Friday, September 18, 2015

Hỏi và Đáp về Quyền Tự do đi lại tại Việt Nam

Có khoảng 70 – 100 nhà hoạt động nhân quyền và hoạt động xã hội phải đối diện với lệnh cấm xuất ngoại và hạn chế đi lại trong nước thiếu căn cứ pháp lý của nhà cầm quyền Việt Nam. [1]

Những hạn chế này được ban hành nhằm trừng phạt, ngăn ngừa và xâm phạm quyền tự do cơ bản của họ trong việc tham gia vào các hoạt động nhân quyền, liên kết với các nhà hoạt động nhân quyền trong khu vực và quốc tế.

1. Quyền tự do đi lại là gì?

Quyền tự do đi lại bao gồm:

1. Quyền tự do di chuyển trong phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ;

2. Quyền lựa chọn một nơi cư trú trong phạm vi quốc gia hay vùng lãnh thổ;

3. Quyền rời khỏi bất cứ nước nào, kể cả quốc gia của chính mình; và

4. Quyền được nhập cảnh vào quốc gia của mình

Quyền xuất cảnh và nhập cảnh của mỗi cá nhân phải nhất thiết bao hàm cả quyền sở hữu và làm mới các hồ sơ giấy tờ đảm bảo cho yêu cầu đi lại.

2. Làm thế nào để các nhà cầm quyền Việt Nam hạn chế quyền tự do đi lại của các nhà hoạt động?

Theo các quan sát viên nhân quyền độc lập, các nhà hoạt động bảo vệ các nhà hoạt động nhân quyền và các nhà hoạt động đối diện với một loạt các hạn chế về quyền tự do đi lại, bao gồm và không giới hạn bởi những điểm sau đây:

1. Các nhà hoạt động bị tịch thu hộ chiếu sau khi trở về từ các chuyến đi nước ngoài hoặc trước khi chuẩn bị xuất ngoại.

2. Các cơ quan chức năng đã từ chối hoặc không đáp ứng các đơn xin cấp hộ chiếu mới hoặc gia hạn hộ chiếu.

3. Các nhà hoạt động có hộ chiếu hợp lệ thường bị ngăn cản khi làm thủ tục lên máy bay tại sân bay với lý do thường gặp là việc đi lại của họ sẽ “đe doạ an ninh quốc gia”.

4. Nhân viên an ninh thường phục hoặc sắc phục sách nhiễu và ngăn chặn các nhà hoạt động rời khỏi nơi cư trú để tham gia vào các hoạt động ôn hoà như gặp gỡ các nhà hoạt động khác, các nhà ngoại giao, nhà báo, và các nhóm nhân quyền.

5. Các nhà hoạt động bị ngăn chặn bằng vũ lực, bị tạm giữ hoặc bị thẩm vấn bởi các nhân viên an ninh hoặc nhân viên an ninh mặt thường phục trong khi họ đang trên đường đi đến tham dự các sự kiện hoạt động ôn hòa hoặc sau khi họ quay trở về nước từ các chuyến xuất ngoại.

6. Các tù nhân lương tâm một số sau khi được trả tự do bị trục xuất sang nước khác và không được phép trở về.

Không có bằng chứng nào xác đáng từ nhà chức trách nhằm đưa ra lời giải thích cặn kẽ bằng văn bản để từ đó có thể chứng minh được các hạn chế này là hợp lý dựa theo các tiêu chuẩn và luật quốc tế về nhân quyền.

3. Liệu quyền tự do đi lại có được đảm bảo theo quy định của luật pháp Việt Nam?

CÓ. Theo điều 23 [2] của hiến pháp Việt Nam đã nêu rõ:

Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.

NHƯNG, nghị định số 136, do Bộ Công An ban hành năm 2007, đưa ra các giới hạn rộng lớn về quyền tự do đi lại. Theo điều 21 và 23 của nghị định này, bộ công an có toàn quyền ngăn cấm công dân mang quốc tịch Việt Nam đi lại hoặc nhập cảnh với lý do thường gặp là “bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội ”. Nghị định này không đưa ra được định nghĩa xác đáng hoặc các tiêu chuẩn để áp dụng cho các lý do ngăn cấm này và cũng như xác định được các điều kiện tương ứng khi áp dụng.

Một cơ quan nhà nước độc lập là một cơ quan phải đảm bảo cung cấp đầy đủ thông báo cho công dân về quyết định của cơ quan đó (không xét đến lý do đưa ra quyết định đó) về việc ngăn cấm công dân của họ xuất cảnh, nhưng đằng này lại có toàn quyền không thực thi những quy định đó với lý do không cần thiết phải đưa ra thông báo vì “liên quan đến công tác điều tra tội phạm và lý do bảo vệ an ninh”

Nghị định này cho phép công dân “có quyền khiếu nại theo quy định của pháp luật”, nhưng lại không nêu rõ những quy định nào để tham chiếu. Nghị định này cũng không chỉ rõ cơ quan giám sát về luật pháp đối với các cấp có thẩm quyền từ chối (hay phục hồi) quyền của công dân trong việc xuất cảnh và nhập cảnh.

4. Liệu Việt Nam có hay không có trách nhiệm thực thi luật quốc tể và các tiêu chuẩn nhằm tôn trọng và bảo vệ quyền tự do đi lại?

CÓ. Việt Nam là một nhà nước có tư cách thành viên trong công ước quốc tế về quyền dân sự và chính trị (ICCPR) [3]. Theo điều 12 của ICCPR quy định:

1. Mọi công dân có đầy đủ quyền theo luật pháp trong lãnh thổ của quốc gia thành viên đó có quyền tự do đi lại và tự do chọn lựa nơi cư trú trog lãnh thổ của quốc gia đó.

2. Mọi công dân có quyền tự do đi lại bất kỳ quốc gia nào, bao gồm cả quốc gia mang quốc tịch.

3. Ngoại trừ các điều được pháp luật quy định, các quyền được quy định ở trên không bị ràng buộc bởi các quy định ngăn cấm là cần thiết nhằm bảo vệ an ninh quốc gia, trận tự xã hội, sức khỏe cộng đồng hoặc các giá trị đạo đức hoặc các quyền và quyền tự do của người khác, và phù hợp với những quyền khác được công nhận trong công ước này.

4. Không một công dân nào bị tước đoạt một cách tùy tiện quyền nhập cảnh vào quốc gia của chính họ.

Trong nội dung của bản bình luận phổ quát số 27 [4], UB nhân quyền LHQ, là văn bản giải thích và giám sát việc thi hành các quy định của ICCPR, đưa ra các giải thích rộng hơn về tính cần thiết phải có quyền này và sát hạch một cách chặt chẻ các quy định ngăn cấm được phép áp dụng.

Điều 5(d)(i) và 5(d)(ii) của Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử (ICERD), mà Việt Nam là một quốc gia thành viên, cũng quy định rõ nhằm bảo vệ quyền tự do đi lại. [5]

Điều 1 của Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền (1998) [6] nêu rõ:
Mọi người có quyền, cá nhân và kết hợp cùng với người khác, cổ xúy và nỗ lực bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản ở cấp quốc gia và quốc tế

Mục đích tối quan trọng của việc tự do đi lại đối với các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền được minh chứng rõ hơn trong điều 5(c) và điều 9(4) của tuyên ngôn này:

Điều 5(c) Vì mục tiêu cổ súy và bảo vệ nhân quyền và các quyền tự do căn bản, mọi người có quyền, cá nhân và liên kết cùng người khác, ở cấp quốc gia hay quốc tế: […] (c) Giao tiếp với các tổ chức phi chính phủ hay liên chính phủ.

Điều 9(4) Cũng để đạt được mục tiêu này, và theo các thiết chế và thủ tục quốc tế nếu có, tất cả mọi người có quyền, cá nhân và liên kết với những người khác, tiếp cận và thông tin liên lạc với các cơ quan quốc tế có thẩm quyền tổng quát hoặc thẩm quyền đặc biệt, mà không bị ngăn cản, để tiếp nhận và cân nhắc các thông tin về những vấn đề nhân quyền và các quyền tự do căn bản.

Các quy định ngăn cấm đi lại rõ ràng hủy hoại các quyền của công dân trong việc tham gia sâu rộng và tự do vào các hoạt động nhân quyền ở tầm mức quốc tế. Trong báo cáo hàng năm cho năm 2014  [7] của tổng thư ký LHQ về chính sách trả đũa chống lại các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền vì họ đã có hợp tác cùng các cơ quan nhân quyền LHQ, tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã nhắc lại quan điểm của ông đối với các sai phạm đó, bao hàm cả việc ngăn cấm đi lại, “[các quy định ngăn cấm đó] là không thể chấp nhận được và có ảnh hưởng tiêu cực đến vai trò hoạt động của LHQ, bao gồm vai trò của các cơ quan bảo vệ nhân quyền trực thuộc”. Báo cáo của tổng thư ký LHQ đã nhấn mạnh đến chính sách trả đũa chống lại các nhà hoạt động tôn giáo như ông Lê Công Cầu và nhà báo độc lập ông Phạm Chí Dũng ở Việt Nam, cả hai nhà hoạt động này điều bị cấm đi lại.

5. Các quy định ngăn cấm tự do đi lại có được xem là chấp nhận được không?

CÓ, NHƯNG các qui định ngăn cấm này chỉ được xem là chấp nhận được trong Điều 12, khoản 3 của Công ước này. Cụ thể là các quy định này phải đáp ứng các điều sau:

1. Theo quy định luật pháp. Các quy định ngăn cấm phải được diễn giải công khai một cách rõ ràng, cụ thể. Lực lượng chức năng không được sử dụng quy định này một cách vô lối, tuỳ tiện để áp dụng các hạn chế.

2. Cần thiết và cụ thể để bảo vệ một trong những điều khoản quy định hợp pháp tại Điều 12, khoản 3 của Công ước. Các quy định tương xứng đòi hỏi quy định hạn chế này phải được xem là “công cụ có tính chất xâm hại ở mức thấp nhất có thể trong số các mục tiêu mà quy định ngăn cấm nhắm đến” [chương 8 nhấn mạnh thêm] [8]. Trách nhiệm chứng minh tính hợp pháp, sự hợp lệ, sự cần thiết và sự thích đáng của các hạn chế ban hành đó phải được nhà nước đó thực thi.

3. Phù hợp với các quyền con người khác trên nguyên tắc bình đẳng và không phân biệt đối xử. Tính nhất quán đòi hỏi nhà nước thành viên không được ngăn cấm quyền tự do đi lại bằng cách tạo ra các đặc quyền ngăn cấm bằng cách này hay cách khác, như dựa trên các giá trị về tôn giáo hoặc chính kiến hoặc các lý do khác [9]. Điểm cốt lõi là làm sao tất cả mọi người đều được hưởng quyền tự do đi lại theo ICCPR.
Các quy định ngăn cấm chỉ có thể được áp dụng trong các trường hợp sau, ví dụ, xâm phạm trái phép tài sản riêng, xâm phạm các khu vực di tích lịch sử, môi trường hoặc những người đang mang bệnh truyền nhiễm cần được cách ly

Mặt khác, việc cấm một người xuất ngoại chỉ để ngăn chặn họ tham gia các khóa đào tạo về quyền con người được xem như là vi phạm đến quyền tự do đi lại. Việc hạn chế quyền tự do của những người bảo vệ nhân quyền cũng ảnh hưởng đến quyền tự do tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt thông tin không biên giới và quyền tự do lập hội ôn hoà của họ bên trong và ngoài biên giới Việt Nam.

Các, quy định mơ hồ diễn đạt theo Điều 21(6) trong Nghị định 136 (năm 2007) về việc cấm công dân Việt Nam xuất cảnh không tuân thủ theo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về tính hợp pháp, tương xứng và cần thiết của các quy định ICCPR.

6. Việc ép buộc một công dân nào đó phải sống lưu vong có vi phạm vào quyền tự do đi lại không?

CÓ. Không cho phép một người quay về đất nước của mình chính là hành vi cấu thành sự vi phạm đối với Điều 12, khoản 4 của ICCPR, nếu việc cấm đoán đó không đáp ứng được các tiêu chuẩn quy định đã nói ở trên. Hơn nữa, Điều 9 của Bản Tuyên Ngôn Quốc Tế Nhân Quyền (UDHR) nêu rõ rằng: “Không một ai bị bắt giữ, giam giữ hoặc đày đi nơi khác một cách độc đoán.”
Điều 23 của Nghị định số 136 (2007) cho phép cơ quan ngoại giao Việt ở nước ngoài thu hồi hoặc từ chối cấp giấy tờ xuất nhập cảnh cho công dân Việt trên cơ sở "bảo vệ an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội theo quy định của Bộ trưởng Bộ Công an". Quy định này bao gồm cả khái niệm không rõ ràng về “an toàn xã hội ", nó không đáp ứng các quy định trong Điều 12 của ICCPR

7. Cộng đồng quốc tế nên và cần làm gì?

Các Đại Sứ Quán và nhà ngoại giao của các nước lớn, đặc biệt là những nước có hợp tác và đối thoại nhân quyền song phương với Việt Nam, nên:

1. Giám sát và lập hồ sơ các trường hợp vi phạm về quyền tự do đi lại đối với trường hợp của những người bảo vệ nhân quyền và các nhà hoạt động tại Việt Nam;

2. Tiếp xúc và hỗ trợ cho những nhà hoạt động bảo vệ quyền con người đang phải đối diện với các lệnh cấm xuất cảnh và những người đang có yêu cầu khôi phục quyền lợi về mặt pháp lý và để chấm dứt các quy định ngăn cấm đó;

3. Tích cực tham gia và kêu gọi nhà cầm quyền Việt Nam, đặc biệt là Bộ Công an, gỡ bỏ và không ban hành có chủ đích các quy định ngăn cấm tự do đi lại. Việc này nên được thực hiện không chỉ ở Việt Nam, mà còn tại cơ quan ngoại giao của Việt Nam tại các thủ đô, tại Hội đồng Nhân quyền và trong các cuộc hội đàm đối thoại song phương và quốc tế khác.

Các cơ quan của Liên Hiệp Quốc nên tiếp tục theo dõi, lập hồ sơ và có biện pháp tích cực chống lại mọi sự trả đũa nhắm vào các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền người Việt Nam trong các hoạt động hợp tác hoặc các kế hoạch hợp tác với các cơ quan nhân quyền Liên Hợp Quốc. Các tổ chức đại diện LHQ tại Việt Nam kết hợp các vấn đề liên quan đến quyền tự do đi lại với các chính sách hỗ trợ và đàm phán với các cơ quan chính phủ Việt Nam. Điều này cần được thực hiện với mục đích khuyến khích chính phủ Việt Nam áp dụng vào luật pháp của họ trong nổ lực thực thi các luật nhân quyền quốc tế và các tiêu chuẩn liên quan đến quyền tự do đi lại.
Bản tiếng anhhttp://www.civilrightsdefenders.org/files/QA-Vietnam.pdf

Ngày 14 tháng 9 năm 2015

Bao Thien, Nguyễn Ngọc Như Quỳnh
___________________________________

Chú thích:

[1] Chú giải: tham khảo báo cáo, điển hình “Bất chấp đối thoại nhân quyền Mỹ-Việt, các nhà hoạt động bị từ chối quyền đi lại”, ngày 07/5/2015, vietnamrightnow.com/2015/05/despite-us-vietnam-human-rights-dialogue-activists-denied-right-to-travel/ ; “hai cá nhân nữa bị cấm xuất ngoại”, ngày 17/4/2014, vietnamrightnow.com/2014/04/two-more-barred-from-leaving-the-country/; PHỎNG VẤN: Tôi hành xử theo quyền của tôi để tuyên bố không làm gì sai trái: LM Dinh Huu Thoai, ngày 31/3/2014, vietnamrightnow.com/2014/03/interview-iexercise-my-right-to-denounce-wrong-doings-rev-dinh-huu-thoai/ ; “phái đoàn tham dự phiên họp của UPR bị tạm giữ khi quay trở về, hộ chiếu bị tịch thu” ngày 24/2/2014,

[2] Xem thêm Nghị định 136/2007/ND-CP ban hành ngày 17/08/2007 về việc xuất nhập cảnh của công dân Việt Nam tại :

[3] Toàn văn Công ước Quốc tế về các Quyền Dân sự và Chính trị có sẵn tại : http://www.ohchr.org/en/professionalinterest/pages/ccpr.aspx


[5] Toàn văn Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử (ICERD) có sẵn tại: http://www.ohchr.org/EN/ProfessionalInterest/Pages/CERD.aspx

[6] Toàn văn bản Tuyên ngôn Liên Hiệp Quốc về Người bảo vệ Nhân quyền có sẵn tại: http://www.ohchr.org/EN/Issues/SRHRDefenders/Pages/Declaration.aspx

[7] Báo cáo hàng năm cho năm 2014 của tổng thư ký LHQ về chính sách trả đũa chống lại các nhà hoạt động bảo vệ nhân quyền vì họ đã có hợp tác cùng các cơ quan nhân quyền LHQ. Tài liệu số A/HRC/27/38, ngày 27/08/2014. Toàn văn có sẵn tại: http://www.ohchr.org/EN/HRBodies/HRC/RegularSessions/Session27/Documents/A_HRC_27_38_ENG.doc

[8] Xem chú giải Bình luận chung số 27 của Ủy ban Nhân quyền (1999) về tự do đi lại, đoạn 14.

[9] Ibid., đoạn 18.

0 comments:

Powered By Blogger