Monday, March 22, 2010

Địa ngục trần gian dưới chế độ Việt gian CSVN

Địa ngục trần gian dưới chế độ Việt gian Cộng sản buôn dân bán nước :

Để sống qua ngày, bà cụ phải đi ăn xin suốt 33 năm, thế mà vẫn bị kẻ vô lương lừa lấy mất chút tiền còm cõi cụ dành mua quan tài cho chính mình.


Đến chợ, mệ tìm một góc khuất rồi ai cho thì cho không thì thôi, không bao giờ kèo nài, năn nỉ.

Đã sống cùng cô đơn, khổ đau và bệnh tật qua hai thế kỷ, từng nếm trải đủ sự khốc liệt của chiến tranh, sự hà khắc của tư tưởng phong kiến, sự đau đớn của một người mẹ mất con, giờ đây khi đã vào cái tuổi 93 tưởng như mệ (bà) Nậy đã bị thời gian làm cho quên lãng bao đau khổ của một kiếp người nhưng giờ mệ vẫn sống, vẫn miệt mài lao động bằng chính sức của mình và vẫn nhớ những chuyện đã qua. Tiếp chuyện phóng viên trong căn nhà tình nghĩa, mệ đã kể chuyện đời mình.

Nghiệt ngã số phận “người mẹ sát con”

Vào khu phố 11, thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hỏi “mụ Nậy xin ăn” ai cũng biết và chỉ ngay về phía cuối làng, nơi có căn nhà của mệ.


Hằng ngày mệ đi từ sáng sớm, con đường người bình thường chỉ đi khoảng 15 phút có khi mệ phải hai ba tiếng mới đến được chợ

Mệ sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân có 6 anh chị em. 93 tuổi, mệ vẫn còn nhớ tên từng người. Mệ đọc cho tôi nghe: Nguyễn Thị Cựu, Nguyễn Thị Ngoan, Nguyễn Hữu Cận, Nguyễn Thị Nậy, Nguyễn Thị Đĩu, Nguyễn Thị Lộc.

Mệ nhớ rõ cả những kỷ niệm mà mấy anh em sống cùng nhau thời chăn trâu, cắt cỏ. “Ngày đó trong sáu anh chị em thì chỉ một mình người trai kế của mệ, Nguyễn Hữu Cận, là được bố mẹ cho đi học. Còn con gái ngày đó phải ở nhà”, mệ cho biết.

Nhưng chiến tranh loạn lạc làm ly tán cả, giờ đây chỉ còn cụ Đĩu (em gái của mệ) là còn sống nhưng cũng đã 90 tuổi. Thế nhưng hai chị em lại khắc tính nhau nên chẳng mấy khi gặp nhau. Còn những người khác chết cả và chết năm nào mệ cũng không rõ.

Mệ nhớ lại: “Mệ lấy chồng từ năm 22 tuổi, hồi đó mệ cũng thuộc vào hạng hoa khôi trong làng nên bố mẹ gã mệ cho một anh thợ bá công (thợ sữa chữa xe máy, xe đạp, máy chữ) có của ăn của để làng bên. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.

Hai vợ chồng sống hòa thuận cho đến năm 23 tuổi thì mệ sinh đứa con đầu lòng kháu khỉnh. Nhưng đứa con chỉ sống được mấy tháng thì chết. Hai năm sau mệ lại sinh lần thứ hai và lần này sinh đôi, hai đứa con sinh ra cũng bụ bẫm đẹp đẽ nhưng cũng chẳng sống được quá 1 năm. “Từ đó mẹ chồng và chồng quy cho mệ tội sát con. Chồng đánh đập, mẹ chồng hắt hủi nhưng mệ vẫn nhẫn nhịn”, mẹ kể mà đôi mắt mờ đục vẫn còn ngấn lệ. Và cũng từ đó, hạnh phúc chẳng bao giờ đến với mệ nữa.

Mười ba năm sau ngày mệ lấy chồng, mệ dứt áo ra đi khi nghĩ mình đã trọn tình với chồng và hai người con. Hơn 10 năm làm dâu, mệ trở về quê làm ruộng với hai bàn tay trắng.

Góp nhặt tiền chuẩn bị cho... ngày chết

Mệ cho biết từ nhỏ đến lớn mệ chưa biết đến bệnh viện là gì. Cả cuộc đời sống cực khổ đạm bạc nhưng đau ốm mệ cũng chưa từng. Thế rồi tai họa cũng đã đến. Mệ nhớ lại: “Rời nhà chồng về làm ruộng được mấy năm thì khoảng năm 56 tuổi, bỗng dưng mệ bị lòa cả hai mắt và mấy năm sau thì mù hẳn. Mệ bắt đầu ăn xin từ đó. Mấy năm sau có đoàn từ thiện về mệ mới đi chữa được mắt nhưng chỉ sáng mỗi một con. Tuổi đã già sức yếu, mệ vẫn tiếp tục sống nhờ những tấm lòng hảo tâm. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha cho mệ, năm 70 tuổi mệ bị liệt nửa người”.


Cô Trần Thị Thương - người vẫn thường bán cá cho mệ ở chợ Cầu (Gio Linh - Quảng Trị) nói: “Hằng ngày cụ vẫn mua cá ở chỗ tôi, mua thì cụ trả tiền, mình cho tiền thì lấy nhưng cụ đã mua là cụ trả”.

Một ngày từ nhà mệ ra đến chợ người bình thường đi không quá 15 phút nhưng mệ đi có khi hơn 2 tiếng. “Trời nắng cũng như trời mưa chẳng ai dám chở mệ cả, tuổi già sức yếu lỡ may ngã ai chịu”, mệ tỏ ra rất minh mẫn.

Như ngày hôm nay, mệ xin được 14.000 đồng và về nhà dù còn khá sớm. Mệ bảo chỉ xin chừng ấy là đủ rồi, mệ không muốn xin nhiều hơn. Mệ giải thích: “14.000 đồng này, mệ ăn 3.000 đồng, 1.000 đồng để mua nước, còn 10.000 đồng mệ để dành lại… mua hòm (tức quan tài). Mệ đã gửi bên Hội bảo thọ một triệu tiền hòm rồi. Hiện mệ phải để dành thêm 2 triệu nữa là 3 triệu cộng với thuê một chuyến xe 500 nghìn là đủ đưa mệ… đi. Mệ không muốn phiền ai cả”.

Mệ kể: “Mỗi ngày mệ ăn một nắm rưỡi gạo chia làm ba bữa: trưa, tối và sáng ngày hôm sau. Thức ăn cũng đơn giản chỉ là vài cọng rau kiếm trong vườn nhà và 2.000 đồng tiền mua cá. Mùa đông thì mệ mua một chai nước mắm vài nghìn rồi ăn dần”.

Mệ cười khi nói lên bí quyết mà ông trời cho mình sống lâu là không ăn thịt, ăn nhiều rau và điều quan trọng là phải luôn lạc quan yêu đời. Mệ thường tụng kinh niệm phật và không để những điều xấu xa lọt vào tâm. “Mệ ra chợ xin ăn nhưng ai cho thì mệ lấy, họ cho mệ 1.000 đồng, nếu gặp người khó khăn mệ sẵn sàng giúp người ta”, mệ nói.


Hằng ngày ở nhà một mình mệ chỉ biết ngóng ra cửa xem có ai tới nói chuyện cùng.

Ít ai biết rằng, ngay cả cụ già sống bằng nghề ăn xin như mệ mà cũng từng bị kẻ gian đang tâm trộm cắp. Kể lại lần mất tiền lớn nhất vừa mới xảy ra, mệ không hối tiếc tiền mà tiếc cho hành động của kẻ trộm: “Có đứa con gái nó giả vờ ôm mệ rồi luồn tay lấy mất một triệu tiền hòm của mệ. Mấy ngày sau thì nó bị ngã tốn mất năm triệu tiền thuốc. Ở đời cái gì cũng có nhân quả. Sống tốt thì sẽ thanh thản còn trộm cắp hay gian dối thế nào cũng có ngày bị quả báo”.

Hằng ngày mệ vẫn thường tụng kinh niệm phật, mệ nói có là cách để chuộc lỗi ở kiếp trước. “Nhưng quan trọng hơn việc làm này sẽ giúp mệ có một trí tuệ minh mẫn và con mắt sáng cho đến ngày chết”, mệ nói và ánh mắt mờ đục vẫn ánh lên niềm lạc quan, hy vọng.

0 comments:

Powered By Blogger