“...Hoạt động tình báo thành công khi biết chắp nối các mẩu thông tin nhỏ bé, mà bản thân chúng có vẻ chẳng có gì quan trọng cả, nhưng khi xếp hàng chục mẩu cạnh nhau, chúng sẽ tạo nên một bức tranh để từ đó các cấp chỉ huy có thể lên kế hoạch.” (Điệp viên hoàn hảo kỳ 24: Nỗi nguy hiểm thường gặp của điệp viên)
***
I. Hồ giết Đức thầy Huỳnh Phú Sổ!
“Bài này kể lại những điều tai nghe mắt thấy của người trong cuộc. Có người theo suốt cuộc kháng chiến tới ngày thành công, có người bỏ cuộc vì thấy rõ dã tâm của người CS” (1).
“Trong khi đó thì Việt Minh không có sư đoàn nào. Vì thế CS phải tìm cách giải tán, tìm cách phá nát. Lựa trong “đám mặt rằng”, Lâm Ủy Hành Chánh phong chức:
- Kiều Đắc Thắng nắm toàn quyền sinh sát với chức “Giám đốc Công an miền Đông”.
- Dương Bạch Mai (8/1929, đã từng qua Liên-xô học trường Stalin cùng lượt với Trần Văn Giàu, có bí danh là Bourov). Thanh tra chính trị miền Đông, cũng là 1 hung thần nhưng không có quân hành động trực tiếp. BR>- Ba Nhỏ, Trưởng bọn ám sát, bắt cóc, thủ tiêu theo mật linh. Phạm vi của Ba Nhỏ là Saigon, Chợ Lớn.
- Lý Huê Vinh, công an, cánh tay đắc lực của Trần Văn Giàu, chuyên hạ sát các lãnh tụ quốc gia.
- Đào Công Tâm, trước là lính trong toán của Ba Nhỏ. Thấy Tâm giết người không gớm tay, Việt Minh nâng đỡ, cho làm Chính trị viên Tiểu đoàn 66 của Long Xuyên… Với những tay giết người chuyên nghiệp, say máu, mệnh danh là “Quốc Gia Tư Vệ Cuộc” do Nguyễn Văn Trấn (tác giả “Viết cho mẹ và quốc hội”) chỉ huy, trong những năm kháng chiến, Việt Minh đã gieo kinh hoàng cho tất cả mọi người ở Nam Bộ.” (1).
“Trong vụ thảm sát này, ông Hoàng Quốc Kỳ, 1 người kháng chiến tập kết về Bắc, gặp lại bạn cũ, là người đã xả súng bắn vào nhóm biểu tình ấy, kể lại như sau:
“Nguyễn Văn Nghệ, 1 tay súng tiểu liên đầu đàn của Vệ quốc đoàn miền Tây Nam Bộ (CS), kể lại trận “tắm máu đó”: Tụi Hòa Hảo gan cùng mình! Lớp này ngả xuống, lớp khác tiến lên, cả đàn bà con nít cũng vậy. Bóp cò đến rung cả tay, máu loang đỏ hết cả mặt đường mà chúng nó vẫn nhào vô họng súng. Chiến sĩ ta đã tản thần nhưng lịnh bắt phải bắn tiếp”.
Đàn áp xong, Việt Minh dùng xe có loa phóng thanh chạy khắp đường phố loan tin: Hòa Hảo dùng ghe vượt sông Cần Thơ, đổ bộ vào châu thành, bị “Vệ quốc đoàn” đẩy lụi
Rồi Việt Minh kết án: Hòa Hảo âm mưu cướp chính quyền ở Cần Thơ!” (1).
“Việt Minh đem các ông Huỳnh Thạnh Mậu (bào đệ Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ), Nguyễn Xuân Thiếp, Trần Văn Hoành ra xử bắn tại sân banh Cần Thơ
Vì đại nghĩa quên thù nhà (em ruột là Huỳnh Thạnh Mậu bị Việt Minh xử bắn), lại mới thoát nạn đột kích của Việt Minh, nhưng Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, cũng lòng từ bi hỉ xả, 1 lần nữa lại chủ trương đoàn kết dân tộc, thành lập Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến, cho phép thành phần CS tham giạ Chính ông cũng nhiều lần kêu gọi mọi người hãy bỏ qua hiềm khích để bảo vệ tổ quốc lâm nguy
Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kháng Chiến ra đời vào ngày 20/4/46, ” (1).
“Ông Nguyễn Long Thành Nam, được coi như người phát ngôn chính thức của Phật Giáo Hòa Hảo đã viết trong Phật Giáo Hòa Hảo Trong Dòng Lịch Sử Dân Tộc, trang 430:
“…Hôm sau, Đức Thầy nhận được 2 văn thơ, 1 của Trần Văn Nguyên, đặc phái viên, kiêm Thanh tra Chính trị Miền Đông Nam Bộ, và 1 của Bửu Vinh, mời Ngài đến dự hội nghị, …
“Vào 7g sáng ngày 15/4/47 (24 tháng 2 nhuần), Đức Thầy xuống ghe đi với 3 người chèo, 4 tự vệ quân, ông Đại đội trưởng Đại đội 2 và người thơ ký văn phòng là ông Huỳnh Hữu Thiện. …
“Sau khi dùng cơm chiều, Đức Thầy lại nghỉ ở nhà 1 tín đồ gần đó. Hôm sau, ngày 16/4/47, lối 7g sáng, Đức Thầy trở lại hội đàm với Trần Văn Nguyên, …
“Sau khi dùng bữa cơm trưa, Đức Thầy xuống ghe nghỉ, thì Bửu Vinh báo cáo rằng “Dân Xã giết Việt Minh ở Lấp Vò”, và buộc Đức Thầy phải đi, nhưng Ngài tỏ ra cương quyết biện bác và đòi Bửu Vinh cùng đị Bửu Vinh khước từ và đòi phải có bộ đội võ trang theo phòng vệ thì mới dị Ngài trả lời 1 cách cứng cỏi:
- Tại sao tôi có 1 ít người, không có bộ đội ủng hộ, mà lại dám vào sào huyệt của các ông? Như thế quí ông không thành thật…
“Y hẹn, Đức Thầy xuống ghe, đến văn phòng Bửu Vinh, có 1 liên lạc viên dẫn dường. Trời tối đen như mực, bỗng có tiếng kêu:
- Ghe ai đó? Sao giờ này đã thiết quân lực mà còn dám đi?
Người liên lạc viên trả lời:
- Đi lại văn phòng ông Bửu Vinh!
“Liền đó, có lịnh biểu ghe ghé lại. Rồi đèn chói rọi xuống, khi biết là ghe của Đức Thầy, chúng nói:
- Ông Bửu Vinh mời Đức Thầy lên văn phòng.
“Đức Thầy cùng 4 tự vệ lên 1 ngôi nhà ngói. Ngài vào ngồi bàn giữa, nói chuyện với Bửu Vinh, còn 4 tự vệ quân cầm súng đứng 2 bên, gần cửa. 10 phút sau, lối 7g30, có 8 người từ bên ngoài đi vào, chia làm 4 cặp, tràn tới đâm 4 tự vệ quân. 3 người bị đâm chết, chỉ còn người thứ tư là Phan Văn Tỷ lanh trí nên tránh kịp., liền thoát ra ngoài, bắn 1 loạt tiểu liên. Trong lúc anh Tỷ né, thì 1 trong 2 tên Việt Minh bị đồng bọn của mình đâm chết.
“Thấy chuyện chẳng lành, Đức Thầy lanh lẹ thổi tắt ngọn đèn, văn phòng tở nên tối đen, không ai nhận ra Đức Thầy đâu cả…”” (1).
"The Viet Nam Democratic Socialist Party (Vietnamese: Đảng Dân chủ Xã hội Việt Nam) was a political party in South Vietnam. It was founded in 1944 by Huỳnh Phú Sổ, the founder of Hòa Hảo. The party was formed through the unity of a sector of socialist-minded people in Saigon and some provincial sect leaders. The party was persecuted by the Việt Minh. Huỳnh Phú Sổ was killed by the Việt Minh in 1947, after which the party was dissolved." (2).
2. Nhận xét:
Đọc các tài liệu thì ta khó lòng mà biết “Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ?” Tuy nhiên, nếu ta biết rằng: Những tên sát thủ có mặt khi Đức Thầy bị mất tích như: Nguyễn Bình, Kiều Đắc Thắng, Ba Nhỏ… số phận của chúng ra sao? Tất cả đều bị “Thượng Cấp” của Hồ diệt!
Đây chính là một sự Diệt Khẩu không hơn!
Tuy nhiên, nếu ta biết rằng: Mục đích của Hồ là gì? Và Hồ là ai?
Tuy nhiên, nếu ta biết rằng: Không chỉ mình Đức Thầy bị giết mà còn rất nhiều!“...hoạt động tình báo thành công khi biết chắp nối các mẩu thông tin nhỏ bé,...”
Hãy xem tiếp:
II. Đức thầy Cao Triều Phát – Đang khỏe, Hồ mời ăn Tết – rồi 9 tháng sau thì chết!
1. Theo Việt Minh - ra Hà Nội.
“Sau ngày đình chiến, Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi điện mời nhân sĩ yêu nước Cao Triều Phát ra bắc. Từ Cà Mau cụ Cao đi Phụng Hiệp, đáp máy bay lên Sài Gòn rồi ra Hà Nội. Sau đó, theo đường bộ lên Thái Nguyên. Một ngày thu năm 1954, giữa núi rừng Đại Từ, hai nhà yêu nước vui mừng gặp nhau lần đầu, cùng uống rượu đào ngâm thơ chào mừng kháng chiến thắng lợi...” (3)
"In June 1946, the pro-Viet Minh Cao Dai selected him as their deputy to the DRV’s National Assembly. Whereas many of the main Cao Dai leaders would break violently with the southern DRV forces in 1947, Cao Trieu Phat continued to work with the government and sent a telegram of support to Ho Chi Minh in September 1947 to confirm it publicly. Between 1947 and 1954, Cao Trieu Phat served as an advisor to the Resistance and Administrative Committee for Nam Bo and joined the Lien Viet nationalist front. The Indochinese Communist Party inducted him into its ranks in 1948 as he became the main leader of the pro-communist Cao Dai forces. In 1954, following the division of Vietnam into two states during the Geneva Conference, Cao Trieu Phat relocated to northern Vietnam." (4)
Nhận xét: “hai nhà yêu nước vui mừng gặp nhau lần đầu” rồi “cùng uống rượu đào ngâm thơ chào mừng kháng chiến thắng lợi...”?
Có thật không?
Nếu ta liên hệ để biết rằng Hồ cũng “Tặng Thơ” cho cụ “Bùi Bằng Đoàn” (và nhiều Cụ trí Thức khác) thì ta sẽ biết đâu là thật? (xem thêm: Viên Gạch 1. Vì sao Cha, Mẹ và 2 Bác - 4 Trí thức nhà ông Bùi Tín bị chết cùng thời điểm 1947-1949?)
2. Đức thầy Cao Triều Phát – Đang khỏe, được Hồ mời ăn Tết – 9 tháng sau thì chết!
“Tết năm 1955, Bác Hồ và các đồng chí Trường Chinh, Phạm Văn Đồng mời các nhân sĩ trí thức miền nam đến Phủ Chủ tịch dùng cơm. Mở đầu, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Hôm nay, khách mời khá đông, tôi xin bắt tay người khách lớn tuổi nhất và người khách nhỏ tuổi nhất". Nói xong Chủ tịch Hồ Chí Minh đến bắt tay cụ Cao Triều Phát và con trai út của cụ, năm đó mới lên 10 tuổi (theo Trần Quang Lê, nguyên Phó ban Dân vận Trung ương cục miền Nam).
“Ngày 9-9-1956, Cao Triều Phát từ trần vì bạo bệnh. Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng... đã đến tận giường bệnh thăm viếng chia buồn cùng gia đình.”
Nhận xét: “từ trần vì bạo bệnh”? Có thật không? 67 tuổi, kể cũng tạm gọi là thọ - Nhưng chưa hẳn là già! Và:
Nếu ta liên hệ để biết rằng Hồ còn: “Bác Hồ tặng thơ cụ Võ Liêm Sơn”, Bài báo đó cho biết: “Năm 1948, Võ Liêm Sơn được đi dự hội nghị Kháng chiến toàn quốc và hội nghị Văn hóa toàn quốc ở Việt Bắc. Đó cũng là cơ duyên cụ Võ được gặp Bác Hồ. Lần ấy Bác đã mời cụ Võ về ở với mình bảy ngày. Khi nhận được thơ tặng của bạn cũ, cụ Võ Liêm Sơn có thơ họa lại…
…Khi chia tay người bạn cũ để về lại khu 4, Hà Tĩnh, cụ Võ được Bác Hồ tặng chiếc gậy có khắc dòng chữ: “Tặng Võ Liêm Sơn tiên sinh”.
Tiếc rằng không được nhìn thấy ngày chiến thắng năm 1954, do bị bệnh, cụ qua đời năm 1949 tại quê nhà.”
Hồ mắc dịch hay sao mà cứ gặp “bạn cũ” thì bạn cũ lại lăn đùng ra chết?
(Huỳnh Thúc Kháng, Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn, Võ Liêm Sơn, Cao Triều Phát, Linh Mục Phạm Bá Trực… Nhiều lắm!)
3. “Kỷ vật thiêng liêng”?
“Hai kỷ vật thiêng liêng là tấm ảnh và bức thư cùng với chiếc áo Bác Hồ mà Cao Triều Phát vận động quyên góp ủng hộ thương binh, liệt sĩ đã theo ông suốt cuộc kháng chiến đến khi tập kết ra bắc. Nhà văn Thiếu Sơn viết bài "Bài học Cao Triều Phát" đăng trên Báo Đuốc nhà Nam ngày 22-6-1969 đã miêu tả những năm kháng chiến ở bưng biền gian khổ nhất lúc nào Cao Triều Phát cũng giữ những kỷ vật thiêng liêng của Bác Hồ trong túi ba-lô và đeo bên mình.”
Nhận xét: Có thật “Kỷ vật thiêng liêng” không? Nếu ta liên hệ để biết rằng, đây bài thơ máu của người Cháu Ngoại cụ Võ:
“Ông ngoại đã nằm đây hơn sáu chục năm rồi!
Đất nước đã đổi thay, chắc ông chưa được biết
Cái gậy Bác Hồ tặng ngày ông lên Việt Bắc[1]
Người ta đã lấy làm gậy chăn bò một dạo, ông ơi!” (VIẾT TRƯỚC MỘ CHÍ SĨ CÁCH MẠNG VÕ LIÊM SƠN, trannhuong.net)
Ở cuối bài thơ có chú thích rằng: “[3] Năm 1955, trong CCRĐ, một số người cháu của Cụ học hành đỗ đạt nhưng đã bị bắt giam và nhiều người đã bị chết đói vì không còn gì để ăn do bị chính sách bao vây kinh tế đối với giai cấp địa chủ bóc lột.” (Chau Ngoại cụ Võ là Gs Đặng Huy Văn đã viết bài thơ trên.)
III. “Người bạn linh mục chí cốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh” – chỉ được thọ 56 tuổi!
1. Luyến thương.
“Viết xong điếu văn, không thể đến nổi nơi hành tang cụ linh mục Phạm Bá Trực, Hồ Chủ tịch dặn ông Vũ Đình Huỳnh: “Chú vốn là đạo hữu của cụ linh mục. Chú thay mặt tôi đặt vòng hoa lên mộ phần cụ…”” (5).
2. Kìa 3 Cụ “Thường trực Quốc hội”!
“Cuộc Tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu cử đại biểu Quốc hội lập hiến đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Những nhà tu hành như: Thượng tọa Thích Mật Thể, Chưởng quản Cao đài Cao Triều Phát, linh mục Phạm Bá Trực…đều trúng cử. Linh mục Phạm Bá Trực, đại biểu Quốc hội tỉnh Hà Nam, được cử vào Ủy ban Thường trực rồi Phó Trưởng ban Thường trực Quốc hội.” (5).
“Hồi 9 giờ 30 ngày 7 tháng 10 năm 1954 lễ an táng linh mục Phạm Bá Trực được tổ chức tại nhà thờ An Huy, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên (Theo Thông cáo của Ủy ban Thường trực Quốc hội – Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III), Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi vòng hoa viếng kèm lời điếu. Người phải cậy nhờ Bộ trưởng Phan Anh thay mặt Người đọc lời điếu:
“Tôi xin thay mặt Chính phủ kính cẩn nghiêng mình trước linh hồn Cụ. Từ ngày nhân dân tin cậy cử Cụ làm đại biểu Quốc hội và Quốc hội cử Cụ vào Ban thường trực, …
Nay Cụ mất đi, Chính phủ và nhân dân vô cùng thương xót.
Trong lúc ốm nặng Cụ thường nói với tôi: Mong trông thấy kháng chiến thắng lợi thì dù chết Cụ cũng thoả lòng.
Nay hoà bình đã trở lại Cụ đã thoả lòng.
Nhưng tiếc rằng Cụ không còn nữa để giúp nước, giúp dân. …
Hồ Chí Minh”.
Nhận xét: Nếu ta biết rằng: Rất nhiều Trí thức đã được “Bài điếu văn do Bác Hồ viết” mà chẳng ai còn sống để “Viết điếu văn cho Hồ” - thật bất công!
Điều gì ở dưới đây?
“Bài điếu văn do Bác Hồ viết
Kháng chiến chín năm, Hồ Chủ tịch nhiều lần rơi lệ khóc những bậc tài đức đã ra đi mà chưa được nhìn thấy nước nhà độc lập. Đầu năm 1947, Người gửi điện văn vào Trung Bộ khóc cụ Huỳnh Thúc Kháng, Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Đặc phái viên của Chính phủ kinh lý miền Trung đã từ trần ngày 21/4/1947. Buổi khai mạc phiên họp tất niên 1947 của Hội đồng Chính phủ giữa núi rừng Việt Bắc, Hồ Chủ tịch đã bật khóc nhắc tới cụ Nguyễn Văn Tố - vị Bộ trưởng cứu tế xã hội trong Chính phủ lâm thời, Trưởng ban thường trực Quốc hội, Bộ trưởng không bộ trong Chính phủ, hy sinh khi Pháp tấn công lên Việt Bắc ngày 7/10/1947. Năm 1951, cụ Hồ Tùng Mậu, một người bạn thân thiết nữa của Hồ Chủ tịch ngã xuống. Lần này...” (5).
Nhận xét: Kìa 3 Cụ “Thường trực Quốc hội”! Những ai đang tự ứng cử hôm nay – có biết: Kìa 3 Cụ “Thường trực Quốc hội”! (Nguyễn Văn Tố, Bùi Bằng Đoàn, Linh Mục Phạm Bá Trực) và… rất nhiều “người bạn thân thiết nữa của Hồ Chủ tịch ngã xuống”!
3. Một Linh Mục nữa.
“Nhờ chính sách đúng đắn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đa số người Công giáo Việt Nam đã tin tưởng đi theo cách mạng. Những ngày đầu kháng chiến gian khổ, Giám mục Hồ Ngọc Cẩn (Bùi Chu) đã ủng hộ cả dây chuyền vàng cho Chính phủ Việt Minh.” (5)
Thì 1948 đã vội… qua đời:
“Có thể như một số người nghĩ rằng các Giám mục Việt Nam lúc bấy giờ đã không có được những hiểu biết rành rẽ về lý thuyết và con người cộng sản, nhưng chúng tôi nghĩ, đối với Đức Cha Lê Hữu Từ thì không.
Lá thư luân lưu lịch sử này được Đức Cha Lê Hữu Từ viết 5 tháng sau ngày Đức Cha Hồ Ngọc Cẩn, Giám mục Bùi Chu qua đời, ngày 27.11.1948. ”
(Đón đọc: Viên Gạch... Hồ giết Vua Mèo – Hà Giang, đuổi Vua Thái – Lai Châu, đầu độc vua Mường – Hòa Bình đến “tê liệt cả đôi chân”! Con cháu Hồ phỉ báng họ!)
Chú thích.
(1). Ai Giết Đức Thầy Huỳnh Phú Sổ, levantrung.wordpress.com
(3). Bác Hồ với nhân sĩ Cao Triều Phát, nhandan.com.vn
(4). CAO TRIỆU PHÁT (1888–1956), indochine.uqam.ca
(6). Thái Độ Của Các Giám Mục Miền Bắc ĐỐI VỚI CỘNG SẢN TỪ 1945 ĐẾN 1975. tinvasong.com
Bài cùng chuyên mục đã đăng:
5. Viên Gạch 1. Vì sao Cha, Mẹ và 2 Bác - 4 Trí thức nhà ông Bùi Tín bị chết cùng thời điểm 1947-1949?
(10). Giải mã gốc 1: Thực lực CSĐD trước 1941 chỉ có chưa tới 1000 đảng viên - những người TQ trong đó là 300 đảng viên. Văn bản đảng cs xác nhận: 1932 - Nguyễn Ái Quốc đã chết, 1941 - Hồ Chí Minh “về nước”
0 comments:
Post a Comment