VRNs - Sau hàng loạt chế độ độc tài tại các quốc gia vùng Bắc Phi và Trung Đông bị sụp đổ, Lybia cũng không tránh khỏi làn sóng phẫn nộ của người dân sau 42 năm bị nhà độc tài Gaddafi cai trị.
Kinh nghiệm của Lybia tuy không hoàn toàn áp dụng được với Việt Nam nhưng trước sau gì, giới lãnh đạo cũng sẽ ý thức rằng lòng dân lúc nào cũng là yếu tố hàng đầu quyết định cho sự nắm quyền của họ.
Sáu tháng sau khi cuộc nội chiến xảy ra giờ đây chế độ độc tài toàn trị Gaddafi tưởng chừng như không bao giờ lung lay nay đã phải cam tâm nhìn nhận rằng sức mạnh và sự đàn áp của cả hệ thống quân sự lẫn an ninh cuối cùng đã phải chịu nhường bước cho người dân, những con người vài tháng trước đây chưa bao giờ biết tới khẩu súng nay đã thành thạo như những người lính chuyên nghiệp trung thành với chế độ Gaddafi.
Khi Quảng trường Xanh nổi tiếng của Tripoli vào tay quân nhân dân cũng chính là lúc kẻ độc tài phải lánh mặt và đẩy đàn em ra phía trước. Người ta không biết những kẻ trung thành với Gaddafi sẽ còn trung thành bao lâu nữa nhưng chắc chắc một điều là người dân Lybia nay đã khác với 6 tháng về trứơc, không những chấp nhận đấu tranh trực diện với những kẻ theo gót độc tài mà họ còn sẵn sàng đổ máu cho đến khi nào giành được chiến thắng.
Dán mắt nhìn ra thế giới, không ai khác chính là đồng bọn của chế độ độc tài đã trôi dạt dồn về phía nòng súng của phe nổi dậy. Rung chuyển gây chấn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam mang tên chính trị độc tài của một đảng (ĐCSVN). Tại Việt Nam đã 11 lần người dân yêu nước liên tục xuống đường đòi quyền tư do công lỳ và hòa bình, phản đối Trung Quốc chiếm đảo Hoàng Sa- Trường Sa vào những Chủ nhật. Đây có thể coi là một làn sóng đứng lên vì dân tộc của người dân Việt Nam yêu nước, họ không chọn tiếng súng cho hành động của mình, mà chỉ chọn những khẩu hiệu yêu nước, những bài hát đoàn kết cả dân tộc.
Trái lại với hành động yêu nước đầy nhân văn của người dân, là sự đàn áp bắt bớ của Công an
Việt Nam, đạp vào mặt người dân biểu tình yêu nước, ra văn bản cấm đoán phi pháp, không số không người kí để hợp pháp hoá sự đàn áp. Ngoài ra bắt nguội, quy chụp người yêu nước trái với đạo lý pháp luật. Các công an Việt Nam, cả mặc sắc phục và công an chìm, đã bắt cóc những thanh niên Công Giáo yêu nước mà không có lệnh bắt hay các giấy tờ pháp lý nào. Theo luật thì những hình thức bắt bớ như thế này là sai phạm nghiêm trọng Bộ Luật Tố Tụng Hình Sự đối với các công dân Việt Nam. Gia đình của các nạn nhân đang rất lo lắng về sự an nguy cho họ, tướng Nguyễn Trọng Vĩnh nhấn mạnh rằng: “người dân được nhiều quyền, kể cả quyền biểu tình, theo quy định trong Hiến Pháp, và ông lưu ý rằng ngày nào TQ còn xâm phạm chủ quyền của VN, còn tiếp tục hành động hung ác với VN thì ngày đó nhân dân VN còn phẫn nộ và biểu tình”(Tướng Ng. Tr. Vĩnh).
Nhà văn Hoàng Tiến gửi các vị lãnh đạo Đảng và Nhà nước một văn thư, trong văn thư có đoạn ghi: “Các vị Phạm Quang Nghị và Nguyễn Thế Thảo đứng đầu thành phố nghĩ gì mà lại làm thế? Có phải để làm vừa lòng ông bạn 16 chữ vàng, mà các vị đang tâm dập tắt lòng yêu nước của người dân? Đàn áp không giải quyết được gì cả. Ông Đặng Tiểu Bình trong di chúc đã rất hối hận về vụ Thiên An Môn. Nó là vết nhơ muôn đời của Đảng Cộng Sản Trung Quốc, và học thuyết đấu tranh giai cấp chuyên chế độc tài. Tôi đề nghị các vị lãnh đạo hãy dẹp bỏ tự ái, đối thoại với người biểu tình. Kẻ thù với nhau rồi còn bắt tay ngồi bàn tròn nói chuyện, huống hồ mâu thuẫn giữa chính quyền với nhân dân. Một chính quyền của dân, do dân, vì dân, không thể đàn áp nhân dân.
Tôi nói thẳng thắn, mong quý vị lãnh đạo sửa sai. Vì quý vị sai rồi. Còn nếu khó chịu, muốn hành hạ, bắt bớ, tôi xin hoan hỉ đón nhận. Đừng để kẻ xâm lấn ngồi rung đùi uống rượu mao đài, nhìn cảnh người Việt Nam hành hạ người Việt Nam. Nó đau lòng lắm”!
Tại sao chính quyền CSVN không dám đối thoại với người yêu nước, họ đã quen cách suy nghĩ áp đặt và hành xử bạo lực quá lâu và “rất hiệu quả” trong việc giữ vững “ổn định chính trị – xã hội”, nên họ đã bị mất dần khả năng đối thoại dân chủ với nhân dân. Còn một lý do căn bản nữa nữa, khiến chính quyền sợ đối thoại với dân, nhất là nhân sĩ, trí thức vì có lẽ họ đã vướng mắc vào những chuyện mờ ám gì đó, không thể , khó trả lời thuyết phục được dân. Và do đó họ sợ dân, tránh né dân, cho cấp dưới dùng các thủ đoạn đối phó với dân” (Nguồn: RFA).
Trong bối cảnh nóng hổi của sự suy thoái một chế độ 42 năm độc tài toàn tri bởi Gaddafi, giờ đã đến hồi kết sụp đổ hoàn toàn. Trong khi nhiều bạn trẻ Việt Nam hay ở các diễn đàn chia sẻ không ít suy nghĩ cảm xúc trăn trở xây dựng quê hương đất nước Việt Nam. Bạn Nguyễn Hoàng Long nói: “Tại sao các quan chức Việt Nam không đối thoại với người biểu tình, lại ra một cái quyết định không số, không người ký, không có tính pháp lý, rồi dựa vào đó ra tay đàn áp, bắt bớ, giải tán cuộc biểu tình chủ nhật vừa rồi (21.08.2011). Rất đáng tiếc, và rất đáng trách. Nếu đây cũng là quan điểm chính thức của Đảng và Nhà nước thì Chế độ này không phải là của Nhân dân ta nữa rồi! Mỗi người dân yêu nước chúng ta cần phải làm gì?”
Một điều đáng chú ý trong thời gian qua giới trí thức văn nghệ sĩ đã hành động, rút mình ra khỏi liên quan đến một chế độ độc tài: Đến bây giờ nhiều nhà văn đã rút bỏ khỏi giải thưởng Nhà nước, giải thưởng HCM để phản đối việc xin cho, và quyền của đám hội nhà văn. Đó là các nhà văn Sơn Tùng, Nguyên Ngọc, Sơn Nam và nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm
Sau nhiều kêu gọi phải đối thoại với dân yêu nước tham gia biểu tình, hay kêu gọi đảng CSVN đứng về phía người yêu nước lên kế hoạch chống kẻ thù Trung Quốc chiểm lãnh hải và bảo toàn lãnh thổ đã không được đáp ứng, cộng với sự ra sức đàn áp bắt bớ người dân một cách dã man đã tạo ra sự phẫn nộ nơi người yêu nước. Họ đề nghị với nhau: “Nếu có biểu tình yêu nước mọi người tham dự mặc áo No-U. Ai không có thì mặc áo trắng, phụ nữ mặc áo dài, ở Hà Nội. Còn các nơi khác không cần biểu ngữ, không cần hô khẩu hiệu. Chỉ đi, đứng hoặc ngồi sát bên nhau thành một đoàn người thôi. Và mọi người dùng băng keo (hình chữ X) dán miệng lại trong lúc biểu tình”, Facebook Nguyễn Phan.
Cuối cùng, có lẽ chỉ có một con đường và một con đường duy nhất mà đảng có thể làm được đó là quay về với dân tộc, với đồng bào của mình để cùng nhau xây dựng lại một quê hương, một đất nước hùng mạnh. Suy cho cùng, đảng cũng chỉ là một nhóm nhỏ (3 triệu) trong dân tộc to lớn (90 triệu), tại sao không từ bỏ đi những lợi ích cá nhân để nối vòng tay lớn? Tại sao không đặt vận mệnh dân tộc, tương lai con em của chúng ta lên trên một đất nước tự do, công bằng và bác ái thay vì trên một mãnh đất cằn cỗi, vô cảm và đầy bạo lực?(Thằng Nông Dân).
Người con Việt
No comments:
Post a Comment