Nhiều chuyên gia Mỹ, và các nhà bình luận hy vọng gía dầu xuống thấp là
một phương cách để lật đổ những chế độ khó ưa, họ kiếm tiền dễ dàng nhờ
dầu hỏa. Bây giờ chuyện đó đang xảy ra, nhưng nó xảy ra với một tốc độ
rất nhanh. Điều đó có thể gây ra những xáo trộn, và bất ổn to lớn trong
một thế giới vốn dĩ đã có nhiều điều phải lo âu.
Các cường quốc dầu hỏa điêu đứng khi giá dầu đi xuống. Photo courtesy: www.jamaicaobserver.com
Cali Today News
- Trong lúc chúng ta bận theo dõi cuộc chiến tranh chống tổ chức Quốc
Gia Hồi Giáo – Islamic State- và thảo luận với Iran, một vấn đề lớn lao,
trọng đại hơn đang xảy ra trên thế giới. Chúng ta chứng kiến sự xuống
giá dầu hỏa có tính chất lịch sử, hạ gỉảm hơn 50% trong vòng chưa đầy
một năm. Hiện tưởng sụt giá tương tự đã từng xảy ra hồi thập niên 1980’s
và làm cho Liên Bang Xô Viết sụp đổ. Tình hình hiện nay thì sao? Nó sẽ
đem lại những hậu quả gì cho thế giới?
Ông
Nick Butler, người đứng đầu về chiến lược ở công ty BP trước đây, nói
với tôi như sau: “Chúng ta đang rơi vào tình trạng giá dầu sụt giảm kéo
dài lâu, và sụt giảm nhiều hơn thời thập niên 1980’s.”. Tại sao lại có
tình trạng như vậy? Ông vạch rõ những yếu tố cụ thể đưa đến cơn bão táp
về giá dầu hoả. Số cung dầu hoả tăng rất nhiều bởi vì sau nhiều thập
niên giá dầu hỏa tăng cao, các nước sản xuất dầu trên khắp thế giới được
khích lệ, họ đầu tư nhiều tiền vào việc tìm ra nguồn tài nguyên mới.
Ông
Leonardo Maugeri, cựu trưởng ban nghiên cứu chiến lược của công ty Eni,
một công ty năng lượng khổng lồ của Ý, nói rằng những khoản đầu tư đó
đã được để riêng ra, và sẽ tiếp tục đổ vào ngành dầu hỏa, không ngưng
lại được: “Không có cách nào để ngưng hiện tượng này.”, ông Maugeri nói
như vậy. Ông tiên đoán giá dầu hỏa có thể tuột xuống còn $35 một thùng
vào năm tới, so với giá $105 một thùng hồi năm ngoái.
Lý
do chính khiến cho giá dầu hoả sụt gỉảm theo nhịp độ gia tốc là vì nước
Ả Rập Saudi. Đây là nước “cung cấp dầu hỏa lên xuống bất thường” nhất
thế giới. Họ có thể dễ dàng gia tăng, hay cắt giảm mức sản xuất dầu hỏa,
và hiện nước này tiếp tục bơm dầu lên rất nhiều để bán. Theo ông
Maugeri, đang dạy ở Havard, Ả Rập Saudi “biết rằng sản xuất thêm nhiều
dầu thêm sẽ gây thiệt hại cho chính họ, nhưng họ vẫn làm chỉ vì giá dầu
hạ sẽ có hại cho các nước khác nhiều hơn.”. Một trong những mục tiêu Ả
Rập Saudi muốn nhắm hại là bắt các công ty khai thác dầu hỏa từ phiến đá
diệp thạch – shale- của Hoa Kỳ phải phá sản. Nhưng cho đến nay, âm mưu
này của Ả Rập Saudi không đem lại kết qủa. Mặc dù bị thua thiệt vì giá
dầu hạ, nhưng các công ty của Hoa Kỳ sử dụng kỹ thuật tân tiến, và
phương pháp quản lý khéo, nên họ vẫn sống mạnh gỉỏi. Rồi đây, lại còn có
thêm dầu hoả của Iran bán trên thị trường quốc tế. Chuyện này đương
nhiên sẽ xảy ra, tuy rằng hơi chậm. Và đó cũng là một yếu tố khác làm
cho giá dầu hỏa hạ gỉảm thấp thêm nữa. Sau cùng, phải nói đến kỹ thuật
sản xuất xe hơi, xe vận tải cải tiến, tiết kiệm xăng dầu nhiều hơn
trước.
Những
nước sản xuất dầu hoả chính trên thế giới đang phải đối phó với tình
trạng ngân sách khủng hoảng vì giá dầu hạ thấp chưa từng thấy trong lịch
sử. Chúng ta hãy điểm sơ qua những nước trở nên giầu có nhờ dầu hỏa như
sau:
Venezuela:
Lãnh tụ Hugo Chavez trở nên nổi tiếng như cồn. Cái gọi là “quốc gia Xã
Hội Chủ Nghĩa của thế kỷ thứ 21.” với nền kinh tế quản lý kém cỏi,
nhưng vẫn sống oai hùng nhờ giá dầu hỏa bán được giá cao trong một thời
gian khá dài. Bây giờ, những người thay thế Hugo Chavez đang thừa kế một
đất nước phá sản, nợ nần chồng chất đến nỗi không đủ tiền để trả nợ.
Tiền bán dầu hỏa chiếm 98% mặt hàng xuất khẩu. Nền kinh tế Venezuela bị
co cụm tới 7% trong năm nay. Hồi năm ngoái, nền kinh tế Venezuela đã bị
co lại 4%. (Một trong những lý do nước Cuba tìm cách xích lại gần với
Hoa Kỳ vì đàn em của Fidel Castro biết rõ rằng “ông bố nuôi Xã Hội Chủ
Nghĩa ở thủ đô Caracas” sắp hết tiền, không còn bao cấp cho đàn em của
Fidel Castro được nữa.).
Nước Nga:
Giống như Hugo Chavez, uy tín của Vladimir Putin nổi như diều gặp gió,
dân chúng tôn thờ nhà lãnh tụ này nhờ giá dầu hỏa tăng vọt lên cao. Do
đó, Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) của Nga tăng, thu nhập của chính phủ
tăng, chính phủ trợ cấp đủ mọi thứ cho dân chúng. Tất cả những điều tốt
đẹp đó nay đều đảo ngược. Năm nay nền kinh tế của Nga được ước tính là
sẽ co lại 3.4%. Thu nhập nhờ bán dầu hoả chiếm một nửa lợi tức của chính
phủ. Phe nhóm quyền lực, như công ty hơi đốt khổng lồ Gazprom sẽ bị
giảm lợi tức khoảng 30% trong năm nay. Giáo sư Butler, dạy ở trường
King’s College London nhắc nhở chúng ta như sau: “Qúi vị phải nhớ rằng
tập đoàn Gazprom là bộ máy cung cấp tài chánh cho bè lũ tay sai của
Putin cai trị nước Nga.”.
Iraq:
Dầu hỏa đóng góp 90% thu nhập của chính phủ ở Baghdad, mặc dù chính
phủ ra sức lấy dầu lên thật nhiều để bán, nhưng họ vẫn phải đối phó với
sự sút giảm trong tình hình thu nhập của chính phủ. Lý do là vì chính
phủ ở thủ đô rất yếu, và cuộc chiến tranh giữa các phe nhóm tôn giáo
tiếp tục xảy ra. Vì thế tổ chức Quốc Gia Hồi Giáo trở nên mạnh, và mở
nhiều cuộc tấn công vào phe chính phủ. Với thu nhập nhờ dầu hỏa ngày
càng giảm, chính quyền thuộc giáo phái Shiite ở Baghdad đang bị áp lực
nặng nề phải chi tiền trả cho nhóm Sunnis. Kế đến sẽ còn xảy ra cuộc
đụng độ giữa người thuộc sắc tộc Kurds với chính phủ trung ương về việc
chia sẻ lợi tức dầu hoả.
Iran:
Mặc dù Tehran sẽ nhận được một số lợi tức lớn vào giai đoạn đầu sau khi
các biện pháp trừng phạt quốc tế được bãi bỏ, nhưng giống như các quốc
gia sống nhờ vào dầu hỏa, chính quyền Iran là một chính phủ quản trị rất
kém. Qũi Tiền Tệ Quốc Tế dự phóng nói rằng giá dầu hỏa phải lên đến mức
$100 một thùng dầu thì mới có thể giúp cho Iran lấy lại được sự cân
bằng về ngân sách. Nói chung, nước Iran vẫn còn phải đối phó với nhiều
áp lực giống như các nuớc khác.
Nhiều
chuyên gia Mỹ, và các nhà bình luận hy vọng gía dầu xuống thấp là một
phương cách để lật đổ những chế độ khó ưa, họ kiếm tiền dễ dàng nhờ dầu
hỏa. Bây giờ chuyện đó đang xảy ra, nhưng nó xảy ra với một tốc độ rất
nhanh. Điều đó có thể gây ra những xáo trộn, và bất ổn to lớn trong một
thế giới vốn dĩ đã có nhiều điều phải lo âu.
Bài phân tích của Fareed Zakaria trên Washington Post ngày 20/8/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
0 comments:
Post a Comment