bèo bọt, chính quyền đổ thì đảng đổ theo.
Cộng Sản độc quyền ái quốc, ai khác mình là phản động Việt gian, thì ông Diệm cũng độc quyền chống Cộng, ai khác mình là Cộng Sản phải giết! (Đã biết bao người chống Cộng, từng bị Cộng Sản giam cầm, đến khi ông Diệm cầm quyền thì hồ sơ của họ trở thành là những người hoạt động cho Cộng Sản! Biết bao đảng viên Quốc Dân Đảng, Đại Việt, Duy Dân một sớm một chiều hồ sơ của họ biến thành Cộng Sản di hại cho họ mãi sau khi ông Diệm đổ).
Cộng Sản có chủ thuyết Mác Xít, giai cấp đấu tranh thì ông Diệm cũng ráng nặn ra cái chủ nghĩa nhân vị nhưng hoàn toàn vô vị... (vô vị vì ngoài tay chân ông Diệm ra toàn dân có ai để ý hoặc tìm hiểu các thuyết nhân vị là gì đâu?). Cộng Sản có hiến pháp nhưng không bao giờ thực thi, thì ông Diệm cũng bắt chước mà dẫm nát lên Hiến Pháp của mình.
Tự do đi lại, hội họp, ngôn luận v.v... những quyền tối thiểu ấy có ghi trong Hiến Pháp, nhưng suốt 9 năm ông Diệm cầm quyền có bao giờ thực thi đâu?. Báo chí thời Diệm trừ tờ Thời Luận của ông Nghiêm Xuân Thiện bị đóng cửa đưa ra Tòa và tờ Tân Dân của Cụ Lộc phải đình bản, còn tất cả đều nói theo luận điệu của đài Sài Gòn. Thế cho nên bao nhiêu hành vi gian ác bất lương, tham nhũng của tay chân cán bộ nhà Ngô có bao giờ được công khai phanh phui như trong các Chính phủ khác?.
Từ xưa đến nay chưa có một vị lãnh đạo quốc gia nào làm phiền nhiễu dân chúng như ông Diệm. Mỗi lần ông Diệm đi kinh lý một tỉnh nào thì toàn dân tỉnh ấy phải chuẩn bị cơm nước từ khuya, quần áo tươm tất, đi bộ lên tỉnh để cầm cờ tung hô ông Diệm. (Gia đình nào không có lý do chính đáng mà vắng mặt sẽ bị Xã, Ấp ghi vào sổ đen rất nguy hiểm). Còn các cơ quan Hành chánh, Quân sự Tỉnh, Quận được huy động tối đa trong việc đón tiếp. Phải bố trí công an chìm nổi, phải tổ chức huấn luyện cho những người đứng gần ông Diệm thưa bẩm những gì... phải dàn cảnh sao cho xôm tụ, cho Tổng thống hài lòng. Thành thử dù nghìn lần đi kinh lý, ông Diệm chỉ thấy cái giả dối, hào nhoáng bề ngoài, làm gì biết được ẩn tình dân chúng bên trong..Thời gian ông Diệm cầm quyền ở nhiệm kỳ I, trong nước chưa có chiến tranh nhưng mọi tự do đều bị bóp nghẹt: không có giấy chứng nhận đi bầu cử thì không được ra khỏi làng để đi chợ..
Có một điều kỳ lạ tại sao ông Diệm lại bãi bỏ Lễ Tổ Hùng Vương? nhưng có người mách: điều kỳ lạ này có thể hỏi Đức Cha Cố Vấn cho ông Diệm..
Về việc kỳ thị tôn giáo, bản thân kẻ viết không muốn nhắc đến. Chỉ mong sao các tôn giáo hiện tại tâm thành Đoàn Kết trước quốc thù Cộng Sản vì tất cả các tôn giáo đều đã bị đại khủng bố ở quê nhà.. Nhưng vì có kẻ biện hộ ông Diệm đã nói: Họ chưa thấy ông Diệm ký một sắc lệnh nào nâng đỡ ưu tiên cho Công giáo hay bóp nghẹt Phật giáo mà gọi là kỳ thị?. Vụ tranh đấu Phật giáo đâu phải bất thần nổ ra từ Phật Đản 1963 mà nó đã tiềm tàng âm ỉ từ nhiều năm về trước. Thời ông Diệm tại miền Trung, mỗi tỉnh có một vị Linh mục hầu như cố vấn và giám sát Tỉnh trưởng. Những Tỉnh trưởng nào dù lương hay giáo, nếu có hành vi trái ý vị Linh mục thì rất khó tại vị. Vị linh mục sẽ đề nghị lên ông Cố vấn chỉ đạo Phong Trào Cách Mạng Quốc Gia (ông Ngô Đình Cẩn) có biện pháp (hoặc thuyên chuyển hoặc cách chức)..
Vì cảm thông uy quyền ngầm của các vị Linh mục, nên các Tỉnh, Quận trưởng thời nhà Ngô không có ai gan làm trái ý những yêu cầu, đề nghị của các vị Linh mục. Nhiều vùng Linh mục đi giảng đạo nơi nào, có thể yêu cầu Xã trưởng cho mượn Trụ Sở Xã, triệu tập dân xã v.v... Trong khi đó các tôn giáo khác muốn hội họp phải xin phép khó khăn. Nhiều Linh mục còn lộng hành hơn nữa là nhận đơn kiện cáo hoặc thỉnh nguyện của các con chiên, rồi phê vào đơn, đưa đến Quận trưởng bảo xử theo ý của Linh mục.
Người ta rỉ tai nhau cho biết các Cha rất có thế lực. Cứ vào Công giáo sẽ như ưu dân, sẽ được đề bạt v.v... Có nhiều Linh mục tổ chức Hội chợ, tổ chức sổ số Tombola không cần giấy phép Bộ Nội Vụ. Khi tiêu thụ Tombola, các Linh mục đã nhờ các Quận trưởng gởi cho các xã bán. Nhiều xã đã xuất công quỹ để mua Tombola ủng hộ các Cha. Người viết biết rất rõ có một nhà thờ ở một tỉnh miền Trung, do Tỉnh trưởng dùng uy quyền chiếm trên 2 mẫu đất công, ở một địa điểm tốt đẹp và lươn lẹo dùng phương tiện công quỹ của tỉnh để xây cất tòa nhà thờ đồ sộ ấy. Công việc nửa chừng thì ông Diệm đổ, viên Tỉnh trưởng bị bắt và nhà thờ xây cất nửa chừng phải bỏ dở.
Còn biết bao nhiêu tranh chấp lặt vặt phi lý như những thắng cảnh từ lâu vốn là của Phật giáo như Núi Bút Quảng Ngãi, Ngũ Hành Sơn Quảng Nam, chính quyền địa phương đã muốn giúp các linh mục thiết lập nhà thờ ở những nơi ấy nhưng đã bị Phật tử phản ứng quyết liệt.
Thời gian thuận lợi 1954-1958 bất kỳ ai cũng có thể cầm quyền làm bằng hoặc hơn ông Diệm. Không cần ông Diệm chống Pháp, Pháp cũng rút, vì Hiệp định Genève đã quy định, và vì Pháp đã ký kết với chính phủ Bảo Đại giao trả độc lập cho Việt Nam. Trước khi ông Diệm về chấp chánh đã có gần 40 nước trong thế giới Tự Do công nhận và bang giao với Việt Nam kể cả Anh, Mỹ và Tòa Thánh Vatican. Nếu nói những khó khăn của ông Diệm thời đó, thì cũng phải nói đến những thuận lợi, tiện nghi của ông Diệm trong việc tiếp thu một chính quyền có sẵn tất cả và Đất Nước Đã Chấm Dứt Chiến Tranh.
Đến đây kẻ viết muốn hỏi nhỏ quý vị đang suy tôn ông Diệm: Ông Diệm từ một đường quan Tri Huyện, lần lượt lên Quản Đạo, Tuần Vũ rồi Thượng thư Bộ Lại, nếu thật sự chống Pháp, sao đường công danh của lãnh tụ quý vị lại hanh thông như vậy? (trong thời Pháp thuộc muốn xin một chân giáo viên mà có thành tích chống Pháp bị ty Liêm Phóng (Service de Sureté phê “Avis défavorable” vào hồ sơ là đương sự xem như... “lúa”, chỉ có về nhà... xua gà cho vợ). Vậy tại sao đường công danh của “chí sĩ” Ngô Đình Diệm lại lên vùn vụt?.
Việc từ quan của ông Diệm chỉ vì chống nhau với ông Phạm Quỳnh đương triều, nhưng ở đây người viết không đề cập đến vấn đề đó.
Ông Diệm tự phong mình là người thành tín quân tử, nhưng việc truất phế Bảo Đại là Đại Phản Phúc. Nếu nói chống ông Bảo Đại, thì ai cũng có quyền chống, nhưng trừ ông Diệm. Vì cha, anh ông Diệm và cả ông Diệm vốn là tôi con nhà Nguyễn. Ông Bảo Đại trên nguyên tắc đã tín nhiệm ông Diệm, đã phú thác việc nước cho ông Diệm và ông Diệm đã phục mệnh. Trước và sau khi truất phế ông Bảo Đại, ông Diệm, (qua Bộ Thông Tin) đã thuê bọn bồi bút (hầu hết báo chí thời Diệm) mở một chiến dịch dài hạn đả kích, bêu xấu, vu cáo nhục mạ ông Bảo Đại một cách tàn tệ.
Thiết nghĩ một người có lương tâm tối thiểu, không ai nỡ hành xử như thế! Cũng phải khen việc “Trưng cầu dân ý” tổ chức thật chu đáo. Đến Bà Từ Cung mà cũng bỏ phiếu truất phế ông Bảo Đại!.
Tóm lại: Ông Diệm Đã Làm Hỏng Đại Cuộc, đã sát hại nhiều phần tử quốc gia, đã tự tâm thiên vị làm hư Công giáo, đã kỳ thị khủng bố Phật giáo đã Lường Gạt Phản Bội Và Vô Cùng Tham Quyền Cố Vị. (Ông đã vận động Quốc Hội thông qua đạo luật cho ông ứng cử lần thứ 3).
Do những hành động tham nhũng, đàn áp, khủng bố đại thất nhân tâm như đã kể trên, của bộ máy chính quyền gia nô, do ông lãnh đạo, đã xô đẩy hàng hàng lớp lớp thanh niên, phụ lão, những người vốn không phải Cộng Sản đã ngã về Cộng Sản. Ông Diệm hô hào chống Cộng, độc quyền chống Cộng, cho đến đầu năm 1963 thì toàn quốc ở trong cái thế cài răng lược với Cộng Sản và ông đã tuyên bố trước đó: “Tổ Quốc Lâm Nguy!”.
Sau khi ông chết, thì tay chân tôi tớ ông vẫn cầm quyền. Hậu quả của Ngô Đình Diệm để lại sau 63 là một ngôi nhà mục nát sửa sang gì cũng khó lòng đứng vững. Bàn cờ nhà Ngô đã đi bậy bạ... Khi sang tay khác đánh cờ, nếu gặp phải tay cao thủ thì còn có thể gỡ gạt..., nhưng không may, bàn cờ lại rơi vào các tay thấp như vịt, cho nên họ chỉ loay hoay lên Tướng, xuống Sĩ và giục Tốt mà thôi!
Trách Mỹ lật đổ nhà Ngô ư? Mỹ bồng nhà Ngô lên thì Mỹ lại hạ nhà Ngô xuống, có gì mà đáng trách.
Sau khi ông Diệm chết, tay chân nhà Ngô còn trong quân đội, trong chính quyền đã âm mưu phá nát thêm Quốc gia, bí mật mở cửa cho Cộng Sản thao túng vì muốn chứng tỏ: Không có “Cụ” của chúng thì tai hại thế đó. (Đây là một hiện tượng nguy hiểm cho quốc gia sau ngày Diệm đổ mà ít ai để ý). Chỉ tiếc Dương Văn Minh nhu nhược, đã lật Diệm mà chỉ lật nửa chừng, chỉ hạ cái chóp bu còn tay chân vẫn để y nguyên như cũ, sau Diệm có thể gọi là “Diemist sans Diem”.
Cuộc lật đổ nhà Ngô năm 1963 đáng lý là một cuộc cách mạng vì đã nối tiếp tinh thần quật khởi chống bạo quyền của dân Việt, nối tiếp những hành động đại nghĩa hy sinh liên tục của các chiến sĩ quốc gia dưới thời Diệm trị. Ta có nên kể lại từ một thanh niên Cao Đài hành động như một Kinh Kha tại Ban Mê Thuột năm 1955, từ các sĩ quan Nhảy Dù bao vây dinh Độc Lập 1960, từ 2 phi công ưu tú Phạm Phú Quốc, Nguyễn Văn Cử bắn phá dinh Độc Lập 1962 và biết bao nhiệm vụ mưu sát bạo chúa bất thành, mà chỉ có mật vụ nhà Ngô mới biết rõ, cho đến khi Đại úy Nhung và Thiếu tá Nghĩa căm phẫn trả thù cho các đồng chí của họ.
Lật Diệm năm 1963 đáng lý là một cuộc cách mạng vì đã giải thoát hàng vạn người quốc gia trong các ngục tù trên toàn quốc, giải thoát hàng triệu nhân dân đang nghẹt thở dưới một chế độ thối nát học thói độc tài. Toàn dân đã bừng bừng phấn khởi... Nhưng hỡi ơi hương lửa cách mạng chỉ bừng lên vài ba tuần đầu rồi dần dần tắt ngủm, chỉ vì người cầm đầu Dương Văn Minh nhu nhược chỉ muốn cuộc cách mạng ấy là một binh biến hay chỉnh lý thôi.
Nhiều người bào chữa cho ông Diệm: Ông Diệm rất tốt chỉ vì tay chân ông làm sai. Lối bào chữa này e giống Cộng Sản: Hồ Chủ tịch luôn luôn sáng suốt chỉ có cấp dưới làm bậy!
Dân tộc Việt Nam là một dân tộc hỉ xả, uất hận bao nhiêu nhưng khi đối phương đã xuống ngựa thì sẵn sàng làm lành với nhau quên đi hết mọi lỗi lầm thù xưa oán cũ. Nhưng cây muốn lặng gió mà gió chẳng dừng, ta bất đắc dĩ khơi lại đống tro tàn để phơi bày sự thật.
Vì là chứng nhân nên chẳng muốn ẩn danh.
Lê Nguyên Long
____________
Đây llà một bài “báo” của Việt cộng Quảng Nam (ở trong nước)
___________________
Tội ác trời không dung, đất không tha...;
Thứ Tư, 02/12/2015, 09:29 [GMT+7]
Sau khi Hiệp định Genève - 1954 được ký kết và có hiệu lực thực thi, cán bộ đảng viên của ta tập kết ra Bắc, các cơ sở cách mạng được phân công ở lại tự giải tán và rút vào hoạt động bí mật. Lợi dụng lúc giao thời đó, đảng phái phản động Việt Nam Quốc dân đảng (gọi tắt là Quốc dân đảng) do Nguyễn Đình Thiệp cầm đầu kéo đến vùng quê Sơn Cẩm Hà, lập chiến khu Nam Ngãi Bình Kỳ, gây ra bao tội ác trời không dung đất không tha…
Tại sao bọn Quốc dân đảng lại dễ dàng chiếm đóng vùng quê Sơn Cẩm Hà? Để tìm câu trả lời, tôi đi điền dã ở vùng quê Sơn Cẩm Hà và các nơi khác như Phú Ninh, Thăng Bình, Hiệp Đức, Tam Kỳ, Duy Xuyên… Thì ra, Nguyễn Đình Thiệp đã lợi dụng sự nhẹ dạ cả tin của người dân Sơn Cẩm Hà để thực hiện những mưu toan đen tối. Về mặt tổ chức, bọn Quốc dân đảng cũng có cơ cấu đảng bộ, chi bộ và các tổ đảng với tên gọi “tổ ba ba” hay “tổ tam tam”, xưng hô với nhau bằng “đồng chí” y chang tổ chức đảng của ta. Sự mập mờ đánh lận con đen ấy khiến người dân Sơn Cẩm Hà lầm tưởng bọn chúng cũng là một đảng phái “yêu nước”. Về việc xây dựng lực lượng vũ trang, bọn Quốc dân đảng cũng lấy tên là “du kích quân” và biên chế thành tiểu đội, trung đội, liên trung đội, trưng dụng các đình làng ở các xóm thôn làm nơi đồn trú. Gặp gỡ chuyện trò với nhiều người thời đó, tôi biết được rằng, với tên gọi “du kích quân”, bọn chúng đã đánh lừa được những người dân quê thật thà chất phác, từ đó rủ rê lôi kéo họ tham gia lực lượng vũ trang Quốc dân đảng.
Cũng cần nói thêm rằng, dưới sự chỉ huy của “Tổng tư lệnh” tự phong Nguyễn Đình Thiệp, bọn Quốc dân đảng đã thực hiện chủ trương “yêu ngôn hoặc chúng” - có nghĩa là dùng lời lẽ ma mị để mê hoặc dân chúng. Mục đích của bọn chúng là “đả Cộng, bài Ngô” - đánh cộng sản và bài trừ Ngô Đình Diệm. Tuy nhiên, trong quá trình chiếm đóng Sơn Cẩm Hà, bọn chúng chỉ phổ biến chủ trương “đả Cộng” trong nội bộ, còn bề ngoài lại giương cao khẩu hiệu “đả Diệm, bài phong”, tức là chỉ chống lại Ngô Đình Diệm và bài trừ phong kiến mà thôi! Thêm vào đó, bọn Quốc dân đảng còn thực hiện “ba cùng” (cùng ăn, cùng ở, cùng sinh hoạt với dân), khéo léo khai thác tin tức để lần tìm các cơ sở cách mạng, các tổ chức đảng của ta đã rút vào hoạt động bí mật. Nhờ thực hiện chủ trương “ba cùng” mà bọn chúng chiếm được tình cảm của người dân ở các xóm thôn. Việc tuyên truyền theo kiểu “yêu ngôn hoặc chúng” bước đầu đã thu được những kết quả khả quan, nhờ thế bọn chúng đã bám rễ trong dân, phát triển lực lượng “du kích quân” và mở rộng địa bàn hoạt động.
Không diệt trừ đám giặc cỏ Sơn Cẩm Hà, ý đồ của Ngô Đình Diệm là “mượn tay” bọn Quốc dân đảng do Nguyễn Đình Thiệp cầm đầu để tiêu diệt “cộng sản nằm vùng” và lùng bắt những cán bộ cách mạng hoạt động bí mật. Bởi Ngô Đình Diệm biết rõ Quốc dân đảng là một đảng phái “không đội trời chung” với cộng sản.
Thời gian đầu, bọn Quốc dân đảng đã ít nhiều chiếm được lòng dân. Từ đó, chúng lén lút thủ tiêu cán bộ đảng viên trung kiên của ta và những người tham gia kháng chiến 9 năm, những người biết rõ âm mưu đen tối của chúng bằng nhiều hình thức không ai ngờ tới. Đó là lợi dụng bóng đêm bắt cóc, đeo đá vào người rồi thả xuống sông Khan. Đó là tới nhà “mời đi họp” rồi trói chân tay quẳng xuống các cánh đồng lầy thụt sâu lút đầu người. Đó là đâm chém bằng dao phay, đập đầu bằng gậy gộc, sau đó đem xác nạn nhân đến vứt ở vùng giáp ranh và lu loa rằng chính quyền Ngô Đình Diệm sát hại. Trong những tháng ngày đen tối ấy, không làng này thì thôn kia, không xóm nọ thì chòm khác, liên tục có người mất tích. Giải thích về sự bất thường ấy, bọn chúng phao tin họ bỏ vợ con chạy ra vùng do chính quyền Ngô Đình Diệm kiểm soát. Cây kim giấu trong bọc lâu ngày cũng lòi ra. Người dân Sơn Cẩm Hà đã phát hiện những thủ đoạn giết người hèn hạ của bọn chúng. Lúc bấy giờ bọn Quốc dân đảng do Nguyễn Đình Thiệp cầm đầu đã hiện nguyên hình là một tổ chức đảng phái bạo tàn gian ác. Bọn chúng công khai bắt hai anh Phan Thệ và Lê Đức đem về trung tâm xã Tiên Sơn cắt cổ giữa thanh thiên bạch nhật, lấy máu làm rượu “tửu huyết nhân” để uống thề “bài Ngô, đả Cộng” trong lực lượng vũ trang “du kích quân” ở vùng quê Sơn Cẩm Hà.
Nỗi bi thương trùm khắp làng quê. Nhiều xóm mạc bị bọn Quốc dân đảng sát hại sạch trơn, chẳng còn ai sống sót. Như xóm Hai Mương ở Tiên Sơn, xóm Hố ở Tiên Cẩm, xóm Chồi ở Tiên Hà… Nhiều phụ nữ, trẻ em vị thành niên bị những con - người - thú bắt ra gò đồi thay nhau hãm hiếp đến chết. Điển hình là trường hợp em Thuận ở Tiên Cẩm. Cuối năm 1955, chính quyền Ngô Đình Diệm thấy việc “mượn tay” bọn Quốc dân đảng tróc nã “cộng sản nằm vùng” ở Sơn Cẩm Hà đã đạt được “kết quả ngoài mong đợi” nên quyết định ra tay trừ khử đám giặc cỏ. “Tổng tư lệnh” tự phong Nguyễn Đình Thiệp buộc phải đầu hàng chính quyền Ngô Đình Diệm. Để “đoái công chuộc tội” bọn chúng đã thẳng tay tàn sát gần 400 lương dân tại các hầm heo Đồng Trại, Gò Vàng, Gò Dạn… Đó là những vụ thảm sát tập thể man rợ nhất trong thế kỷ XX. Trời vừa sập tối, bọn chúng lùng sục các xóm làng bắt hết những người mà bọn chúng nghi là “phần tử chống đối ngầm” trói thành từng dây gồm 15 - 20 người dẫn đến miệng hầm heo đạp xuống hố sâu, lấy đá ném xuống, lấy cây tre vót nhọn đầu gốc đâm thọc vào người các nạn nhân. Khi hầm heo đầy xác người, lênh láng máu tươi, bọn chúng đùng đất đá lấp lại. Việc chôn sống nhiều người trong một hố chôn của bọn Quốc dân đảng là hành động man rợ nhất trong lịch sử loài người, là bằng chứng tố cáo tội ác tày trời của tổ chức Quốc dân đảng ở vùng quê Sơn Cẩm Hà.
NGUYỄN TAM MỸ

0 comments:

Powered By Blogger