Cựu Thẩm Phán Nguyễn Kim Khánh
Cựu Thẩm Phán Nguyễn Kim Khánh
Người
ta có thể tóm lược rất nhiều thành quả trong cuốn sách của cộng sản
Việt Nam nhận cuộc đấu tranh của phật giáo từ 1963 làm thành quả của
“đảng ta”. Ví dụ, cuốn “Phong Trào Tranh Đấu Chống mỹ Của Giáo Chức, Học Sinh, Sinh Viên Sài Gòn” của Hồ Hữu Nhật do nhà xuất bản “thành phố Hồ Chí Minh” phát hành năm 1984:
“Dưới trào Ngô Đình Diệm:
“Giáo
hội Phật giáo Việt Nam Thống Nhất có hậu thuẫn vững chắc của nhiều tổ
chức: Gia đình Phật tử, Sinh viên Phật tử, Học sinh Phật tử, Thanh niên
Phật tử. Năm 1962 gia đình Phật tử tập hợp được 200 trăm ngàn người, năm
1964 có 400 ngàn . Đảng đã có cơ sở trong các tổ chức đó. Các chùa, trường Bồ Đề, Viện Hóa Đạo, trở thành trung tâm đấu tranh và phát xuất những cuộc mít tinh biểu tình chống ngụy quyền (trang 88-89)”.
“Sau khi Diệm đổ:
“Cuộc
đấu tranh chính trị sôi sục và quyền chủ động phần nào trong tay Phật
giáo, nhưng đảng ta đã chỉ đạo cơ sở kịp thời tham gia hỗ trợ, nâng khí
thế phong trào lên với qui mô toàn quốc (trang 98)”.
“Ngoài ra ta cũng nắm được ban chấp hành Tổng Hội Sinh Viên Vạn Hạnh
(nhiệm khóa 1966-1967). Chủ tịch Hoàng Tiến Dũng, Tổng thư ký Phan Long
Côn, một trung tâm công khai, có uy tín trong sinh viên Phật tử và đồng
bào Phật tử cho đến ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng.
Đối với tổ chức cấp cao nhất của Phật giáo, đảng ta đã mời Hòa thượng Thích Thiện Hoa ra tranh cử và Hòa thượng đã đắc cử Viện trưởng Viện Hóa Đạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất(trang 106).
HT Thích Thiện Hoa
“Nhân Lễ Phật đản 5.5.1966, tại Viện Hóa Đạo,
học sinh, sinh viên cắm một băng giấy trên chiếc xe Mỹ bị họ đốt cháy:
“Đây, kết quả 13 năm viện trợ Mỹ !”, nhiều tấm bảng dựng trước Viện Hóa
Đạo vẽ hình châm biếm Tổng thống Mỹ Giôn Xơn, khẩu hiệu chống khủng bố
trong cuộc đấu tranh ngày 20.5.1966: “Mạng người Việt Nam không thể đổi
bằng đô la và bom đạn Mỹ - Rút ngay quân đàn áp ra khỏi Đà Nẵng …”.
Bên ngoài, từ ngày 3 đến ngày 10.6.1966 , Phong trào Bàn thờ phật xuống đường, gây cản trở giao thông, làm rối sào huyệt cuối cùng của địch, 10 xe Mỹ bị đốt trong đợt này (trang 130)”.
Đó
là tại Sài Gòn do chính cộng sản Việt Nam khai ra. Sài Gòn là trung tâm
quyền lực và quốc tế của Việt Nam Cộng Hòa, ảnh hưởng của đạo Phật
không nhiều, Việt cộng công khai xâm nhập hàng ngũ Phật giáo, còn tại
các tỉnh miền Trung, nhất là “Liên khu 5” cũ của Việt Minh, Việt cộng
làm mưa làm gió đến cỡ nào trong các tổ chứ Phật giáo.
Sự giống nhau ở phương cách đấu tranh, sự lẫn lộn giữa thành quả đạt được của Việt cộng và phe phái đội lốt Phật giáo
đã khiến nhiều người nghĩ Phật giáo là Việt cộng, coi Thích Trí Quang
như một cán bộ cao cấp của Việt cộng. Đức Quốc trưởng Bảo Đại đã viết
trong cuốn: Con rồng Việt Nam:
“Vậy thì ai đã xúi dục họ gây loạn, ai ? Họ ở đâu tới ? Làm sao mà biết được nếu họ từ Hà Nội vào hay từ Bắc Kinh tới ?” (trang 9).
Họ
là ai ? Vì họ không nói ra, tôi chỉ còn cách suy đoán và nghĩ rằng các
chính khách tăng lữ muốn xoay chiều lịch sử Việt Nam, mong cho Việt Nam
độc đạo, độc tôn, tăng lữ có vai trò lãnh đạo và thống trị như ở Iran.
Nếu quả đúng như vậy, tôi báo động để mọi người Việt Nam phải cương
quyết chống lại như đã chống lại chủ nghĩa cộng sản. Cộng sản Việt Nam
rồi phải sập, chúng ta phải chuẩn bị đương đầu với những vấn đề hóc búa
của quê hương ngày nay.
Tôi
nghĩ rằng, những tăng lữ chính khách của Phật giáo chưa bỏ tham vọng
muốn đạo mình trở thành độc tôn bằng sự đồng hóa với quốc gia. Mới đây,
tôi đọc lời phát biểu của “Hòa thượng” Thích Huyền Quang trong tang lễ
của “Hòa thượng” Thích Đôn Hậu, đoạn văn này như sau:
“Cơ sở của giáo hội (Phật giáo) là nông thôn, thành thị, cao nguyên và hải đảo”.
Đây
là đối tượng của quốc gia chứ không không phải của đạo giáo. Đạo giáo
muốn nhập nhằng đồng hóa với quốc gia bằng cách coi quốc gia như giáo
hội của mình theo kiểu mẫu của Iran. Ngày nào đó, nếu điều này trở thành
sự thực thì thật là điều bất hạnh cho dân tộc Việt Nam vậy.
Tôi xét xử
Có
một tòa án vượt lên trên tất cả các tòa án của xã hội loài người, là
tòa án lương tâm. Tòa án ấy, nằm trong tận đáy lòng của mỗi người và mỗi
người tự làm
quan tòa cho chính mình, để xét xử những việc đã và đang xẩy ra mà mình
biết được. Ý thức về sự công bằng, lòng kính trọng lẽ phải là căn bản
của mọi công lý. Công lý ấy vượt thời gian, vượt không gian, không tùy
thuộc vào chủng tộc hoặc văn hóa xã hội: Công lý bất diệt nội tại trong
mỗi con người.
Người
ta đã kết tội Tổng thống Ngô Đình Diệm những cái “tội” như: “độc tài
gia đình trị, tội kỳ thì và đàn áp Phật giáo” và sau cùng gần như bất
lực, họ cố tìm cho ra một vài khuyết điểm của đời sống cá nhân. Có một
cái “tội”, mà theo tôi là “tội” chính mà họ không nói ra: “Ngô Đình Diệm
là người Công Giáo tốt, xử Ngô Đình Diệm là xử cả Giáo hội Công Giáo”.
Cụ Đoàn Thêm viết:
“Không
một văn kiện hay một huấn thị nào ấn định khuyến cáo các nghi thức và
cử chỉ với người lãnh đạo; tôi chỉ thấy ông ra lệnh không được gọi ông
bằng Cụ. Ông không hề ngỏ ý bắt đứng dậy chào ông trước khi coi phim hay
nghe hát. Không bao giờ ông đòi hỏi tổ chức Thánh Bổn Mạng hay sáng tác
cho ông bản nhạc suy tôn”.
Xem
thế, những việc điếu đóm, suy tôn… ông Diệm không phải do sự “kiêu
căng, hợm hĩnh” của ông mà do bọn vô liêm sĩ nịnh bợ. Bọn ấy chính là
bọn phản lại ông Diệm sau này.
Về nếp sống của Tổng thống Ngô Đình Diệm:
Sĩ quan Lê Công Hoàn, tùy viên của ông Diệm khi bị quân “cách mạng” bắt đi, bị hỏi rằng: “Có nhìn thấy đàn bà nào vào phòng riêng của ông Diệm ? Tổng thống Diệm có giao du với bà Nhu hay không ?”.
Sĩ quan Lê Công Hoàn trả lời:
“Tôi quả quyết không bao giờ có chuyện như vậy. Nếu có mà tôi bảo là không, tôi xin chịu mất cái đầu.
“Tổng
thống Ngô Đình Diệm ở trong một căn phòng riêng, ngủ trên tấm đi-văng
gỗ. Ông già Ẩn tối chăng màn, sớm tháo gỡ. Tổng thống ăn riêng, đầu bếp
của ông rất nhàn hạ: sáng ông điểm tâm bằng cháo trắng với dưa chua hoặc
cá thu kho mặn, trưa thường dùng trái cây hoặc rau sà-lát trộn dấm hoặc
súp-lơ; bắp cải luộc. Bữa ăn chính của ông là bữa tối. Thứ cơm ông dùng
là cơm gạo lức đỏ… ông ăn như một người trung lưu của xứ Quảng Bình hay
xứ Huế. Ông không uống được rượu (13)”.
Đọc
những lời chứng trên, người ta nghĩ đời sống riêng tư của Tổng thống
Ngô Đình Diệm quá đơn sơ, ông xứng đáng là đệ tử của Thánh Gandhi.
Những
kẻ thù nghịch với Tổng Thống Ngô Đình Diệm đã thất bại không thể tìm ra
một lỗi lầm nhỏ nào trong cuộc đời tư khiêm tốn và nghèo khó của ông.
Bằng những chứng cớ trình bày ở trên:
- Không ai tìm thấy một tội phạm hình sự nào trong suốt cuộc đời của ông Diệm.
- Không ai tìm thấy những điều đáng chê trách trong cuộc đời của ông Diệm.
- Ông Diệm tận tụy phục vụ quốc gia, đặt lợi ích của đất nước lên trên mọi sự.
Bởi đó,
- Tổng thống Ngô Đình Diệm rất xứng đáng được tôn vinh là nhà ái quốc.
- Tổng thống Ngô Đình Diệm xứng đáng được xem là người công chính.
Thế mà,
Những ai đã cố tình giết chết ông
Những ai nhẩy múa trên xác chết của ông
Những kẻ đã cố tình bôi bẩn cuộc đời ông
Những
kẻ ấy đều phải bị phán xét theo lẽ công bằng. Đó là công lý ngàn đời,
dù Đông hay Tây, dù tín ngưỡng nhà Phật hay nhà Chúa, nhân loại đều có
mẫu số chung về thiện-ác.
Cựu Thẩm Phán Thiết Nguyễn Kim Khánh
Người đánh máy: Hàn Giang Trần Lệ Tuyền
0 comments:
Post a Comment