Friday, December 16, 2011

Khmer Đỏ vẫn khẳng định Việt Nam mưu đồ sát nhập Campuchia Quốc Việt, Thông tín viên RFA, Phnom Penh

Tại phiên tòa của Liên Hiệp Quốc ở thủ đô Phnom Penh xét xử ba lãnh đạo cao cấp trong thời Khmer Đỏ vào hôm thứ Ba, ngày 13/12, các bị cáo trong vụ án thứ hai phải đối mặt với câu hỏi về vai trò của mình trong chế độ cầm quyền, khiến gần 2 triệu người Campuchia bị giết.

Photo: RFA

Khmer đỏ tuyển trẻ con vào lính. RFA file

Chống lại mưu đồ xâm lược của VN?

Khmer Đỏ vẫn giữ lập trường rằng Việt Nam luôn tìm cách sát nhập Campuchia. Từ Campuchia, thông tín viên Quốc Việt có bài tường trình sau đây.
Cựu chủ tịch quốc hội thời Khmer Đỏ Nuon Chea khai báo trước phiên tòa việc Khmer Đỏ di dời người Campuchia khỏi thủ đô Phnom Penh, trong chế độ cầm quyền của Khmer Đỏ vào năm 1975 là nhằm bảo vệ tính mạng nhân dân thoát khỏi sự ảnh hưởng từ chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam.
Những người bị trục xuất về vùng miền quê được sống thành tập đoàn, đều biết lao động và ăn uống đầy đủ, tuy nhiên trong khối người vừa nói thì có những kẻ phản bội, kẻ xấu với mục đích phá hoại khối đoàn kết, chia rẻ nội bộ của tập đoàn.
không phải đổ lỗi Việt Nam nhưng sự thật đã có hàng triệu người Việt nhập cư bất hợp pháp tại đây. Việc các tình báo viên Việt Nam có mặt ở xứ Chùa Tháp là để phá hoại chính sách chính trị, kinh tế, độc lập, hòa bình và công lý của Campuchia.
Nuon Chea
Đoàn xe bảo vệ các lãnh tụ Khmer đỏ từ nhà tù ra tòa án. AFP
Đoàn xe bảo vệ các lãnh tụ Khmer đỏ từ nhà tù ra tòa án. AFP
Nuon Chea phát biểu tại phiên tòa rằng trách nhiệm của Campuchia (chế độ Khmer Đỏ) trong cuộc cách mạng là nhằm phục vụ quyền lợi của đất nước và nhân dân, không nên cáo buộc Khmer Đỏ giết hại dân. Nhân vật thứ 2, nguyên chủ tịch quốc hội nói rằng những gì ông đang khai báo, không phải đổ lỗi Việt Nam nhưng sự thật đã có hàng triệu người Việt nhập cư bất hợp pháp tại đây. Việc các tình báo viên Việt Nam có mặt ở xứ Chùa Tháp là để phá hoại chính sách chính trị, kinh tế, độc lập, hòa bình và công lý của Campuchia.

Giúp Việt Nam chống Mỹ

Theo bị cáo Nuon Chea, khi Campuchia thành lập quân đội cách mạng Campuchia trong năm 1968 thì Trung Quốc là người cung cấp vũ khí, còn Việt Nam là người giúp vận chuyển. Nhưng mỗi lần vận chuyển, Việt Nam lấy một trong số ba phần vũ khí, đôi khi Việt Nam lấy hết vũ khí của quân đội Khmer Đỏ. Ông Nuon Chea còn nói rằng Campuchia chính là người có công giúp đỡ Việt Nam trong cuộc chiến với Mỹ.
Trong những thời gian chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Campuchia giúp Việt Nam trong cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam vì Mỹ thả rất nhiều bom. Quân đội Việt Nam từ miền Bắc 50 ngàn người sống ở Campuchia để đánh Mỹ không có lương thực, không có thuộc men đều được Campuchia cung cấp và giúp đỡ
Nuon Chea

“Cho đến giờ này vẫn có rất nhiều người nghĩ rằng Việt Nam có công với Campuchia, nhưng sự thật Việt Nam
Bốn nhân vật chủ chốt của Khmer đỏ: Nuon Chea (trên-trái), cựu ngoại trưởng Ieng Sary (trên-phải), Bà Ieng Thirith (dưới-trái) và cựu lãnh đạo nhà nước Khieu Samphan (dưới-phải).
Bốn nhân vật chủ chốt của Khmer đỏ: Nuon Chea (trên-trái), cựu ngoại trưởng Ieng Sary (trên-phải), Bà Ieng Thirith (dưới-trái) và cựu lãnh đạo nhà nước Khieu Samphan (dưới-phải). AFP
chính là người nhờ đất Campuchia để ở. Trong những thời gian chiến tranh giữa Mỹ và Việt Nam, Campuchia giúp Việt Nam trong cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam vì Mỹ thả rất nhiều bom. Quân đội Việt Nam từ miền Bắc 50 ngàn người sống ở Campuchia để đánh Mỹ không có lương thực, không có thuộc men đều được Campuchia cung cấp và giúp đỡ. Những gì tôi nói ở đây đều là sự thật, và muốn thế hệ sau biết rõ lịch sử trong lúc tòa án muốn biết sự thật và tìm công bằng cho nạn nhân.”

Được biết, có rất nhiều lãnh đạo Khmer Đỏ đã từng được huấn luyện về quân sự và chính trị tại Việt Nam. Việt Nam vẫn là nước có mối liên kết đặc biệt với chế độ Khmer Đỏ.
Cho đến giờ này, các lãnh đạo Khmer Đỏ vẫn giữ lập trường rằng nếu không có Khmer Đỏ thì Campuchia đã bị Việt Nam nuốt chửng với chủ trường diệt chủng dân tộc Campuchia.

Theo dòng thời sự:

0 comments:

Powered By Blogger