Sau nhiều ngày người dân thị xã Sầm Sơn biểu tình trước UBND tỉnh Thanh Hóa để đòi trả lại biển, giữ làng nghề. Sáng ngày 7/03/2016, lãnh đạo tỉnh này đã có buổi đối thoại với hơn một ngàn người dân tại Trung tâm bồi dưỡng Thanh thiếu niên.
Nhận lỗi vì nhân dân kiên trì?
Sự việc người dân biểu tình tại Thanh Hóa càng thêm nóng lên khi chiều ngày 5/3/2016 có một nhóm thanh niên gồm 3 người đã đến nhà riêng của bà Văn Thị Thắng (Thị xã Sầm Sơn) mục đích yêu cầu ký vào văn bản cam kết di dời bến thuyền như UBND Thị xã đã yêu cầu.
Chồng bà Thắng là ông Trần Văn Hải vốn là trưởng bến thuyền ở khu vực Đền Độc Cước. (1)
Ngay sau khi bà Thắng bị hành hung, người dân đã kéo đến vây kín trụ sở Công an phường Trường Sơn yêu cầu làm rõ các đối tượng lạ mặt đến nổ súng và hành hung tại gia đình bà Thắng. (2)
Liên tiếp ngay sau đó trên mạng xã hội nhiều đoạn video được phổ biến cho thấy cảnh công an gia tăng lực lượng để trấn áp ngư dân biểu tình.
Và để hạ nhiệt, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa đồng ý mở cuộc đối thoại với dân.
Liệu có tin được lời lãnh đạo?
Sau khi tiếp nhận các ý kiến của bà con ngư dân tham gia đối thoại. Ông Trịnh Văn Quyết – Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa trình bày:
Chủ trương cải tạo biển Sầm Sơn có từ lâu (Trung ương có 11 năm, tỉnh Thanh Hóa cũng đã có 6 năm) nhưng chính sách lại mới ban hành 1/3/2016. Do thời gian ngắn nên việc tuyên truyền, vận động, giải thích cho bà con còn nhiều khó khăn. (3)
Đọc kỹ ở đây có gì sai?
Tỉnh Thanh Hóa chọn nhà đầu tư FLC tiến hành giải tỏa khu vực dự án đường ven biển Hồ Xuân Hương từ tháng 10/2015. Thậm chí FLC còn trả công cho báo Pháp Luật Việt Nam quảng bá cho dự án từ tháng 2/2016, nay ông Bí thư với công bố chính sách mới có từ ngày 1/3/2016 tức sau ngày dân biểu tình thì an dân chỗ nào? (4)
Chưa kể, việc ông Trịnh Văn Quyết xác nhận kiến nghị giữ lại bến thuyền dưới chân đền Độc Cước và việc cơ quan ANĐT nhanh nhẩu đính chính hai nghị phạm sử dụng “súng nhựa” nổ như thật để đánh đập, trấn áp bà Văn Thị Thắng (vợ ông chủ bến thuyền Độc Cước) không liên quan đến việc biểu tình phản đối thu hồi khu vực bãi biển để giao cho doanh nghiệp FLC khiến người ta không khỏi nghi ngờ.
Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa, Chủ tịch thị xã Sầm Sơn, các đại biểu hội đồng nhân dân cùng nhiều cộng sự là những người đại diện cho người dân thị xã Sầm Sơn đã ở đâu trong nhiều ngày qua khi ngư dân lên tiếng về việc bị xua đuổi, bị cấm vào khu vực neo đậu tàu thuyền của mình?
Ông Trịnh Văn Quyết nhận lỗi nhưng không nói rõ lỗi gì ở đây khi thời gian qua bao nhiêu con người bị ảnh hưởng bởi dự án.
Kết thúc buổi đối thoại, Bí thư tỉnh ủy tỉnh Thanh Hóa Trịnh Văn Quyết thông báo: "Nếu ai đồng ý với chính sách thì nhận tiền hỗ trợ, ai không nhận hỗ trợ thì cứ ra khơi đánh bắt cá bình thường". Đây là một lời hứa kiểu lươn lẹo, bởi những ai có kiến thức về luật pháp đều biết, chính sách hỗ trợ chỉ được thực hiện khi người dân được giải thích rõ các ảnh hưởng và cam kết không khiếu nại khi đã nhận hỗ trợ.
Lời hứa yên dân từ những lãnh đạo Cộng sản như ông Bí thư Trịnh Văn Quyết có đáng tin hay không, người dân Sầm Sơn hãy nhìn vào các ví dụ thực tế như chợ ga Ninh Hiệp, Dương Nội. Văn Giang, Vĩnh Tuy…
Liệu sau khi đối thoại có hành động xử lý ngầm hay không? Hãy chờ xem!
Và xin mọi người đừng quên, rừng phòng hộ tại Thanh Hóa bị xóa sổ, phần lớn là nhờ vào các quyết sách của những người cùng chung trong hệ thống cầm quyền như ông Trịnh Văn Quyết.
_______________________________________
Chú thích:
0 comments:
Post a Comment