Hôm 8/9/2015, thượng tướng – thứ trưởng bộ CA Tô Lâm đã trọng thưởng
cho chi cục hải quan sân bay Tân Sơn Nhất nhờ vào việc bắt giữ lô súng
quân dụng ‘khủng’ hồi cuối tháng 7.
Đây được coi là vụ vận chuyển vũ khí lớn nhất từ trước đến nay, với số
lượng lên đến 94 khẩu súng ngắn hiệu CZ P-07 - loại súng chuyên dụng cho
các đội đặc nhiệm bảo vệ nguyên thủ quốc gia.
Mức độ nghiêm trọng của vụ án cộng với sự bế tắc trong việc điều tra đã tạo nên những lời đồn đoán khác nhau.
Chỉ thủ tướng mới được nhập súng
Ngay sau khi xảy ra vụ bắt giữ, tờ báo thuộc cơ quan ngôn luận của lực
lượng CA TP.HCM – nơi xảy ra vụ việc đã khẳng định đây là lô súng do
cảnh sát Singapore mua từ Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng trong quá trình vận chuyển
đã bị ‘gửi nhầm’ sang Việt Nam.
Tuy nhiên, thông tin này đã gây nhiều hoài nghi trong dư luận. Việc ‘gửi
nhầm’ vũ khí qua sân bay, dẫn đến ‘bắt nhầm’ chỉ là một sự bịp bợm hết
sức lố bịch.
Hôm 28/8/2015, truyền thông nhà nước dẫn lời ông Nguyễn Văn Cẩn, phó tổng cục trưởng tổng cục hải quan đã bác bỏ việc này: “Lô
hàng này vi phạm nghiêm trọng pháp luật Hải quan. Bởi đã là vũ khí quân
dụng, kể là quá cảnh, đều phải tuân theo quy định pháp luật”.
Theo vị quan chức này, đối với mặt hàng là vũ khí quân dụng, chỉ khi
được phép của thủ tướng chính phủ thì mới được mang qua Việt Nam.
“Chỉ khi được phép của Thủ tướng Chính phủ mới được mang qua VN.
Huống chi đây là gần 100 khẩu súng loại mới, đi từ máy bay và đã đưa vào
kho, được lực lượng Hải quan soi chiếu phát hiện”.
“Chúng tôi đang phối hợp với Bộ Công an điều tra xử lý. Không thể có chuyện nhầm lẫn được”, báo Thanh Niên dẫn lời ông Cẩn khẳng định.
Thứ trưởng bộ CA Tô Lâm trọng thưởng hải quan sân bay Tân Sơn Nhất vì vụ bắt lô vũ khí quân dụng |
Vai trò của hải quan
Ngoài ra, vai trò ‘tích cực’ một cách bất thường của chi cục hải quân
sân bay Tân Sơn Nhất trong vụ bắt giữ, cộng với việc nhanh nhảu đưa tin
cho báo chí cũng là những chi tiết gây nhiều chú ý.
Hồi cuối năm 2013, lực lượng này bị nghi tiếp tay vào việc vận chuyển
229 kg ma tuý, trị giá trên 30 triệu đôla từ sân bay Tân Sơn Nhất sang
Đài Loan bằng đường hàng không.
Vụ án sau đó đã được cho chìm xuồng nhanh chóng. Không có bất cứ quan
chức nào của lực lượng hải quan sân bay Tân Sơn Nhất bị điều tra, hoặc
phải chịu trách nhiệm.
Khi so sánh hai vụ việc, người ta liên tưởng đến những kịch bản đấu đá, phá hoại lẫn nhau giữa các quan chức cộng sản.
Trong chế độ cộng sản, hải quan vốn được coi là một lãnh vực béo bở với
những khoản chung chi khổng lồ, đặc biệt là chỉ ưu tiên riêng cho những
thành phần con ông cháu cha.
Trong số này có thể kể đến Lê Kiên Trung, con trai cố tổng bí thư Lê
Duẩn. Ông Trung từng là cục trưởng cục hải quan TP.HCM trước khi được
lên làm thiếu tướng, phó tổng cục trưởng tổng cục an ninh II – bộ CA.
Ai là chủ lô súng ‘khủng’?
Trở lại với vụ bắt lô súng ‘khủng’, một chi tiết đáng chú ý là lực lượng
CA.TPHCM – nơi để xảy ra vụ việc dường như đã không được tham gia vào
quá trình điều tra thủ phạm.
Thay vào đó, tướng CA Tô Lâm đã đích thân vào Sài Gòn để ra lệnh cho các
‘đơn vị của bộ côn an’ cùng phối hợp để ‘mở rộng điều tra’.
Tướng Lâm là nhân vật thân cận với thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, được giao chuyên trách về vấn đề an ninh đối ngoại của bộ CA.
Dù vậy, sau hơn 1 tháng, chủ nhân của lô súng này vẫn chưa được được
tiết lộ. Sự ‘bế tắc’ này dường như có liên quan đến quyền lực của thủ
phạm bí ẩn – kẻ đang thao túng cả chế độ.
Do đây là lô súng chuyên dùng để bảo vệ nguyên thủ quốc gia, có thể dễ
dàng suy ra nhân vật có nhu cầu được bảo vệ cao nhất hiện nay là thủ
tướng Nguyễn Tấn Dũng - ứng cử viên nặng ký cho chức vụ tổng bí thư
tương lai.
Đây được coi là vấn đề sống còn của ông Dũng giữa thời điểm các cuộc đấu
đá ngày càng trở nên khốc liệt, kẻ thù chính trị cũng nhiều hơn bao giờ
hết.
Giả thiết này là có cơ sở khi người ta nhớ lại vụ nổ đe doạ thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng tại Sài Gòn hồi năm 2007, tức chỉ một năm sau ngày ông
ta nhận chức.
Khi ấy, hãng tin Kyodo
dẫn nguồn tin riêng cho biết các đối thủ chính trị đã đặt một quả bom –
tương đương với khoảng 300 gram chất nổ TNT nhắm vào nhà riêng ông Dũng
tại Sài Gòn. Vụ nổ khiến hư hại một bức tường và không gây thương tích.
Sau sự kiện này, ông Dũng đã phải luôn đề phòng và giành thế thượng phong trước những kẻ thù chính trị. Tuy vậy, bóng ma thanh trừng trong quá khứ vẫn luôn là nỗi ám ảnh lớn đổi với giới chóp bu cộng sản.
Đây cũng là những biểu hiện rõ rệt nhất cho cái gọi là ‘tình đồng chí’ của những người cộng sản.
Hoàng Trần
0 comments:
Post a Comment