Sunday, March 2, 2014

Tình hiếu tử ở phương Tây

Tình hiếu tử ở phương Tây
khuyết danh

Con chém mẹ, Hiếu tử của Việt Cọng.
Dân Tây bên nầy có lời khuyên:
- Không mua nhà lớn để con cháu thỉnh thoảng đến thăm có nơi ở, hãy xài tiền đó đi. Cứ để chúng thuê khách sạn vì đó là lý do người ta xây khách sạn (...that is what hotel for).

- Nên ở gần con để tiện thăm viếng, nhưng không quá gần để chúng đem con đến gởi hằng ngày. Nên nhớ là bạn đã làm xong bổn phận của mình (... you have paid your due).

***
SỰ THẬT liên quan đến cha mẹ và con cái: Lạc quan hay bi quan ? Hay cần phải có cái nhìn triết lý ?.
Bài nên đọc để hiểu rằng mình chỉ nên lo cho con cái xong bổn phận rồi thì đừng bao giờ trông cậy ở chúng điều gì. Mình hãy sẵn sàng khi già không còn làm việc nổi thì vào nursing home như vậy thì mình sẽ bớt khổ. Đời sống này ai cũng giống như vậy mà thôi! Mình cũng còn có phúc hơn rất nhiều người là bên này mình được hưởng trợ cấp dù có làm việc hay không cũng được và có cả housing nữa vậy thì chả nên bi quan mà nên chấp nhận những gì cuộc đời đã dành sẵn cho mình rồi!.. Không chừng tới khi già lại cùng các bạn đồng tuổi vào ở chung một nursing home thì lại còn vui nữa đấy !

Mời quí vị đọc và nhớ để đời cho thân già bớt khổ.....!!!!!

Quí vị thấy những cặp vợ chồng có 9,10 người con ,dù là kỹ sư, bác sĩ,họ vẫn khổ vì con cái bạc bẽo!!! Nói chi quí vị chỉ có 4 hay 5 con!

Chính bản thân tôi đã gặp nhiều cha mẹ khổ vì sự bạc bẽo của con cái ở xứ Mỹ này ! Con họ là những người có học, giầu có, nhưng họ vẫn phải đi "share" phòng hay "get line" sau lưng tôi để xin nhà "low income"...

Bài đọc sau rất chính xác và thiết thực. Xin quí vị đọc và nhớ dùm tôi cho đời mình bớt khổ vì chính những đứa con mà mình đã suốt đời hy sinh cho chúng nên nguời. Tôi đã đọc được 1 bài rất hay: Nếu lỡ sanh con thì : vui với con khi chúng còn nhỏ. Lo cho chúng hoc hành nên người,và khi chúng trưởng thành, có gia đình rồi thì quên chúng đi để sống.Và đây là điều quan trong : Đừng trông mong chúng báo hiếu , kẻo thất vọng nặng nề...!!!!???(sách nói nhé)

Chính vì biết rõ điều này nên bản thân tôi, đã 73 xuân xanh, ngày ngày đi phòng "gym" 3 tiếng để tập thể dục, bơi lội... vì bà xã đã bịnh rồi, tôi bịnh nữa là chỉ còn nước dắt nhau vào "nursing home" thôi??? Thân chào và chúc quí vị nhiều sức khỏe .

Một bài rất hay, hãy ráng đọc cho hết, đừng đọc nửa chừng rồi cho qua !!!

Trong truyện cổ, người ta có kể chuyện một ông phú hộ và bốn người con trai. Khi bốn người con này lớn lên lập gia đình, ông phú hộ này đem một phần gia tài chia cho bốn người con, phần còn lại vợ chồng ông giữ để dưỡng già. Mấy năm sau khi vợ ông qua đời, mấy người con sợ rằng ông sẽ tìm vợ mới, lúc có con, gia tài này phải chia cho những đứa con khác. Chúng bàn với nhau thuyết phục cha, về ở với mình, săn sóc cha thật chu đáo, sung sướng để ông không cảm thấy cô đơn, khỏi cần phải tục huyền. Ðược ít lâu, chúng thuyết phục ông phú hộ chia hết tài sản cho chúng. Bùi tai và thấy không cần giữ riêng cho mình một tài khoản nào, ông đồng ý đem gia tài chia hết cho bốn đứa con.

Sau đó ông đến ở với đứa con thứ nhất, nhưng đứa con này nghe vợ, chỉ được ít hôm, bảo ông đến ở nhà đứa em kế. Cứ như thế, không ở được với đứa con nào. Không một đồng xu dính túi, người cha bị bỏ rơi, phải đi khất thực từng nhà. Bấy giờ cây gậy cũng còn có ích hơn là những đứa con. Cây gậy đó có thể giúp ông già xua đuổi những con chó, dò dẫm trên đường, tránh những vũng nước và giúp ông những lúc yếu chân sắp ngã.


Câu chuyện này sao giống câu chuyện của một bà mẹ ở Quận Cam. Sau Tháng Tư 1975, hai vợ chồng đem một đàn con vượt biển sang Mỹ. Trong nhiều năm, ông bà vừa nuôi con khôn lớn, ăn học thành tài, dựng vợ gả chồng cho con, vừa tậu được một căn nhà khang trang trong vùng Bolsa. Sau khi người chồng qua đời ít lâu, bà vợ được con cái thuyết phục nên bán ngôi nhà đi, chia đều cho các con rồi về ở với con cháu cho đỡ cô đơn. Bà nghe theo, và cũng lần lượt ở với nhiều đứa con, chịu cảnh bạc đãi và cuối cùng bà quyết định phải rời khỏi nhà những đứa con ấy. May thay, trên đất Mỹ, bà già cô đơn này còn có chỗ nương tựa, đó là một món trợ cấp nhỏ và ngôi nhà “housing” mà chính phủ đã đành cho bà. Nếu ở một xứ sở khác, chắc bà cũng cần đến một cây gậy. Những đứa con mua nhà mới có thể đã không tính đến một chỗ cho cha mẹ già khi xế bóng, nhưng tôi biết nhiều bậc cha mẹ khi luống tuổi, con cái lập gia đình đi xa cả rồi, mà vẫn giữ cái nhà cũ nhiều phòng, với ý nghĩ dành cho con lúc trở về thăm viếng. Tôi có một người bạn được con trai bảo lãnh sang Mỹ, nhưng chỉ ít lâu sau cô con dâu muốn chồng bán căn nhà đang ở và đi mua lại một cái nhà nhỏ hơn, lấy lý do để tiết kiệm cũng là lý do để cha mẹ chồng phải dọn ra.

Cha mẹ đối với con lúc nào cũng hết lòng. Mẹ có thể lăn vào lửa để cứu con, cha có thể đổ mồ hôi nhọc nhằn để đứa con có được một nụ cười hạnh phúc, nhưng những đứa con, khi đã có gia đình riêng của mình, không giữ được sự chăm sóc, lo lắng cho đời sống của cha mẹ. Người mẹ nào cũng mỗi đêm kéo chăn đắp cho con, sờ trán con, hạnh phúc theo từng nụ cười của con, nhưng bây giờ con ở xa, thời giờ dùng để gọi về thăm mẹ đôi khi cũng hiếm hoi.


Ông Chu Dung Cơ nói về mối liên hệ giữa cha mẹ già và con cái:

- “Cha mẹ thương con là vô hạn, con thương cha mẹ là có hạn.
- Con bệnh cha mẹ buồn lo. Cha mẹ bệnh con đến nhòm một cái, hỏi vài câu thấy là đủ.
- Con tiêu tiền của cha mẹ thoải mái, cha mẹ tiêu tiền của con chẳng dễ chút nào.
- Nhà của cha mẹ là của con. Nhà của con không phải là nhà cha mẹ.
- Ốm đau trông cậy vào ai? Nếu ốm đau dai dẳng có đứa con hiếu nào ở bên giường đâu (cứu bệnh sàng tiền vô hiếu tử)”.

Và lời khuyên đối với các bậc cha mẹ là: “Khác nhau là như vậy! Người hiểu đời coi việc lo cho con là nghĩa vụ, là niềm vui không mong báo đáp. Chờ báo đáp là tự làm khổ mình.”

Cũng có nhiều con cái nuôi cha mẹ. Luận Ngữ chép, Tử Du hỏi về đạo hiếu. Khổng Tử đáp: “Ngày nay người ta cho nuôi cha mẹ là hiếu, nhưng đến chó ngựa kia, người ta cũng nuôi, nếu nuôi mà không kính hiếu cha mẹ thì có khác chi!” Người già không khác những đứa trẻ, nhiều khi hay tủi thân, hờn dỗi và dễ phiền muộn, con cái có thể cho cha mẹ ăn uống, hầu hạ cha mẹ khuya sớm nhưng rất khó biết đến nỗi buồn của cha mẹ lúc về già.

Người thợ hớt tóc cho tôi biết về con cái của ông, cả hai đứa con đều có nhà riêng, cùng ở trong quận Cam, nhưng không mấy khi chúng điện thoại hỏi thăm ông. Tháng trước, ông bệnh, nằm nhà một tuần lễ mà cũng chẳng đứa con nào ghé qua thăm. Ông nói thêm: “Chỉ trừ lúc nào chúng cần nhờ đến ông việc gì đó”, và buồn bã kết luận: “Ở Mỹ này, dù có chín đứa con, cha mẹ già bệnh cũng phải vào nursing home thôi!”

Tuy vậy, nursing home ở Âu Mỹ, mang tiếng là văn minh, hiện đại nhưng liệu rằng đây có phải là nơi yên ổn cho những ngày cuối cùng của tuổi già không?

Tại các viện dưỡng lão trên đất Mỹ mỗi năm có hàng chục nghìn trường hợp khiếu nại vì cách đối xử của nhân viên như bỏ bê, đánh đập, đại tiểu tiện, ói mửa mà không dọn dẹp, không cho uống nước, tệ hại nhất là đối với những bệnh nhân Alzheimer. Năm ngoái, phúc trình của Bộ Y Tế Minnesota cho ta thấy chỉ trong vòng 5 tháng đã có 15 trường hợp bệnh nhân mất trí nhớ bị hành hạ, trong đó có những vụ như bị chọc ghẹo liên tục, bị nhổ nước bọt vào miệng. Phải chăng nhà dưỡng lão, chặng cuối đời của người già là chốn địa ngục có thật trên trần gian như thế ?

Vậy thì con cái có hiếu tâm, xin cầu nguyện cho các đấng sinh thành sớm ra đi trước khi họ trở thành những người mất trí lú lẫn, nằm suốt ngày một chỗ, tiêu tiểu không kiểm soát được. Thấy cha mẹ lớn tuổi mà còn minh mẫn, mạnh khỏe nên mừng, mà thấy cha mẹ ra đi nhẹ nhàng, trước khi phải chịu những cảnh đau lòng của tuổi già lại càng mừng hơn.

Tuy vậy, rất nhiều gia đình người Việt trên xứ người có được niềm an ủi là họ có những đứa con Việt Nam, nhất là những đứa con của một gia đình nghèo khó, lớn lên trong chiến tranh và thông cảm được nỗi thiệt thòi bất hạnh của cha mẹ.
---00---

Ý kiến độc giả: Câu cuối cùng của bài viết trên nhắc đến sự khác biệt giữa những “đứa con mang văn hóa VN” và những “đứa con mang văn hóa Mỹ” để cho rằng trên đất Mỹ, con cái thường bất hiếu, chẳng đếm xỉa gì đến cha mẹ già của chúng. Thiển nghĩ quan niệm này không mấy chính xác, vì trong gia đình Mỹ (đã tồn tại nhiều đời), tỷ lệ con cái bất hiếu không nhiều so với các gia đình VN định cư tại Mỹ chưa đầy 40 năm. Văn hóa của Âu Mỹ tuy khá duy vật nhưng được xây dựng trên nền đạo lý vững chắc nên tỷ lệ bất hiếu ít hơn. Riêng các gia đình VN trên dất Mỹ trong thời buổi vừa mới định cư đã không mấy chú trọng nhiều đến việc giáo dục và bồi dưởng tình gia đình mà hầu hết thời gian đều tập trung vào xây dựng đời sống vật chất, vì thế hậu quả của việc thiếu sót giáo dục tinh thần và tình cảm cho con cái đã tạo nên cảnh vô cảm với nhau. Ở nước nào mà người ta quá chú trọng đến vật chất đều có những hậu quả giống nhau: đó là vô cảm trước sự khổ đau của người khác. Việt Nam giờ này cũng vậy thôi !! Căn bản đạo lý là cần thiết. Nếu muốn con cái có hiếu với mình thì mọi cha mẹ nên chú ý nhiều đến việc chăm sóc tinh thần cho các con từ tấm bé để chúng “nhớ đời” (chữ của tác giả) những mặn nồng mà chúng đã nhận được từ cha mẹ khiến chúng khó lơ là bổn phận hiếu tử của chúng.
Tuy nhiên, theo luật tự nhiên thì cha mẹ đừng nên mong chờ vào sự báo đáp của con cái. Hãy nhìn trong thiên nhiên, mẹ gà ấp ủ đàn con, chăm chút cào đất kiếm thức ăn và túc túc gọi các con đến một cách ân cần chăm chỉ, xả thân bảo vệ chúng mỗi khi có chim cắt đến tấn công. Nhưng khi chúng khôn lớn thì gà mẹ buộc chúng phải rẻ đàn, “đuổi” chúng đi để chúng tự lập và cũng chẳng mong chờ chúng trở lại để đáp ơn. Hẳn con người cũng nên nhìn vào cái luật thiên nhiên này để không cảm thấy sầu khổ khi con cái của mình chỉ biết lo cho bản thân chúng mà quên đi mình. E rằng đó là luật của thiên nhiên.
Hãy gạt bỏ hết mọi bịn rịn với trần thế cát bụi này, bởi lẽ chúng ta tay trắng nhẹ nhỏm từ hư không mà đến đây thì ắt phải trở về với hư không một cách nhẹ nhỏm, chớ nên mang theo hành lý tình cảm gì cho nặng nề và bận bịu.

Trường Sơn

0 comments:

Powered By Blogger