...Để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thực hiện, cho đến nay đã được 26 năm, được ngụy trang dưới những danh từ mỹ miều như: đại cục và 16 chữ vàng. Bây giờ, sau 26 năm thực hiện đại cục, chúng ta thử cùng nhau nhìn xem những người cộng sản Việt Nam đã làm mất về tay Trung Cộng những gì của đất nước?...
*
Cuối năm 1989 hệ thống cộng sản quốc tế tan vỡ từng mảng. Làn sóng dân chủ tác động mạnh và cách mạng thành công chớp nhoáng tại Đông Âu. Trên đất nước Ba Lan, Công Đoàn Đoàn Kết thắng lợi lớn và lãnh tụ công nhân Lech Walesa tiếp nhận chính quyền.
Cùng thời điểm 1989 Hung Gia Lợi dứt khoát chia tay với khối cộng sản Đông Âu để gia nhập Thị Trường Chung Âu Châu. Tại Đức, ngày 9/11/1989, bức tường ô nhục Bá Linh bị phá đổ. Dân Đức thống nhất reo hò mừng rỡ trong khi tên chủ tịch đảng cộng sản Đức là Honecker đào tẩu vì bị truy nã. Chính phủ cộng sản của Tiệp Khắc cũng tiêu tan và tại Roumania vợ chồng tên lãnh tụ cộng sản độc tài khát máu Ceaucescu bi xử bắn.
Biến động xảy ra và tiếp nối nhau như một tràng pháo Tết để chào mừng cách mạng dân chủ thành công. Những tiếng reo hò hoan hô vang dậy vọng lại từ phía bên kia châu lục khiến các lãnh tụ của đảng CSVN lo sợ.
Ngày 10/4/1990 Bộ Chính trị đảng CSVN hội họp để tìm đường thoát hiểm. Phân tích tình hình chính trị Đông Âu người ta đổ tội cho mưu toan của đế quốc tư bản. Chỉ có Trần Xuân Bách và Nguyễn Cơ Thạch cho rằng nguyên nhân sụp đổ là do quản lý yếu kém, tư tưởng giáo điều gắn liền với mô hình Xã hội Chủ nghĩa sai lầm.
Trong buổi họp, Nguyễn văn Linh lập luận Trung Quốc dù là bành trướng hay bá quyền vẫn là một nước XHCN nên phải tìm hết cách đoàn kết lại thì mới mong thoát hiểm và mới hy vọng phục hồi phong trào cộng sản thế giới.
Quan điểm nói trên được đa số ủy viên trong Bộ Chính trị đồng tình. Sau phiên họp Trần Xuân Bách bị loại khỏi Bộ Chính trị và ít lâu sau Nguyễn Cơ Thạch cũng chịu chung một số phận. Thời gian như thế đã trôi qua được một phần tư thế kỷ. Giờ đây ta hãy thử nhìn lại xem ai đúng ai sai.
Bước quy phục Thành Đô
Như chúng ta đã biết, một hội nghị bí mật đã diễn ra giữa Hà Nội và Bắc Kinh tại Thành Đô - thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên bên Tàu vào các ngày 3-4/9/1990. Phái đoàn Cộng sản Việt Nam gồm: Nguyễn Văn Linh, Phạm Văn Đồng, Đỗ Mười, Hồng Hà, Đinh Nho Liêm. Phái đoàn Cộng sản Trung Quốc gồm: Giang Trạch Dân và Lý Bằng.
Vào thời gian đó, sự sụp đổ của đế quốc cộng sản Liên Sô gây lo sợ cho cả Bắc Kinh lẫn Hà Nội. Vì lo sợ mà nhóm Ba Đình phải muối mặt sang Thành Đô xin quy phục. Và cũng vì lo sợ mà nhóm Trung Nam Hải tại Bắc Kinh phải tạm quên mối hận thù phản chủ đưa tới cuộc chiến tranh biên giới Trung-Việt năm 1979, mà vui lòng chấp nhận cho Hà Nội làm đàn em ý thức hệ để gây thế chống Mỹ.
Địa điểm Thành Đô được chọn để bảo đảm bí mật cho hội nghị. Cuộc đàm phán thành công và hai bên thỏa thuận bình thường hóa quan hệ ngoại giao song phương. Tuy nhiên, đối với phần nói chuyện bí mật thì phái đoàn CSVN giữ tuyệt đối cho riêng mình, không tiết lộ và cũng không tuyên bố cho nhân dân Việt Nam hay.
Mặc dầu vậy, ngay sau khi hội nghị vừa kết thúc thì nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn CSVN. Thông điệp đó như sau: “Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đã dành cho Nội Mông, Tây Tạng và Quảng Tây. Phía Trung Quốc đồng ý và chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam 30 năm (1990-2020) để Đảng CSVN giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đình các dân tộc Trung Quốc”. (Lý Bằng Nhật Ký Ngoại Sự).
Để lừa bịp nhân dân Việt Nam, chương trình 30 năm mà hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc thực hiện, cho đến nay đã được 26 năm, được ngụy trang dưới những danh từ mỹ miều như: đại cục và 16 chữ vàng (sơn thủy tương lân, lý tưởng tương thông, văn hóa tương đồng, vận mệnh tương quan).
*
Bây giờ, sau 26 năm thực hiện đại cục, chúng ta thử cùng nhau nhìn xem những người cộng sản Việt Nam đã làm mất về tay Trung Cộng những gì của đất nước?
Thứ nhất, từ 26 năm nay, tất cả những người lãnh đạo CSVN đều đã phải qua Bắc Kinh để khấu đầu trước “thiên triều” và báo cáo việc thi hành chính sách, xác định quyết tâm thúc đẩy hợp tác toàn diện trên phương châm 16 chữ vàng.
Thứ hai là phải đề cập đến hai bản Thỏa Thuận Về Biên Giới, Trên Đất Liền Và Trên Biển. Trong bản Thỏa Thuận Về Biên Giới Trên Đất Liền (1990) CSVN phải nhường cho Trung Cộng khoảng mấy chục ngàn cây số vuông lãnh thổ suốt dọc biên giới của 10 tỉnh phía Bắc, đặc biệt là tại những vùng chiến lược Cao Bắc Lạng, gồm núi non hiểm trở, nơi mà quân Trung Quốc mỗi lần sang xâm lược đều phải chịu thua vì không vượt qua được. Trung Cộng đã di chuyển sâu vào lãnh thổ của ta những cột mốc chiến lược quan trọng nhất. Những di tích lịch sử nổi danh như Ải Nam Quan và Thác Bản Giốc cũng chịu chung một số phận.
Về Thỏa Thuận Trên Biển (2000) thì Trung Cộng thu nhỏ lãnh hải 12 hải lý của Việt Nama để chiếm quyền đánh cá và chiếm của ta mấy chục ngàn cây số vuông trong vùng lãnh hải đặc quyền kinh tế (EEZ) để lấn quyền khai thác dầu hỏa. Quần đảo Hoàng Sa của ta đã bị Trung Cộng dùng vũ lực chiếm đoạt năm 1974 và một số đảo nhỏ trong quần đảo Trường Sa cũng đã bị Trung Cộng dùng vũ lực tước đoạt năm 1988.
Thứ ba, phải nói qua về kinh tế. Năm 2005 CSVN đã ký kết với Trung Cộng 20 văn kiện dùng làm căn bản pháp lý giữa hai nước. Từ ngày 1/1/2004 Việt Nam và Trung Cộng bỏ thuế xuất nhập khẩu. Các cửa khẩu giữa hai nước được khai thông và hàng hóa được lưu thông tự do.
Nhà thầu Trung Quốc hình như thắng hầu hết những công trình quan trọng với các loại thầu “trọn gói” (EPC: Enginering, Procurement, Construction). Hiện nay có 90% gói thầu EPC được giao cho Trung Cộng thực hiện. Năm 2013 Việt Nam nhập khẩu 36 tỷ, 960 triệu USD hàng hóa của Trung Cộng, trong khi chỉ xuất cảng sang Trung Cộng có 13 tỷ 960 triệu USD. Sư chênh lệch về cán cân mậu dịch khiến cho Việt Nam phu thuộc nặng nề về phương diện kinh tế.
Thứ tư, thử nhìn qua về phương diện di dân. Người Tàu sang Việt Nam không cần VISA nhập cảnh. Họ đi lại và có mặt trên khắp hang cùng ngõ hẻm của đất nước. Trong 65 khu chế xuất và khu công nghiệp không có khu nào vắng bóng người Hoa.
Họ chiếm đóng các vị trí chiến lược, từ việc thuê đất (306.000 hecta) trong 50 năm với giá rẻ mạt ở biên giới phía Bắc, từ bauxít Tây Nguyên đến Cà Mau, họ có thể thành lập nhiều sư đoàn của “đạo quân thứ năm” một cách dễ dàng với những công nhân mà thực chất là binh sĩ, tình báo, đặc công. Họ nắm trong tay những bản đồ vị trí các nhà máy điện, nhà máy quốc phòng, cơ xưởng... Họ tạo lập những khu riêng biệt của người Hoa mà công an Việt Nam không được vào kiểm soát.
Khu phố Tàu Bình Dương có tên là Trung Tâm Thương Mai Đông Đô Đại Phố. Trong khu này có một trường đại học quốc tế, một bệnh viện 1000 giường, một sân golf, một khu giải trí, một khu thể thao. Vào dịp các lễ hội của Tàu, cờ Trung Quốc được treo rợp trời ở Bình Dương. Luật pháp Việt Nam bị bỏ ra ngoài. Nhân viên công lực Việt Nam không có quyền hành gì trong khu vực.
Ngoài ra, Trung Cộng còn ép CSVN phải ưu tiên để bốn tỉnh Vân Nam, Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam được đặc quyền khai thác bảy tỉnh biên giới của Việt Nam như Lai Châu, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Lạng Sơn, Quảng Ninh. Người Trung Hoa có mặt tại Việt Nam để thi hành công tác, được hưởng quy chế bất khả xâm phạm.
Thứ năm, về phương diện chiến lược thâm độc của Trung Cộng, phải để ý đến tử huyệt sung yếu của ta là Đèo Ngang. Đèo Ngang là khu vực hẹp nhất của đất nước, với chiều rộng Đông-Tây khoảng 70 km. Vùng này đã bị Trung Cộng án ngữ bằng dự án Vũng Áng trong 50 năm. Vũng Áng với rừng Lào phía Tây đã được Trung Cộng thuê lâu dài, để nếu cần thì chia cắt Việt Nam tại Đèo Ngang. Điều tương tự cũng có thể xảy ra ở Tây Nguyên khi Trung Cộng tham gia khai thác bauxít.
Một chiến lược với khả năng xâm chiếm rộng khắp đã được Bắc Kinh bày ra để khống chế CSVN phản chủ. Chỉ còn 4 năm nữa là Hà Nội phải trả lời Bắc Kinh dứt khoát về quy chế “khu tự trị” đã hứa tại Thành Đô năm 1990. Lúc đó dù Hà Nội có muốn cựa cũng không cựa nổi.
Chính sách “ba không”
Từ khi mang thân xin làm nô lê cho Bắc Kinh tại Thành Đô năm 1990, để làm cho “thiên triều” khỏi phật lòng và tin tưởng, Hà Nội đã đề ra chính sách “ba không”. Chính sách đó đã được minh thị viết trên giấy trắng mực đen như sau:
1/ không để nước ngoài thiết lập căn cứ quân sự tại Việt Nam;
2/ không đi với nước này để chống nước kia;
3/ không cho nước khác sử dụng lãnh thổ của mình để chống lại một nước khác.
Chính sách nói trên chỉ nhằm làm yên lòng Trung Quốc thế thôi chứ thực ra thì trong những năm gần đây Hà Nội cũng nhận thấy rằng trên đất liền cũng như tại Biển Đông, Trung Cộng đang dùng sức mạnh “cả vú lấp miệng em” để nói lấy được. Thái độ của Bắc Kinh tại Biển Đông không phải là muốn đàm phán song phương hay đa phương mà là một lập trường không thương lượng được. Trường hợp của dàn khoan HD-981 là một minh chứng. Câu 16 chữ vàng và 4 tốt họ đề ra là để cho Việt Nam và một số các nước nhỏ trong vùng vâng lời chứ không phải để cho Bắc Kinh thực hiện.
Lúc này, lực lượng hải quân của CSVN chỉ ở vào khoảng từ 5 đến 7% lực lượng hải quân của Trung Cộng. Như vậy, cán cân về sức mạnh quân sự giữa hai nước không được quân bình. Chính sách “ba không” rõ ràng là một đường lối mà CSVN không thể duy trì để tiếp tục đi trong tình huống hiện nay. Với một bờ biển dài và quan trọng như vậy, hải quân CSVN không đủ sức để bảo đảm an ninh quốc phòng cho đất nước.
Sự yếu đuối dưới biển cũng được phản ánh trên bầu trời. Theo IISS (International Institute for Strategic Studies) thì Việt Nam có khoảng 90 phi cơ chiến đấu gồm các loại MIG 21, SU2, SU24, SU 30 là những phi cơ đã quá cũ và lỗi thời. Nếu đem so sánh với Đài Loan với diện tích chỉ bằng 1/9 của Việt Nam thi ta phải cảm thấy xấu hổ vì họ có tới 400 phi cơ gồm toàn những loại tối tân hiện đại.
Lập trường “một có”
Vào lúc này, Trung Cộng chưa sẵn sàng thương lượng. Chừng nào họ chưa củng cố xong những cứ điểm ở Trường Sa và từ ngoài vịnh Bắc Bộ xuống tới phía Nam thì lập trường của họ là không nói chuyện. Sau khi dàn khoan HD-981 được đưa vào Biển Đông thì sự kiện này đã làm đảo lộn quan hệ Việt-Trung và làm người Việt Nam mất lòng tin vào những thỏa thuận cấp cao với các lãnh đạo Hoa Lục. Nói khác sự kiện dàn khoan HD-981 đặt ra nhu cầu phải cài đặt lại quan hệ với Bắc Kinh.
Thông tin của Trung Cộng cho biết rằng, trong Hội Nghị Singapore gần đây, tại tọa đàm ba bên Trung Quốc, Việt Nam và Ấn Độ, đại diện của Việt Nam cho biết:“Chúng tôi vẫn duy trì chính sách ba không đấy, nhưng mà có thêm một có”.
Một có không phải là phản ứng chiến thuật mà là quan điểm chiến lược. Đại diện Hà Nội xác định thêm: việc mua bán võ khí hay tăng cường tiềm lực giám sát biển nằm trong khuôn một có mà Việt Nam cần làm và phải làm mạnh. Cái ba khôngkhiến Việt Nam ở trong thế bị động. Do đó cần phải bổ túc thêm một có để được chủ động và linh hoạt về cả hai phương diện chiến lược và chiến thuật.
Thái độ của Mỹ hiện nay tại Biển Đông rất thuận lợi cho CSVN. Chính quyền Obama đã lên tiếng hỗ trợ các quốc gia láng giềng của Trung Quốc trong tranh chấp hải phận và chính tổng thống Mỹ đã tự tay mang đến cho cấp lãnh đạo Hà Nội việc bãi bỏ lệnh cấm bán vũ khí sát thương.
Bản đồ lưỡi bò chín đoạn của Trung Cộng đã bị Quốc hội Hoa Kỳ phủ nhận vào tháng 2/2014 và quyết định này đã được công bố cho toàn thế giới biết. Mỹ sẽ can thiệp nhiều hơn vào sự tranh chấp lãnh hải này để giữ uy tin cho các đồng minh tại Á Châu.
*
Chuyến đi của TT Obama sang thăm Việt Nam cuối tháng 5/2016 vừa qua là một cơ hội bằng vàng mà những người lãnh đạo cộng sản phải nắm lấy, nếu trong tim óc họ còn một chút gì gọi là tinh thần dân tộc.
Những đám đông dân chúng đang đêm đổ ra đường hoan nghênh một kẻ “cựu thù” chứng minh là “lòng dân và ý Đảng” đã không còn song hành như trong thời hoang dã nữa. Sớm muộn gì rồi đây đất nước và dân tộc sẽ nhanh chóng trở thành văn minh dân chủ, nếu lời hứa bán nước Thành Đô không trở thành sự thật.
24.05.2016
0 comments:
Post a Comment