Monday, March 29, 2010
Thursday, March 25, 2010
Sự Im Lặng Của Trần Thái Văn
Dân Biểu Tiểu Bang California Trần Thái Văn đầu năm nay tuyên bố ra tranh cử Dân Biểu Liên Bang trong Điạ Hạt 47. Đây là địa hạt được đại diện đương thời bởi bà Loretta Sanchez, thuộc Đảng Dân Chủ. Tuy DB Trần Thái Văn là người có tên tuổi trong Cộng Đồng nhưng không phải vì vậy ông không có người chê kẻ ghét trong Cộng Đồng cũng như là dòng mạch chính. Thấy được những yếu điểm của Văn nên ông Phạm Xuân Quang cũng đã tuyên bố ra tranh cử. Cuộc tranh cử Vòng Loại giữa hai người cùng Đảng Cộng Hòa sẽ được xây ra vào Tháng 6, 2010. Kẻ thắng sẽ tranh cử với bà Loretta Sanchez vào Tháng 11, 2010.
Phạm Xuân Quang là con của một Trung Tá Không Quân đã từng ở tù CS hàng chục năm. Quang trưởng thành ở Mỹ và là Thiếu Tá Phi Công TQLC từng tham chiến tại Iraq. Quang sau khi giải ngũ đã viết lại cuốn hồi ký về cuộc đời gia đình ông ở Mỹ trong khi người cha mình đang bị tù đầy tại VN, sự xum họp gia đình và rồi tại sao ông lại nhập ngũ đi lính. Cuốn sách vẫn được bán trên Amazon và các tiệm sách Mỹ. Quang hiện thời làm chủ một cơ sở trong Ngành Y Tế.
DB Trần Thái Văn thì nổi tiếng là Người Việt-Mỹ cùng với DB Hubert Võ (Houston, Texas) đã thắng cử vào ghế Dân Biểu Tiểu Bang, chức vụ dân cử cao nhất được Người Việt Tỵ Nạn đạt được lúc bây giờ. Trong gần 6 năm qua, Văn đã được giới truyền thông Mỹ gọi là “Godfather” tức là “Bố Già” của Cộng Đồng Người Việt tại Quận Cam và đàn em của Văn thì được gọi là “ Gang of Seven”, nhóm “Đảng 7 Người”. Đây là sự ám chỉ phe phái của Văn và những trận đánh chính trị chia rẽ Cộng Đồng mà chính Văn đã 2 lần dung sức mạnh của lá thư Dân Biểu Tiểu Bang để tố cáo kẻ thù chính trị của mình là Việt Gian và Thân Cộng.
Để gây quỹ tranh cử cho 2010 chống lại Phạm Xuân Quang và DB Loretta Sanchez, Văn đã đích thân nhờ các người buôn bán giàu có giúp Văn. Trong vòng 4 tháng, Văn đã gây được $250,000. Trong số đó là gần $16,000 của các ông (1) Frank Jao, (2) David Duong, (3) Victor Duong và (4) Hoàng Kiều. Đồng thời nhân viên của ông Hoàng Kiều đã cống hiến khoảng $14,000 cho Văn.
*David Dương và Victor Dương là 2 anh em Người Tàu sinh trưởng tại Việt Nam. Gia đình mở Công Ty Chế Biến các đồ phế thải (recycling), California Waste Solution, tại Oakland. Đây là Công Ty có vốn trên $50 triệu. Khi cựu Thủ Tướng Phan Văn Khải thăm viếng San Francisco vào năm 2005, David Dương và Victor Dương đã ký hợp đồng cùng Thủ Tướng CS trong một buổi tiệc sang trọng. Hợp đồng cho một khoảng đất tại TP Hồ Chí Minh để California Waste Solution mở Công Ty Chế Biến Rác. Victor Dương và David Dương cũng là người bạn thân của cựu Tổng Lãnh Sự Trần Tuấn Anh, con trai của cựu Chủ Tịch Trần Đức Lương, người mà đã đồng ý bán đất Việt Nam cho Trung Quốc.
*Frank Jao là một ông thầu điạ ốc nổi tiếng tại Quận Cam. Ông là chủ shopping mall Phước Lộc Thọ. Ông là nguời Tàu sinh trưởng tại Hải Phòng. Ông đã lập ra hãng V-Home để mang tiền đầu tư từ California về Việt Nam để xây cất nhà apartment cho mướn và một số nhà kho tại Quận 7, TP Hồ Chí Minh. Đặc điểm của Công Ty V-Home không dùng nhân công Việt trong nước mà lại mang nhân công Tàu từ Trung Quốc qua.
*Hoàng Kiều là một người buôn máu lọc cho các nhà thương. Cở sở RAAS của ông đã thành lập lâu năm và ông đã bành trướng qua Tàu. Ông là người được chính phủ CSVN mời đứng ra cùng Tổ Chức Thi Hoa Hậu Miss World cho năm 2010 tại Nha Trang. Ông cũng còn giữ trách nhiệm phổ biến các thương hiệu trong ngành du lịch VN. Tết vừa qua, Hoàng Kiều được UBND TP Hà Nội trao bằng tưởng lục và ông cũng được Chủ Tịch CS Nguyễn Minh Triết đích thân đón tiếp là Khách Danh Dự.
Trong những năm làm Dân Biểu, Trần Thái Văn đã nhiều lần qua Tàu cho công việc và thường hay dẫn các đàn em đi theo nhất là Andy Quách, Dina Nguyễn và Lân Nguyễn.
Vì thế nên không có gì lạ khi thấy Văn chịu ảnh hưởng tài chánh bởi các Tài Phiệt Tàu, nhất là những Người Tàu sinh trưởng tại Việt Nam và nay đã trở thành những Thương Gia đắc lực đang giúp DCSVN cũng cố sức mạnh chính trị và kinh tế.
Tại Hải Ngoại, Người Việt đang để ý tới những chuyện Trung Quốc đang mang 30.000 ngàn Người Tàu qua đất Việt để khai thác các mỏ kim khí mang về Trung Quốc. Không những nước VN sẽ mất tài nguyên nhưng còn bị thảm cảnh phá hoại môi sinh mang tới sự chết đất và nguồn nước uống cho dân sinh. Đồng thời, Tàu đang bành trướng quân sự và đã tuyên bố là vùng biển và các đảo từ Hải Nam xuống các đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc quyền sở hữu của Trung Quốc.
Trong các cuộc tranh cử Liên Bang, các ứng cử viên thường rất chú trọng tới ai họ đi xin tiền vì biết rằng luật chính trị là ai cho mình nhiều tiền là người đó sẽ có ảnh hưởng. Tại Miami, không bao giờ có một người ứng cử viên gốc Cuba nào giám lấy tiền của một thương gia làm ăn với chính phủ Cộng Sản Cuba.
Cách đây ba tuần Trần Thái Văn lại qua Tàu và gần 6 năm trời làm chính trị, Trần Thái Văn không bao giờ lên tiếng trước sự đàn áp của Tàu tại VN. Nhân công VN bị chủ Tàu hảm hiếp làm nô lệ, Tàu đang đánh phá môi sinh VN bằng những đập to lớn trên đầu nguồn sông Hồng, sông Mekong. Và bây giờ là những Con Buôn Tàu đang lạm dụng tài nguyên của Nước Việt để làm giàu cho họ và không cần biết tới chuyện tranh đấu dân chủ công bằng cho Người Dân Việt.
Trong cuộc chống Cộng Sản và chống lai kẻ thù truyền kiếp lúc nào cũng mang ước vọng Diệt Chủng Dân Việt, cuộc tranh cử Dân Biểu Liên Bang Đại Diện Cộng Động sẽ thêm nhiều ý nghĩa. Cộng Đồng nên phản ứng thế như nào khi biết rằng Trần Thái Văn đang lấy tiền của những Người Tàu tuy sinh trưởng tại VN nhưng không nhận họ là Người Việt đang bán chính nghĩa cho DCSVN để làm giàu cho chính họ? Cộng Đồng có nên yêu cầu Văn trả lại tiền cho những con buôn cho DCSVN hay không?
Nguyễn Vinh
Tuesday, March 23, 2010
Chủ chiên HÈN NHÁT Phạm minh Mẫn
Hồng Y Gioan Bautixita Phạm Minh Mẫn. (Hình: giaophanmytho. net)
( Clip đạo đức "CM" trồng người 100 năm)
http://www.youtube. com/watch? v=YAxQw_QV- Hc
(Clip trẻ em VN bán dâm ở Cambodia)
( Nhạc Những thiên Thần trong bóng đêm)
Kính thưa quí vị trưởng thượng,thân hào nhân sỹ và netters !
Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc Việt ,vận nước có lúc thịnh khi suy lắm đau buồn tủi nhục bị ngoại xâm chiếm ngàn năm và thực dân đô hộ trăm năm.Tuy trãi qua bao thời kỳ đau thương đen tối ấy ,có khi vinh lúc nhục mất nước, nhưng chưa có khi nào nền văn hoá,đạo đức và xã hội Việt Nam rơi tận cùng bùn bẩn như ngày hôm nay trong "thiên đường mù XHCN" dưới sự độc tài toàn trị của đảng mafia cs VN.
Sau 35 năm chấm dứt chiến tranh đảng mafia csVN đã và đang sử dụng bạo lực "cách mạng" dùng mũi súng AK-47 đầu lưỡi lê nhọn hoắc
để độc quyền cai trị VN và độc quyền tham nhũng,bán tài nguyên khoáng sản cho quốc tế,khai tác Bauxit Tây Nguyên bất chấp hiểm hoạ bùn đỏ,cho tàu cọng thuê đất ,khai thác rừng bất chấp sự an nguy quốc gia dân tộc,dâng đất biển cho ngoại bang, cúi đầu ,khom lưng đi bằng đầu gối làm thân khuyễn mã cho lũ giặc cướp man rợ biển Đông.
Và 35 năm dưới sự cai trị độc tài,khát máu,ngu dân của đảng mafia cs VN,thế kỷ XXI đại đa số người dân trong nước gần 99% tổng dân số 86 triệu người dân Việt yêu nước Vodka,nước Heinneken,nước Hennessy...v. ..v...hơn yêu nước Việt Nam !!!
Quốc nạn tham nhũng tại Việt Nam đã trở thành căn bệnh ung thư "CANCER" trong giai đoạn cuối không thuốc chữa trị và tham nhũng tại VN đứng hạng ba tại Á Châu.Văn hoá nhậu của người Việt trong nước đặc biệt là giới trẻ kể cả học sinh trung học,sinh viên đại học ngày nay đã trở thành "quốc nạn nhậu".Tuổi trẻ VN hôm nay "nhậu" để quên đi tương lai và đại đa số tuổi trẻ VN thờ ơ lãnh cảm trước những thảm cảnh bất công của xã hội,hèn chí khí.Họ vô cảm trước những hành động đánh đập người dã man của lũ "con cháu ngoan họ Hồ" và quan trọng hơn cả xã hội VN ngày nay vô cảm trước thảm cảnh man rợ thiếu nhân bản, như vụ người quản lý vườn cafe ở Tây Nguyên thả chó bẹc-giê cắn chết một phụ nữ đi nhặt những hạt cafe còn sót lại sau mùa thu hái cafe.Những hành động các "cô" học sinh trung học "cháu ngoan họ Hồ"do đảng mafia csVN trồng người 100 năm, đánh đập người tàn nhẩn,vô cớ trước sự đứng nhìn rất thản nhiên của các học sinh khác và thảm cảnh thả chó bẹc giê cắn chết người quá bất nhân chỉ xảy ra dưới thiên đàng "mù" XHCN .
Ngày nay tại VN có hàng nghìn,hàng vạn phụ nữ Việt sẳn sàng đi bán dâm khắp thế giới và cảnh "chợ"bán người phụ nữ Việt Nam rất man rợ đã xảy ra khắp Đông Nam Á đang diễn ra trong thế kỷ XXI văn minh ,nhân phẩn con cháu bà Triệu-hai bà Trưng còn thua cả đám lục bình trôi gạt ở các sông ngòi ở miền Tây Nam Việt Nam.Thân phận phụ nữ nghèo ở nông thôn Việt Nam còn thua xa thân phận chị Dậu trong tác phẩm Tắt Đèn của Ngô Tất Tố.Các trẻ em nông thôn VN được bán sang các động mãi dâm xứ Tháp Chùa (Cambodia) và có em bé gái 8-10 tuổi(Xin xem trong clip ở trên).Hàng vạn dân oan khiếu kiện VN nhà tan cửa nát không nơi nương tựa,màn trời chiếu đất, ngủ "khách sạn nghìn sao",sống lang thang nơi khu công viên ở Hà Nội, và tại trước nhà quốc hội mafia csVN ở Sài Gòn không xa toà tổng giám mục của ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn,cụ già 70 tuổi làm thân Cò lặng,mò bắt từng con Sò,con Nghêu kiếm hạt cơm,chén cháo nuôi thân già giữa đêm khuya gió lạnh,mưa bão sóng to gió lớn,cụ già 93 tuổi đi xin ăn suốt 33 năm dành dụm chút tiền mọn để mua chiếc "áo" quan tài và hàng vạn trẻ em VN lang thang khắp các thành phố lớn VN : Sài Gòn-Hà Nội-Đà Nẵng-Hải Phòng-Nha Trang-Cần thơ...v...v.. . các em làm đủ nghề bán vé số,đánh
giày,đi ăn xin,bán máu, ngay cả việc bán dâm cho khách làng chơi bịnh hoạn quốc tế để nuôi thân.Hàng triệu người VN hiền hoà,lương thiện thấp cổ bé miệng,nghèo đói sống trong cảnh sáng cháo ,chiều rau tiếng rên la,gào thét,kêu cứu ngất trời cao.Máu của giáo dân Thái Hà-Đồng Chiêm ....đã đổ ra để bảo vệ tài sản giáo hội và đức tin,linh mục Nguyễn Văn Lý gương cao khẩu hiệu :Tự do tôn giáo hay là chết,ngài phải trả một giá khá cao là thân xác linh mục Lý đã phải bị liệt nữa thân người trong ngục tù csVN, thế nhưng ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn vẫn im lặng và bình chân như vại ,"im lặng là vàng"!!!.Ngược lại thì ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn nói rằng...."dù cờ vàng hay cờ đỏ,trước sau tôi vẫn sống rất thoả mái cả mà"....và... "bây giờ thời cọng sản thì tôi làm đến chức Hồng Y,tôi thường đi xuất ngoại làm công tác mục vụ di dân( hay công tác mục vụ kiếm đô la,mỗi chuyến mục vụ sang Hoa Kỳ ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn kiếm hơn vài trăm ngàn đô la xanh,tiền tươi) 'CASH ONLY' và tôi đã đi ra hải ngoại rất nhiều lần"(đó là lời tự thú trong thư ngõ của đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn gởi giáo dân hải ngoại năm 2008).
Hậu sinh chúng tôi lớn lên và trưởng thành dưới mái trường XHCN được dạy rằng phải : " phải tiến lên,giết sạch,uống máu quân thù(quân thù nào đây người miền Nam hay miền Bắc đều là người VN mà),phải đốt sạch,phá sạch tàn dư 'Ngụy',để xây dựng CNXH tiến nhanh lên thiên đường'mù' CNCS....v... ..v....." .Và khi ấy ở VN chúng tôi đi đâu cũng thấy toàn màu đỏ,màu dơ bẩn của cơ thể người phụ nữ phải thải ra ngoài mỗi tháng.Kể từ khi ông HCM nhập cảng đảng cs vào VN theo lệnh của đệ tam quốc tế CS thì xương người VN chất cao hơn núi,máu người VN chảy thành sông,đảng mafia cs VN reo rắc biết bao thương đau,chết chóc ,khổ sầu ,bi thảm cho hàng triệu triệu con dân nước Việt từ ải Nam Quan đến tận muĩ Cà Mau.Sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 hàng triệu người VN phải liều chết vượt biên tìm tự do,hàng trăm ngàn người dân hiền hoà,chất phát,lương thiện đã chết oan trên biển Đông,hàng vạn người chết trong rừng sâu nước độc và hàng ngàn người phụ nữ VN bị hải tặc Thái Lan hãm hiếp,giết chết bỏ xác trôi trên biển cả.
Và hàng trăm ,hàng nghìn nhà sư,linh mục,tu sỹ các tôn giáo bạn phải
cuốn gói đi vào nhà tù nhỏ mệnh danh "địa ngục trần gian",chùa chiền,thánh thất,giáo đường và tài sản của các tôn giáo bị đảng cướp mafia csVN cưỡng đoạt biến thành nơi chứa luá của hợp tác xã,có nơi biến thành cửa hàng ăn uống quốc doanh hay vũ trường ăn chơi "trụy lạc" dành cho lũ giòi bọ cs VN.
Gần 35 năm Mẹ VN mặc áo đỏ(cờ đỏ) đã có quá nhiều quốc nạn và nền văn hoá có hơn 4,000 năm lịch sử đã bị phá huỷ hoàn toàn và chưa bao giờ đạo đức nhân cách,nhân phẩm người VN xuống cấp thảm bại như hiện nay.Trong giáo dục thầy giáo đi hiếp dâm học trò lớp 3 (em gái 10tuổi),thầy hiệu trưởng mua dâm học sinh cấp 2 & 3 (học sinh trung học), nữ sinh viên phải trao "SEX" cùng giáo sư đại học để đạt điểm 5 (điểm 5/10 điểm được lên lớp,theo tiêu chuẩn Đ.H trong nước hiện nay), nền giáo dục là tiền đồ của một quốc gia,dân tộc và nền giáo dục VN hiện nay đã bị thiu chột,què quặt quá nhiều quái đãng không một quốc gia nào trên thế giới sánh bằng,nạn thi cử gian lận,học vị giáo sư,tiến sỹ bị "lạm phát" không một quốc gia nào trên địa cầu này vượt qua mặt VN ta,quốc nạn giáo dục VN hết thuốc chữa vì văn bằng,luận án thạc sỹ,tiến sỹ có thể mua ở tiệm photocopyshop !!!
Tóm lại sau 35 năm Mẹ VN mặc áo đỏ,nhân loại văn minh những ai còn lương tri đều ngao ngán,kinh tởm và "lắc đầu" sợ đất nước VN.
Nên Putini nói :" Lương tâm của con người cũng như mặt trời.Không nên để mất lương tâm,nếu không,bản thân cuộc sống sẽ mất đi ánh sáng" !!!
Thế nhưng ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết :"......lúc Mẹ VN mặc áo đỏ (cờ đỏ),lúc mặc áo lành ,.... vẫn là người Mẹ VN dày công sinh thành,dưỡng dục con dân VN,vẫn là người Mẹ để lại cho dân tộc VN một gia sản vô giá" ngưng trích.......Như ng sự thật không như ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn viết ,mà kể từ khi Mẹ VN mặc áo đỏ thì không để lại cho dân tộc tôi một gia sản "vô giá" như lời ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn ca tụng, mà Mẹ VN để cho dân tộc Việt Nam một gia sản tan hoang,đổ nát từ văn hoá đến giáo dục và làm cho dân tộc VN phải mang nhục mỗi khi công dân nước CH XHCN VN, cầm sổ thông hành"VISA" MADE IN VN đi ra nước ngoài đều bị các cơ quan quan thuế tại các phi trường quốc tế nhìn dưới ánh mắt khinh khi và coi thường .
Quan trọng hơn hết tháng 6 năm 2008 trong văn thư ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn kêu gọi tập thể người Việt tỵ nạn mafia cs VN hãy quên đi "căn cước" tỵ nan cọng sản và miệt thị,mỉa mai quốc kỳ VNCH (cờ Vàng ba sọc đỏ) "chỉ biểu trương một thói đời mang tiếng đối kháng".
Nên ngài Hồng Y Phạm Minh Mẫn đã bị đồng bào tỵ nạn mafia csVN tại Úc Châu xuống đường biểu tình phản đối rầm rộ trong đại hội WYD tại Châu Úc năm 2008 và đồng bào tỵ nạn cs VN tại tiểu bang WASHING,Hoa Kỳ đồng loạt "xuống đường" biểu dương cờ Vàng nên toà giám mục Seattle phải huỷ bỏ sự hiện diện của đức Hồng Y Phạm Minh Mẫn trong buổi lễ mưừng 50 năm linh mục của đức tổng giám mục Al BRUNETT.
Trong thư riêng ngày 20/03 /2010 chú Trần Thế Cung cựu chủ tịch khu hội tù nhân chníh trị Nam Cali,Hoa Kỳ viết:" Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh,chúng ta "xuống đường" biểu dương quốc kỳ VNCH thay cho hàng triệu linh hồn chết oan nghiệt,uất nghẹn,tức tưởi rừng sâu nước độc,trong biển cả và trong các lao tù mafia csVN...." Và người Việt tỵ nạn mafia csVN Nam Cali phải có bổn phận và trách nhiệm bảo vệ quốc kỳ VNCH bằng cách chúng ta phải "xuống đường" giương cao ngọn cờ chính nghĩa quốc gia dân tộc để cho ngài hồng y Phạm Minh Mẫn hiểu rằng tập thể người Việt tỵ nạn mafia csVN không chấp nhận chế độ độc tài toàn trị của đảng csVN tại quốc nội.Và trăm nghìn vạn ngàn,triệu triệu lần không,không,khô ng,không bao giờ chúng ta từ bỏ "căn cước" tỵ nạn mafia cs VN cho nên hàng trăm,hàng nghìn người Việt tỵ nạn mafia csVN chân chính ở Nam Cali dù bận rộn,dù xa xôi,dù cảm,ho bịnh ốm cũng phải cùng nhau,rũ nhau "xuống đường" cùng nhau hát vang..."hàng ngàn cánh tay đưa lên,hàng vạn cánh tay đưa lên" thề bảo vệ quốc kỳ VNCH và cùng đồng thanh hô lớn khẩu hiệu : Việt Nam Cộng Hoà Muôn Năm ! Việt Nam Cộng Hoà muôn năm !Việt Nam Cộng Hoà muôn năm! vào chiều chủ nhật ngày 11 tháng 4 năm 2010 trước khuôn viên trường đại học Long Beach,Nam Cali Hoa Kỳ !!! Mong ước thay .
Trọng kính.
Chiều thứ hai ngày 21/04/2010
Nam Cali vùng tiểu Sài Gòn
Rambo Phạm.
Monday, March 22, 2010
Joseph Cao, Người Cô Đơn
Joseph Cao, Người Cô Đơn
Tôi viết những dòng chữ này khi Luật Sư Cao Quang Ánh, vị Dân Biểu Mỹ gốc Việt đầu tiên, đang gặp rất nhiều khó khăn trong việc gây quỹ cho cuộc chạy đua vào Hạ Nghị Viện Hoa Kỳ tháng 11 sắp tới. Đến nay, chưa thấy những cá nhân hay tổ chức, hội đoàn Người Việt nào đứng ra lập ban vận động, tiếp tay với ông tổ chức những sinh hoạt gây quỹ tranh cử. Đường vào Điện Capitol Nhiệm Kỳ 2 của ông đang thu hẹp dần và xem chừng đang xa dần tầm tay với.
Nhớ lại năm ngoái, khi ông Ánh vừa được đắc cử vào Hạ Nghị Viện Mỹ, Người Việt khắp nơi vô cùng vui mừng và xem đó là một bước ngoặt quan trọng của Cộng Đồng Người Việt Tỵ Nạn tại Mỹ nói riêng và trên thế giới nói chung trong nỗ lực gia nhập vào dòng sinh hoạt chính trị của quốc gia nơi mình chọn làm quê hương thứ hai. Ngày đó, không ít tổ chức Người Việt Tỵ Nạn đã nghĩ ngay tới việc tiếp tay gây quỹ cho ông Ánh để ông có thể tiếp tục bám trụ tại Quốc Hội Mỹ. Thế rồi thời gian qua đi, chỉ chưa tới một năm sau, giờ đây nhiều hội đoàn, tổ chức, thân hữu đã chuyển sang thái độ lạnh nhạt, thậm chí chống đối vị Dân Biểu Người Việt duy nhất trong Quốc Hội Hoa Kỳ từ sau chuyến đi Việt Nam của ông.
Vào cuối năm 2009 khi mà ông Ánh trái lệnh Đảng Cộng Hòa để bỏ phiếu thuận dự luật cải tổ y tế của Tổng Thống Obama, chiều theo nguyện vọng của những cử tri trong khu vực mà ông đại diện. Khi đó, ông Ánh vẫn còn nhận được sự khen ngợi và thán phục của nhiều người, trong đó có những người chỉ một thời gian rất ngắn sau đó quay ra chỉ trích, lên án ông gay gắt.
Ông Ánh bị chống đối vì một số sự kiện và lời phát biểu sau chuyến thăm Lào, Campuchia, Việt Nam và Nhật Bản cùng với 2 đồng viện là Dân Biểu Mike Honda và Dân Biểu Eni Faleomavega vào đầu tháng giêng 2010. Người ta đưa ra tấm ảnh ông Ánh “bị” Thứ Trưởng Ngoại Giao Việt Nam Nguyễn Thanh Sơn “quàng vai bá cổ” để chỉ trích ông, người ta trách rằng ông đã không dùng cơ hội đến Việt Nam trong cương vị Dân Biểu Mỹ để nói lên những lời buộc tội Cộng Sản đanh thép ở giữa Sài Gòn hay Hà Nội, người ta phê phán ông Ánh chịu chấp nhận những điều kiện do Nhà Nước Việt Nam đặt ra để được cấp visa...
Trong cương vị Dân Biểu Hoa Kỳ, đến Việt Nam để thực hiện một số những Công Tác Ngoại Giao Cho Nước Mỹ, chắc chắn ông phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định, phải dùng những ngôn từ có tính “Ngoại Giao”. Nếu một ông Dân Biểu Người Mỹ làm những cộng việc giống y như ông Ánh đã làm khi ở Việt Nam (tiếp xúc với một số giới chức cầm quyền để đặt ra một số yêu cầu về vấn đề nhân quyền...) thì chắc sẽ được Người Việt Nam mình ở Hải Ngoại ủng hộ. Cũng những việc như vậy mà người thực hiện là một ông Việt Nam da vàng mũi tẹt thì lại bị tấn công một cách không thương tiếc! Như vậy thử hỏi có công bằng hay không? Nếu ông Ánh thắt chiếc Cravate có hình Quốc Kỳ Màu Vàng Ba Sọc Đỏ khi gặp các Quan Chức Cộng Sản Việt Nam, nếu ông Ánh tổ chức họp báo tại Sài Gòn và chỉ trích Việt Nam nặng lời. Chỉ cần làm như vậy thôi, khi ra khỏi Việt Nam, “Hoàn Tất Sứ Mạng” là chấm hết thì chắc là sẽ nhận được những tràng pháo tay rôm rả.
Trong chuyến về Việt Nam, ông Ánh đã không thể tiếp xúc với những Chiến Sĩ Dân Chủ vì những giới hạn của Nhà Nước Cộng Sản Việt Nam, thế là bị chỉ trích, bị so sánh với bà Loretta Sanchez. So sánh làm sao được khi hai người đến Việt Nam trong hai tư thế khác nhau, với sứ mệnh khác nhau. Vả lại, chuyện gặp gỡ những Chiến Sĩ Dân Chủ hay không, không quan trọng bằng làm được gì cho họ. Nếu chỉ gặp để lập thành tích rằng “tôi có gặp các nhà đối kháng”, rồi sau đó đâu lại vào đấy thì cũng vô ích. Ở đây, xin được nói ngay là tôi không hề chỉ trích bà Dân Biểu Sanchez. Trái lại, tôi vô cùng ngưỡng mộ và tri ân bà về những đấu tranh không mệt mỏi cho Công Cuộc Dân Chủ Hóa Việt Nam. Tôi chỉ muốn trình bày những lý lẽ để trả lời những sự chỉ trích nhắm vào Dân Biểu Cao Quang Ánh.
Bên cạnh đó, có những lời phát biểu của ông Ánh cũng bị chống đối dữ dội, điển hình là những lời phát biểu:
1- “Người dân có nhiều quyền tự do hơn trước đây trong việc làm ăn buôn bán miễn là không dính gì đến chính trị.”
2- ”Nói chung người dân Việt Nam ngày hôm nay có tự do thờ phượng nhưng không có tự do tôn giáo. “Chính quyền” để yên cho những ai chỉ đi nhà thờ hay nhà chùa để lễ bái, cầu nguyện. Còn những ai đòi quyền độc lập cho giáo hội, muốn hoạt động tôn giáo, thực hiện công tác xã hội, mở trường, mở bệnh viện, bảo vệ tài sản của cơ sở tôn giáo… đều bị đàn áp nặng nề...”
3- “Tôi cố gắng tạo cơ hội để một lớp người trẻ được đào tạo theo tinh thần dân chủ của Hoa Kỳ, có kỹ năng cao về hoạt động tổ chức, và có đạo đức. Họ là những hạt mầm của xã hội dân sự tương lai. Do đó tôi chủ trương tạo điều kiện để các thành viên ưu tú của dân tộc Việt Nam được “tiếp cận” hệ thống giáo dục Hoa Kỳ.”
Hình như những người chỉ trích ông Ánh muốn ông ấy LUÔN LUÔN bôi đen hình ảnh của Cộng Sản Việt Nam bất chấp sự thật thế nào. Xin nhớ cho rằng ông Ánh xuất thân là một thầy tu, xin nhớ cho rằng ông Ánh đang là Dân Biểu Liên Bang, những điều ông Ánh phát biểu, người ta (cả bạn lẫn thù) đều có thể kiểm chứng và chất vấn ông sau này nếu nó chỉ là “phân nửa sự thật”...
Về 2 ý thứ nhất và thứ hai: Xét ra, “cầm quyền” Việt Nam hôm nay chỉ chú tâm vơ vét. Người dân có thể làm hầu như mọi việc giống như ở các xứ tây phương (thậm chí còn làm được các việc mà tại các xứ tự do bị cấm, thí dụ như phá hoại môi sinh, thả chó cắn chết người...), miễn là đừng đặt vấn đề về sự cai trị độc quyền của Đảng Cộng Sản, để yên cho họ tha hồ buôn dân bán nước, vơ vét cho đầy cái túi tham không đáy của họ cùng với gia tộc và tay sai của họ. Như vậy, ông Ánh bảo Cộng Sản cho làm mọi thứ, ngoại trừ chính trị là không sai. Chính vì sự cấm đoán đó mà chúng ta phải tranh đấu: Đòi tự do dân chủ là gì nếu không phải là yêu cầu Cộng Sản để cho người dân được tư do lập chính đảng, tham gia sinh hoạt chính trị bình đẳng với Đảng Cộng Sản, là đòi hỏi Cộng Sản để người dân có quyền thành lập các phương tiện truyền thông và qua đó đặt vấn đề với nhà cầm quyền về những sự bất công, bất hợp lý trong mọi lãnh vực, đặc biệt là trong chính trị v.v..
Còn về ý thứ 3, đó cũng chẳng phải là sáng kiến mới mẻ gì. Chính Liên Hiệp Quốc cũng chủ trương “Giáo dục là phương tiện hữu hiệu nhất để chống lại độc tài, áp bức, bất công và nghèo đói”. Cũng trong ý đó, Nhà thơ Nguyễn Chí Thiện đã viết:
“Nếu nhân loại mọi người đều biết.
Cộng Sản là gì, tự nó sẽ tan đi
Thứ sinh thành từ ấu trĩ ngu si
Sự hiểu biết sẽ là mồ hủy diệt”
Thế Lực Đỏ (1973)
Cứ cho là ông Ánh phát biểu sai, khi đã là ý kiến của một người thì nó có thể đúng, có thể sai, đó là điều bình thường. Thái độ trưởng thành và có thiện chí là đối thoại, thuyết phục chứ không phải thóa mạ, chống báng hay đặt điều bôi xấu. Trong buổi họp báo của ông hôm 13/1/2010, trong số những người đặt câu hỏi, tôi đã nghe được những giọng hằn học, xoi mói, sẵn sàng gây sự chứ không phải cái thái độ của những người có thiện chí muốn tìm hiểu hay muốn xây dựng.
Rất nhiều Người Việt mình có một đặc tính khá đặc biệt: Cũng chống độc tài Cộng Sản, cũng đòi hỏi dân chủ cho Việt Nam nhưng hễ ai đó có cách đấu tranh khác với mình thì lập tức bị “dị ứng” và tìm cách lên án, chống phá. Có khi bôi nhọ, hành hung. Xin đơn cử một thí dụ: Bây giờ, ai cũng công nhận rằng đấu tranh bất bạo đông là con đường duy nhất để Dân Chủ Hóa Việt Nam. Cách nay hơn 20 năm, khi Khối Cộng Sản chưa bị sụp đổ, nếu ai đó có viễn kiến, hô hào đấu tranh bất bạo động, vận động đòi Cộng Sản chấp nhận cho lập đảng đối lập, chắc chắn sẽ bị chụp ngay cái mũ Cộng Sản hay chí ít cũng là cò mồi để chia ghế với Cộng Sản.
Những Phương Pháp Cổ Điển mà Người Việt Tự Do đã làm 35 năm nay như Biểu Tình, Tuyệt Thực, Kháng Thư, Tuyên Cáo... dường như tác dụng của nó không được như chúng ta mong muốn. 35 năm qua rồi, Cộng Sản Việt Nam vẫn còn đó bên cạnh 3 nước Cộng Sản cuối cùng. Ngay cả trong những thời điểm lịch sử vô cùng thuận tiện để thực hiện một cuộc thay đổi, khi kẻ thù bơ vơ, mất phương hướng, không còn hậu thuẫn, thì than ôi, chúng ta không thể thực hiện một cuộc khởi động. Tôi không hề chống những cuộc biểu tình để nói lên lập trường, tôi chỉ muốn nói rằng đấu tranh có nhiều phương pháp và không ai được phép giành độc quyền chân lý. Dân chủ là chấp nhận khác biệt. Bao lâu còn có những người hay tổ chức chủ trương độc quyền chân lý thì khó mà có thể nói chuyện hợp tác, và nếu không hợp tác được với nhau thì làm sao đạt được mục đích chung trước một kẻ thù gian xảo, mưu mô và phương tiện dồi dào hơn chúng ta bội phần.
Ba Lan may mắn hơn Việt Nam vì không có một Cộng Đồng phức tạp. Quả thật, nếu Ba Lan cũng phức tạp như Việt Nam mình thì khi ông Walechsa và Công Đoàn Đoàn Kết chấp nhận những thiệt thòi, chịu lép vế lúc bắt đầu cuộc tuyển cứ với Đảng Cộng Sản cầm quyền, chắc là sẽ nhận lấy những lời thóa mạ không thương tiếc của những người cùng chiến tuyến là “cò mồi”, “chia ghế”... Và, biết đâu, vì vậy mà tiến trình dân chủ hóa Ba Lan bị chậm lại và không thành.
Trong Chương Trình Café Wifi của Đài RFA mới đây, có một bạn du học sinh trẻ phát biểu một câu thế này: “Truyền thông ở trong nước thì nói cái gì Đảng và Nhà Nước làm cũng tốt hết, còn truyền thông ở Hải Ngoại thì bất cứ cái gì của Nhà Nước Việt Nam làm cũng đều xấu cả...”. Quả vậy, ở trong nước ai dám nói rằng việc Đảng làm không tốt là “mệt” ngay. Còn ở ngoài này ông Ánh mới phát biểu như vậy là đã bị tấn công “tối tăm mặt mũi”. Xem ra, cách hành xử của những người chống ông Ánh có cái gì hơi giống với những kẻ mà chính họ chống đối nhân danh dân chủ, tự do, nhân quyền.
Nếu mai đây, có ai đó đứng ra tổ chức gây quỹ tranh cử cho DB Ánh, chắc rằng sẽ có những người đứng ra tổ chức biểu tình chống đối hay phá hoại bằng những cách thức khác. Những người ấy có thể vì thiếu thông tin, hay vì nông nổi nên chống phá. Bên cạnh đó, thế nào cũng có những người nhận được chỉ thị của “trên” để chống phá, không cho ông Ánh còn hiện diện trong Cơ Quan Lập Pháp cao nhất của nước Hoa Kỳ. Loại ông Ánh khỏi Quốc Hội Mỹ là điều Cộng Sản Việt Nam vô cùng mong muốn và quyết tâm thực hiện.
Ở Nghị Hội Âu Châu, đại diện cho nước Pháp cũng có một Nghị Sĩ Người Việt Nam, ông Hoàng Ngọc Liêm, sinh năm 1964 tại Sàigòn. Có ai nghe nói về vị Nghị Sĩ Âu Châu gốc Việt này không? Chắc là không, hoặc rất ít, vì ông Liêm chỉ làm những công việc thông thường của một vị dân cử trong Quốc Hội Âu Châu, và không làm gì đặc biệt liên quan đến Việt Nam để được Cộng Đồng Việt Nam Hải Ngoại biết đến. Xét cho cùng, ông Liêm không làm điều gì sai, ông làm việc cho nước Pháp, cho cử tri Pháp đã tín nhiệm đảng của ông. Nếu một ngày nào đó ông Ánh nhủ lòng rằng: “Làm việc cho Người Việt Nam phức tạp và phiền toái quá, thôi thì mình trở về với cương vị một Dân Biểu Liên Bang Hoa Kỳ bình thường cho khoẻ” thì kẻ thiệt thòi không phải là những người chống đối ông hôm nay mà chính là những người dân trong nước đang bị bịt miệng, chèn ép và tước đoạt quyền làm người.
Xin hãy bình tâm nhìn lại những gì ông Ánh đã làm được từ ngày bước chân vào Điện Capitol để thấy rằng: Trong khả năng, điều kiện của mình, ông luôn nỗ lực trong việc tìm sự ủng hộ của chính giới Hoa Kỳ đối với cuộc đấu tranh cho một Việt Nam Tự Do Dân Chủ. Nói gì thì nói, chưa ai dám lấy Nón Cối chụp lên đầu ông Ánh. Không ai phủ nhận rằng ông Ánh cũng mong muốn và nỗ lực vận động cho nước Việt Nam có dân chủ, dân Việt Nam được tự do, Người Việt Nam được sống như những con người, không bị cường quyền chà đạp, không bị thế giới khinh khi. Không ai có thể chối cãi rằng tiếng nói của những người như ông Ánh trong Diễn Đàn Quốc Hội Mỹ là thuận tiện và vô cùng cần thiết cho Tiến Trình Dân Chủ Hóa Việt Nam. Một chữ ký của ông Ánh trong cương vị Dân Biểu Hoa Kỳ có giá trị hơn cả chục ngàn chữ ký của những người tầm thường như bạn, như tôi ký trên những bản thỉnh nguyện thư. Một lời phát biểu của ông trước Diễn Đàn Quốc Hội Hoa Kỳ có trọng lượng hơn hàng chục Cuộc Biểu Tình, hàng trăm Bản Tuyên Cáo... Bởi vậy, nếu ông Cao Quang Ánh không còn trong Quốc Hội Mỹ nữa, thì đối tượng chịu thiệt thòi nhất chính là Công Cuộc Đấu Tranh để giành lấy quyền làm người cho dân Việt Nam, giành tự do dân chủ cho đất nước Việt Nam. Loại ông Cao Quang Ánh khỏi trong Quốc Hội Mỹ, kẻ vui mừng nhất không ai khác hơn là Tập Đoàn Cộng Sản Việt Nam, những kẻ tàn ác với dân, ươn hèn với giặc.
Kim Nguyên (VQ Bỉ) Brussels, ngày 19/03/2010
Địa ngục trần gian dưới chế độ Việt gian CSVN
Để sống qua ngày, bà cụ phải đi ăn xin suốt 33 năm, thế mà vẫn bị kẻ vô lương lừa lấy mất chút tiền còm cõi cụ dành mua quan tài cho chính mình.
Đến chợ, mệ tìm một góc khuất rồi ai cho thì cho không thì thôi, không bao giờ kèo nài, năn nỉ.
Đã sống cùng cô đơn, khổ đau và bệnh tật qua hai thế kỷ, từng nếm trải đủ sự khốc liệt của chiến tranh, sự hà khắc của tư tưởng phong kiến, sự đau đớn của một người mẹ mất con, giờ đây khi đã vào cái tuổi 93 tưởng như mệ (bà) Nậy đã bị thời gian làm cho quên lãng bao đau khổ của một kiếp người nhưng giờ mệ vẫn sống, vẫn miệt mài lao động bằng chính sức của mình và vẫn nhớ những chuyện đã qua. Tiếp chuyện phóng viên trong căn nhà tình nghĩa, mệ đã kể chuyện đời mình.
Nghiệt ngã số phận “người mẹ sát con”
Vào khu phố 11, thị trấn Gio Linh, tỉnh Quảng Trị hỏi “mụ Nậy xin ăn” ai cũng biết và chỉ ngay về phía cuối làng, nơi có căn nhà của mệ.
Hằng ngày mệ đi từ sáng sớm, con đường người bình thường chỉ đi khoảng 15 phút có khi mệ phải hai ba tiếng mới đến được chợ
Mệ sinh năm 1917, trong một gia đình nông dân có 6 anh chị em. 93 tuổi, mệ vẫn còn nhớ tên từng người. Mệ đọc cho tôi nghe: Nguyễn Thị Cựu, Nguyễn Thị Ngoan, Nguyễn Hữu Cận, Nguyễn Thị Nậy, Nguyễn Thị Đĩu, Nguyễn Thị Lộc.
Mệ nhớ rõ cả những kỷ niệm mà mấy anh em sống cùng nhau thời chăn trâu, cắt cỏ. “Ngày đó trong sáu anh chị em thì chỉ một mình người trai kế của mệ, Nguyễn Hữu Cận, là được bố mẹ cho đi học. Còn con gái ngày đó phải ở nhà”, mệ cho biết.
Nhưng chiến tranh loạn lạc làm ly tán cả, giờ đây chỉ còn cụ Đĩu (em gái của mệ) là còn sống nhưng cũng đã 90 tuổi. Thế nhưng hai chị em lại khắc tính nhau nên chẳng mấy khi gặp nhau. Còn những người khác chết cả và chết năm nào mệ cũng không rõ.
Mệ nhớ lại: “Mệ lấy chồng từ năm 22 tuổi, hồi đó mệ cũng thuộc vào hạng hoa khôi trong làng nên bố mẹ gã mệ cho một anh thợ bá công (thợ sữa chữa xe máy, xe đạp, máy chữ) có của ăn của để làng bên. Cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”.
Hai vợ chồng sống hòa thuận cho đến năm 23 tuổi thì mệ sinh đứa con đầu lòng kháu khỉnh. Nhưng đứa con chỉ sống được mấy tháng thì chết. Hai năm sau mệ lại sinh lần thứ hai và lần này sinh đôi, hai đứa con sinh ra cũng bụ bẫm đẹp đẽ nhưng cũng chẳng sống được quá 1 năm. “Từ đó mẹ chồng và chồng quy cho mệ tội sát con. Chồng đánh đập, mẹ chồng hắt hủi nhưng mệ vẫn nhẫn nhịn”, mẹ kể mà đôi mắt mờ đục vẫn còn ngấn lệ. Và cũng từ đó, hạnh phúc chẳng bao giờ đến với mệ nữa.
Mười ba năm sau ngày mệ lấy chồng, mệ dứt áo ra đi khi nghĩ mình đã trọn tình với chồng và hai người con. Hơn 10 năm làm dâu, mệ trở về quê làm ruộng với hai bàn tay trắng.
Góp nhặt tiền chuẩn bị cho... ngày chết
Mệ cho biết từ nhỏ đến lớn mệ chưa biết đến bệnh viện là gì. Cả cuộc đời sống cực khổ đạm bạc nhưng đau ốm mệ cũng chưa từng. Thế rồi tai họa cũng đã đến. Mệ nhớ lại: “Rời nhà chồng về làm ruộng được mấy năm thì khoảng năm 56 tuổi, bỗng dưng mệ bị lòa cả hai mắt và mấy năm sau thì mù hẳn. Mệ bắt đầu ăn xin từ đó. Mấy năm sau có đoàn từ thiện về mệ mới đi chữa được mắt nhưng chỉ sáng mỗi một con. Tuổi đã già sức yếu, mệ vẫn tiếp tục sống nhờ những tấm lòng hảo tâm. Nhưng số phận vẫn chưa buông tha cho mệ, năm 70 tuổi mệ bị liệt nửa người”.
Cô Trần Thị Thương - người vẫn thường bán cá cho mệ ở chợ Cầu (Gio Linh - Quảng Trị) nói: “Hằng ngày cụ vẫn mua cá ở chỗ tôi, mua thì cụ trả tiền, mình cho tiền thì lấy nhưng cụ đã mua là cụ trả”.
Một ngày từ nhà mệ ra đến chợ người bình thường đi không quá 15 phút nhưng mệ đi có khi hơn 2 tiếng. “Trời nắng cũng như trời mưa chẳng ai dám chở mệ cả, tuổi già sức yếu lỡ may ngã ai chịu”, mệ tỏ ra rất minh mẫn.
Như ngày hôm nay, mệ xin được 14.000 đồng và về nhà dù còn khá sớm. Mệ bảo chỉ xin chừng ấy là đủ rồi, mệ không muốn xin nhiều hơn. Mệ giải thích: “14.000 đồng này, mệ ăn 3.000 đồng, 1.000 đồng để mua nước, còn 10.000 đồng mệ để dành lại… mua hòm (tức quan tài). Mệ đã gửi bên Hội bảo thọ một triệu tiền hòm rồi. Hiện mệ phải để dành thêm 2 triệu nữa là 3 triệu cộng với thuê một chuyến xe 500 nghìn là đủ đưa mệ… đi. Mệ không muốn phiền ai cả”.
Mệ kể: “Mỗi ngày mệ ăn một nắm rưỡi gạo chia làm ba bữa: trưa, tối và sáng ngày hôm sau. Thức ăn cũng đơn giản chỉ là vài cọng rau kiếm trong vườn nhà và 2.000 đồng tiền mua cá. Mùa đông thì mệ mua một chai nước mắm vài nghìn rồi ăn dần”.
Mệ cười khi nói lên bí quyết mà ông trời cho mình sống lâu là không ăn thịt, ăn nhiều rau và điều quan trọng là phải luôn lạc quan yêu đời. Mệ thường tụng kinh niệm phật và không để những điều xấu xa lọt vào tâm. “Mệ ra chợ xin ăn nhưng ai cho thì mệ lấy, họ cho mệ 1.000 đồng, nếu gặp người khó khăn mệ sẵn sàng giúp người ta”, mệ nói.
Hằng ngày ở nhà một mình mệ chỉ biết ngóng ra cửa xem có ai tới nói chuyện cùng.
Ít ai biết rằng, ngay cả cụ già sống bằng nghề ăn xin như mệ mà cũng từng bị kẻ gian đang tâm trộm cắp. Kể lại lần mất tiền lớn nhất vừa mới xảy ra, mệ không hối tiếc tiền mà tiếc cho hành động của kẻ trộm: “Có đứa con gái nó giả vờ ôm mệ rồi luồn tay lấy mất một triệu tiền hòm của mệ. Mấy ngày sau thì nó bị ngã tốn mất năm triệu tiền thuốc. Ở đời cái gì cũng có nhân quả. Sống tốt thì sẽ thanh thản còn trộm cắp hay gian dối thế nào cũng có ngày bị quả báo”.
Hằng ngày mệ vẫn thường tụng kinh niệm phật, mệ nói có là cách để chuộc lỗi ở kiếp trước. “Nhưng quan trọng hơn việc làm này sẽ giúp mệ có một trí tuệ minh mẫn và con mắt sáng cho đến ngày chết”, mệ nói và ánh mắt mờ đục vẫn ánh lên niềm lạc quan, hy vọng.
Nexus Technologies - "Khúc ruột thân thương"
Tai vạ cho “khúc ruột yêu thương”
Friday, March 19, 2010
Người Không Nhận Tội
1.
Tôi biết anh khi cùng đến trình diện “ học tập ” tại trường Pétrus Ký ngày 24 tháng 6 năm 1975. Anh sinh năm 1942, tốt nghiệp khóa 1 Chánh Trị Kinh Doanh Đà Lạt. Sau khi ra trường anh bị động viên khóa 9/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, rồi được biệt phái làm việc ở Kỹ Thương Ngân Hàng, tức Ngân hàng Quân Đội ở đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn. Anh là một thanh niên khỏe mạnh, to cao, chưa lập gia đình. Vì cận thị nên lúc nào cũng mang kính trắng. Trông anh ai cũng dễ nhận ra anh là một trí thức giàu tiềm năng, nhiều nghị lực. Anh có người chú ruột là kỹ sư làm bộ trưởng bộ công nghiệp nhẹ của chế độ Cộng Sản Bắc Việt. Sở dĩ tôi biết nhiều về anh là do khi bị đưa vào trại tập trung ở Thành Ông Năm , Hốc Môn, cũng như khi ra Phú Quốc tôi lúc nào cũng được “ biên chế ” cùng tổ , đội với anh, chỗ nằm cũng sát bên anh, vì người ta căn cứ theo thứ tự A, B, C của tên mỗi người khi lập danh sách. Tên anh rất lạ và dễ nhớ : Kha Tư Giáo.
Khi mới vào trại tập trung, ngoài giờ lao động khổ nhọc, các “ cải tạo viên “ còn phải học mười (10) bài chánh trị. Sau mỗi bài học là những buổi thảo luận trong tổ, đội. Mỗi ngưởi phải viết “ bài thu họach ” những gì mình “ tiếp thu ” được sau những bài giảng của cán bộ tuyên truyền, được gọi là giáo viên. Sau bài học đầu tiên đề tài thảo luận đưa ra là mọi người phải “ liên hệ bản thân ”, xác định mình là người có tội với nhân dân, với “ cách mạng ”. Người cầm súng thì giết bao nhiêu cách mạng trong từng trận đánh. Bác sĩ thì chữa trị cho binh sĩ lành bệnh để đánh phá cách mạng như thế nào. Người làm ngân hàng ( như tôi và anh Kha Tư Giáo ) thì có tội phục vụ cho nền tài chánh, dùng tiền nuôi dưỡng chiến tranh. Cảnh sát thì đàn áp nhân dân ra làm sao, vân vân…Trại của chúng tôi đa số là sĩ quan biệt phái. Họ nói biệt phái là phái làm công tác đặc biệt. Thí dụ giáo viên biệt phái là những người lãnh lương hai đầu, một bên là quân đội, một bên là giáo dục, được phái về dạy học để đánh rớt học sinh, buộc học sinh phải đi lính, biệt phái ngân hàng là sĩ quan được đưa về làm công tác ngân hàng, kiếm thêm thu nhập cho người lính để có thêm sức cầm súng. Do đó, sĩ quan biệt phái là những người có tội rất nặng với cách mạng và nhân dân hơn những người khác. Anh KTG thì cho rằng anh và các bạn anh không ai là người có tội. Các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hòa cầm súng chống lại bộ đội Bắc Việt và quân nằm vùng là để tự vệ mà không hề chống lại nhân dân, đồng bào ruột thịt trong Nam cũng như ngoài Bắc. Riêng bản thân anh, sanh ra và lớn lên ở miền Nam, học hành và làm công tác chuyên môn ngân hàng để sống và phục vụ cho đất nước thì sao gọi là có tội. Lập trường anh Giáo không đáp ứng yêu cầu của Việt Cộng. Đó là tấn thảm kịch của anh. Anh bị bắt làm kiểm điểm liên tục còn những người khác thì cũng bị bắt phải “ giúp đỡ ” anh nhìn thấy được tội lỗi của mình để được cách mạng và nhân dân khoan hồng. Càng kiểm điểm anh càng thấy mình là người vô tội. Bài viết lúc đầu thì dài, về sau chỉ còn bốn chữ thật to chiếm hết trang giấy : TÔI KHÔNG CÓ TỘI. Việt Cộng hỏi, anh trả lời những gì cần phải nói anh nói hết rồi. Bạn bè trong đội thấy anh giữ lập trường như thế thì rất nguy hiểm cho anh mà bạn bè cũng khổ. Vì sau giờ lao động cực nhọc đáng lẽ được nghỉ ngơi, lại phải ngồi kiểm điểm với anh đến mỏi mệt, chán chường. Nhiều người trách anh sao không biết “ nín thở qua sông ”, họ khuyên anh cứ viết đại vào giấy là mình có tội một cách chung chung, miễn là thực tế không làm gì hại nước, hại dân là được. Anh bảo như vậy là mắc lừa Cộng Sản và lương tâm không cho phép.
Khi tất cả cán bộ ở trại đều bất lực thì cán bộ cao cấp từ Sài Gòn được cử xuống. Những người này tỏ ta có tay nghề hơn. Nghe đâu là sư trưởng VĐG từng là thành viên của phái đoàn đàm phán Bắc Việt tham dự hội nghị Paris năm 1973, cùng với một đại tá chánh ủy sư đoàn ( ?). Họ không trấn áp anh mà tỏ ra lắng nghe và chịu đối thọai. Anh Giáo đã chứng tỏ bản lĩnh của mình bằng những câu hỏi đặt ra mà họ không trả lời được. Ngược lại, anh còn phản công, vạch trần tội ác của họ. Từ vai một người tù, một tội nhân anh trờ thành một công tố viên trước tòa, luận tội Việt Cộng. Bằng một giọng đầm ấm và trầm tĩnh, anh Giáo nói :
- Chúng tôi là những người sanh ra và lớn lên ở miền Nam . Nhờ hạt gạo của đồng bào miền Nam nuôi lớn và trưởng thành từ nền văn hóa và giáo dục khoa học, nhân bản và khai phóng. Chúng tôi có lý tưởng của chúng tôi cũng như các anh có lý tưởng của các anh. Lý tưởng của các anh là dùng bạo lực để lật đổ chánh phủ hợp hiến, hợp pháp Việt Nam Cộng Hòa để bành trướng chủ nghĩa Cộng sản. Lý tưởng của chúng tôi là bảo vệ Tự Do, Dân Chủ. Các anh từ miền Bắc vào xâm lăng miền Nam , buộc lòng dân quân miền Nam phải cầm súng tự vệ. Chúng tôi có câu “ giặc đến nhà đàn bà phải đánh”. Chẳng lẽ một công dân cầm súng chống lại kẻ thù để bảo vệ bà con mình, gia đình mình, tổ quốc mình thì có tội ?
Hai cán bộ Việt Cộng im lặng, chỉ gật gật cái đầu. Một lúc sau, viên đại tá chính ủy lên tiếng :
- Các anh chỉ là tay sai đế quốc Mỹ. Ở đâu có Mỹ, có bom đạn Mỹ thì chúng tôi đánh. Đất nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một…
Anh Giáo ngắt lời :
- Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý đó không bao giờ thay đổi, chớ gì ? Các anh chỉ biết lặp lại mà không biết gì về quốc tế công pháp. Tôi nhắc lại, hiệp định Genève năm 1954 mà các anh đã ký ngày 20/7/1954 quy định từ vĩ tuyến 17 trở ra là nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, từ vĩ tuyến 17 trở vào là nước Việt Nam Cộng Hòa của chúng tôi, được Liên Hiệp Quốc và quốc tế công nhận
Tên sư trưởng phản ứng :
- Các anh là công cụ Đế quốc Mỹ âm mưu chia cắt vĩnh viễn đất nước. Còn chúng tôi đánh Mỹ là để thống nhất đất nước, mang lại Độc Lập cho Tổ Quốc, Tự Do, Hạnh Phúc cho đồng bào.
Anh KTG :
- Nên nhớ, các anh mới là người âm mưu cùng thực dân Pháp chia cắt đất nước bằng hiệp định Genève năm 1954. Chúng tôi không hề ký vào hiệp định đó. Đồng minh chúng tôi không phải chỉ có Mỹ mà có Đại Hàn, Phi Luật Tân, Tân Tây Lan, Úc Đại Lợi và tất cả quốc gia yêu chuộng hòa bình trên thế giới. Các anh mới là tay sai Liên Xô và Trung Cộng. Chủ nghĩa Cộng Sản chủ trương bành trướng, xâm lược, nhuộm đỏ toàn thế giới chớ không riêng gì Việt Nam.
Tên sư trưởng :
- Người Cộng Sản làm cách mạng là để giải phóng các dân tộc khỏi áp bức, bóc lột mà đầu sỏ là đế quốc Mỹ để mang lại công bằng xã hội, ấm no, hạnh phúc cho mọi người.
- Tôi thiết nghĩ những người cần được giải phóng là nhân dân miền Bắc đang thiếu Tự Do, Dân Chủ, đang sống đời lầm than cơ cực. Chúng tôi không cần các anh giải phóng.
Bất ngờ, tên đại tá chánh ủy đập tay xuống bàn cái rầm. Ly nước trước mặt hắn ngã đổ tung tóe :
- Quân phản động !
Anh KTG vẫn giữ điềm tĩnh và im lặng. Thời gian trôi qua nặng nề. Tên sư trưởng dịu giọng :
- Các anh ôm chân đế quốc, bị đầu độc bởi vật chất xa hoa và văn hóa đồi trụy của chủ nghĩa tư bản thối tha nên không nhìn thấy tội lỗi của mình.
Bằng một giọng ôn tồn mà cương quyết, anh Giáo trả lời :
- Chúng tôi là người Việt quốc gia, không theo chủ nghĩa nào cả. Chủ nghĩa chỉ là lý thuyết, là giáo điều do con người đặt ra để phục vụ cho những mục tiêu chánh trị nhất định trong một giai đọan lịch sử nhất định. Đến lúc nào đó nó sẽ bị đào thải do không theo kịp sự tiến hóa không ngừng của xã hội. Còn chủ nghĩa Cộng Sản chỉ là chủ nghĩa ngoại lai, duy vật và sai lầm khi chủ trương vô gia đình, vô tôn giáo, vô tổ quốc, đi ngược lại bản chất con người, ngược lại truyền thống duy tâm , trọng đạo và nền văn hóa cổ truyền của người Việt. Nó quá tàn nhẫn và sai lầm khi chủ trương đấu tranh giai cấp bằng chuyên chính vô sản. Tôi cho rằng nó sẽ không tồn tại lâu dài.
Thấy hai tên Việt Cộng vẫn im lặng, anh Giáo nói tiếp :
- Trong thời gian Tết Mậu Thân năm 1968 các anh đã đồng ý hưu chiến để đồng bào an tâm vui đón ba ngày lễ cổ truyền của dân tộc. Vậy mà các anh lại tấn công vào các đô thị miền Nam , gieo rắc kinh hoàng, chết chóc cho người dân vô tội. Khi các anh rút lui khỏi Huế lại nhẫn tâm sát hại, chôn sống hàng ngàn dân lành. Các anh ký hiệp định Paris năm 1973 để chấm dứt chiến tranh và lập lại hòa bình ở Việt Nam . Lúc nào các anh cũng giương cao ngọn cờ chống Mỹ cứu nước như chánh nghĩa đấu tranh của mình, nhưng khi Mỹ rút đi rồi thì các anh dốc toàn lực đánh chiếm miền Nam . Vậy mà các anh nói được là hòa bình, hòa giải dân tộc !
Nói tới đây anh Giáo ngừng lại trong giây phút, rồi bất ngờ anh chỉ tay về phía hai cán bộ Việt Cộng :
- Vậy thì giữa chúng tôi và các anh, ai mới là người có tội ?
Bấy giờ thì hai tên Việt Cộng giận run, nét mặt đanh lại, xám ngắt. Chúng không trả lời câu hỏi của anh Giáo mà đuổi anh ra khỏi phòng.
Bằng đủ mọi cách đấu tranh buộc anh Giáo nhận tội không kết quả, bọn Việt Cộng để cho phong trào lắng xuống. Ai cũng hồi hộp, lo lắng, không biết điều gì sẽ xảy đến cho anh KTG. Việt Cộng có thể mang anh ra bắn công khai về tội phản động như họ đã từng làm ở trại này mà anh Giáo cũng như mọi người trong trại đều biết. Thời gian này anh Giáo cho biết các em của anh đi học tập cùng đợt đã được ông chú bảo lãnh về hết, trong đó có người em ở trại kế bên, chỉ cách nhau một hàng rào dây thép gai. Ngày hai anh em chia tay nhau bên hàng rào, anh Giáo dặn em hãy về lo cho mẹ và gia đình và đừng lo gì cho anh, chắc là lâu lắm anh mới được về. Phần anh vẫn vui vẻ sống cùng anh em với tinh thần bình thản, một đôi khi còn tiếu lâm, khôi hài nữa. Anh thường hay hát những bài như Hà Nội, Niềm tin và Hy vọng, Anh lính quân bưu vui tính…Tôi hỏi sao không hát những bản nhạc của mình, anh nói hãy cố giữ nội quy của họ để họ không nói được mình. Anh Giáo là thế, lúc nào cũng tự trọng. Mười bài học chánh trị rồi cũng qua. Chúng tôi có nhiều giờ rảnh hơn vì lúc này không còn phải ngồi hàng giờ để thảo luận và “ giúp đỡ ” anh Giáo nữa. Nghĩ lại,Việt Cộng dùng từ cũng ngộ, như từ “giúp đỡ ” được dùng trong trường hợp này. Chúng tôi xét thấy chẳng có ai đủ tư cách để giúp đỡ anh Giáo, ngược lại rất nể trọng anh và được anh giúp đỡ rất nhiều .
Vào những buổi chiều sau khi cơm nước xong, anh và tôi thường hay đi bách bộ dưới tàng những cây sứ có hoa màu trắng, tỏa hương thơm ngát. Chúng tôi thường trao đổi với nhau về chuyện ngân hàng và những vấn đề mà cả hai cùng quan tâm.Thấy anh nhặt rất nhiều bông sứ, tôi hỏi :
- Chi vậy ?
- Mai mốt về tặng người yêu- Anh trả lời.
- Chắc là cô bạn rất thích hoa này ?
- Vì nó trắng tinh khiết và thơm dịu dàng.
- Sợ tới chừng đó nó sẽ phai màu đi – Tôi e ngại.
- Không sao. Dù hoa có phai màu nhưng chắc sẽ giữ được tình cảm của mình trong đó !
- Anh lãng mạn quá – Tôi nhận xét.
Anh Giáo cười để lộ hai cái răng khểnh và một đồng tiền dưới khóe miệng bên phải. Trông anh dễ thương hơn bao giờ hết !
Có lần trong lúc trò chuyện anh nói hiện nay anh ghét nhất là cái khẩu hiệu “ Yêu nước là yêu chủ nghĩa xã hội ”. Bản thân chủ nghĩa xã hội không ra gì thì làm sao mà yêu cho được. Theo anh Giáo, yêu nước là yêu nước. Không thể và không nên gán ghép nước Việt Nam với bất cứ một chủ nghĩa nào, dù là Chủ Nghĩa Xã Hội, Cộng Sản hay Tư Bản. Nếu những chủ nghĩa này sụp đổ thì không yêu nước nữa hay sao ?
2.
Đêm 21 tháng 6 năm 1976 chúng tôi được chở bằng Motolova đến Tân Cảng xuống tàu há mồm 503 ra Phú Quốc. Chuyến đi thật kinh hoàng như địa ngục trần gian mà con người có thể tưởng tượng được. Hàng ngàn người bị dồn trên con tàu đóng kín cửa. Ăn uống, ói mửa, tiểu tiện chỉ có một chỗ, cho vào thùng phuy. Khi tàu cập bến Phú Quốc có nhiều tù nhân bị xỉu, những người còn lại đều kiệt sức. Tù nhân phải dùng chính những thùng phuy này để nấu cháo ăn ngay trong đêm. Cho tới hôm nay là ba muơi bốn năm, hình ảnh hãi hùng này vẫn còn ám ảnh tôi. Tôi ghi vào nhật ký :
Đau đớn thay những linh hồn cháy lửa
Suốt đêm ngày tắm rửa với mồ hôi
Với cao tay quờ quạng chút hơi người
Miệng gào thét những âm thanh khiếp đảm
Ở Phú Quốc ngoài việc trồng rau để “ cải thiện ” bửa ăn, việc lên rừng đốn củi là công tác thường xuyên và cực nhọc nhất. Nhiều anh em nghe lời Việt Cộng, đi tìm vác những cây to để chứng tỏ mình là người “ tiến bộ ”. Anh Giáo thì không. Lúc nào anh cũng ung dung, tự tại. Anh chỉ tìm vác những cây vừa sức mình. Khi thấy cần phải nghỉ thì anh dừng lại nghỉ, mặc cho bọn vệ binh ôm súng canh giữ cho tới lúc hết mệt anh mới đứng lên đi tiếp. Anh khuyên anh em phải biết giữ gìn sức khỏe vì thời gian “ học tập” hãy còn dài. Giờ đây ngồi ghi lại những dòng này, cảnh tượng của năm nào lại hiện ra trước mặt : Trong một buổi chiều ảm đạm, gió thổi ào ào. Một bên là biển, một bên là rừng. Đoàn tù cả trăm người, dài hơn cây số, xếp hàng đôi, áo quần lôi thôi lếch thếch, vai vác những thân cây nặng nề, mồ hôi lã chã, chậm chạp lê bước trên những con dốc ngoằng ngoèo, trơn trợt. Nhiều người té lên té xuống. Hai bên và phía sau là những tên vệ binh ôm súng AK thúc giục.Tới đầu một con dốc, anh Giáo đặt thân cây xuống, ngồi trên đó nghỉ mệt. Khi một ngừời không đi nổi thì cả đoàn phải dừng lại chờ. Điều này bọn cai tù Việt Cộng không muốn. Tên chỉ huy đến chỗ anh Giáo bắt phải đứng lên đi tiếp Anh Giáo trả lời mệt quá nên phải nghỉ. Tên cán bộ không chịu. Thế là cuộc đấu trí bắt đầu. Đến khi đuối lý, tên cán bộ rút khẩu K 54 ra khỏi vỏ. Cả đoàn tù hồi hộp. Cả khu rừng như nín thở. Tên cán bộ đến bên anh , nghiêm sắc mặt :
- Anh có đứng lên không ?
- Tôi còn mệt.
- Anh không chấp hành lệnh phải không ?
- Tôi đã nói là tôi còn mệt. Bao giờ hết mệt tôi sẽ đi.
Tên cán bộ hướng khẩu K54 về phía anh Giáo :
- Anh không đứng lên tôi bắn.
Anh Giáo vẫn ngồi bất động, lạnh lùng đáp :
- Anh cứ bắn đi !
Tên cán bộ Việt Cộng bóp cò. Hai tiếng nổ chát chúa vang động cả khu rừng. Một bầy chim bay lên tán lọan, kêu quang quác…Nhiều người tù gục xuống, ôm ngực :
- Lại Chúa tôi.
Sự việc diễn ra chỉ trong vài giây ngắn ngủi nhưng đã nói lên tất cả nét bi hùng của cuộc chiến sau “ Hòa bình ” mà kẻ có vũ khí trong tay đã thua, đồng thời tính chất anh hùng của người chiến sĩ Quân lực Việt Nam Cộng Hòa trong hoàn cảnh sa cơ thất thế vẫn sáng ngời, chói lọi. Người tù đã thắng! Không biết vì sợ hãi hay run tay mà đường đạn nhắm vào anh Giáo đã đi trượt một bên tai, làm bể nát phần thân cây mà anh Giáo đang ngồi trên đó. Tôi thì sửng sốt, bàng hoàng, tưởng như mình vừa trải qua một giấc mơ, vừa chứng kiến một cảnh chỉ có thể xảy ra trên màn ảnh, truyền hình !
Anh Giáo thường hay kể truyện Tam Quốc, truyện Thần Điêu Đại Hiệp, truyện Tây Du Ký cho chúng tôi nghe. Hết truyện Tàu đến truyện tiếu lâm, làm cho đời sống tù tội bớt căng thẳng. Sau một thời gian ở Phú Quốc, Việt Cộng nhiều lần cho họp liên trại, phát động lại chiến dịch đấu tranh bắt anh Giáo nhận tội, nhưng rồi không thể nào lay chuyển được tư tưởng của anh.
Riêng đám tù binh chúng tôi bấy giờ rất thoải mái chớ không còn căng thẳng như lúc ở Hốc Môn. Người ta chỉ tổ chức đấu tranh với anh Giáo cho có lệ. Những lần như thế chúng tôi khỏi phải lên rừng vác củi, được nghỉ lao động, lại thích hơn.
Nhưng thời khắc định mệnh đã tới ! Một hôm trong lúc xếp hàng điểm danh cuối ngày, cán bộ Việt Cộng ra lệnh cho anh Giáo phải bỏ kính ra. Anh trình bày vì cận thị từ lâu nên không bỏ ra được. Chỉ chờ có thế, chúng ra lệnh nhốt anh vào cũi sắt làm bằng dây thép gai, thứ mà chúng ta hay gọi là chuồng cọp, diện tích rất hẹp, nằm không được mà ngồi cũng không được. Chuồng cọp để giữa trời , không có mái che mưa che nắng. Ngay từ năm 1930, khi thành lập đảng Cộng Sản, họ đã có chính sách “ Trí, Phú, Địa, Hào, đào tận gốc bốc tận rễ ”. Anh KTG là một trí thức mặc dầu thua trận vẫn cương quyết giữ vững lập trường chống Cộng và quyết tâm bảo vệ chánh nghĩa Quốc Gia thì sẽ bị tiêu diệt là điều khó tránh khỏi. Tiến sĩ toán ĐXH, cá nhân tôi và biết bao anh em khác cùng đội cũng mang kính trắng giống như anh KTG mà không hề bị làm khó dễ. Điều này được giải thích như thế nào đây ? Mỗi ngày Việt Cộng chỉ cho anh Giáo nửa chén cơm lạt. Anh lại tuyệt thực để đấu tranh và phản đối chính sách dã man và sự trả thù hèn hạ của chúng. Ngoài tuyệt thực, anh Giáo còn dùng lời ca, tiếng hát để làm vũ khí đấu tranh. Bài hát anh Giáo sử dụng là bài Đêm Nguyện Cầu, trong đó có những câu :
“ Con tim chân chính không bao giờ biết đến nói dối…
Nghẹn ngào cho non nước tôi, trăm ngàn ưu phiền…”
Có lẽ trong giờ phút đó, anh Giáo biết rằng mình đã ở vào thế hoàn toàn tuyệt vọng và chỉ có thể nguyện cầu mà thôi. Đây là lần đầu tiên mà có lẽ cũng là duy nhất trong đời, tôi nhìn thấy một người hát bằng tất cả linh hồn như vậy. Anh Giáo thường cất tiếng hát của mình vào những đêm khuya thanh vắng. Giọng hát của anh bay vào không gian, vào từng lán, trại, có lúc thật cảm xúc, có lúc nghe rợn người như âm thanh phát ra từ cõi chết. Nhiều người nghe anh hát thì ngủ không được, nhiều người đang ngủ thì bừng tỉnh dậy và khóc nức nở. Bài Đêm Nguyện Cầu là của Lê- Minh- Bằng. Anh Bằng năm nay vẫn còn sống ở Mỹ, chắc anh không ngờ sáng tác của anh lại có người sử dụng trong hoàn cảnh đắng cay như vậy. Giờ đây mỗi lần nghe lại bài hát này tôi không cầm được nước mắt vì nhớ tới người bạn của mình. Lời ca của anh Giáo rồi thì cũng yếu dần và tôi không nhớ cho đến khi nào thì tắt lịm. Anh bị xuống sức rất nhanh. Từ một thanh niên khỏe mạnh cao hơn một thước bảy, chỉ trong vòng một tháng anh chỉ còn là một bộ xương, duy có đôi mắt là còn tinh anh, sáng ngời, khiến cho nhiều người không dám nhìn thẳng vào mắt anh, nhất là cán bộ Việt Cộng.
Ngày 20 tháng 6 năm 1977 Việt Cộng cho di chuyển một số tù nhân từ Phú Quốc về Long Giao, Long Khánh. Anh Giáo di chuyển đợt đầu, tôi thì đi đợt kế tiếp. Trong lúc di chuyển, anh Giáo bị còng tay, lúc nào cũng có vệ binh ôm súng canh chừng. Ngay khi về tới Long Giao tôi vội đi tìm anh Giáo. Khi gặp được anh thì anh đang hấp hối. Tôi nắm tay anh, bàn tay lạnh ngắt Lời nói cuối cùng anh nhắn lại với tôi là khi nào được về thì nói tất cả sự thật cho gia đình anh biết. Tôi hỏi địa chỉ ở đâu thì anh thều thào trong hơi thở rất yếu. Hình như anh thốt ra hai chữ Huyền Trân. Sau này khi đi lao động tình cờ tôi gặp được nấm mộ của anh, phủ đầy cỏ dại ở một góc sân banh hoang vắng. Trên mộ có tấm bảng gỗ nhỏ có đề tên anh, nét chữ nhạt nhòa.
3.
Tôi được tha về cuối năm 1977. Mặc dầu phải đương đầu với biết bao khó khăn trong đời sống hàng ngày đối với một người vừa mới ra tù, tôi vẫn để tâm đi tìm gia đình anh Kha Tư Giáo. Theo quyết định ra trại, tôi chỉ được tạm trú ở nhà một tháng, sau đó phải chịu sự điều động của địa phương đi “Kinh Tế Mới ”. Nhờ may mắn, tôi xin được giấy chứng nhận là thuộc diện sử dụng vào công việc của thành phố. Từ đó tôi xin được việc làm và dần dần ổn định được đời sống. Tôi đã tìm khắp mọi nẻo đường, từ Sài Gòn vô Chợ Lớn, Bà Chiểu, Phú Nhuận, nhất là đường Huyền Trân Công Chúa, đường có hai chữ Huyền Trân mà tôi đã nghe anh Giáo thốt ra trong lúc lâm chung. Nhưng con đường này toàn là biệt thự, có vẻ là công sở hơn là nhà tư nhân. Tôi cứ đi qua, đi lại con đường này không biết bao nhiêu lần. Khi tôi vào hỏi đều nhận được cái lắc đầu của chủ nhà. Cũng có lần tôi cầu may lên Thành Ủy Sài Gòn ở đường Trương Định , quận Ba để hỏi thăm về đồng chí KVC, Bộ Trưởng Bộ Công Nghiệp Nhẹ nhưng tôi không qua được cổng bảo vệ vì khi được hỏi quan hệ như thế nào với đồng chí bộ trưởng thì tôi trả lời quanh co mà không chứng minh được gì cả.
Trong suốt hai mươi năm ở SàiGòn không tìm được gia đình anh Giáo thì tôi được người em vợ bảo lãnh đi Mỹ, định cư ở Chicago vào cuối năm 1997. Sang Mỹ tôi vẫn tìm cách thực hiện nguyện vọng cuối cùng của người bạn quá cố. Tôi cố gắng dò hỏi trong số bạn bè mà tôi liên lạc được xem có ai biết gia đình họ Kha ở đâu không. Một lần nữa tôi không có tin vui. Điều tôi làm được là cuối tháng 12 năm 2001 tôi viết lại câu chuyện về anh Kha Tư Giáo, đặt tựa đề Người Không Nhận Tội và gửi cho tờ Việt Báo ở California, mục “ Viết về nước Mỹ ”. Tôi chọn mục này vì đây là diễn đàn có số độc giả rất lớn, ở khắp nơi trên thế giới, biết đâu gia đình anh Giáo sẽ đọc được. Hy vọng của tôi rất mong manh vì bài của tôi không nói gì về nước Mỹ mà chỉ viết về người bạn của mình đã ngã gục trong tù Cộng Sản. Vậy mà không ngờ, bài viết cũng được chọn đăng và được phổ biến trên hệ thống thông tin toàn cầu. Tôi lại hồi hộp chờ đợi bài viết của mình đến với gia đình anh KTG. Ngày 23 tháng 1 năm 2002 tôi nhận được email của Ban Chủ Nhiệm Việt Báo chuyển cho cùng với bức điện thư của anh KTC, em của anh KTG gửi từ Autin , Texas , báo tin gia đình anh đã đọc được bài viết của tôi. Bức điện thư ngắn ngủi nhưng đã gây cho tôi một cảm xúc mạnh, một niềm vui lớn. Bạn hãy tưởng tượng cũng biết được là tôi hạnh phúc như thế nào khi nỗi niềm đã được giải tỏa, khi ước mơ 25 năm đã thực hiện được, nhất là ước mơ đó là của người quá cố, nên có tính cách linh thiêng.
Chiều chủ nhật 27 tháng 1 năm 2002, tôi đang ở nhà thì nhận được điện thọai từ Texas :
- Hello ! Tôi là KHT, em ruột anh Kha Tư Giáo. Xin lỗi có phải…
- Tôi, Duy Nhân đây.
- Chào anh Duy Nhân ! Có phải anh là tác gỉa bài viết Người Không Nhân Tội ?
- Tôi đây chị.
- Hân hạnh được nói chuyện với anh. Gia đình tôi đọc được bài viết của anh trên Internet. Không ngờ sự thật như vậy..
Tới đây thì tiếng nói đứt quãng. Tôi nghe được cả sự nghẹn ngào bên kia đầu dây. Chị HT quá xúc động. Tôi cũng vậy. Tôi giữ được im lặng trong một phút, rồi nói :
- Đây là giây phút mà tôi chờ đợi suốt hai mươi lăm năm nay.
- Gia đình chúng tôi cám ơn anh nhiều lắm.
- Tôi chỉ làm nhiệm vụ đối với anh Giáo, một người bạn của tôi.
- Bài viết của anh nói lên được nhiều điều. Qua đó, gia đình tôi hiểu rõ sự thật về anh Giáo, về Cộng Sản mà nhiều cán bộ cao cấp theo Cộng Sản suốt đời cũng không hiểu được.
Tôi lại nghe tiếng nức nở bên kia đầu dây. Chị HT lại khóc. Sau đó chị kể cho tôi nghe những sự kiện tiếp theo cái chết của anh Giáo. Chín tháng sau khi anh Giáo chết thì Việt Cộng mới báo tin về gia đình, Họ có hoàn lại cho gia đình một số vật dụng cá nhân, trong đó có cặp kính trắng. Bây giờ tới phiên tôi đau lòng và xót xa khi nghe nhắc tới cặp kính trắng. Đó chứng tích của sự trả thù hèn mọn và một chính sách sai lầm đối với trí thức, đối với người thuộc chế độ cũ mà tôi là nhân chứng từ đầu tới cuối. Khi gia đình nhận được giấy báo tử của anh Giáo thì mẹ và các em đi gặp cán bộ có chức quyền để hỏi tin tức. Họ nói anh Giáo nhịn ăn cho tới chết. Mẹ anh hỏi lý do gì khiến anh Giáo phải tuyệt thực, anh Giáo có tội gì phải biệt giam, đề nghị cho xin bản án hoặc biên bản về cái chết của anh Giáo. Việt Cộng không trả lời. Mặc dầu uất ức nhưng mẹ anh cố kiềm nước mắt không bật khóc trước mặt Việt Cộng. Đến khi mẹ anh Giáo đề nghị được dẫn đi tìm mộ thì bọn Việt Cộng lại tỏ ra khó chịu và đòi hối lộ. Cuối cùng, bà và các em phải đi tìm một mình và dĩ nhiên là không thể nào tìm được ! Vì quá đau buồn, mẹ anh Giáo qua đời sau đó ít lâu. Khi tôi nhắc đến tên Huyền Trân thì chị nói đó không phải là tên đường mà là tên của chị. Có lẽ trong lúc lâm chung anh Giáo gọi tên chị mà tôi tưởng là tên đường. Chị HT nói cho tới bây giờ gia đình chị không ai biết anh Giáo nằm ở đâu. Tôi thì biết rất rõ. Ngôi mộ quay đề về hướng Đông ở một góc sân banh. Trên mộ có xuất hiện một cây hoa dại có bông rất lạ. Ngày xưa mỗi lần đi lao động về ngang qua ngôi mộ tôi đề bứt vài bông đem về cắm trong lọ mà tưởng tượng anh Giáo như còn sống. Anh Giáo đã chết một cách vô danh mà anh hùng như loài hoa kia đã dũng cảm vươn lên giữa khô cằn và gai góc.
Sau chi HT thì anh KTH, em kế anh Giáo từ bên Pháp đã liên lạc với tôi bằng thư và nói chuyện qua điện thọai. Anh cho biết rõ hơn về tính tình ngay thẳng, cương trực của anh Giáo. Anh H tỏ ra rất hãnh diện và tự hào về người anh của mình, đã chọn cái chết mà không phải ai cũng làm được. Anh đã thanh thản đi vào trang sử bi hùng của Quân Lực VNCH và dân tộc.
Anh Kha Tư Giáo ơi ! Ở một nơi nào đó chắc là anh đã mãn nguyện vì ước muốn sau cùng của anh đã được thực hiện, dầu có muộn màng. Bài mà tôi viết về anh người ta đã lấy dựng thành kịch (1), cho phổ biến, trình chiếu khắp nơi mà không xin phép tác giả. Thôi thì hãy ngậm cười mà tha thứ cho họ, tha thứ tất cả. Tha thứ cho những kẻ đã hành hạ anh, những kẻ bỏ đói anh, tha thứ luôn cho cái chuồng cọp nhốt anh đêm ngày và cái còng sắt siết chặt tay anh rớm máu ! Bây giờ đã là ba mươi bốn năm, vậy mà tôi tưởng như mới ngày nào…Lịch sử vẫn đang ghi nhận những sự thay đổi, những bước tiếp diễn lạnh lùng của nó. Có những điều anh nhận định, anh mong mỏi bây giờ đã là sự thật, ngọai trừ Tự Do và Hạnh Phúc cho mọi người. Gia đình anh có nhiều thay đổi : Mẹ anh đã qua đời, ông chú anh cũng đã ra đi. Người ta dùng tên chú anh để đặt tên một con đường nhỏ ở Thủ Đức nhưng lại viết sai chính tả ! Anh còn lại những người thân nhưng đã phân tán mỗi người mỗi ngã. Có người còn ở Việt Nam , có người ở Pháp, ở Mỹ…Tôi vẫn đang liên lạc với họ, vẫn nghe tiếng họ nói mà chưa một lần gặp mặt. Vậy mà cảm thấy như đã thân quen tự thuở nào. Về phần tôi, khi nào điều kiện cho phép tôi sẽ về lại Việt Nam . Tôi sẽ đi tìm ngôi mộ của anh, sẽ thắp lên đó một nén hương và trồng bên cạnh đó một cây sứ có bông màu trắng.
GHI CHÚ :
(1) Bài viết Người Không Nhận Tội đã được Trung Tâm Băng Nhạc Asia dàn dựng với cùng tựa đề, do Ban kịch Sống – Túy Hồng trình diễn trong cuốn Asia số 36 ( chủ đề Người Lính ) tưởng niệm 27 năm tháng 4 đen (30/4/1975 – 30/4/ 2002). Bài này được viết lại tháng 4 năm 2010 để tưởng niệm 35 năm ngày mất nước.
© Duy Nhân