Lịch sử phải là những câu chuyện có thật
2014-03-11
Nghe bài này
Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc thường được nói tránh đi trong các văn bảng chính thức, trong các bài giáo khoa lịch sử. Lịch sử có nên được trình bày bằng cách thức như vậy để tránh xung đột hay không?
Sự tế nhị mang tên Trung quốc
Mặc dù với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm, ông rất tường tận về sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trong xã hội Việt nam.
Lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa
Cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Trung quốc thường được nói tránh đi trong các văn bảng chính thức, trong các bài giáo khoa lịch sử. Lịch sử có nên được trình bày bằng cách thức như vậy để tránh xung đột hay không?
Sự tế nhị mang tên Trung quốc
Các dân tộc cổ xưa sống cạnh nhau không
tránh khỏi những mối hiềm khích. Những hiềm khích ấy vẫn còn là những
xung đột, lúc ngấm ngầm lúc công khai giữa thời buổi của công nghệ thông
tin mà nhiều người tin rằng nhân loại đang đi đến một thế giới phẳng.
Người Nga và Ukraine đang thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Người
Nhật và người Trung quốc lời qua tiếng lại suốt hai năm nay. Và ở chiều
ngược lại, những cảm xúc dân tộc chủ nghĩa đó ở Việt Nam lại đang được
dồn nén lại, dồn nén tới mức tên của quốc gia gây ra cuộc chiến tranh
biên giới năm 1979 là Trung quốc không được nêu lên.
Một hội thảo tại Hà nội mang tên "Bảo
tồn và phát huy những giá trị lịch sử của các cuộc chiến tranh bảo vệ
biên giới, hải đảo và chủ quyền quốc gia thời hiện đại" có vẻ muốn
làm một điều gì đó đột phá trong cách thức mà những kiến thức lịch sử
được truyền tải trong xã hội hiện nay. Trong lời phát biểu kết thức cuộc
hội thảo của Giáo sư Phan Huy Lê được TS Nguyễn Xuân Diện ghi lại trên
blog của ông như sau: SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về
chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức
tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn
riêng với Hoàng Sa - Trường Sa không có chữ nào về chủ quyền.
SGK đã đọc lại hết từ phổ thông, riêng về chiến tranh biên giới Tây Nam và phía Bắc là có, nhưng rất ngắn. Đến mức tôi đọc cũng không hiểu nổi. Vậy các học sinh sẽ học như thế nào. Còn riêng với HS-TS không có chữ nào về chủ quyền
(blog Nguyễn Xuân Diện)
Các cuộc chiến tranh mà cuộc hội thảo
trên nêu ra đều có liên quan đến Trung quốc. Và lịch sử nói về những
cuộc chiến tranh này không được thực hiện như bản thân môn lịch sử phải
có là kể lại trung thực những câu chuyện đã xảy ra. Có vẻ như sự thể lại
rắc rối hơn khi hai quốc gia láng giềng có lịch sử xung đột với nhau là
Trung quốc và Việt nam lại có cùng một mô hình chính trị xã hội là chế
độ cộng sản.
Sự rắc rối này thể hiện ở từ tế nhị mà GS Vũ Dương Ninh dùng trong phát biểu với biên tập viên Mặc Lâm của đài Á châu tự do,
Có một cái sự tế nhị vô hình nào đó
luôn ngăn cản việc này. Chúng tôi cho là đơn giản, lịch sử là lịch sử ta
cứ đưa vào, nhưng không đơn giản như vậy. Cuối cùng thì thôi ta phải
đưa vào nhưng có lẻ mức độ thôi. Mức độ là thế nào? Lúc đầu viết 3 trang
4 trang sau coi đi coi lại mãi cuối cùng được 12 dòng! Khi trả lời nhà
báo tôi nói đây là sự cố gắng rất lớn nhưng có lẻ họ không thể hiểu được
cố gắng ấy như thế nào.
Có phần chắc là sự tế nhị đó nằm trong
sự tương đồng về thể chế chính trị “anh em” của hai nước, vì sự tế nhị
tương tự không hề được nêu lên trong những bài học lịch sử có liên quan
đến cuộc can thiệp quân sự của người Mỹ vào Việt nam trước đây. Nhưng sự
tế nhị đó không tránh được các cuộc biểu tình chống Trung quốc nổ ra
mỗi khi có ngư dân trên biển Đông bị lực lượng hải giám Trung quốc đánh
đập, không ngăn được lời phát biểu chống ảnh hưởng của Trung quốc của
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi khi ông được hỏi về việc thành lập Khổng tử học
viện tại Việt Nam,
“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”“Đối với sự xâm lấn về tư tưởng về văn hóa của người Tàu đã trở thành máu, tôi không cho rằng những cái gì người Tàu làm là tốt.”
Giáo sư Nguyễn Huệ Chi
Mặc dù với tư cách một chuyên gia trong lĩnh vực Hán Nôm, ông rất tường tận về sự ảnh hưởng của văn hóa Hán trong xã hội Việt nam.
Lịch sử dưới mái trường xã hội chủ nghĩa
Lịch sử được giảng dạy dưới mái trường
xã hội chủ nghĩa do những người cộng sản điều hành không đơn giản là là
những câu chuyện xưa được kể lại một cách trung thực, mà theo những
người cộng sản thì nó phải mang tính giai cấp. Tức là nó phải mang quan
điểm của giai cấp lãnh đạo mà cụ thể là đảng cộng sản. Do vậy lịch sử
dưới mái trường xã hội chủ nghĩa mang tính chính trị rất cao, và thời
lượng được tập trung rất nhiều vào giai đoạn từ khi đảng cộng sản ra
đời, 1930, trở về sau, tức là vỏn vẹn chưa đầy 100 năm trên hơn 2000 năm
của lịch sử dân tộc nếu kể từ khi có những văn bản ghi chép đầu tiên.
Cũng chính vì học thuyết giai cấp ấy
trong môn lịch sử mà rất ít học sinh Việt Nam biết về cuộc xâm lăng miền
Đông Ba Lan của Liên Xô đầu thế chiến thứ hai, hay là những cuộc nổi
dậy Budapest tại Hungary năm 1956, Prague tại Tiệp Khắc năm 1968.
Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội chọn môn lịch sử để thi là…không có em nào cả
Trong những bài học lịch sử mang tính
chính trị, thế giới cộng sản được hình dung là các nước anh em, vào thời
hoàng kim của nó gồm 13 nước, chống lại hệ thống tư bản bóc lột phía
bên kia. Những bài học lịch sử chính trị ấy không làm tránh được những
cuộc chiến tranh đẫm máu Xô Viết-Trung quốc năm 1969, và Trung quốc
–Việt nam mười năm sau đó. Và trong chừng mực nào đấy là những cuộc
chiến dân tộc chủ nghĩa trong không gian hậu Xô Viết khi đế chế Liên xô
sụp đổ.
Môn lịch sử-chính trị ấy đang bị các học
sinh Việt nam từ chối học, như một tin được đưa trên báo Thanh niên gần
đây là tỉ lệ học sinh của một ngôi trường trung học tại thủ đô Hà nội
chọn môn lịch sử để thi là …không có em nào cả.
Liệu sự tế nhị mà giáo sư Ninh đề cập có
tránh được chiến tranh như nó từng xảy ra giữa các quốc gia cộng sản
“anh em”? Hay là phải hóa giải những xung đột dân tộc bằng những phương
cách khác với sự che dấu (tế nhị) những gì đã thực sự diễn ra?
Và sau cùng sự tế nhị ấy có làm cho học
sinh Việt nam trở lại với môn lịch sử? Hay nó chỉ làm những gười Việt
biểu tình bên bờ hồ Hoàn Kiếm thêm bực bội vì ngày 17/3 vì tế nhị mà
nhường bước cho buổi nhảy đầm dưới chân tượng đài vua Lý? Đây dường như
là câu hỏi lớn mà cuộc hội thảo vừa qua cũng chưa cho thấy câu trả lời
như lo ngại của nhà báo Nguyễn Hữu Vinh khi kết thúc buổi hội thảo rằng
nó sẽ dừng lại ở đâu đó mà không tiến triển gì thêm
0 comments:
Post a Comment