Trong
những buổi chiều vào các trang mạng đọc tin, có nhiều lần tôi đã phải
lặng lẽ, ngồi bất động, rồi nước mắt đã lăn dài chỉ sau mấy dòng chữ.
Những dòng chữ mà tôi tin rằng có nhiều bạn đã từng đọc qua. Hoặc giả,
là chứng nhân của những dòng chữ ấy. Như thế, theo bạn, quê hương Việt
Nam của chúng ta bây giờ ra sao? Ở đó có là yên vui, có là hạnh phúc?
Hay sau 40 năm, từ khi những “đôi dép râu giẵm nát đời son trẻ” và những “chiếc mũ tai bèo phủ kín tương lai” tung hoành bá đạo, quê hương ta đã mất dấu, đã hoàn toàn đổi thay?
Đổi từ diện mạo đến con người. Đổi từ hạnh phúc sang đau thương. Đổi từ
yêu thương ra thù hận. Từ nụ cười dấu ái ra nước mắt đắng cay? Đổi từ
sự trung thành ra phản bội, từ thuần lương ra gian trá, để tất cả cuốn
theo dòng thác cách mạng Việt cộng, tạo nên mọi loại tội ác, nhấn chìm
cuộc sống hiền lương của xã hội. Để ở đó, nước mắt của những “thiên
thần” chưa kịp nhỏ xuống để khóc thương cho một đất nước không còn lẽ
sống, không còn nhân bản, đạo nghĩa thì đã phải lìa đời. Ở đó, người
chưa kịp cất tiếng khóc cho một Việt Nam đang bị Tàu hóa và lấn chiếm
thì đã mất cuộc sống. Ở đó, có biết bao nhiêu là “thiên thần”, có thể
là những tài hoa của đất nước, chưa một lần nhìn thấy mặt cha mẹ thì đã
bị đẩy vào đáy huyệt trong nền văn hóa của sự chết. Là nền văn hóa không
còn lương tri để biết phân biệt thiện ác. Là nền văn hóa chỉ duy có ác
tính là tồn tại và lên ngôi với những giáo điều đa trá và bội phản của
cộng sản.
Theo đó, bài viết này không phải là mới mẻ. Trái lại chỉ là sự góp nhặt
một số câu chuyện, một số bài viết trên các trang mạng mà thôi. Nó được
góp nhặt lại để cho thấy xã hội của chúng ta đã bị tàn phá ra sao dưới
chế độ cộng sản. Để hỏi bạn xem, chúng ta phải làm gì, ngõ hầu, có thể
giảm bớt được phần nào những đau thương. Đau thương như tội ác đang mỗi
ngày nhấn chìm, xóa sổ yêu thương ở trên quê hương mến yêu của chúng ta.
Đau thương vì ở đó, con người hầu như đang mất dần ý niệm về tội ác!:
“Có bầu lần 2 với bạn, T. lại đi phá thai chui để giải quyết "hậu quả"
đã được 18 tuần tuổi với suy nghĩ "thai chưa lớn mấy, phá có sao
đâu, với lại bọn em còn đi học, (trích)."!.
Cha ông ta, từ xưa quan niệm rằng, đời người là một cuộc sống được
chuyển hóa qua bốn gian đoạn: Sinh, Bệnh, Lão, Tử. Và luôn gắn bó với
những Hỷ, Nộ, Ái, Ố, Dục. Quả thật, cuộc đời của mỗi người dù dài hay
ngắn đều trải qua bốn giai đoạn này. Bệnh tật thì đến với con người
nhiều lần trong đời, nhưng không ai có hai lần sinh và hai lần chết! Từ
đó, cuộc sinh, sự sống là ân huệ đặc biệt của Tạo Hóa trao ban. Ngày
nay, không phải quan niệm của cha ông ta đã sai đi. Nhưng xem ra, nó đã
bị làm cho sai đi trong rất rất nhiều trường hợp. Đặc biệt, dưới chế độ
cộng sản, khi đời sống con người được tổ chức và điều hành theo thuyết
Tam Vô thì chữ sai kia càng lúc càng lớn dần. Nó lớn dần với cấp số cộng
theo từng ngày tháng nó tồn tại. Hoặc giả, tăng theo một cấp số nhân
đáng sợ hãi. Nhưng còn tồi tệ hơn cả cái cấp số kia là tỷ lệ phá thai
gia tăng rất nhanh ở lứa tuổi vị thành niên. Đã thế, nó còn tăng song
hành với những loại tội đại ác trong gia đình, trong xã hội và không có
bất cứ một dấu hiệu nào cho thấy là nó sẽ đảo chiều hay ngừng lại!.
I. Những chứng từ đau thương của thời đại.
Dưới đây là một số những trích đoạn, ghi nhận thực tế theo nhiều bài viết rải rác trên các trang mạng như Tin Mới (online),
"Ở cùng một thành phố, nếu như ngày ngày bác sỹ C. miệt mài trong công
việc nạo, vét, phá thai… thì có một phụ nữ nghèo ngày ngày lui tới các
phòng khám, xin những thai nhi bị bỏ rơi, bị giết ấy về chôn cất ngay
trong mảnh đất nhà mình. Người phụ nữ ấy là bà là Nguyễn thị Nhiệm, 53
tuổi trú tại xóm Đồi Cốc, Sóc Sơn."
Theo những câu chuyện đã đăng tải trên mạng, nghĩa trang này mỗi ngày
nhận khoảng 20 thai nhi. Vào những ngày cuối tuần, con số có thể lên đến
50-70 thai nhi một ngày. Theo lời bà Nhiệm “Có lần lên đến đỉnh điểm, 3 cái xe cải tiến đầy thai nhi. Ai nhìn thấy cũng phải xót xa, đứt ruột”! Ngoài
việc tự đi thu lượm thai nhi, bà Nhiệm còn tiếp nhận hàng trăm thai nhi
từ nhóm Thiện Nguyện đi thu, lượm về từ các phòng nạo, hút thai trên
địa bàn Hà Nội. “Những sinh linh vô tội này được bà tắm rửa, khâm
liệm với sự phụ giúp của ông Nguyễn văn Thạo, chồng bà. Tất cả cùng được
mai táng chung với hàng nghìn thai nhi khác” Cũng theo lời bà và những nhân viên thiện nguyện khác thì: “hầu
hết hài nhi vì bị phá bỏ, nên khi về đến đây hầu như tất cả không còn
nguyên vẹn. Có cháu bị cắt ra, làm nát ra để đưa ra cho dễ dàng…”
Nhưng dù thai nhi có bị bể nát cách nào chăng nữa, khi tẩm liệm, Bà
Nhiệm không bao giờ quên đặt cho mỗi một cháu bé một tên Thánh. Đặt một
lần và có khi cũng chẳng có dịp gọi lại.
Chuyện được kể là, khi mới khởi đầu, những cuộc chôn cất thai nhi ở Đồi
Cốc thường được tổ chức riêng rẽ, hay theo từng nhóm nhỏ. Đến thời gian
gần đây, vì nhiều lý do, các thai nhi mang về Đồi Cốc không được chôn
cất riêng rẽ. Trái lại, “sau khi đã được tắm rửa và khâm liệm, các
thai nhi được bảo quản trong tủ đông lạnh. Tới khi đủ con số 1000, bà
Nhiệm mới cho vào các tiểu sành rồi xây một ngôi mộ lớn để mai táng
chung một lần.” Theo lời cô Lập, một trong bảy người đàn bà đầu tiên
phụ giúp bà Nhiệm làm công việc tắm rửa thai nhi, vừa lau nước mắt vừa
kể: "Có trường hợp em lớn, hôm trước mang về một nửa, hôm sau nửa kia
mới được mang về. Chúng tôi lại phải ngồi ghép các tay, chân, mặt… các
cháu cho đầy đủ rồi mới đem khâm liệm, chôn cất. Các em bốn, năm tháng
là thành hình, có tay, có chân đầy đủ, thậm chí phân biệt được trai hay
gái rồi. Có em bị tiêm thuốc, người tím đen lại. Có em khi ra phải làm
thủ thuật, không còn lành lặn nữa. Đau xót nữa là trường hợp các em bảy,
tám tháng, khi về đây vẫn còn nóng hổi, bế trên tay vẫn còn thoi thóp
thở, vẫn còn nấc nấc. Nhưng bệnh viện họ đã tiêm thuốc rồi, không cứu
được nữa”. Về các trường hợp phá thai được nhận định chung như sau: “Đa
số là vì nợ lầm, nhưng dã man hơn, có trường hợp cả bố mẹ đẻ đưa con
gái đi phá thai vì sợ ảnh hưởng đến danh dự của gia đình”.
Tưởng cũng nên ghi lại đôi dòng về bà Nguyễn thị Nhiệm. Bà là người Công
Giáo ở Đồi Cốc. Lúc đầu, khi mới tự làm công việc chôn cất các thai
nhi bị vất vào xọt rác, bị bỏ trên lề đường, bờ lau, bụi cỏ, bà Nhiệm
gặp phải sự dèm pha của nhiều người trong làng. Khen ít chê nhiều. Đi
đâu trong làng cũng thấy người ta bàn tán về câu chuyện của bà: “Họ
bảo tôi tâm thần, gàn dở, nên mới làm việc này. Ai đời tự dưng lại vác
thêm một cái nghĩa trang về làng, người lành lặn thì không sao, biết đâu
có những em bé bố mẹ nhiễm bệnh, hóa ra là mang bệnh về, rồi còn gây ô
nhiễm môi trường chung”. Dù biết những người chung quanh chẳng có
nhiều thiện cảm với công việc của mình, lại còn phải chuốc lấy những lời
lẽ không hay từ những người chung quanh. Nhưng bà kể, "mỗi lần nghĩ tới cái sinh linh bé bỏng bị vứt vào thùng rác, bị thú nuôi tha đi khắp nơi, bà lại không cầm được nước mắt". Rồi vượt lên trên tất cả những lời dị nghị, bà quyết tâm làm thật tốt công việc này.
Mãi sau này, người ta mới nhận ra công việc của bà là một việc làm tử
tể, tốt bụng, cần phải làm. Nếu như không muốn nói là đầy tính nhân bản
và lòng thương người theo tinh thần của tôn giáo. Những lời ong tiếng ve
mất dần, không còn. Thay vào đó là một nhóm những người có lòng nhân
hậu trong xóm gặp nhau. Trước tiên, nước mắt họ bắt đầu rơi xuống trên
những hình hài vô tri chết đau thương, cô quạnh. Kế đến, họ cùng xắn
tay áo lên, phụ làm công việc tắm rửa, chôn cất các thai nhi với bà
Nhiệm. Khi làm công việc này, họ không lập hội hè với biên bản gian trá
như nhà nước Việt cộng. Trái lại, cùng chung lòng, chung sức bên nhau
theo khả năng của mỗi người để xây dựng lại tinh thần nhân nghĩa, đạo
hạnh cho đời. Kết quả, một nhóm có tên gọi “Bảo vệ sự Sống” đã ra đời.
Họ hoạt động bằng tấm lòng nhân ái, bằng bàn tay, bằng công sức của họ
từ ngày này qua ngày khác mà không một đòi hỏi bất cứ một chút lợi nhuận
nào, dù nhỏ.
Cũng theo câu chuyện, các bài viết. Lúc đầu nghĩa trang chỉ có một nửa
sào ruộng được trích ra từ ruộng đất của bà Nhiệm, đến nay nghĩa trang
đã rộng hơn nhưng cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Bà cho biết: “Đất
của nhà tôi bỏ ra, cộng với số đất của làng cho thêm, tổng diện tích
nghĩa trang này hiện rộng ngót 2 sào. Chúng tôi cũng sắp phải cơi nới
thêm ra bởi nó đã chật lắm rồi”. Phải đất đã chật lắm rồi và những
giọt nước mắt của người không ngừng rơi xuống trên những thai nhi. Ai
cũng đau xót, nhưng xem ra công việc tẩm liệm thai nhi của bà mỗi ngày
một thêm nhiều hơn. Lý do, nhà nước Việt cộng đã không có bất cứ một
phương cách nào để có thể làm giảm bớt số thai nhi bị vất bỏ bên lề
đường, bụi cỏ, thùng rác hay cho chạy vào ống cống, bồn cầu. Trái lại,
tập thể cộng sản này, ngày càng đẩy mạnh việc thi hành chính sách vô
đạo, bất nhân bất nghĩa bằng cách thúc dục mọi giới, mọi cấp, học tập
theo gương “đạo đức Hồ chí Minh” là một thứ đạo đức giết vợ đợ con, một
thứ đạo đức đặt nền tảng trên cơ sở phản luân lý, phản nhân tính của con
người. Với lối giáo dục này, chúng muốn triệt phá đời sống căn bản của
các gia đình, lôi trẻ ra khỏi gia đình. Đẩy chúng vào đoàn thiếu nhi
“bác hồ”, vào đoàn vào đảng, rồi cùng nhau tiêu diệt nền luân lý và đạo
đức xã hội. Kết quả càng ngày càng có nhiều thai nhi phải chết trước
khi được sinh ra.
Theo câu chuyện được kể lại, bà Nhiệm không biết đi xe máy nên chồng bà,
ông Nguyễn văn Thạo, sau này đã thay vợ đi thu gom các bé về để mai
táng. Ông kể: "Mỗi lần đỡ các bé ra khỏi các túi ni lon, bà đều xúc
động tới mức chưa thể đem chôn ngay được, cứ đứng lặng người ngắm các bé
rồi nước mắt giọt ngắn giọt dài." Tuy nhiên, dù trời nắng trời mưa, thậm chí bão bùng, bà Nhiệm vẫn động viên chồng đi gom các cháu về đều đặn. Bà ngậm ngùi:
"Mỗi ngày có hàng bao nhiêu cháu cần được chôn cất, mình mà không đi để
các cháu phơi ngoài trời, sương gió, cho chó cắn mèo tha, ruồi bu kiến
đậu… tôi không đành lòng". Phần ông Thạo, cũng có tấm lòng thật quảng đại với những thân phận thai nhi xấu số. Ông kể:
"Có những đêm ông không ngủ được. Những cái tên ông bà đặt cho trẻ,
những hình ảnh của các hài nhi cứ ám ảnh ông. Có những đêm mưa, đêm tăng
sao, tôi nghe như có tiếng trẻ con gọi văng vẳng trong tai, tôi ngồi
bật dậy, tôi khóc khi nghĩ đến chúng…"
Ở Hà Nội, không phải chỉ có Đồi Cốc, một nghĩa trang mà hôm nay có lẽ
con số đã lên đến cả 100,000 thai nhi. Gần đó, xã Liên Châu, Thanh Oai,
cũng có một người tên Nguyễn Văn Nho, ông Sinh, cô Ất… nhiều năm qua
cũng tự nguyện làm công việc thật lạ đời. Đầu tiên, ông Nho một mình đến
các bệnh viện, phòng khám tư để xin xác hài nhi mang về chôn cất. Sau
này thêm những người từ tâm thiện nguyện trợ giúp. Sau mấy năm, ngôi mộ
ông mới xây ngày nào giờ đã là nơi yên nghỉ cho hàng vạn “thiên thần bè
nhỏ” xấu số. Ông bấm ngón tay và bảo "gần 25 nghìn hài nhi được chúng
tôi và anh em thiện nguyện đi thu gom khắp các phòng phá thai, bệnh
viện trên địa bàn Hà Nội trong 6 năm trời, đưa về chôn cất và hương khói
tại một ngôi mộ tập thể. Đây là nơi chôn cất những hài nhi vô tội bị
tước đoạt sự sống, quyền làm người từ khi còn trong bụng me". Những
con số này làm chúng ta kinh hoàng ư? Thật ra, chỉ là một phần nhỏ trong
tổng số những bào thai bị phá bỏ và được những người hảo tâm thu nhặt
về để chôn cất mà thôi. Phần lớn, đều được bác sỹ của nhà nước Việt cộng
và bệnh viện, cơ sở cạo, nạo hút chính thức do nhà nước này điều hành
đã cho giật nước cầu tiêu để đưa thai nhi vào đường cống thải, sau khi
đã dùng thủ thuật để phá thai cho các khách hàng
Về đây, nếu gặp, ông Sinh, cô Ất, bạn sẽ được nghe những câu chuyện đứt cả ruột gan: "Có
những hôm trời mưa như trút nước, chúng tôi tưởng chừng không thể mang
các em về được nơi chôn cất. Chiếc túi nilon màu đen đựng thi thể các em
cũng lõng bõng nước mưa…". "Cũng có trường hợp, khi tôi mở túi ra, thì
bên trong vẫn có những hài nhi còn thoi thóp thở như đang cố gắng níu
lại chút hơi thở yếu đuối, cố gắng để được nhìn thấy ánh sáng mặt trời
và hi vọng mình cũng sẽ có cơ hội làm người. Thế nhưng... chúng tôi vẫn
chậm, cơn mưa cùng với sự vô tâm của một số người đã cướp đi quyền làm
người của các em."
Cách Hà Nội không xa là Nghĩa Thắng, một trong những xã nghèo miền biển
thuộc huyện Nghĩa Hưng, Nam Định. Ở đó có xóm đạo nhỏ bé mang tên Quần
Vinh. Người dân ở đây làm đủ mọi nghề để kiếm sống. Có nhiều gia đình
bươn chải, vật lộn với sóng biển, gió cát để mưu sinh. Nhưng về Quần
Vinh, hỏi gia đình ông Bao thì ai cũng biết. Người trong vùng gọi ông
bằng cái tên rất đặc biệt "người cứu rỗi những linh hồn". Ông Vũ ngọc Bao, nay đã 60 ngoài, khiêm cung trong công việc bé nhỏ mỗi ngày. Ông kể: "Đời
cư dân biển chẳng khác nào con nước ròng, nước lớn. Đối với ngư dân
đánh cá, họ phải luôn đối chọi với bão tố ập đến bất cứ lúc nào. Có nhà
cũng đã phải bán ghe để tìm nghề khác kiếm sống”. Nhưng vì lý do nào ông bỏ nghề biển, có phải vì ông: "muốn cứu rồi những linh hồn" không? Không. Không phải thế!
Sau nhiều năm lênh đênh trên biển, ông đã từ giã cái thuyền và chuyển
sang nghề cải táng mộ. Khi bước vào nghề mới, ông bắt gặp cảnh ngộ,
không nguy hiểm như đi biển, mà là đầy nước mắt. Ông nói “tôi thấy
những hài nhi xấu số bị bỏ trong những túi nilong, hoặc quấn vải thả
xuống nước, nhưng lại không trôi ra biển mà cứ mắc lại, trôi dạt vào bờ
sông và cồn cát. Tự nhiên, nước mắt rơi. Vậy là hàng ngày, ông đi gom
lại, tự làm nghi thức chôn cất của người Công Giáo cho xác thai nhi và
chôn cất em.” Theo ông, những hài nhi này phần nhiều là từ cơ sở nạo
phá thai tư nhân, hay của nhà nước tại xã thải ra theo đường ống cống.
Nó đã không theo dòng sông trôi ra bể, nhưng lại vướng vào bụi cỏ, bờ
cát…
Lúc đầu ông chỉ chôn cất những thai nhi bên bờ lau bụi cỏ, cồn cát.
Nhưng về sau, ông đã trực tiếp đến những cơ sở này xin những hài nhi xấu
số bị các bà mẹ bỏ rơi, đem về chôn cất ở một góc của nghĩa trang xứ
Quần Vinh. Tính đến nay, khoảng 5000 hài nhi xấu số đã được ông khâm
liệm, chôn cất. "Tôi gom những hài nhi đó, rồi đi xin những bát hương
nhỏ, cho vào đó, gắn xi măng lại, đánh số theo ngày và đem chôn. Những
ngày đầu, tôi giấu vợ con và đi chôn vào ban đêm. Nhưng rồi khi làm
những nghi thức chôn cất ở một bãi đất trống của nhà dòng thuộc xứ,
những người dân xung quanh cũng không đồng ý, vậy là tôi đem về nhà",
Dĩ nhiên, câu chuyện về các nghĩa trang Thai Nhi không phải chỉ có bấy
nhiêu. Trái lại chỉ là một phần nhỏ, khá nhỏ trong tổng số thật hiện
hữu. Bởi vì, trải đều khắp trên mọi phần đất nước. Không có một nơi nào,
tỉnh nào, thành phố nào mà không có những Thai Nhi bị bỏ bên đường cho
chó mèo, cắn tha, lôi đi. Không nơi nào mà không có những người dân nhân
hậu tốt bụng đem những Hài Nhi ấy vào lòng đất trong nỗi niềm xót
thương. Và không một nơi nào trên bình diện cả nước mà không có những
phòng nạo, cạo, hút thai của nhà nước cũng như của những tên "phù thuỷ
tư", cũng là những nhân viên y tế của nhà nước vô đạo CS làm thêm giờ,
thi nhau mọc lên để phục vụ cho công tác giết người.
Nhưng có một điều rất đặc biệt và đáng chú ý cần ghi nhận ngay nơi đây
là. Trong số tất cả những người tốt bụng làm công việc tẩm liệm, thu
lượm những Hài nhi bị bỏ đi để đem về tắm rửa, tẩm liệm, rồi tìm cho
chúng có một nơi an nghỉ thì đã không có bất cứ một người nào ở trong
hàng ngũ quan cán, hay là cựu đoàn đảng viên, là cán bộ cộng sản, là
những kẻ tham ô, lắm tiền nhiều đất, hoặc giả là thân nhân của họ. Trái
lại, chỉ toàn là những người dân nghèo khó mà thôi. Lạ không? Thật ra,
chẳng có gì lạ. Trong lòng người dân thì có tình thương mến, tính nhân
hậu. Trong lòng đảng viên chỉ có mã tấu và dối trá. Dối trá thì giết
người và nhân hậu thì bao che cuộc sống. Đó cũng là lý do tình cờ tôi
gặp được một người đang nuôi cô nhi. "Cháu" là cháu ngoại của một viên
tướng khá thời danh trong hàng ngũ cán cộng hôm nay. Người mẹ đã “lỡ
lầm” trong lúc là một sinh viên theo học tại một trường đại học tại miền
Nam, “hai người”, một bên đi làm công tác từ thiện, một bên thì đi phá
thai gặp nhau. Cuộc gặp tình cờ nhưng có lẽ là cái duyên sống của đứa
trẻ. Kết quả, bà mẹ trẻ nghe lời khuyên nài, giữ lại bào thai. "Cháu"
được cứu sống và nay đã hơn 5 tuổi! Bà mẹ trẻ lúc trước thỉnh thoảng có
thư thăm hỏi người nuôi cháu. Nhưng đứa trẻ vĩnh viễn là trẻ mồ côi.
Về Nha Trang, miền quê hương cát trắng thơ mộng của một miền Nam trù phú
xưa kia với Nhà Thờ Đá, với con đường Độc Lập dẫn ra biển với hàng thùy
dương như mộng như mơ, nay đã không còn. Thay vào đó là những ô cắm
dùi, rào ngăn chắn, đất đai bờ biền bị chiếm để dành riêng cho các quan
cán cộng và những tên quan thày Tầu, Nga trú ngụ. Người dân đã không
còn được thả những bước chân thong thả đến bờ thùy dương năm xưa nữa.
Nhưng đau xót hơn, cách TP Nha Trang khoảng 10km là một nghĩa trang chôn
cuộc sống của những đứa trẻ chưa được sinh ra. Đó là nơi an nghỉ của
hơn 10.000 hài nhi xấu số, không có cơ hội làm người. Nhưng để có một
nơi tạm dung này cho các em là hoàn toàn nhờ vào lòng từ tâm của anh
Tống Phước Phúc! Người đàn ông “kỳ lạ” tên Tống Phước Phúc đã tự bỏ tiền
túi ra mua khu đất nằm bên sườn núi để làm nơi trú ngụ cho linh hồn
của các hài nhi. Ông Phước kể "Bước qua cái tuổi tứ tuần rồi, tôi
nghĩ đến khi chết tôi cũng chỉ làm một việc làm gom xác hài nhi thôi,
những hình hài vô tội đó đối với tôi như một duyên phận, giờ muốn dứt ra
cũng không được". Đó là lời tâm sự của anh Tống Phước Phúc, số nhà 45, đường Phương Sài, TP.Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa.
Vẫn theo những câu chuyện được viết và kể lại, suốt hơn mười năm nay,
anh Phúc không chỉ lặng lẽ đi nhặt xác hài nhi, mà anh còn cưu mang
nhiều số phận lỡ làng. Đứng trước 10.250 nấm mộ vô danh là những hài nhi
xấu số do chính mình lượm lặt, mang về chôn cất, người thợ hồ nhỏ thó
có đôi mắt thật hiền hậu, lặng lẽ đốt lên từng nén nhang như muốn sưởi
ấm cho những linh hồn thơ ngây bé bỏng lạnh giá. Sau ánh mắt nhìn xa
vắng, anh bặm môi như nuốt nước mắt vào trong lòng, anh tâm sự: “tôi
cũng không ngờ số lượng lại tăng nhanh đến thế, mỗi lần chôn thêm một
hài nhi là một lần đau đớn dù chẳng phải ruột thịt gì”. Với anh, anh
cho rằng, số phận của những Hài Nhi (thai nhi) là vô cùng đen đủi, dẫu
như chúng chẳng có một cái tội gì, Có chăng là do xã hội, do tổ chức của
nhà nước vô lương đã tạo ra một nền giáo dục vô đạo và đẩy xã hội vào
những ngày đen tối. Ở đó con người thật khó mà tránh thoát khỏi kiếp
nạn. Nên anh tự bảo lòng là “Hãy yêu thương những linh hồn bé nhỏ bị
bỏ rơi kể cả khi chúng đã qua đời, khi chưa được cất một tiếng khóc đã
bị vứt bỏ bởi có thể những đứa trẻ tội nghiệp ấy đã gánh thay chúng ta
những tai họa ở trần gian, những nặng nợ kiếp người, những hằn thù nhỏ
nhen”.
Khi lên cao nguyên, không ai không nghe biết đến nghĩa trang Đồng Nhi,
Pleiku. Trong nghĩa trang TP Pleiku, có nghĩa trang Đồng Nhi, tên mà
những người thu gom thai nhi đem về đây chôn cất đặt cho khu vực riêng
biệt này. Chuyện kể là, ở đây là nơi chôn cất hơn 15.000 hài nhi bị chối
bỏ trong mấy năm qua. Tất cả hài nhi ở nghĩa trang Đồng Nhi Pleiku (Gia
Lai) có chung số phận là bị cha mẹ chối bỏ. Nhiều thi thể em bé khi
được phát hiện đã khô hay bị kiến cắn mất một phần. Hàng nghìn ngôi mộ
chỉ gắn mấy dòng chữ ghi tên những nhà hảo tâm đã xây nên nơi yên nghỉ
này. Năm 1992, Linh Mục Nguyễn Vân Đông (nhà thờ Thăng Thiên, thành phố
Pleiku) lập nên nghĩa trang này để các hài nhi bị vứt bỏ có chốn yên
nghỉ. Sau này, sức khỏe yếu, cha Đông bàn giao lại cho nhóm 3 người hảo
tâm là anh Phụng, anh Lễ và cụ Tâm. Họ đã gắn bó với công việc này hơn
mười năm. Họ đã chung tình thương dành cho các sinh linh nhỏ bé, ngày
ngày những con người này cùng nhau đi gom nhặt những thai nhi bị chối
bỏ, đem về chôn cất. Ba người tự bỏ tiền cá nhân mua quan quách, vật
dụng tẩm liệm cho các cháu. Ôi những tấm lòng vàng hiếm hoi!
Rồi Huế, một cái tên như mộng như mơ. Nào là cầu Tràng Tiền, Cột Vân
Lâu! Rồi cung điện của nhiều vua quan cấm đạo xưa, nay xem ra đã lùi cả
vào dĩ vãng để nổi bật lên những tên tuổi của những thành ủy viên, hay
trung ương CS như những quỷ sứ nhập tràng từ sau Mậu Thân như Nguyễn
đắc Xuân, Hoàng phủ ngọc Tường, Ngọc Phan, thị Trinh… để nơi ấy ngoài
những mồ chôn tập thể của người dân Việt vào tết Mậu Thân, giờ lại có
thêm những bãi tha ma không chủ. Trong đó, không ai ngờ rằng, theo dòng
thác cách mạng Việt cộng vươn lên, nay đã có hơn 42.200 hài nhi bị cha
mẹ bỏ rơi từ khi chưa lọt lòng hiện đang yên nghỉ tại nghĩa trang bào
thai ở Thừa Thiên – Huế. Đó dĩ nhiên là con số được ghi nhận, chôn cất
trong nghĩa trang Anh Hài thôi. Ngoài ra là một con số thật lớn, thật
kinh khủng khác đã không được đưa về đây, nhưng đã bị trôi dạt theo các
đường ống cống, hay chó tha, mèo gặm, hoặc là theo ngày tháng tự vùi
theo cát bụi trong những bờ lau bụi cỏ…
“Anh Năng, người trông coi nghĩa trang Anh Hài (Thừa Thiên - Huế) cho
biết: “Nghĩa trang ra đời ngày 2/2/1992, do một số linh mục Giáo phận
Huế thành lập. Số lượng mỗi ngày một nhiều. Có ngày chôn tới 20 hài nhi
vô tội. Để giảm kinh phí và diện tích đất chôn, những người phụ trách
quyết định xây một mộ một tuần và hàng chục hài nhi được chôn chung một
mộ. Ngày nào anh Năng cũng “hạ sơn”, lặn lội qua đò trên sông Hương rồi
về TP Huế dạy thêm môn Anh văn cho học sinh cấp 2 để kiếm thêm thu nhập.
Chiều tối về nhà, 'hành trang' của anh thường có xác hài nhi để mang về
chôn. Bào thai anh nhận từ những người tình nguyện đi gom hoặc anh tự
đi lượm được ở gốc cây, thùng rác..." (theo Nguyên Bình và Cẩm Quyên)
Một bài thơ than khóc, viết trên những ngôi mộ tí xíu vô danh khiến người đọc phải lặng người, và dòng nước mắt rơi!
"Em là thai nhi vô tội
Hiện thân là buồn tủi
Tình yêu tắt lịm rồi
Núi đồi xa xôi
Một đêm lạnh trời sương
Em vấp ngã nơi đây
Em thiếp ngủ không hay
Lá rụng che phủ đầy...”
(Linh mục Phaolo, 11/4/2008)
Vào miền Nam, quê hương yêu dấu của đồng bào ta cũng không có gì ngoài
đau thương và nước mắt. Câu chuyện ở Hố Nai, Biên Hòa, có lẽ chỉ là một
chuyện đơn lẻ, rất nhỏ được ghi nhận lại trên các trang mạng, Nó hẳn
nhiên không phải là câu chuyện duy nhất của miền Nam. Bởi vì Sài Gòn,
miền yêu dấu xưa kia, nay đã được đổi theo tên của một Satăng nhập tràng
là Hồ chí Minh với lời dạy bảo các đoàn đảng viên cộng sản là: "đảng viên là ngọc là vàng của đảng…" Theo đó, muốn thành đoàn đảng viên ngọc ngà của đảng thì phải qua kiểm thảo, mà bài kiểm thảo căn bản lại là "phải công khai tuyên bố căm thù bố mẹ và đoạn tuyệt với bố mẹ..."
(Đèn cù, trang 74-75). Hồ chí Minh đặt nền móng giáo dục, đào tạo cán
bộ, đảng viên CS như thế, xã hội Việt Nam sẽ còn lại gì khi những nhân
sự này múa dao, vung liềm búa?
Thử hỏi, với cái định nghĩa này, thì Hồ Quang, tức Hồ chí Minh sẽ là ai
đây? Là người, là thần, là quỷ nhập tràng chăng? Với một tập đoàn như
thế lãnh đạo đất nước thì chuyện Hố Nai, chỉ là một cuộn bóng mờ trong
tổng số những trẻ em mất cuộc đời được ghi nhận mà thôi. Ở đây, Linh Mục
Nguyễn văn Tịch (giáo xứ Tây Hải, Hố Nai Biên Hòa) người khởi xướng xây
dựng nghĩa trang cho biết, “trong một lần đi thăm người bệnh. Lúc trở về, ngài đã bắt gặp hài nhi chết bỏ bên đường. Ngài đã quyết định đưa em về chôn cất”.
Từ đó, một vuông đất nhỏ không quá 200m2 do một số người hiến tặng,
hơn bốn năm nay, đã là nơi an nghỉ cho hơn 7500 những “Thiên Thần bé
bỏng” sớm mất cuộc sống…
Trên đây là nhiều đoạn viết của nhiều người, tôi trích, tổng hợp, ghi
lại từ các bài viết trên các trang mạng (xin lỗi là đã không ghi lại hết
quý danh của các tác giả và nơi xuất xứ). Tất cả như là những bằng
chứng, những chứng nhân đích thực của “nỗi đau và bất hạnh” của
dân tộc Việt Nam trong thời cộng sản. Nó như một chứng liệu xác minh
rằng, chính cộng sản là thủ phạm đã tạo nên những oan khiên bất hạnh này
cho dân tộc ta. Bởi vì, ở một khía cạnh khác, cùng ngày khi viết về
Nghĩa Trang Hài Nhi, tôi mở VNExpress.net, trang mạng thuộc hệ nhà nước
cộng sản điều hành và đọc thấy trong mục Pháp Luật của trang mạng này có
các tội đại ác liên hệ đến gia đình như sau. (Bản tin Pháp Luật hôm ấy
gồm có khoảng 30 bản tin về các loại tội phạm, thì đã có 6 tội phạm trực
tiếp có liên hệ trong gia đình). Nó đã là một bằng chứng chắc chắn khác
nữa cho thấy, việc học tập và theo gương “đạo đức hồ chí Minh” chính là
nguyên do cơ bản tàn phá nền luân lý và đạo đức của xã hội Việt Nam!
Xin trích, ghi lại như sau:
1, Người vợ trẻ tử vong sau trận cãi vã. Sau nhiều tiếng cãi nhau
của hai vợ chồng trẻ, gia đình mới phát hiện chị Ánh tử vong với nhiều
vết thương trên đầu, bên cạnh chiếc ghế gỗ dính đầy máu. Ngày 20/12/2014
2, Tử hình kẻ cầm dao bầu đoạt mạng vợ. Không thuyết phục được vợ quay về, tại nhà mẹ vợ, Quân đã truy đuổi, đâm chết người đàn bà đã sinh cho hắn hai đứa con.
3. Cô giáo mầm non bị chồng sát hại. Theo bản án sơ thẩm ngày 18/12 của TAND Hà Nội Thứ tư, 17/12/2014
4. Lão già 67 tuổi truyền nhân đích thực tái hiện hình ảnh Hồ Chí Minh lĩnh án. Câu chuyện của ông này rất gần gũi với câu chuyện của Hồ chí Minh và Nông thị Xuân. Mỗi lần dụ dỗ bé Sen 14 tuổi quan hệ tình dục, bị cáo Lan đều cho đứa trẻ 300.000-400.000 đồng. Sau nhiều lần xâm hại, Y đã khiến bé gái mang bầu, làm mẹ bất đắc dĩ. Chiều 17/12, TAND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã mở phiên tòa phúc thẩm tuyên y án 3 năm tù với Kê Thanh Lan (67 tuổi, trú huyện A Lưới). Theo tờ báo, tên này bị kết án, bị phạt nhẹ vì có công với "cách mạng" Việt cộng. Không biết Y có phải là đoàn đảng viên Việt cộng hay không? Chỉ thấy tuyên dương y đã nhận nhiều huân chương (huân chương sao vàng, huân chương Hồ chí Minh?) và nhiều huy chương nên được hưởng án nhẹ. Kinh hãi chưa? Cứ có công với Việt cộng là được hưởng giảm khinh. Tuy thế, nhiều người cho rằng, nếu đem bản án ra so với Hồ chí Minh, Y bị như thế là quá nặng, bởi vì lão chỉ học và làm theo gương “bác” mà bị tù. Khéo mà bị hàm oan?
5. Án chung thân cho đứa cháu nhằm đầu chú gây án. Đoạt mạng chú họ bằng hơn 20 nhát dao, Theo bản án sơ thẩm ngày 17/12 của TAND Hà Nội, Lê Văn Phúc (33 tuổi) là cháu họ của anh Lê Văn Minh (39 tuổi).
6. Con rể nã đạn vào mẹ vợ. Rình lúc mẹ vợ và cậu em đến nhà chơi, nửa đêm Tuấn cầm súng bắn hai người này cùng cô vợ. Công an Hà Nội thông báo đã bắt được Nguyễn Anh Tuấn (36 tuổi), nghi can bắn mẹ vợ cùng 3 người khác trong căn nhà trên phố Bùi Xương Trạch, quận Thanh Xuân.
Một ngày có bấy nhiêu vụ đại án phạm đến gia đinh. Một năm, rồi bốn mươi
năm qua đã là bao nhiêu vụ rồi? Còn học tập theo gương Hồ chí Minh nữa
hay là thôi?
Bài viết nhỏ, như một nén hương muộn, kính viếng hương hồn các “Thiên Thần Bé Nhỏ” chưa được sinh ra đã mất cuộc sống.
(Còn tiếp)
12/06/2015
(Còn tiếp)
12/06/2015
0 comments:
Post a Comment