- Ký giả VỊT TRỜI -
LTS:
Đây là loạt bài “Phỏng Vấn Các Nhân Vật Đông Tây Kim Cổ” viết theo lối
fiction (giả tưởng) nhưng lại “gần như thật” vì tác giả y cứ vào tài
liệu và quá trình hoạt động của các nhân vật được phỏng vấn.
Ký
giả Vịt Trời là một trong những bút hiệu khác của nhà văn Nguyễn Thiếu
Nhẫn. Ông hiện là Cố vấn Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại và Chủ Tịch
VBVNHN/Vùng Tây Bắc Hoa Kỳ.
*
Nhiều
năm trước đây, lúc còn là ký giả của báo Nhân Dân, ký giả Vịt Trời có
lần đã được theo Phó Tổng Biên tập Bùi Tín vào lăng “Bác” để phỏng vấn
“Người”. Do đó, giữa “Bác” Hồ và ký giả Vịt Trời là sự quen biết lớn, đi
lại thân tình. Cuộc đời dài 79 năm của “Bác” chứa đựng nhiều bí mật.
Một số chi tiết về cuộc đời của “Bác” được các ngòi bút đàn anh của ký
giả Vịt Trời viết thành truyện trinh thám, chuyện khoa học giả tưởng…
rất ly kỳ, được phổ biến rộng rãi.
Cách đây 12 năm, ngày 19-5-2002, nhân sinh nhật lần thứ 102 của “Bác”, ký giả Vịt Trời đón xe Honda ôm đến quảng trường Ba Đình vào lăng viếng “Bác”, nhân tiện phỏng vấn “Người” ít câu theo yêu cầu của một số độc giả.
Lăng “Bác” được bảo vệ cẩn mật. Có hẳn một Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng. Khi ký giả Vịt Trời còn cộng tác chung với đồng chí Bùi Tín tức ký giả Thành Tín ở báo Nhân Dân, Tư lệnh Quân khu Thủ đô là Thiếu Tướng Lư Giang và Tư lệnh bảo vệ lăng là đồng chí Võ Bẩm. Tấm giấy ra vào lăng do đồng chí Võ Bẩm cấp năm xưa vẫn còn trong túi. Ký giả Vịt Trời ung dung bước vào. Thấy hàng chữ đỏ KISS ME trên giấy ra vào lăng của ký giả Vịt Trời, đồng chí vệ binh khẩn trương đưa ký giả Vịt Trời vào lăng gặp “Bác”.
-Ký giả Vịt Trời (KGVT): Xin kính chào “Bác”! “Bác” có nhận ra cháu không?
-Bác Hồ: Chào chú! À, để xem… à, chú Vịt Trời! Chú ngồi xuống đây. Bác nhớ chú rồi, trước đây chú công tác ở báo Nhân Dân. Uống với Bác một cốc nước chè xanh, Bác sống đạm bạc chẳng có gì thết đãi chú!
-KGVT: Cảm ơn “Bác”! Chỗ “Bác” cháu thân tình, “Bác” cũng chả cần bày ra cái trò ma sống đạm bạc ấy làm quái gì. Bảo cô nào phục vụ “Bác” cho cháu xin bình trà Long Tĩnh với vài lát sâm già của Bắc Triều Tiên tặng. Đi đường xa mệt bỏ mẹ!
-Bác Hồ: Được! Để Bác gọi bọn nó. Này, chú đến đây thăm Bác hay có việc gì không?
-KGVT: Dạ thưa “Bác”, cuộc đời cách mạng của “Bác” người ta đã nói nhiều rồi. Nhưng chắc vẫn còn chưa nói hết. Hôm nay xin “Bác” cho biết thêm vài điều.
-Bác Hồ: Để Bác nói cho chú Vịt Trời nghe, mấy lần trước chú đến gặp Bác đều có người đi cùng. Thế nên Bác không có dịp tâm tình với chú. Nay có hai Bác cháu mình thôi, chú muốn biết thêm điều gì cứ hỏi!
-KGVT: Dạ, cháu xin cảm ơn “Bác”. Trước tiên cháu xin hỏi về tiểu sử của “Bác”. Theo như các tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, thì “Bác” sinh ngày 19-5-1890, có phải không ạ?
-Bác Hồ: Tài liệu thì ghi thế, nhưng Bác nói thực với chú, chính Bác đây cũng không biết Bác sinh ngày nào nữa. Thế nên khi viết thư cho chính quyền Pháp ở Đông Dương, Bác dùng một ngày tháng năm sinh khác. Khi sang Pháp, làm đơn xin học để sau này làm công chức thuộc địa, Bác lại dùng một ngày tháng năm sinh khác.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì cái ngày 19-5 do đâu mà có?
-Bác Hồ: Tình cờ thôi chú ạ! Chắc chú nhớ giữa tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch vào tước khí giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Ở phía Nam có quân Anh, Ấn và quân đội Pháp được quân Anh cho nấp bóng. Mười tám vạn quân Quốc Dân Đảng do Lư Hán chỉ huy là mối đe dọa hết sức nguy hiểm, bởi vì phó tướng phụ trách về chính trị của Lư Hán là Tiêu Văn đã nhìn thấy Bác và các đồng chí xung quanh đều là Cộng sản, y cứ gườm gườm muốn ăn tươi nuốt sống bọn Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, vậy để tránh mối nguy đó, “Bác” và các đồng chí lãnh đạo đã làm gì?
-Bác Hồ: Bác phát động “Tuần lễ Vàng”, nói là để lấy vàng mua vũ khí đánh Pháp ở miền Nam, thật sự là để Bác hối lộ cho Lư Hán cùng hai phó tướng Tiêu Văn và Chu Phúc Thành để bọn chúng rút về cho sớm, nhường phần đất Bắc vĩ tuyến 16 cho quân Pháp vào tiếp thu.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì ta đuổi sói đi lại rước hổ về nhà!
-Bác Hồ: Thì đành là thế, nhưng chú nên hiểu điều này, là tuy quân xâm lăng Pháp lúc nào cũng âm mưu thôn tính nước ta nhưng ít nguy hiểm cho Đảng Cộng sản Đông Dương, cho chính quyền Việt Minh hơn là quân Quốc Dân Đảng. Bác ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho quân Pháp để bộ lên Hải Phòng, rồi tháng 5-1946 vào Hà Nội. Để tỏ tình thân hữu với quân xâm lăng Pháp, Bác ra lệnh phải treo cờ khắp Hà Nội.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế quần chúng có phản ứng gì với việc treo cờ đón quân xâm lăng Pháp?
-Bác Hồ: Dĩ nhiên là quần chúng thắc mắc. Nhận thấy việc này có thể gây nên làn sóng phản đối việc làm của Bác và Chính phủ, Bác và các chú Tô, chú Văn, chú Khu, chú Giám mới phao tin lên chuyện treo cờ là để kỷ niệm sinh nhật của Bác 19-5. Từ đó về sau mới thành lệ. Nói cho chú biết thế thôi, chả phải bác sinh ngày ấy đâu.
-KGVT: Thưa “Bác”, tài liệu sách vở của Đảng và Nhà nước đều nói “Bác” xuất dương năm 1911 là để tìm đường cứu nước. Vậy sao khi sang Pháp, “Bác” lại xin vào học ở Trường Đào tạo Công chức Thuộc địa?
-Bác Hồ: Sau này mới phịa ra, chứ hồi năm 1911 Bác có biết gì đâu mà xuất dương tìm đường cứu nước! Mộng của Bác lúc ấy là về nước làm một công chức cho chính quyền thuộc địa, cơm no áo ấm, hãnh diện với làng nước. Không may, đơn ấy bị bác. Cũng nhờ mấy năm ở Pháp mà Bác có được một cái tên và chụp được mấy tấm ảnh mà sau này trong một thời gian dài đã góp phần tạo thêm uy tín cho Bác đấy, chú Vịt Trời ạ.
-KGVT: Thưa “Bác”, chuyện có vẻ hay nhỉ, xin “Bác” kể cho cháu nghe với!
-Bác Hồ: Hồi ấy ở Paris có tờ báo tiếng Pháp lấy tên là “Người cùng khổ” do nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn Trường chủ trương. Hai người lấy chung bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Bác cũng tập tễnh viết một bài văn ngắn đưa vào cho hai vị ấy chữa lại rồi đem đi đăng, vẫn ký Nguyễn Ái Quốc. Thấy cái tên hay, sau này Bác lấy làm tên Bác luôn. Chắc chú cũng có đọc những gì Bác viết, tiếng Việt Bác viết còn chả tới đâu, nói gì tiếng Pháp. Thế nhưng sau này các chú lại nhanh trí phịa ra là Bác làm báo tiếng Pháp ở Paris. Tài thế!
-KGVT: Thưa “Bác”, hôm nay cũng chẳng phải là phỏng vấn gì, chỉ là hai bác cháu mình tâm tình với nhau. “Bác” có gì hay hay trong đời cách mạng, xin “Bác” cứ kể để cháu nghe mà học hỏi. Chuyện gì cũng được “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác có cái này, kể cho chú nghe để chú học khôn. Mình vẫn có thể tự đề cao mình! Mình viết sách kể lể những chi tiết về cuộc đời cách mạng của mình, dĩ nhiên là những chi tiết ấy bịa ra sao cho có lợi cho mình.
-KGVT: Thưa “Bác”, làm thế người ta cười mình chết!
-Bác Hồ: Chú dại lắm! Biết thế nào được mà cười! Thí dụ như Bác viết “Đời hoạt động của Bác Hồ” hoặc viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” lấy tên Trần Dân Tiên, T.Lan. Trần Dân Tiên là ai, bao nhiêu tuổi, tác giả một quyển sách viết về cuộc đời Chủ tịch của một nước, thế mà chả ai biết ông ấy là ai! Làm sao mà biết được, khà khà, chính là Bác đây!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” thật là cao kiến!
-Bác Hồ: Lại chả cao! Không cao kiến mà lại làm Chủ tịch nước!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” về nước lần đầu năm 1941.Cứ theo tài liệu, ‘Bác” sinh năm 1890, vậy năm ấy “Bác” 51 tuổi. Mấy ông mà cháu quen biết, có ông đã hơn 51 tuổi rồi mà đêm nào cũng hát karaoké, rồi lại nhảy đầm liên miên, anh anh em em với các cô tiếp viên ngọt xớt, thế năm 1941 “Bác” mới có 51 tuổi mà sách vở nào người ta cũng gọi “Bác” là ông Cụ, ông Cụ Ké. Như thế họ có xử ép “Bác” lắm không?
-Bác Hồ: Chú nói đến đâu, Bác lại giận cái lũ khốn ấy đến đấy!
-KGVT: Thưa “Bác”, ai lại cả gan làm “Bác” giận thế?
-Bác Hồ: Thật là Bác già mà còn dại chú ạ! Bác mắc lỡm cái đám tay chân của mình. Cái bọn ấy nó xúi dại Bác là cứ tuyên bố là Bác độc thân, để Bác có thêm uy tín này nọ để bịp người ta. Còn Bác thì lúc ấy nghe bọn nó nói cũng bùi tai nên nghe theo. Chứ năm ấy Bác mới ngoài năm mươi tuổi, cha già dân tộc, nghe thì hách thật, chứ thật ra nhiều đêm nó cũng… trằn trọc lắm chú ạ! Chú cũng biết Bác nào có bất lực gì cho cam! Bác cũng như mọi người thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế nhưng với quyền hành mà “Bác” có, “Bác” muốn chuyện gì thì không được, chứ chuyện “giải quyết” thì có khó gì?
-Bác Hồ: Vẫn biết thế chú Vịt Trời ạ. Thế nhưng cứ lén lén lút lút, mất cả thoải mái đi. Thà là nói huỵch tẹt ra một lần, chứ cứ nay khui ra chuyện này, mốt lòi ra chuyện nọ, Bác khổ tâm lắm chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi sửa sai Cải cách Ruộng đất, “Bác” có khóc với đồng bào, xin nhận lỗi phải không ạ?
-Bác Hồ: Có! Nhưng mà chỗ Bác với chú, Bác nhắc chú nghe một chuyện hơi xưa một chút. Tào Tháo là người đa nghi, khi ngủ không muốn ai lại gần, sợ bị ám sát. Liền nói với tả hữu là mình có bệnh ngủ mê giết người, chớ nên lại gần kẻo mất mạng. Ngày kia Tào Tháo ngủ trưa, giả vờ làm rớt tấm chăn, tên quân hầu liền lại gần nhặt lên, đắp cho Tào Tháo. Tào Tháo liền lấy gươm chém chết tên quân hầu rồi ngủ lại như cũ. Tỉnh dậy, giả vờ khóc lóc thương tiếc tên quân hầu. Từ đấy về sau, khi Tào Tháo ngủ không ai dám lại gần. Bác học ở Tào Tháo cái cách khóc ấy đấy chú ạ! Thỉnh thoảng sau khi làm cái gì bậy, Bác lại khóc kiểu ấy. Thiên hạ chẳng biết đâu mà mò!
-KGVT: Thưa “Bác”, té ra “Bác” khóc kiểu ấy không phải có một lần duy nhất?
-Bác Hồ: Hồi tháng 3-1946, Bác đi ra vịnh Hạ Long, lên chiến hạm Pháp ký với Pháp một thỏa ước cho phép Pháp được đổ bộ lên miền Bắc để thay quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mà “tiếp phòng” miền Bắc. Nhiều người cho rằng Bác làm như vậy là phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam đã bắt đầu ngày 23-9-1945, là bán nước. Nhưng chú nghĩ xem. Bác thì sợ quận Lư Hán hơn. Pháp vào, quân Quốc Dân Đảng rút đi, Bác mới rảnh tay tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Lúc Bác đi ký hiệp ước về tới Hà Nội, có một cuộc biểu tình được tổ chức ở Nhà hát lớn. Bác đứng trên bao lơn Nhà hát lớn, Bác khóc hô hố, đấm ngực thề rằng: “Tôi, Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước!” Thế mà có khối người tin đấy chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì “Bác” đáng bậc thầy của Tào Tháo rồi.
-Bác Hồ: Chú giỏi lắm! Đời Bác đã nghe người ta nịnh nhiều rồi, nhưng chỉ có câu nịnh của chú là Bác thích nhất! Tào Tháo có khóc thì tên hầu cũng bị giết; còn Bác khóc thì Pháp đã đổ bộ lên miền Bắc, khóc lần nữa thì bao nhiêu vạn mạng người cũng đã chết trong Cải cách Ruộng đất. Nhưng không làm thế thì làm sao mà lấy không ruộng đất của dân có ruộng được!
-KGVT: Thưa “Bác” phải lắm ạ! Bác khóc lóc đâu ra đấy! Thưa “Bác” có những người xấu mồm họ nói hồi ở Trung Quốc, “Bác” chỉ điểm cho Tây bắt nhà cách mạng Phan Bội Châu?
-Bác Hồ: Chuyện cũ quá rồi chú ạ. Nhắc lại lỡ ra người ngoài nghe không tốt đâu. Để Bác kể chuyện này cho chú nghe, vui lắm! Chuyện Bác gạt được người ta mấy chục năm bằng một tấm hình.
-KGVT: Hình gì thế, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Hồi làm thợ chụp hình bên Tây, có một lần Bác đến nghe mấy ông Tây nói chuyện về chủ nghĩa Cộng Sản. Bác có đứng lên thắc mắc mấy câu, có chụp một tấm hình. Sau này tấm hình ấy được chú thích: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours năm 1920. Có thế mà gạt người ta cho đến gần đây mới bị lật tẩy.
-KGVT: Lật tẩy làm sao, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Đảng Cộng sản Pháp cho biết trong Đại hội Tours chả có ma nào người Á châu tên Nguyễn Ái Quốc cả. Còn những người có mặt trong tấm hình ấy cũng chả hề có mặt tại Đại hội Tours.
-KGVT: Thưa “Bác”, lừa gạt người ta có gì vui đâu, mà cũng đâu có lợi ích gì?
-Bác Hồ: Lạ nhỉ! Chú không thấy chuyện lừa gạt người khác là vui à? Có lợi lắm đấy. Chuyện Bác phịa ra Bác tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours tạo ra một huyền thoại làm tăng uy tín của Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, mấy lúc sau này, cháu nghe người ta nói nhiều chuyện về vợ con của “Bác”. Họ nói “Bác” có nhiều vợ lắm?
-Bác Hồ: Bác có chính thức lấy ai đâu mà gọi là nhiều vợ. Bác là đàn ông mà! Đi đây đi đó, Bác cũng có quen biết cô này, cô kia, sống chung với nhau một thời gian có gì là sai đâu?
-KGVT: Thưa “Bác”, cháu nói nói chuyện ấy sai bao giờ đâu. Cháu chỉ lạ là tại sao các đồng chí lãnh đạo lại giấu diếm chuyện ấy thôi!
-Bác Hồ: Thật là vẽ chuyện! Bác muốn làm người thì các chú ấy lại bắt Bác làm thầy tu! Này, chú có nghe bên Liên Xô lúc này ra sao không?
-KGVT: Thì cũng nhì nhằng thôi, thưa “Bác”. Cháu nghe có người đòi kéo xác Lênin ra khỏi Lăng ở Quảng trường Đỏ, “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác cũng đang lo chuyện ấy đấy. Kéo đi đâu thì kéo cho rồi. Để mãi ngứa ngáy quá.
-KGVT: Thưa “Bác”, bị kéo xác ra khỏi Lăng là một điều tệ hại. Sao“Bác” lại muốn thế?
-Bác Hồ: Chú nhìn xem Bác đây này, cái mặt xem tròn trịa hồng hào như thế. Chú nhớ tờ
tạp chí Time tháng 9-1969 không. Cái bìa in hình Bác chụp tháng 5-1969, cái mặt đâu có được như thế. Sau người ta bơm, người ta độn đủ thứ vào mới được như ngày nay. Mặt thì thế, chứ bên trong mốc hết rồi chú ạ, Ngứa ngáy lắm. Hồi đó Bác cũng dại, thấy cái Lăng của cụ Lênin ham quá. Bây giờ cả Cụ, cả Bác đều không biết sau này ra sao. Thật là vật đổi sao dời chú Vịt Trời ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, sau này cháu có nghe các đồng chí lãnh đạo Đảng hay nói ta lấy kim chỉ nam là Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là cái gì vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Lại mấy thằng vẽ chuyện. Nói nhỏ cho chú nghe cái này: Làm đếch gì có cái tư tưởng đó. Hồi Đại Hội Hai của Đảng ở Việt Bắc năm 1951, Bác lỡ miệng nói với Nguyễn Văn Trấn là Bác chẳng có tư tưởng nào cả ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác. Thì Bác có sao nói vậy, ai ngờ hắn để tâm nhớ, sau này viết trong quyển sách “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”. Trong lúc người ta tuyên bố rầm rĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, tuy rằng có xạo thật, nhưng cũng làm vinh dự cho Bác, thế mà Nguyễn Văn Trấn nói thế thì có khác gì nói Đảng nói láo, nói Bác dốt đặc!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế tại sao lại phải nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trễ tràng như vậy?
-Bác Hồ: Trước đây chú không nghe nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh, phải không? Chú thắc mắc tại sao bây giờ lại có chứ gì? Hồi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đảng ta đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng ý thức hệ chủ nghĩa. Tuyên huấn Trung ương có sáng kiến tập họp một số lời nói, bài viết, kể cả hành động của Bác để xây dựng riêng một hệ tư tưởng mới, mang tính dân tộc hơn để gần gũi hơn với quần chúng Việt Nam. Do đó mới nảy ra mấy chữ tư tưởng Hồ Chí Minh.
-KGVT: “Thưa “Bác”, thế thì có tư tưởng Hồ Chí Minh thật đấy chứ?
-Bác Hồ: Có quái gì! Tội nghiệp cho Tuyên huấn Trung ương và mấy chú lý thuyết gia khổ công tìm kiếm, hệ thống hóa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh! Cho mãi tới giờ chú có biết tư tưởng Hồ Chí Minh là gì không? Có thấy không? Ra làm sao? Bác đây còn chưa biết là mình có cái tư tưởng đó nữa kìa. Nhưng tội nghiệp cho các chú ấy, sắp chết đuối thấy cái gì nổi trên mặt nước thì cứ vớ lấy. Thế thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” và “Bác” Mao tuổi cũng suýt soát nhau, lãnh đạo hai nước ở cạnh nhau. Cháu xin hỏi thật “Bác”, công tâm mà nói thì giữa “Bác” và “Bác” Mao ai vĩ đại hơn?
-Bác Hồ: Chú nên nhớ một điều là nước Tàu rộng gấp 30 lần nước ta, dân số đông gấp 16 lần nước ta. Người ta nói Mao chủ tịch đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của mấy chục triệu người trong kế hoạch “Bước nhảy vọt vĩ đại” và “Đại Cách mạng Văn hóa”, là lãnh tụ làm chết nhiều nhân mạng nhất từ cổ tới kim trong lịch sử nhân loại. Hừ, chưa chắc!
-KGVT: Chưa chắc điều gì, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Cứ lấy thành tích của Bác và Đảng Cộng sản Việt Nam nhân lên 16 lần rồi đem đặt vào nướcTàu. Chưa chắc ai đã hơn ai đấy chú ạ. Cải cách Ruộng đất chỉ phát động trên miền Bắc với 20 triệu dân, nước Tàu thời Mao Chủ tịch có 800 triệu. Nhân số người chết trong Cải cách Ruộng đất lên 40 lần đi. Trong mấy năm cải cách ngắn ngủi, ở một miền Bắc nhỏ bé như vậy mà Bác còn làm được như thế thì giao nước Tàu vào tay Bác xem! Chưa biết mèo nào cắn mĩu nào đấy chú!
-KGVT: Thưa “Bác”, lúc “Bác”còn sống, trong những cuộc mít-ting quần chúng phải tung hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, lúc ấy “Bác” nghĩ gì, cảm tưởng của “Bác” ra sao ạ?
-Bác Hồ: Thì cũng như mọi người phải tung hô “Hoàng thượng vạn tuế” hồi xưa vậy. Còn cảm tưởng của Bác thì cũng giống như các ông vua khi nghe thần dân tung hô “Hoàng thượng vạn tuế” vậy thôi.
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi “Bác” mất, cháu thấy Chú Duẫn, Chú Khu, Chú Đồng, Chú Tố Hữu khóc lóc quá mức. Chắc các Chú ấy thương “Bác” lắm?
-Bác Hồ: Ối dào! Chú mà cũng tin bọn ấy nữa à?
-KGVT: Tin chứ “Bác”! Thưa “Bác”, còn một số đồng bào cũng khóc!
-Bác Hồ: Quần chúng mà được thông tin đầy đủ như ở miền Nam hoặc các nước tự do, Bác mất, người ta còn khóc gấp mười lần nữa đấy chú ạ! Chả phải khóc bao nhiêu ấy đâu!
-KGVT: Tại sao vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Còn sao nữa! Quần chúng sẽ vừa khóc vừa nói với nhau: “Tức thật, mãi bây giờ mới chịu chết!” Họ khóc vì tiếc đấy chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, họ tiếc thương “Bác”?
-Bác Hồ: Khỉ! Chú lại nịnh Bác nữa rồi! Chắc lại định xin Bác chức gì đây? Kìa, chú Vịt Trời, chú làm gì mà hốt hoảng thế; chú trông thấy cái gì à?
-KGVT: Thưa “Bác” phải, mấy cái nấm mốc nó mọc đến cổ “Bác” rồi đấy “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác biết rồi, chắc cũng chẳng còn bao lâu Bác cũng rời chỗ này. Cái thằng Boris Yeltsin nó mới đòi đuổi nhà cụ Lê ở Quảng trường Đỏ, nay mai thế nào lại chả tới lượt Bác! Mẹ! Đời nước lớn, nước ròng…
Cách đây 12 năm, ngày 19-5-2002, nhân sinh nhật lần thứ 102 của “Bác”, ký giả Vịt Trời đón xe Honda ôm đến quảng trường Ba Đình vào lăng viếng “Bác”, nhân tiện phỏng vấn “Người” ít câu theo yêu cầu của một số độc giả.
Lăng “Bác” được bảo vệ cẩn mật. Có hẳn một Bộ Tư lệnh bảo vệ lăng. Khi ký giả Vịt Trời còn cộng tác chung với đồng chí Bùi Tín tức ký giả Thành Tín ở báo Nhân Dân, Tư lệnh Quân khu Thủ đô là Thiếu Tướng Lư Giang và Tư lệnh bảo vệ lăng là đồng chí Võ Bẩm. Tấm giấy ra vào lăng do đồng chí Võ Bẩm cấp năm xưa vẫn còn trong túi. Ký giả Vịt Trời ung dung bước vào. Thấy hàng chữ đỏ KISS ME trên giấy ra vào lăng của ký giả Vịt Trời, đồng chí vệ binh khẩn trương đưa ký giả Vịt Trời vào lăng gặp “Bác”.
-Ký giả Vịt Trời (KGVT): Xin kính chào “Bác”! “Bác” có nhận ra cháu không?
-Bác Hồ: Chào chú! À, để xem… à, chú Vịt Trời! Chú ngồi xuống đây. Bác nhớ chú rồi, trước đây chú công tác ở báo Nhân Dân. Uống với Bác một cốc nước chè xanh, Bác sống đạm bạc chẳng có gì thết đãi chú!
-KGVT: Cảm ơn “Bác”! Chỗ “Bác” cháu thân tình, “Bác” cũng chả cần bày ra cái trò ma sống đạm bạc ấy làm quái gì. Bảo cô nào phục vụ “Bác” cho cháu xin bình trà Long Tĩnh với vài lát sâm già của Bắc Triều Tiên tặng. Đi đường xa mệt bỏ mẹ!
-Bác Hồ: Được! Để Bác gọi bọn nó. Này, chú đến đây thăm Bác hay có việc gì không?
-KGVT: Dạ thưa “Bác”, cuộc đời cách mạng của “Bác” người ta đã nói nhiều rồi. Nhưng chắc vẫn còn chưa nói hết. Hôm nay xin “Bác” cho biết thêm vài điều.
-Bác Hồ: Để Bác nói cho chú Vịt Trời nghe, mấy lần trước chú đến gặp Bác đều có người đi cùng. Thế nên Bác không có dịp tâm tình với chú. Nay có hai Bác cháu mình thôi, chú muốn biết thêm điều gì cứ hỏi!
-KGVT: Dạ, cháu xin cảm ơn “Bác”. Trước tiên cháu xin hỏi về tiểu sử của “Bác”. Theo như các tài liệu của Ban Nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, thì “Bác” sinh ngày 19-5-1890, có phải không ạ?
-Bác Hồ: Tài liệu thì ghi thế, nhưng Bác nói thực với chú, chính Bác đây cũng không biết Bác sinh ngày nào nữa. Thế nên khi viết thư cho chính quyền Pháp ở Đông Dương, Bác dùng một ngày tháng năm sinh khác. Khi sang Pháp, làm đơn xin học để sau này làm công chức thuộc địa, Bác lại dùng một ngày tháng năm sinh khác.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì cái ngày 19-5 do đâu mà có?
-Bác Hồ: Tình cờ thôi chú ạ! Chắc chú nhớ giữa tháng 8 năm 1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh. Quân đội Quốc Dân Đảng Trung Hoa của Tưởng Giới Thạch vào tước khí giới quân Nhật từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc. Ở phía Nam có quân Anh, Ấn và quân đội Pháp được quân Anh cho nấp bóng. Mười tám vạn quân Quốc Dân Đảng do Lư Hán chỉ huy là mối đe dọa hết sức nguy hiểm, bởi vì phó tướng phụ trách về chính trị của Lư Hán là Tiêu Văn đã nhìn thấy Bác và các đồng chí xung quanh đều là Cộng sản, y cứ gườm gườm muốn ăn tươi nuốt sống bọn Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, vậy để tránh mối nguy đó, “Bác” và các đồng chí lãnh đạo đã làm gì?
-Bác Hồ: Bác phát động “Tuần lễ Vàng”, nói là để lấy vàng mua vũ khí đánh Pháp ở miền Nam, thật sự là để Bác hối lộ cho Lư Hán cùng hai phó tướng Tiêu Văn và Chu Phúc Thành để bọn chúng rút về cho sớm, nhường phần đất Bắc vĩ tuyến 16 cho quân Pháp vào tiếp thu.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì ta đuổi sói đi lại rước hổ về nhà!
-Bác Hồ: Thì đành là thế, nhưng chú nên hiểu điều này, là tuy quân xâm lăng Pháp lúc nào cũng âm mưu thôn tính nước ta nhưng ít nguy hiểm cho Đảng Cộng sản Đông Dương, cho chính quyền Việt Minh hơn là quân Quốc Dân Đảng. Bác ký hiệp định sơ bộ 6-3-1946 đồng ý cho quân Pháp để bộ lên Hải Phòng, rồi tháng 5-1946 vào Hà Nội. Để tỏ tình thân hữu với quân xâm lăng Pháp, Bác ra lệnh phải treo cờ khắp Hà Nội.
-KGVT: Thưa “Bác”, thế quần chúng có phản ứng gì với việc treo cờ đón quân xâm lăng Pháp?
-Bác Hồ: Dĩ nhiên là quần chúng thắc mắc. Nhận thấy việc này có thể gây nên làn sóng phản đối việc làm của Bác và Chính phủ, Bác và các chú Tô, chú Văn, chú Khu, chú Giám mới phao tin lên chuyện treo cờ là để kỷ niệm sinh nhật của Bác 19-5. Từ đó về sau mới thành lệ. Nói cho chú biết thế thôi, chả phải bác sinh ngày ấy đâu.
-KGVT: Thưa “Bác”, tài liệu sách vở của Đảng và Nhà nước đều nói “Bác” xuất dương năm 1911 là để tìm đường cứu nước. Vậy sao khi sang Pháp, “Bác” lại xin vào học ở Trường Đào tạo Công chức Thuộc địa?
-Bác Hồ: Sau này mới phịa ra, chứ hồi năm 1911 Bác có biết gì đâu mà xuất dương tìm đường cứu nước! Mộng của Bác lúc ấy là về nước làm một công chức cho chính quyền thuộc địa, cơm no áo ấm, hãnh diện với làng nước. Không may, đơn ấy bị bác. Cũng nhờ mấy năm ở Pháp mà Bác có được một cái tên và chụp được mấy tấm ảnh mà sau này trong một thời gian dài đã góp phần tạo thêm uy tín cho Bác đấy, chú Vịt Trời ạ.
-KGVT: Thưa “Bác”, chuyện có vẻ hay nhỉ, xin “Bác” kể cho cháu nghe với!
-Bác Hồ: Hồi ấy ở Paris có tờ báo tiếng Pháp lấy tên là “Người cùng khổ” do nhà cách mạng Nguyễn Thế Truyền và luật sư Phan Văn Trường chủ trương. Hai người lấy chung bút hiệu là Nguyễn Ái Quốc. Bác cũng tập tễnh viết một bài văn ngắn đưa vào cho hai vị ấy chữa lại rồi đem đi đăng, vẫn ký Nguyễn Ái Quốc. Thấy cái tên hay, sau này Bác lấy làm tên Bác luôn. Chắc chú cũng có đọc những gì Bác viết, tiếng Việt Bác viết còn chả tới đâu, nói gì tiếng Pháp. Thế nhưng sau này các chú lại nhanh trí phịa ra là Bác làm báo tiếng Pháp ở Paris. Tài thế!
-KGVT: Thưa “Bác”, hôm nay cũng chẳng phải là phỏng vấn gì, chỉ là hai bác cháu mình tâm tình với nhau. “Bác” có gì hay hay trong đời cách mạng, xin “Bác” cứ kể để cháu nghe mà học hỏi. Chuyện gì cũng được “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác có cái này, kể cho chú nghe để chú học khôn. Mình vẫn có thể tự đề cao mình! Mình viết sách kể lể những chi tiết về cuộc đời cách mạng của mình, dĩ nhiên là những chi tiết ấy bịa ra sao cho có lợi cho mình.
-KGVT: Thưa “Bác”, làm thế người ta cười mình chết!
-Bác Hồ: Chú dại lắm! Biết thế nào được mà cười! Thí dụ như Bác viết “Đời hoạt động của Bác Hồ” hoặc viết “Vừa đi đường vừa kể chuyện” lấy tên Trần Dân Tiên, T.Lan. Trần Dân Tiên là ai, bao nhiêu tuổi, tác giả một quyển sách viết về cuộc đời Chủ tịch của một nước, thế mà chả ai biết ông ấy là ai! Làm sao mà biết được, khà khà, chính là Bác đây!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” thật là cao kiến!
-Bác Hồ: Lại chả cao! Không cao kiến mà lại làm Chủ tịch nước!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” về nước lần đầu năm 1941.Cứ theo tài liệu, ‘Bác” sinh năm 1890, vậy năm ấy “Bác” 51 tuổi. Mấy ông mà cháu quen biết, có ông đã hơn 51 tuổi rồi mà đêm nào cũng hát karaoké, rồi lại nhảy đầm liên miên, anh anh em em với các cô tiếp viên ngọt xớt, thế năm 1941 “Bác” mới có 51 tuổi mà sách vở nào người ta cũng gọi “Bác” là ông Cụ, ông Cụ Ké. Như thế họ có xử ép “Bác” lắm không?
-Bác Hồ: Chú nói đến đâu, Bác lại giận cái lũ khốn ấy đến đấy!
-KGVT: Thưa “Bác”, ai lại cả gan làm “Bác” giận thế?
-Bác Hồ: Thật là Bác già mà còn dại chú ạ! Bác mắc lỡm cái đám tay chân của mình. Cái bọn ấy nó xúi dại Bác là cứ tuyên bố là Bác độc thân, để Bác có thêm uy tín này nọ để bịp người ta. Còn Bác thì lúc ấy nghe bọn nó nói cũng bùi tai nên nghe theo. Chứ năm ấy Bác mới ngoài năm mươi tuổi, cha già dân tộc, nghe thì hách thật, chứ thật ra nhiều đêm nó cũng… trằn trọc lắm chú ạ! Chú cũng biết Bác nào có bất lực gì cho cam! Bác cũng như mọi người thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế nhưng với quyền hành mà “Bác” có, “Bác” muốn chuyện gì thì không được, chứ chuyện “giải quyết” thì có khó gì?
-Bác Hồ: Vẫn biết thế chú Vịt Trời ạ. Thế nhưng cứ lén lén lút lút, mất cả thoải mái đi. Thà là nói huỵch tẹt ra một lần, chứ cứ nay khui ra chuyện này, mốt lòi ra chuyện nọ, Bác khổ tâm lắm chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi sửa sai Cải cách Ruộng đất, “Bác” có khóc với đồng bào, xin nhận lỗi phải không ạ?
-Bác Hồ: Có! Nhưng mà chỗ Bác với chú, Bác nhắc chú nghe một chuyện hơi xưa một chút. Tào Tháo là người đa nghi, khi ngủ không muốn ai lại gần, sợ bị ám sát. Liền nói với tả hữu là mình có bệnh ngủ mê giết người, chớ nên lại gần kẻo mất mạng. Ngày kia Tào Tháo ngủ trưa, giả vờ làm rớt tấm chăn, tên quân hầu liền lại gần nhặt lên, đắp cho Tào Tháo. Tào Tháo liền lấy gươm chém chết tên quân hầu rồi ngủ lại như cũ. Tỉnh dậy, giả vờ khóc lóc thương tiếc tên quân hầu. Từ đấy về sau, khi Tào Tháo ngủ không ai dám lại gần. Bác học ở Tào Tháo cái cách khóc ấy đấy chú ạ! Thỉnh thoảng sau khi làm cái gì bậy, Bác lại khóc kiểu ấy. Thiên hạ chẳng biết đâu mà mò!
-KGVT: Thưa “Bác”, té ra “Bác” khóc kiểu ấy không phải có một lần duy nhất?
-Bác Hồ: Hồi tháng 3-1946, Bác đi ra vịnh Hạ Long, lên chiến hạm Pháp ký với Pháp một thỏa ước cho phép Pháp được đổ bộ lên miền Bắc để thay quân Quốc Dân Đảng của Tưởng Giới Thạch mà “tiếp phòng” miền Bắc. Nhiều người cho rằng Bác làm như vậy là phản bội cuộc kháng chiến chống Pháp ở miền Nam đã bắt đầu ngày 23-9-1945, là bán nước. Nhưng chú nghĩ xem. Bác thì sợ quận Lư Hán hơn. Pháp vào, quân Quốc Dân Đảng rút đi, Bác mới rảnh tay tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia. Lúc Bác đi ký hiệp ước về tới Hà Nội, có một cuộc biểu tình được tổ chức ở Nhà hát lớn. Bác đứng trên bao lơn Nhà hát lớn, Bác khóc hô hố, đấm ngực thề rằng: “Tôi, Hồ Chí Minh không bao giờ bán nước!” Thế mà có khối người tin đấy chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế thì “Bác” đáng bậc thầy của Tào Tháo rồi.
-Bác Hồ: Chú giỏi lắm! Đời Bác đã nghe người ta nịnh nhiều rồi, nhưng chỉ có câu nịnh của chú là Bác thích nhất! Tào Tháo có khóc thì tên hầu cũng bị giết; còn Bác khóc thì Pháp đã đổ bộ lên miền Bắc, khóc lần nữa thì bao nhiêu vạn mạng người cũng đã chết trong Cải cách Ruộng đất. Nhưng không làm thế thì làm sao mà lấy không ruộng đất của dân có ruộng được!
-KGVT: Thưa “Bác” phải lắm ạ! Bác khóc lóc đâu ra đấy! Thưa “Bác” có những người xấu mồm họ nói hồi ở Trung Quốc, “Bác” chỉ điểm cho Tây bắt nhà cách mạng Phan Bội Châu?
-Bác Hồ: Chuyện cũ quá rồi chú ạ. Nhắc lại lỡ ra người ngoài nghe không tốt đâu. Để Bác kể chuyện này cho chú nghe, vui lắm! Chuyện Bác gạt được người ta mấy chục năm bằng một tấm hình.
-KGVT: Hình gì thế, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Hồi làm thợ chụp hình bên Tây, có một lần Bác đến nghe mấy ông Tây nói chuyện về chủ nghĩa Cộng Sản. Bác có đứng lên thắc mắc mấy câu, có chụp một tấm hình. Sau này tấm hình ấy được chú thích: Đồng chí Nguyễn Ái Quốc tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours năm 1920. Có thế mà gạt người ta cho đến gần đây mới bị lật tẩy.
-KGVT: Lật tẩy làm sao, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Đảng Cộng sản Pháp cho biết trong Đại hội Tours chả có ma nào người Á châu tên Nguyễn Ái Quốc cả. Còn những người có mặt trong tấm hình ấy cũng chả hề có mặt tại Đại hội Tours.
-KGVT: Thưa “Bác”, lừa gạt người ta có gì vui đâu, mà cũng đâu có lợi ích gì?
-Bác Hồ: Lạ nhỉ! Chú không thấy chuyện lừa gạt người khác là vui à? Có lợi lắm đấy. Chuyện Bác phịa ra Bác tham gia thành lập Đảng Cộng sản Pháp tại Đại hội Tours tạo ra một huyền thoại làm tăng uy tín của Bác.
-KGVT: Thưa “Bác”, mấy lúc sau này, cháu nghe người ta nói nhiều chuyện về vợ con của “Bác”. Họ nói “Bác” có nhiều vợ lắm?
-Bác Hồ: Bác có chính thức lấy ai đâu mà gọi là nhiều vợ. Bác là đàn ông mà! Đi đây đi đó, Bác cũng có quen biết cô này, cô kia, sống chung với nhau một thời gian có gì là sai đâu?
-KGVT: Thưa “Bác”, cháu nói nói chuyện ấy sai bao giờ đâu. Cháu chỉ lạ là tại sao các đồng chí lãnh đạo lại giấu diếm chuyện ấy thôi!
-Bác Hồ: Thật là vẽ chuyện! Bác muốn làm người thì các chú ấy lại bắt Bác làm thầy tu! Này, chú có nghe bên Liên Xô lúc này ra sao không?
-KGVT: Thì cũng nhì nhằng thôi, thưa “Bác”. Cháu nghe có người đòi kéo xác Lênin ra khỏi Lăng ở Quảng trường Đỏ, “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác cũng đang lo chuyện ấy đấy. Kéo đi đâu thì kéo cho rồi. Để mãi ngứa ngáy quá.
-KGVT: Thưa “Bác”, bị kéo xác ra khỏi Lăng là một điều tệ hại. Sao“Bác” lại muốn thế?
-Bác Hồ: Chú nhìn xem Bác đây này, cái mặt xem tròn trịa hồng hào như thế. Chú nhớ tờ
tạp chí Time tháng 9-1969 không. Cái bìa in hình Bác chụp tháng 5-1969, cái mặt đâu có được như thế. Sau người ta bơm, người ta độn đủ thứ vào mới được như ngày nay. Mặt thì thế, chứ bên trong mốc hết rồi chú ạ, Ngứa ngáy lắm. Hồi đó Bác cũng dại, thấy cái Lăng của cụ Lênin ham quá. Bây giờ cả Cụ, cả Bác đều không biết sau này ra sao. Thật là vật đổi sao dời chú Vịt Trời ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, sau này cháu có nghe các đồng chí lãnh đạo Đảng hay nói ta lấy kim chỉ nam là Chủ nghĩa Mác – Lênin kết hợp với tư tưởng Hồ Chí Minh. Vậy tư tưởng Hồ Chí Minh là cái gì vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Lại mấy thằng vẽ chuyện. Nói nhỏ cho chú nghe cái này: Làm đếch gì có cái tư tưởng đó. Hồi Đại Hội Hai của Đảng ở Việt Bắc năm 1951, Bác lỡ miệng nói với Nguyễn Văn Trấn là Bác chẳng có tư tưởng nào cả ngoài tư tưởng chủ nghĩa Mác. Thì Bác có sao nói vậy, ai ngờ hắn để tâm nhớ, sau này viết trong quyển sách “Viết cho Mẹ và Quốc Hội”. Trong lúc người ta tuyên bố rầm rĩ về tư tưởng Hồ Chí Minh, tuy rằng có xạo thật, nhưng cũng làm vinh dự cho Bác, thế mà Nguyễn Văn Trấn nói thế thì có khác gì nói Đảng nói láo, nói Bác dốt đặc!
-KGVT: Thưa “Bác”, thế tại sao lại phải nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh một cách trễ tràng như vậy?
-Bác Hồ: Trước đây chú không nghe nói tới tư tưởng Hồ Chí Minh, phải không? Chú thắc mắc tại sao bây giờ lại có chứ gì? Hồi Đông Âu và Liên Xô sụp đổ, đảng ta đứng trước một cuộc khủng hoảng sâu sắc về tư tưởng ý thức hệ chủ nghĩa. Tuyên huấn Trung ương có sáng kiến tập họp một số lời nói, bài viết, kể cả hành động của Bác để xây dựng riêng một hệ tư tưởng mới, mang tính dân tộc hơn để gần gũi hơn với quần chúng Việt Nam. Do đó mới nảy ra mấy chữ tư tưởng Hồ Chí Minh.
-KGVT: “Thưa “Bác”, thế thì có tư tưởng Hồ Chí Minh thật đấy chứ?
-Bác Hồ: Có quái gì! Tội nghiệp cho Tuyên huấn Trung ương và mấy chú lý thuyết gia khổ công tìm kiếm, hệ thống hóa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh! Cho mãi tới giờ chú có biết tư tưởng Hồ Chí Minh là gì không? Có thấy không? Ra làm sao? Bác đây còn chưa biết là mình có cái tư tưởng đó nữa kìa. Nhưng tội nghiệp cho các chú ấy, sắp chết đuối thấy cái gì nổi trên mặt nước thì cứ vớ lấy. Thế thôi!
-KGVT: Thưa “Bác”, “Bác” và “Bác” Mao tuổi cũng suýt soát nhau, lãnh đạo hai nước ở cạnh nhau. Cháu xin hỏi thật “Bác”, công tâm mà nói thì giữa “Bác” và “Bác” Mao ai vĩ đại hơn?
-Bác Hồ: Chú nên nhớ một điều là nước Tàu rộng gấp 30 lần nước ta, dân số đông gấp 16 lần nước ta. Người ta nói Mao chủ tịch đã trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cái chết của mấy chục triệu người trong kế hoạch “Bước nhảy vọt vĩ đại” và “Đại Cách mạng Văn hóa”, là lãnh tụ làm chết nhiều nhân mạng nhất từ cổ tới kim trong lịch sử nhân loại. Hừ, chưa chắc!
-KGVT: Chưa chắc điều gì, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Cứ lấy thành tích của Bác và Đảng Cộng sản Việt Nam nhân lên 16 lần rồi đem đặt vào nướcTàu. Chưa chắc ai đã hơn ai đấy chú ạ. Cải cách Ruộng đất chỉ phát động trên miền Bắc với 20 triệu dân, nước Tàu thời Mao Chủ tịch có 800 triệu. Nhân số người chết trong Cải cách Ruộng đất lên 40 lần đi. Trong mấy năm cải cách ngắn ngủi, ở một miền Bắc nhỏ bé như vậy mà Bác còn làm được như thế thì giao nước Tàu vào tay Bác xem! Chưa biết mèo nào cắn mĩu nào đấy chú!
-KGVT: Thưa “Bác”, lúc “Bác”còn sống, trong những cuộc mít-ting quần chúng phải tung hô: “Hồ Chủ tịch muôn năm!”, lúc ấy “Bác” nghĩ gì, cảm tưởng của “Bác” ra sao ạ?
-Bác Hồ: Thì cũng như mọi người phải tung hô “Hoàng thượng vạn tuế” hồi xưa vậy. Còn cảm tưởng của Bác thì cũng giống như các ông vua khi nghe thần dân tung hô “Hoàng thượng vạn tuế” vậy thôi.
-KGVT: Thưa “Bác”, hồi “Bác” mất, cháu thấy Chú Duẫn, Chú Khu, Chú Đồng, Chú Tố Hữu khóc lóc quá mức. Chắc các Chú ấy thương “Bác” lắm?
-Bác Hồ: Ối dào! Chú mà cũng tin bọn ấy nữa à?
-KGVT: Tin chứ “Bác”! Thưa “Bác”, còn một số đồng bào cũng khóc!
-Bác Hồ: Quần chúng mà được thông tin đầy đủ như ở miền Nam hoặc các nước tự do, Bác mất, người ta còn khóc gấp mười lần nữa đấy chú ạ! Chả phải khóc bao nhiêu ấy đâu!
-KGVT: Tại sao vậy, thưa “Bác”?
-Bác Hồ: Còn sao nữa! Quần chúng sẽ vừa khóc vừa nói với nhau: “Tức thật, mãi bây giờ mới chịu chết!” Họ khóc vì tiếc đấy chú ạ!
-KGVT: Thưa “Bác”, họ tiếc thương “Bác”?
-Bác Hồ: Khỉ! Chú lại nịnh Bác nữa rồi! Chắc lại định xin Bác chức gì đây? Kìa, chú Vịt Trời, chú làm gì mà hốt hoảng thế; chú trông thấy cái gì à?
-KGVT: Thưa “Bác” phải, mấy cái nấm mốc nó mọc đến cổ “Bác” rồi đấy “Bác” ạ!
-Bác Hồ: Bác biết rồi, chắc cũng chẳng còn bao lâu Bác cũng rời chỗ này. Cái thằng Boris Yeltsin nó mới đòi đuổi nhà cụ Lê ở Quảng trường Đỏ, nay mai thế nào lại chả tới lượt Bác! Mẹ! Đời nước lớn, nước ròng…
Ký giả VỊT TRỜI tieng-dan-weekly.blogspot.com
0 comments:
Post a Comment