Hannah Beech - Nguyễn Minh Tâm dịch
NGAY TẠI TRUNG TÂM CỦA MỘT NƯỚC
từng mệnh danh là cái rốn của vũ trụ có một khoảng đất trống rất lớn.
Đó là quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh. Nơi đây thường hay được
dùng để tổ chức đại lễ, và có lúc được các nhà lãnh đạo cộng sản gọi là
nơi chất chứa anh linh của các bậc tiên đế Trung quốc. Ngày 3 tháng Chín
vừa qua, Cổng Trời Đi Lên Thiên Đàng, theo nghĩa Hoa văn của chữ Thiên
An Môn, bị rúng động vì màn trình diễn vũ trang của quân đội nhân dân
Trung quốc. Khoảng 12,000 lính Trung cộng, duyệt binh theo kiểu bước
chân ngỗng, ngang qua qủang trường, theo sau là những xe tăng, xe vận
tải chở đầy vũ khí mới, hiện đại, kể cả hoả tiễn Đông Phong 21D, loại
hoả tiễn đạn đạo có thể bắn tới các hàng không mẫu hạm của Hoa Kỳ.
Ngồi
ghế chủ toạ cuộc diễn binh kỳ này là Chủ tịch Tập Cận Bình, Tổng Bí Thư
Đảng Cộng Sản Trung Cộng, kiêm Chủ tịch Quân Ủy Trung Ương. Cuộc diễn
binh được tổ chức để kỷ niệm 70 năm ngày Nhật Bản chính thức đầu hàng
trong thời Thế Chiến Thứ Hai. Chức vị của Chủ tịch họ Tập đã bỏ bớt đi
vài danh hiệu. Ông được bầu lên làm Chủ tịch nước từ năm 2012. Trước
đây, cha của ông là một trong bát đại công thần của cuộc cách mạng Cộng
Sản Trung Hoa. Họ Tập đã mau chóng củng cố quyền lực, và trở thành nhà
lãnh đạo Trung cộng quyền lực mạnh nhất hiện nay.
Đứng
ra tổ chức được cuộc biểu dương vũ trang còn mang ý nghĩa là ông Tập đã
thu tóm được quyền hành trong tay. Đây là cuộc phô trương sức mạnh quân
sự đầu tiên của Trung Cộng không cử hành vào ngày Quốc Khánh 1 tháng
10, và nó mang dấu ấn riêng của Tập Cận Bình. Thông điệp của họ Tập
trong cuộc diễn binh quân sự này muốn nói lên một điều là cách đây một
thế kỷ, Trung Hoa từng bị bị các liệt cường can thiệp, xâu xé. Giờ đây,
dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Hoa, Trung quốc trở thành một
cường quốc thế giới cả về kinh tế lẫn quân sự.
Chủ nghĩa quốc gia không phải là một sản phẩm đặc biệt chỉ riêng nước Trung Hoa mới có. Tuy
nhiên, bên cạnh lời kêu gọi lòng yêu nước của họ Tập, cuộc diễn binh là
dấu hiệu cho thấy Đảng Cộng Sản Trung Hoa đang loay hoay đi tìm một ý
thức hệ thống nhất được người dân Trung Hoa đồng lòng hiệp ý. Người cộng
sản có quyền hãnh diện khi họ nói rằng chính họ là người đã đem hàng
triệu dân Trung Hoa ra khỏi vũng lầy nghèo đói, một phần cũng nhờ từ bỏ
lối quản lý theo kiểu xã hội chủ nghĩa, chuyển sang quản lý theo kiểu
thị trường đổi mới. Tháng Chín này, chủ tịch Tập Cận Bình, 62 tuổi, sẽ
chính thức viếng thăm Hoa Kỳ. Ông là nhà lãnh đạo có quyền lực mạnh nhất Trung Cộng kể từ nhiều thập niên qua. Khẩu hiệu ông dùng trên các bích chương dán khắp nơi trong nước là “Giấc Mơ Trung quốc” – “China Dream”, với lời hứa là sẽ làm trẻ trung nước Trung Hoa, và đưa người dân Trung quốc đến chỗ giầu có, thịnh vượng.
Hợp
đồng xã hội chính phủ Trung cộng thực hiện với người dân Trung Hoa là
chúng tôi sẽ giúp dân chúng no ấm, có tài sản cá nhân, nhưng hãy để việc
cai trị hoàn toàn nằm trong tay chúng tôi, người dân không được đặt câu
hỏi. Hợp đồng xã hội này bị thất bại, và đang có những dấu hiệu sẽ gặp
nhiều bất trắc. Sau hai thập niên phát triển kinh tế với tốc lực
nhanh,Tổng Sản Lượng Quốc Gia (GDP) tăng trưởng mạnh, nền
kinh tế Trung quốc đang bị chậm lại. Mùa hè năm nay, thị trường chứng
khoán ở Thượng Hải bị tuột dốc, thắng lại không được. Tác giả Jessica
Chen Weiss, trong cuốn sách mang tựa đề: Powerful Patriots: Nationalist Protest’s in China’s Foreign Relations” nêu
lên câu hỏi: Liệu rằng những cột trụ của nền kinh tế bị sụp đổ, Ông Tập
Cận Bình và tập đoàn lãnh đạo của ông có nên được thay thế hay không?.
Cuốn sách viết: “ Những người chủ trương tinh thần quốc gia sẽ giữa vai trò thiết yếu hơn trong việc duy trì quyền lực của đảng cộng sản.”.
Giấc
mơ Trung Hoa của họ Tập cũng gặp nhiều chông gai trắc trở vì khiêu
khích các nước láng giềng. Trong vùng Biển Nam Trung Hoa, hay Biển Đông,
nơi có sáu nước đang tranh
chấp về biển đảo, Bắc Kinh ra tay trước, bồi đắp một số hòn đảo để có
thể dung làm bãi đáp cho các chiến đấu cơ Trung cộng. Thông thường, các
kỳ hội nghị thượng đỉnh Hoa-Mỹ hay đưa đến những điều thiện chí, ích lợi
cho đôi bên vài tuần trước khi họp. Nhưng kỳ này quan hệ giữa hai nước
tỏ ra lạnh lùng, thủ thế đối với nhau: Ngoài việc đôi bên có chung lời
cam kết sẽ tìm cách đối phó với tình hình khí hậu thay đổi, Hoa Thịnh
Đốn và Bắc Kinh bất đồng ý kiến với nhau về đủ mọi thứ, từ chuyện Trung
cộng bị tố cáo là tấn công tin tặc trên mạng, sang đến chuyện Hoa Kỳ
bỗng dưng tỏ ra quan tâm về quân sự vào vùng Thái Bình Dương để ngăn
chặn Trung cộng hay để duy trì hoà bình. (Thái độ tiêu cực của đôi bên
được đổ thêm dầu vào lửa khi các ứng cử viên tổng thống Mỹ liên tục
thách đố nhau xem ai sẽ có thái độ cứng rắn, để răn đe Trung cộng.).
Cuộc
diễn binh ở Thiên An Môn cho người ta thấy có 500 loại vũ khí quân sự
mới chưa hề được thấy từ trước đến nay. Trước đó, tầu hảỉ quân Trung
cộng lần đầu tiên lại còn lai vãng đến tận Alaska,
trong lúc Tổng thống Obama đang thăm tiểu bang này. Tuy nhiên, việc
bành trướng sức mạnh của Trung Hoa ra ngoài lãnh thổ không phải là mối
quan tâm chính của người dân Trung Hoa. Hiện nay tình trạng bất công về
thu nhập, kẻ nghèo và người giầu có lợi tức quá cách biệt nhau, và nạn
thất nghiệp ngày càng gia tăng, đó mới là mối quan ngại chính của người
dân. Sử gia John Delury đặt câu hỏi: Liệu người dân Trung Hoa có bị mê
hoặc vào chiêu bài tinh thần quốc gia, chủ nghĩa yêu nước hay không?.
Theo ông chuyện này còn xa xôi
lắm, đối với cái gọi là “Giấc Mơ Trung Hoa”, người dân Trung Hoa chỉ
mong sao giai cấp trung lưu được no ấm, có của ăn, của để là qúi rồi.
Ông John Delury là đồng tác giả cuốn sách: Wealth and Power: China’s Long March to the 21st Century.” Tạm dịch là Sự Giầu có và Sức Mạnh: Cuộc vạn Lý Trường Chinh của Trung Hoa trong thế kỷ thứ 21.
Tóm lại Giấc Mơ Trung Hoa, hay “China Dream” cũng không khác Giấc Mơ Mỹ, hay American Dream nhiều lắm đâu. Cả hai đều nhắm đem lại sự phồn vinh cho giai cấp trung lưu.
Bài tường thuật của Hannah Beech trên báo TIME ngày 11/9/2015
Nguyễn Minh Tâm dịch
0 comments:
Post a Comment