Wednesday, November 2, 2016

Án lệnh điều tra & Tổng Thống Obama bị buộc tội đồng loã?



Mẹ nào con nấy: Huma Abedin (tóc đen), cánh tay phải của Hillary Clinton, được bà coi như con, không ngờ lại là người mang tai hoạ đến cho bà.
Thứ Hai 31/10/2016, New York Times và Wall Street Journal, đều đưa tin, cuối tuần qua, Chánh Án Liên Bang Hoa Kỳ đã cấp án lệnh cho phép FBI quyền điều tra những emails liên quan đến Hillary Clinton trong laptop của nữ trợ lý Huma Abedin. Theo Constitution’s Fourth Amendment, án lệnh này chỉ được chánh án phê chuẩn, sau khi thận trọng thẩm tra những lý cớ được trình bầy, trong đơn xin án lệnh có tuyên thệ (affidavits) của FBI.
Pháp lý việc Chánh Án chấp thuận án lệnh này là một bước ngoặt cực kỳ hệ trọng đối với cá nhân Hillary Clinton khi bị FBI ĐIỀU TRA TỘI PHẠM; và ảnh hưởng lớn tới công dân Mỹ trong cuộc BẦU CỬ TỔNG THỐNG vào ngày 8 tháng 11 sắp tới. Án lệnh này chính thức đánh dấu, mốc điểm đầu tiên trong lịch sử Hoa Kỳ, một ứng cử viên tổng thống bị điều tra về tội hình với nguy cơ có thể bị truy tố và lãnh án tù.
Nguyên tắc việc Chánh Án chấp thuận án lệnh này cũng chứng tỏ, yêu cầu mở cuộc điều tra của FBI đã hoàn toàn tuân thủ đúng những quy định căn bản của Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ và yêu cầu đó đã được sự phê chuẩn của Phụ Tá Tổng Trưởng Tư Pháp, đặc trách Criminal Division, hoặc của chính Tổng Trưởng Tư Pháp.
Thực tế, việc Chánh Án chấp thuận án lệnh này đã xoá tan, tất cả những lời đồn đại, tin tức thêu dệt, nhằm đánh lạc hướng dư luận của Hillary Clinton và phe nhóm của bà. Điều này cũng có nghĩa, những cáo buộc cho rằng, Giám Đốc FBI đã vi phạm đạo luật Hatch Act, là không hợp lý.
QUYỀN HẠN CỦA GRAND JURY TRONG ĐIỀU TRA
Chánh án liên bang với trách nhiệm giám sát Đại Bồi Thẩm (Grand Jury), sau khi thẩm định sự khả tín của những lời khai có tuyên thệ của FBI, tin tưởng, trong số 650,000 emails trong laptop của Huma Abedin, CÓ THỂ có bằng chứng phạm tội, cho dù chưa biết chính xác đó là tội gì và kẻ phạm tội là ai. Vì thế, để FBI có đủ thẩm quyền truy tìm bằng chứng và kẻ phạm tội, chánh án cấp án lệnh điều tra những emails đó cho FBI.
Với án lệnh này, trong tiến trình điều tra, FBI CÓ THỂ yêu cầu Đại Bồi Thẩm (Grand Jury), dùng thẩm quyền pháp định, gửi trát gọi bất cứ nhân chứng nào (triệu hoán trạng – subpoenaes), để uỷ viên công tố liên bang thẩm vấn có tuyên thệ, hoặc yêu cầu nhân chứng cung cấp các tài liệu, tang vật… Trong trường hợp man khai, nhân chứng có thể bị truy tố và lãnh án tù về tội bội thề (perjury).
Khi bị thẩm vấn trước Đại Bồi Thẩm, luật sư của nhân chứng không được ngồi cạnh thân chủ như khi bị cảnh sát thẩm vấn, mà phải ngồi bên ngoài phòng thẩm vấn, và nhân chứng có quyền ra ngoài tham vấn luật sư, rồi vô trả lời. Trong trường hợp nhân chứng từ chối trả lời câu hỏi, Đại Bồi Thẩm có quyền buộc họ phải trả lời, nếu không họ có thể bị tống giam cho đến khi họ phải đổi ý.
Khác với bồi thẩm đoàn (jury) có 12 bồi thẩm viên, với trách nhiệm cân nhắc các vật chứng, lý chứng, nhân chứng… được công tố viện và bên bị cáo trưng dẫn tại toà, để quyết định bị cáo có tội hay vô tội
Đại Bồi Thẩm có từ 16 đến 23 bồi thẩm viên, với trách nhiệm cân nhắc các bằng chứng trong quá trình thẩm vấn các nhân chứng, để quyết định có truy tố bị cáo hay không
Nếu Đại Bồi Thẩm quyết định truy tố, công tố viện sẽ tiến hành thủ tục buộc tội và truy tố bị cáo ra toà.
Trên đây là trách nhiệm của FBI và quyền hạn của Đại Bồi Thẩm sau khi nhận được án lệnh điều tra của toà án. Tuy nhiên, trong tiến trình điều tra, tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của tang chứng, bản chất của tội phạm và ý thức phạm tội của Hillary Clinton là vô tình hay cố ý, FBI có thể mời Đại Bồi Thẩm và cũng có thể không, hoặc đóng hồ sơ. Trong trường hợp FBI mời Đại Bồi Thẩm, Hillary Clinton sẽ đối diện nguy cơ bị truy tố. Và nếu bị truy tố, bà có thể bị kết án và lãnh án tù.

TT OBAMA BỊ GHÉP TỘI ĐỒNG LOÃ VỚI HILLARY CLINTON?
Cho đến nay, mọi người vẫn chưa rõ, kết quả cuộc điều tra sẽ như thế nào, thời gian điều tra sẽ mất bao lâu, liệu Hillary Clinton có bị truy tố hay không,… Tuy nhiên, sau khi toà án chấp thuận cho FBI điều tra, đã có những dấu hiệu bất lợi cho Hillary Clinton.
Cụ thể, số lượng những người hậu thuẫn Hillary Clinton trong cử tri, truyền thông, và ngay cả trong Đảng Dân Chủ, đã giảm bớt. Nhiều cuộc điều nghiên dân ý trong 2 ngày gần đây cho thấy, số lượng người hậu thuẫn Donald Trump đã nhiều hơn so với Hillary Clinton.
Ông Obama công khai dùng thời gian, công sức và phương tiện của một vị TT Hoa Kỳ, vận động cho Hillary Clinton. Tuy nhiên, tương lai cả hai CÓ THỂ có nguy cơ phải ra toà.
Đặc biệt quan trọng hơn cả, chính TT Obama, cho dù vẫn tiếp tục vận động tranh cử cho Hillary Clinton, nhưng đã không có bất cứ lời tuyên bố nào phản đối Giám Đốc FBI. Không những thế, còn có những biểu hiệu cho thấy ông hậu thuẫn quyết định của FBI.
Bằng chứng, ngày Thứ Sáu 28 tháng 10, Giám Đốc FBI công bố quyết định tái điều tra vụ bê bối email của Hillary Clinton, thì 3 ngày sau, Thứ Hai, 31 tháng 10, Josh Earnest, phát ngôn viên Toà Bạch Ốc, tuyên bố với báo chí, TT Obama tin tưởng Giám Đốc FBI James Comey là người ngay thẳng, trọng nguyên tắc, được đông đảo lãnh đạo cao cấp của cả hai chính đảng quý trọng. (He is a man of integrity, he’s a man of principle, he’s a man who is well-regarded by senior officials in both parties).
Josh Earnest cũng khẳng định, Tổng Thống Obama không tin Giám Đốc FBI Comey CỐ Ý tìm cách ảnh hưởng đến kết quả cuộc bầu cử. Tổng Thống cũng không tin, Giám Đốc Comey đang âm thầm áp dụng chiến thuật tạo thuận lợi cho một ứng cử viên hay một đảng phái nào.
(The president doesn’t believe that Director Comey is intentionally trying to influence the outcome of an election. The president doesn’t believe that he’s secretly strategizing to benefit one candidate or one political party)
Những lời tuyên bố trên đây cho thấy thực trạng, trống đánh xuôi kèn thổi ngược, giữa TT Obama và Hillary Clinton, người luôn luôn cáo buộc Giám Đốc FBI vi phạm đạo luật Hatch Act, CỐ Ý làm cho bà thất cử.
Những lời tuyên bố trên còn cho thấy, một cách gián tiếp, TT Obama đã nhận ra mức độ nguy hiểm Hillary Clinton đang phải đối diện. Hơn nữa, CÓ THỂ TT Obama còn lo ngại, chính bản thân ông, cũng có sự liên đới trách nhiệm trong vụ “bê bối email” của Hillary Clinton. Vì vậy, ông đã né tránh không phản đối Giám Đốc FBI.
WikiLeaks tiết lộ, có đầy đủ bằng chứng cho thấy, TT Obama biết rõ Bộ Trưởng Ngoại Giao Hillary Clinton không dùng hệ thống email bảo mật của chính phủ Mỹ mà dùng hệ thống email tư nhân. Mặc dù biết rõ việc làm sai lầm và nguy hiểm của Hillary Clinton, nhưng Obama, trong cương vị Tổng Thống và là thượng cấp, đã không hề có bất cứ sự khuyến cáo hay ngăn cấm nào đối với Hillary Clinton. Không những thế, ông còn trao đổi email với Hillary Clinton qua hệ thống email tư nhân này.
Nếu bằng chứng của WikiLeaks là đúng, VÀ nếu Hillary Clinton bị truy tố, CÓ THỂ bà sẽ chạy tội bằng cách đổ lỗi cho TT Obama. Khi đó, CÓ THỂ TT Obama không những phải ra toà làm chứng, mà còn có thể bị ghép tội đồng loã “bê bối email” với Hillary Clinton.
Hữu Nguyên (huunguyen@saigonbao

0 comments:

Powered By Blogger