Author: FB Cường Phạm | Source: Anh Ba Sàm | Posted on: 2016-06-24 |
Ngư dân Lệ (mặc áo màu xanh) cùng hai ngư dân (không rõ tên) đã cứu phi công Nguyễn Hữu Cường. Ảnh: Đức Hùng/ VNE |
Máy phát tín hiệu cấp cứu của chiếc SU 30-MK2 có vấn đề. Phi công Khải nhảy dù cách phi công Cường khoảng 10 giây, anh Cường còn nhìn thấy dù anh Khải, khu vực đó là gần đảo Mắt và đảo Hòn Mê (Nghệ An – Hà Tĩnh). Vậy mà CASA-212 lại tìm ở vùng biển Bạch Long Vĩ (Hải Phòng). Bởi tín hiệu cấp cứu phát ra ở gần đảo Bạch Long Vĩ. Có ý kiến cho rằng máy phát tín hiệu của SU 30-MK2 là đểu. Nhưng có lẽ vụ phát tín hiệu cách qúa xa nơi phi công Khải rơi đặt ra nhiều nghi vấn?
Như nhiều nguồn tin cho biết, công nghệ sản xuất máy bay tên lửa Nga phải nhập linh kiện điện tử của Tàu Cộng. Nên biết đâu, nơi nhận tín hiệu trước của cả 2 phi công ta là Hải Nam của Tàu. Và kẻ gian đã vô hiệu hoá các thiết bị này. Đồng thời dùng thiết bị giả phát đúng tần số cấp cứu của anh Khải để dử máy bay cứu hộ CASA-212 của ta tới chiếc bẫy mà chúng giăng sẵn ngay trên vùng phân định Vịnh Bắc Bộ (gần Bạch Long Vĩ) và tiêu diệt. Nếu giả thiết này đúng thì việc tổn thất thêm 9 phi công và nhân viên cứu hộ cùng chiếc thủy phi cơ CASA-212 là còn nhiều uẩn khúc cần làm sáng tỏ bằng luận cứ khoa học thuyết phục.
Chuyện lực lượng cứu hộ yếu kém và thiếu kinh nghiệm đã đành mà thiết bị phát sóng bị nhiễu là rất có cơ sở khi cả 2 phi công SU 30-MK2 (1 sống; 1 chết) đều được hai ngư dân Hà Tĩnh với phương tiện thô sơ cứu và vớt chứ không phải lực lượng cứu hộ chuyên nghiệp!
------
------
THIẾU PHƯƠNG ÁN DỰ PHÒNG
FB Nguyễn Huy Cường - 18-6-2016
Ở quân chủng Bộ binh, trước khi lâm trận, Ban tham mưu xây dựng một số biện pháp Dự phòng theo chiều hướng xấu.
Nếu đại đội trưởng hy sinh thì đại đội phó (tác chiến) lên thay. Trường hợp cả ban chỉ huy đại đội gồm đại đội trưởng, đại đội phó, chính trị viên hy sinh hết thì trung đội trưởng trung đội nào lên thay v.v…
Chính vì được chuẩn bị tốt như vậy, nên khi bị tổn thất, họ vẫn chiến đấu và nhiều khi, vẫn chiến thắng. Nếu tinh thần này được duy trì, ví dụ như khi chiếc máy bay SU 30 vừa rơi, mất liên lạc thì lập tực máy bay ứng cứu bay đến ngay vùng vừa rơi (Trường hợp máy may ứng cứu CASA cũng vậy) Nếu trong 20 phút, đã tiếp cận được vùng máy bay gặp nạn, thì tổn thất có thể được hạn chế.
Hồi máy bay Mỹ oanh tạc miền bắc, người ta đã Dự phòng cho phi công của họ cả một lá cờ Mỹ có in dòng chữ bằng tiếng Việt có nội dung đại thể: “Xin hãy cứu giúp tôi, chính phủ Mỹ sẽ đền đáp CÔNG ơn của bạn”.
Không những vậy, công việc chuẩn bị cho THẤT BẠI của họ còn chu đáo hơn nhiều. Mời các bạn nghe câu chuyện nhỏ dưới đây.
Một máy bay F4H của Hải quân Mỹ bị bắn rơi ở Phú Thọ năm 1967 khoảng hơn 5 giờ chiều. Phi công nhảy dù xuống vùng ven sông Đà. Nhưng, máy bay ứng cứu tập trung oanh tạc ở mạn Tam Nông giáp Thanh Sơn, xa mục tiêu thật chừng 40 km. Các lực lượng tìm kiếm của ta bị hút theo vào vùng này. Tối hôm đó, viên phi công đã tiến từ rừng ra bờ sông Đà, đi giật lùi, vừa đi vừa ném những miếng vải, miếng khăn xé ra sau khi lau máu ở vết thương.
Buổi sáng hôm sau, các lực lượng tìm kiếm của ta (Thời Đại tá Lê Tu làm Tỉnh đội trưởng) tiến theo dấu vết này, đi vào rừng để tìm kiếm. Súng phòng không hạng nhẹ cũng được kéo vào cánh rừng nghi là nơi ẩn nấp của viên phi công chờ bắn những máy bay đến cứu.
Bất ngờ, khoảng 8 giờ sáng, khi hầu như toàn bộ lực lượng tìm kiếm đang xoắn vào mục tiêu trong rừng thì máy bay trực thăng bay ra ven sông, kéo viên phi công lên máy bay, trốn thoát.
Có thể nói, phía Mỹ đã chuẩn bị rất kỹ cho những phương án thất bại, kể cả tình huống này và họ đã thành công.
Công cuộc tìm kiếm máy bay SU 30 và CASA của ta gặp nạn, có thể còn rất vất vả, rất tốn kém có lẽ vì một nguyên nhân: Hình như ta không chuẩn bị cho những phương án Dự phòng. Đến đâu, tính đến đó.
Cái giá phải trả cực kỳ đắt!
Huy Cường
------
Huy Cường
------
Ý kiến độc giả:
Tại sao Quân Đội Nhân Dân của Việt Cọng ít chú trọng về việc cứu hộ ? Xin thưa là Đảng xem chiến sĩ khi xuất quân như đã hy sinh. Xưa nay Đảng đã dạy cho họ thuộc nằm lòng là ra đi chiến đấu đừng mong trở lại, có nghĩa là tự xem mình đã chết và chẳng cần làm kẻ khác phải bận bịu về mình. Vì thế mà việc cứu hộ được xem là không cần thiết, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao. Những câu hát sau đây chứng minh cho tinh thần bỏ quên đó:
Tại sao Quân Đội Nhân Dân của Việt Cọng ít chú trọng về việc cứu hộ ? Xin thưa là Đảng xem chiến sĩ khi xuất quân như đã hy sinh. Xưa nay Đảng đã dạy cho họ thuộc nằm lòng là ra đi chiến đấu đừng mong trở lại, có nghĩa là tự xem mình đã chết và chẳng cần làm kẻ khác phải bận bịu về mình. Vì thế mà việc cứu hộ được xem là không cần thiết, có cũng được mà không thì cũng chẳng sao. Những câu hát sau đây chứng minh cho tinh thần bỏ quên đó:
Nhạc sĩ Lương Ngọc Châu đã có bài hát với lời ca:
Một ra đi là không trở về, lòng tráng sĩ thề không nao núng…,
Và sau đó, nhạc sĩ Phan Huỳnh Điểu lại sáng tác bài Giải Phóng Quân với lời như sau
Đoàn Giải phóng quân một lần ra đi
Là có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui…
Là có sá chi đâu ngày trở về
Ra đi ra đi bảo tồn sông núi
Ra đi ra đi thà chết chớ lui…
Lắm khi họ không cứu những thương binh mà còn ra lệnh phải giết thương binh để khỏi phải bận bịu.
Còn đối với tù tội hình sự thì họ càng tàn ác hơn. Ở trại cải tạo Châu Bình (K-20) của tỉnh Bến Tre, những tù cải tạo, dù là tội hình sự hay vượt biên, nếu vượt trại và bị bắt ở trong rừng thì khỏi phải trói giải về trại mà bắn què chân tại chỗ rồi bỏ đi để ngày hôm sau cho người ra lượm xác rồi chôn. Ở trại Thạnh Phú, tù cải tạo bị bắt đào giếng ở đất cát mà không có đồ chống lở đất, và khi đất ùn sập xuống chôn lấp 3 người dưới lổ thì cán bộ cũng chẳng hề gấp gáp vì biết họ không thể sống sót cho nên vẫn bình thản cho vài người từ từ đào bới cả nửa ngày mới kéo 3 cái xác lên được, bọn này vừa đào vừa run vì không biết đất sẽ sập lên đầu lúc nào !!
Điền Phong
----------
Điền Phong
----------
0 comments:
Post a Comment