Có một điều tôi để ý thấy ít người sử dụng đọc các quy định rõ ràng giữa Facebook và người sử dụng khi đăng ký tài khoản. Thẳng thắn mà nói, an ninh không có lý do gì để in bài viết từ Facebook của một ai đó ra rồi mời họ làm việc.
Công nhận hay từ chối tài khoản FB là lựa chọn của mỗi người.
Quan điểm của tôi là Nhận và lý do ở bài viết "Xác nhận hay phủ nhận những điều mình viết và ta nên làm gì?"
Tuy nhiên cần nhắc lại rằng khi đăng ký Facebook mục quy định có ghi rõ: "Bằng cách sử dụng hoặc truy cập vào Dịch vụ của Facebook, bạn đồng ý rằng chúng tôi có thể thu thập và sử dụng nội dung, thông tin đó theo Chính sách dữ liệu đôi khi được sửa đổi."
- "Chúng tôi" ở đây có nghĩa là nhà điều hành mạng xã hội Facebook chứ không phải an ninh.
Và bất kỳ mọi hành động sao chép, đăng nhập tài khoản của người khác để in ra đều là trái phép.
Bất kỳ bài viết nào được in từ Facebook của bất kỳ ai đều là vô giá trị.
Vì thế, đừng để công an nắm bắt tâm lý rồi sử dụng "nghiệp vụ" để thuyết phục, thách thức hay dọa dẫm bạn ký xác nhận.
Điều quan trọng nhất cần lưu ý ở đây: Nếu công an đăng nhập trái phép tài khoản Facebook của cá nhân nào để sao chép, lục lọi, in ra các nội dung trên đó là vi phạm pháp luật. Xét về mặt dân sự, người bị thiệt hại có thể kiện ra toà.
Một điều quan trọng hơn nữa mà người bị mời làm việc cần chú ý là bạn đừng để mình bị động. Không phải cứ công an hỏi là bạn trả lời. Bạn có quyền im lặng và đặt câu hỏi ngược lại.
Quan trọng nhất là bạn có quyền yêu cầu có luật sư bên cạnh trong mọi tình huống.
Ai cũng trải qua nỗi sợ, quan trọng là bạn đối diện với nó thế nào.
Tôi còn nhớ hồi năm 2009, lần đầu tiên làm việc với an ninh Bộ, công an tỉnh Khánh Hoà liên tiếp 1 tuần. Tôi vẫn nhớ như in cảm giác sợ sệt run rẩy của mình. Lúc ông Phan Bình Dương (giờ là thiếu tá với chức danh Phó trưởng phòng ANĐT PA92) bỏ nhỏ với tôi rằng bài viết "Cục A42" của tôi làm các lãnh đạo giận khi so sánh ví von A42 với cục kít khi thấy những việc họ làm tào lao quá., tôi thậm chí còn viết thư xin lỗi A42 vì suy nghĩ nóng giận của mình.
Sau này "trà đạo" "làm việc" nhiều, tôi mới hiểu ra quyền của mình và biết cách tự phòng thủ theo luật Việt Nam và quốc tế.
Quyền tự do ngôn luận của một người, được thể hiện ngay cả trong thái độ ứng xử với cơ quan an ninh.
Tất cả đều có luật, công an hay đem luật ra doạ người ta nhưng ngồi xuống "đấu trí", "đấu luật" mới thấy rõ: họ rất yếu về luật, và thường tự cho mình ở vị trí "bảo vệ an ninh quốc gia" để vi phạm các luật đã được Hiến pháp quy định rõ, đặc biệt là quyền con người.
0 comments:
Post a Comment