“Hôm nay tôi chỉ kiếm được một ít như này, nếu như cậu chê ít, tôi sẽ đem hết mấy đồng tiền lẻ ra đưa cho cậu nhé!”
Thấy chị tài xế thoải mái dễ dàng như vậy, tên cướp có chút sững sờ, Tiểu Vương nói tiếp:
“Nhà cậu ở đâu? Để tôi đưa cậu về nhà nhé, đã muộn như này rồi, người nhà cậu sẽ lo lắng lắm đấy!”
Sự
quan tâm của chị tài xế, khiến cho tên cướp thu hồi con dao nhọn lại.
Thấy không khí có vẻ hòa hoãn, Tiểu Vương không để mất thời cơ mà dẫn
dắt tên cướp:
“Gia đình tôi trước đây cũng khó khăn lắm, sau này tôi theo người ta
học lái xe, rồi làm nghề này. Mặc dù không kiếm được nhiều tiền, nhưng
cuộc sống cũng không đến nỗi tệ.
Ái..! Cậu là một nam tử hán, tứ chi khỏe mạnh, làm một chút việc gì đó
có phải tốt hơn không, lại đi vào con đường này làm gì để cả đời này bị
hủy hoại à!”
Khi đến chỗ kẻ cướp muốn xuống, Tiểu Vương lại nói:
“Tiền của tôi cho coi như để giúp đỡ cậu, hãy dùng nó làm một chút việc
đúng đắn, sau này đừng làm lại cái việc không ra người này nữa nhé”.
Suốt
quãng đường đi, tên cướp không nói một lời nào, vậy mà đột nhiên khóc
to thành tiếng, lấy hết số tiền nhét vào tay Tiểu Vương và nói:
“Chị Hai à, em sau này cho dù có chết đói cũng quyết không làm việc này nữa!”
Một lời khích lệ ảnh hưởng đến cuộc đời
Nhà văn Đài Loan – Lâm Thanh Huyền
hồi còn là học sinh cấp hai, học lực và hạnh kiểm của ông đều là xếp
loại kém, còn nhớ ông có hai lần mắc lỗi nghiêm trọng và hai lần lỗi
nhẹ, cho nên đã bị lưu ban, thậm chí còn bị đuổi ra khỏi ký túc xá của
trường.
Rất
nhiều thầy cô đã không còn hi vọng gì vào ông, nhưng thầy giáo dạy văn
Vương Vũ Thương lại không hề ghét bỏ ông, thường hay đưa ông về nhà ăn
cơm, khi thầy bận việc phải nghỉ, còn bảo Lâm Thanh Huyền mang bài lên
lớp cho các bạn.
Thầy giáo Vương nói với Lâm Thanh Huyền rằng: “Thầy đã dạy học 50 năm, liếc mắt đã nhận thấy con là một học sinh có tài năng”
.
Những lời nói này đã khiến cho Lâm Thanh Huyền vô cùng cảm động và bị
chấn động sâu sắc trong lòng. Để không phụ lòng nỗi khổ tâm của thầy
giáo, ông từ đó về sau nỗ lực cố gắng, quyết tâm làm một người có ích
cho xã hội.
Quả
nhiên, mấy năm sau, Lâm Thanh Huyền đã trở thành một phóng viên, trong
một bài báo viết về tên tội phạm trộm cắp, ông cảm thấy tên trộm này có
một tư duy rất tinh tế, thủ pháp gây án rất tinh vi tỉ mỉ, sau cùng
không kìm được lòng mình ông đã viết ra rằng:
“Một tên trộm với tư duy tinh tường, thủ pháp khéo léo và một tác phong
đặc biệt như vậy, nếu hắn làm bất luận việc gì cũng sẽ thành công”.
Khi viết những câu này hẳn ông cũng không nghĩ rằng lại ảnh hưởng đến cuộc đời của một thanh niên. Hai mươi năm sau, tên trộm năm đó đã lột xác, hắn đã làm lại từ đầu, trở thành một vị chủ doanh nghiệp có chút tiếng tăm.
Trong một lần bất ngờ gặp Lâm Thanh Huyền, ông chủ doanh nghiệp này đã chân thành nói:
“Bài viết đặc biệt của Lâm tiên sinh ngày đó đã thắp lên điểm sáng
trong cuộc đời tôi, nó khiến tôi nghĩ rằng, ngoài việc làm tên trộm ra,
tôi còn có thể làm được việc đúng đắn”.
Kết luận
Khi
đối mặt với một người đang lầm lỗi, đang bị những lời nói cay độc vây
quanh, một câu nói chứa đựng sự quan tâm, yêu thương che chở và khích lệ
sẽ tựa như một ngọn lửa bùng cháy… nó đem lại cho người ta sự ấm áp, và
nhen nhóm lên trong sâu thẳm nội tâm người ta một ngọn lửa của sự tự
tin và tự tôn. Nó khiến người ta được tái sinh mà cố gắng hăm hở, tích
cực hướng lên.
Khi
một người bị rơi vào cảnh tuyệt vọng, xung quanh mờ mịt không rõ phương
hướng, một câu nói chỉ bảo, thăm hỏi an ủi và tán thưởng. Giống như một
ngọn đèn soi đường, giúp cho họ từ trong bóng tối mà nhìn được ánh sáng
của con đường phía trước, vì thế mà phá tan được màn đêm sương mù dày
đặc mà bước ra thoát khỏi hoàn cảnh khó khăn.
Kinh nghiệm của Lâm Thanh Huyền cho chúng ta biết:
Một lời nói có thể trở thành ánh mặt trời sưởi ấm cuộc đời người khác, có thể đem lại cho họ một cuộc đời ấm áp và rực sáng.
Thanh Nguyen
--------
--------
Ý kiến độc giả:
Thiết nghĩ một con người có tính táo bạo, nếu không được khuyến khích thích hợp với hoàn cảnh thì sẽ trở nên tàn tệ hơn, tuy nhiên nếu lời khuyến khích rơi đúng thời cơ thì sẽ là một thứ xúc tác tinh thần mạnh mẽ khiến người táo bạo đó làm được việc hữu ích phi thường.
Thiết nghĩ một con người có tính táo bạo, nếu không được khuyến khích thích hợp với hoàn cảnh thì sẽ trở nên tàn tệ hơn, tuy nhiên nếu lời khuyến khích rơi đúng thời cơ thì sẽ là một thứ xúc tác tinh thần mạnh mẽ khiến người táo bạo đó làm được việc hữu ích phi thường.
Tôi
có người bạn cùng xóm, thời học sinh thì hoang nghịch quậy phá khiến cả
làng xóm đều lãng tránh, hơn nữa vì cậu có một người cha tạo nhiều tai
tiếng nên tự cảm thấy mình như là người sống ngoài vòng xã hội lương
thiện, bạn của cậu đều là thứ du đảng, tuy nhiên vì là con trưởng trong
gia đình nên cậu được cha cung cấp đầy đủ phương tiện để học hành mặc dù
cậu học chẳng xuất sắc gì. Cho đến khi đậu xong tú tài hai, cậu thi vào
trường y khoa và được nhận, nhưng học chẳng hơn ai mà còn thua chúng
bạn vì đã phung phí thì giờ đàn đúm với bọn bạn hư hỏng.
Nhưng
một hôm đến kỳ thi cuối năm thứ nhất ở Đại Học Y Khoa Huế, trong phần
vấn đáp về môn histologie, bác sĩ Nguyễn văn Mân đang hỏi một sinh viên
về vai trò của màng tế bào (membrane cellulaire), sinh viên này ấp úng,
có lẽ vì đang thiếu chữ (Y Khoa Huế giảng dạy bằng tiếng Pháp ở nhiều
môn chính như anatomie, histologie, physiologie vv…) nên cứ ngập ngừng
mãi, thấy thế BS Mân liền hỏi: Ai trong các anh có thể trả lời câu hỏi
này. Anh bạn của tôi liền đưa tay trả lời rằng "c'est pour assurer
l'étanchité de la cellule". Bác sĩ nhìn anh ta ngạc nhiên vì anh trả lời
quá mau chóng. Bác sĩ chỉ tay vào anh và nói: "Anh khỏi thi, tôi cho
anh điểm tối đa, anh đã đậu !"
Chỉ
nhờ một câu trả lời nhanh nhẩu và được khuyến khích trong vinh dự, từ
đó cậu sinh viên này hết giao du với bọn hư hỏng, từ chỗ học dở trở nên
một sinh viên xuất sắc và đã đậu bằng Bác sĩ Y Khoa với vinh dự được đại
học Y Khoa Bonn (Đúc Quốc) đỡ đầu và cấp bằng. Sau này cậu trở thành
một bác sĩ giải phẩu rất khéo tay. Đó là Bác sĩ Nguyễn văn Chữ. Tuy
nhiên vận mạng của Bác sĩ này vắn số, trong chuyến bay Boeing 727 từ
Sàigòn ra Huế, máy bay đã nổ vì không tặc, và ngành y khoa VN đã mất đi
một người tài hoa !
JB Trường Sơn
0 comments:
Post a Comment