Friday, December 16, 2011

Sài Gòn có xe cứu hỏa nhưng không dám sử dụng (Chưa bao giờ sử dụng )

- “Hệ thống PCCC tại chỗ của tòa nhà EVN không có tác dụng, toàn bộ phải trông vào sự trợ giúp từ bên ngoài”, Đại tá Tô Xuân Thiều, Phó Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội trao đổi với Bee.net.vn chiều 16/12.

Mô tả ảnh.
Đại tá Tô Xuân Thiều

Về vụ cháy xảy ra ở tòa tháp đôi ở số 11 Cửa Bắc thuộc phường Trúc Bạch (quận Ba Đình, Hà Nội), Đại tá Tô Xuân Thiều cho rằng: “Các lối cầu thang bộ của tòa nhà EVN 33 tầng đáng lý phải đảm bảo kín, điều áp để khi xảy ra cháy người ở tầng trên có thể đi xuống.

Tuy nhiên, chiều 15/12, các cửa đều được chèn, không kín. Cầu thang thoát hiểm, hệ thống hộp kỹ thuật không khác gì bếp lò, hút khói lên.

Chính điều này đã gây khói phủ khắp tòa nhà, khiến các công nhân không xuống được. Nguyên nhân vụ cháy đang được cơ quan điều tra khám nghiệm.

Tuy nhiên theo kinh nghiệm cũng như quan sát ban đầu thì lửa đã bắt vào hệ thống bảo ôn, mút xốp ở dưới tầng hầm, sau đó bắt vào các vỏ dây điện 3 pha nên khi cháy đã phát ra khí độc đậm đặc.

Lính cứu hỏa dù trang bị mặt nạ phòng độc vào dập khói 15 phút là phải lộn ra và toàn bộ số mặt nạ phòng độc của lực lượng PCCC Hà Nội đã được dùng hết.

Đại tá Nguyễn Đức Nghi
Đại tá Nguyễn Đức Nghi
Trong khi đó, đại tá Nguyễn Đức Nghi, Giám đốc Sở Cảnh sát PCCC Hà Nội cũng nghiêng về khả năng ngọn lửa được bắt lên từ các tàn lửa do công nhân hàn xì bắn vào những vật liệu dễ cháy như xốp, ống nhựa, dây điện.

Đại tá Nghi thông tin: Một số công nhân cho biết, đám cháy bắt nguồn từ khu vực một số công nhân đang hàn xì và xung quanh tập kết nhiều vật liệu dễ cháy.

Cũng theo ông Nghi, tòa nhà không có bình bọt và nguồn nước tại chỗ phục vụ chữa cháy. Rất may ở đó có một số họng nước cứu hỏa, lại gần khu vực nhà máy nước, nên có thể bắt vòi được.

Đại tá Tô Xuân Thiều tiết lộ thêm, đến thời điểm hiện nay, ở TP.HCM đã có 2 xe thang cao 72 mét nhưng chưa bao giờ sử dụng, bởi vì mỗi chiếc xe nặng hơn 80 tấn, nếu vận hành những chiếc xe này thì các đường ống, cầu cống, đường điện… trên đường xe đi sẽ bị sập, đứt hết. Chính vì thế mà đành bỏ xe ở trong kho.

Xe thang cứu hỏa chỉ vươn tới tầng 17
Xe thang cứu hộ chỉ vươn tới tầng 17


"Nếu xảy ra cháy ở Hà Nội, chúng tôi chỉ sử dụng các xe thang PCCC chủ yếu dùng loại 32, 52, 54 mét - tức là cao nhất tương đương với nhà 17 tầng”, ông Thiều nói.

Từ đầu năm đến 30/11/2011, toàn TP HN đã xảy ra 2.245 vụ cháy, khiến 10 người chết và 23 người bị thương, thiệt hại tài sản khoảng 45 tỷ đồng. Tuy nhiên, so sánh với năm 2010 thì đã giảm 17 vụ, 6 người chết, thiệt hại giảm 37 tỷ đồng.

Tiến Dũng - Ngọc Tú

0 comments:

Powered By Blogger