TN - September 17, 2015
WASHINGTON (NV)
.- Nghị sĩ John McCain đả kích chính sách của chính quyền Obama và thúc
giục Hải quân nước này bất chấp tuyên bố chủ quyền của Trung Quốc ở khu
vực quần đảo Trường Sa.
Đô đốc Harry B. Harris, Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Thái Bình Dương, đứng với tấm hình đảo nhân tạo Đá Thập mà Trung Quốc đang biến thành căn cứ quân sự khổng lồ ở Trường Sa. Ông tham dự buổi điều trần tại Thượng Viện hôm 17/9/2015. (Hình: AP Photo/Cliff Owen)
“Đó là lỗi lầm nguy hiểm khi công nhận sự tồn tại trong thực tế chủ quyền của Trung Quốc tại các đảo nhân tạo.”
Hãng tin AP thuật lời Nghị sĩ McCain nói trong buổi điều trần được tổ
chức chỉ một tuần lễ trước khi chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có cuộc
thăm viếng nước Mỹ.
Các
lời bình luận thời sự những ngày qua đều cho rằng tại cuộc gặp mặt ở
Tòa Bạch Ốc, tổng thống Obama sẽ đề cập đến vấn đề Biển Đông, vấn đề tin
tặc Trung Quốc bên cạnh các vấn đề khác.
Trong
khi chiến hạm Mỹ không vi phạm luật lệ quốc tế, nghị sĩ McCain cho hay
tàu hải quân Trung Quốc đã xâm phạm vào bên trong phạm vi 12 hải lý của
quần đảo Aleutian vào dịp tổng thống Barack Obama kết thúc chuyến thăm
viếng tiểu bang Alaska. Hoa Kỳ nên khẳng định quyền hải hành một cách
mạnh mẽ, theo ông.
Bào
chữa cho chính sách của chính phủ, theo AP, thứ trưởng Quốc phòng David
Shear đặc trách An Ninh Á Châu – Thái Bình Dương Vụ, nhìn nhận Hoa Kỳ
chưa từng vượt qua ranh giới 12 hải lý từ năm 2012 đến nay. Đô đốc Harry
Harris, Jr., Tư lệnh Bộ Chỉ Huy Á Châu – Thái Bình Dương nhìn nhận lực
lượng Hoa Kỳ cũng chưa thực hiện các chuyến bay bên trên các đảo nhân
tạo nào mà Trung Quốc bồi đắp ở Trường Sa.
“Tôi đồng ý rằng Biển Nam Trung Quốc (South China Sea) thì cũng không
phải là của Trung Quốc (ngoài cái tên như vậy) chẳng khác gì (tuy) gọi
là Vịnh Mexico (Gulf of Mexico) vẫn không phải là của Mexico. ” Ông Harris nói.
Các
nghị sĩ tham dự buổi điều trần đã thay nhau chất vấn hai ông Shear và
Harris rằng liệu Ngũ Giác Đài có yêu cầu Tòa Bạch Ốc cho phép chạy tàu
chiến trong phạm vi 12 hải lý của các đảo nhân tạo mà Trung Quốc bồi đắp
ở khu vực quần đảo Trường Sa hay không, và câu trả lời ra sao.
Sau khi tham khảo với các chuyên viên quân sự, cuối cùng, đô đốc Harris nhìn nhận:
“Tôi tin rằng chúng ta nên cho phép thể hiện quyền tự do hải hành cũng
như quyền bay trên không phận ở Biển Đông trên các đảo nhân tạo này.”
Ông Harris cho hay ông đang chờ chỉ thị từ cấp trên.
Khi
bị chất vấn thêm, ông Shear từ chối cho biết các cuộc bàn cãi về vấn đề
giữa Ngũ Giác Đài và Tòa Bạch Ốc , nhưng ông nói thực hiện quyền tự do
hải hành quanh các đảo đó chỉ là một trong những giải pháp lựa chọn. Bởi
vì thực hiện quyền tự do hải hành không thôi cũng sẽ không ngăn cản
được các hoạt động của Trung Quốc.
Tin
tức mấy ngày gần đây cho thấy 3 trong 4 phi trường được Trung Quốc xây
dựng trên 7 đảo nhân tạo ở Trường Sa đang được hoàn thành ở những giai
đoạn khác nhau. Tất cả đều có chiều dài 3,000 mét hoặc dài hơn để tất cả
các loại máy bay quân sự của Trung Quốc có thể sử dụng.
Nghị
sĩ Dan Sullivan (Cộng Hòa – Alaska) dẫn lời tuyên bố công khai của Bộ
trưởng Quốc phòng Ashton Carter một ngày hôm trước rằng sẽ không ai cản
trở được Hoa Kỳ khi bảo đảm tự do hải hành ở khu vực.
“Đừng nhầm lẫn. Hoa Kỳ sẽ bay, chạy tàu và hoạt động ở bất cứ chỗ nào
luật lệ quốc tế cho phép giống như lực lượng Hoa Kỳ hoạt động ở khắp nơi
trên thế giới.” Ông Carter nói. “Sau cùng, biến tảng đá ngầm
thành một phi đạo vẫn không đủ cho chủ quyền lãnh thổ hoặc ra lệnh giới
hạn hải hành hay bay ngang qua.” (TN)
0 comments:
Post a Comment