Trong sách K. Marx người ta đọc thấy: "Chỉ có loài cầm thú mới lãnh đạm trước sự đau khổ của đồng loại, để chỉ mãi chăm lo bới lông rỉa cánh của chính nó".
Không biết lời ấy của K.Marx có tương thích với những cảnh đời của khá
nhiều tuổi trẻ Việt Nam hiếu học cầu tiến nhưng cái “nghèo” đã làm tan
vỡ những giấc mơ đặt bước chân vào giảng đường Đại Học như thế này
không?
Thật lạ, khi mới đây thôi ngày 11 tháng 09 năm 2015 Báo điện tử Tiền
Phong (cơ quan Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh) một cánh tay nối dài
của đảng CSVN cũng gọi là cơ quan đại diện, chăm lo bảo vệ quyền lợi của
thanh niên Việt Nam vì lý tưởng cuộc sống văn minh và hạnh phúc của
tuổi trẻ, đăng tải một tin ngắn làm bất cứ ai đọc cũng phải ngậm ngùi:
“Sáng ngày 4/9, nhiều người có mặt tại tiền sảnh trường ĐH Bách khoa
Đà Nẵng đã không kìm được nước mắt khi chứng kiến tân sinh viên nghèo
Nguyễn Văn Sỹ (quê ở xã Duy Hòa, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam) cô đơn
ngồi sụp xuống sân trường bật khóc, mắt đỏ hoe vì không đủ tiền để đóng
các khoản nhập học 4,6 triệu đồng = (200.usd) mà trong túi chỉ vỏn vẹn
có 3 trăm ngàn (12.usd) do mẹ bán hết hơn nửa tạ lúa gói ghém đưa cho em
đóng tiền học, số tiền có được quá ít nên không thể làm thủ tục nhập
học, Sỹ nghẹn ngào chơi vơi giữa 2 chọn lựa: Ở lại, hay quay về quê nhà
cuốc đất trồng khoai? – Tân sinh viên nghèo này đang đối diện với nguy
cơ từ bỏ giấc mơ ở giảng đường đại học”. (Tiền Phong Oline)
2 Tân Sinh viên nghèo Nguyễn Văn Sỹ và Lê Thị Mai dù vượt qua “vũ môn” nhưng đều nước mắt lưng tròng trước ngưỡng cửa Đại Học.
Không chỉ có vậy, còn nữa những sinh viên khác…. Lê Thị Mai (sinh năm
1996)- Niềm vui biết mình đậu đại học vừa nhen lên thì nỗi buồn cũng làm
lệ tràn mi cô học trò bé nhỏ. Dù thương con ham học nhưng người mẹ quê
nghèo không thể có tiền đóng học phí đành phải nuốt nước mắt bắt con từ
giã giấc mơ vào giảng đường... (Dân trí Oline)
Cầm giấy báo trúng tuyển từ trường ĐH Sài Gòn mà căn “nhà” lá ọp ẹp
nhiều chỗ rách bươm nhìn thấy trời xanh, chưa biết tính sao nhưng Tân
sinh viên Lê Tuấn Danh vẫn khăn gói lên TPHCM (rồi xoay trở sau) đó
không chỉ cho bản thân, mà là vì.... lời ước nguyện của cha trăn trối
cho Danh trước lúc qua đời dù người mẹ đang đau yếu và anh trai bệnh tâm
thần... Tân Sinh viên Lê Tuấn Danh bộc bạch - (Dân trí Oline)
Lê Tuấn Danh và mẹ trong ngôi nhà (không thể gọi là nhà) ở Long An
Và… Suốt 12 năm học phổ thông, Nguyễn Thị Lệ Hiền huyện Tuy Phước (Bình
Định) không biết đến ánh đèn điện, vì nhà ở không thể gọi là nhà để có
điện, chỉ học bài dưới ánh đèn dầu tù mù. Vậy mà cô học trò nghèo khó
vẫn thi đậu vào 2 trường ĐH nhưng giấc mơ giảng đường tan vỡ vì “cực
nghèo” như vậy thì... tiền đâu nhập học? (dantri.com.vn)
Ba mẹ con Hiền sống trong túp lều phủ bạt khoảng 6m2. Suốt 12 năm học phổ thông, Nguyễn Thị Lệ Hiền học bài dưới ánh đèn dầu.
Thú thật, nhìn những căn nhà của các em “tân sinh viên” mà nếu biếu tặng
cho hơn 200 vị trong ban Chấp Hành và Bộ Chính Trị/đảng CSVN hay hơn
500 ĐB/QH để các vị dùng làm “Toilet” hoặc chuồng chó chuồng lợn, không
chắc có vị nào dám nhận!? Vậy mà từ những căn nhà không thể gọi là nhà
ấy những con “cá chép” thơ dại 12 năm dùi mài kinh sử và đã vượt được
cửa ải vũ môn vào Đại Học... Cái cửa ải mà nến đặt trước mặt quí vị nói
trên, cũng không chắc lắm tất cả vượt qua nổi?.
Mỗi phận người không ai lựa cửa sinh ra - Trước những cảnh đời và tấm
gương cùng khát vọng của các tân sinh viên “cực nghèo” này biết bao gia
đình chúng ta có con em đang ăn học sẽ không thể không nao lòng tiếc
nuối.... Để rồi phải nhớ tới xã hội và những “tượng đài” Khu tưởng niệm,
chưa cần thiết và không đáng có qui mô tốn kém mồ hôi nước mắt nhân
dân....
23/5/2015-Lễ khánh thành Khu tưởng niệm Nguyễn Sinh Sắc (Cha HCM)
Không bàn sâu về chi tiết nhân vật này bởi tàng thư sử liệu có thừa, mà
công trạng ông ta thì đâu có gì ngoài việc cấy cái “gen” di truyền sinh
ra HCM, mà phải tốn diện tích đến 2,61 ha, nơi Bình Định đất chật người
đông và chi ra tới 67 tỷ đồng làm khu “tưởng niệm” và tưởng niệm cái gì
ngoài động thái “cấy gen” ? - Nếu muốn thế thì nhà nước,đảng chỉ làm một
cái đền thật to như cái đình rồi tạc cái tượng “Linga” hay còn gọi là
“sinh thực khí” của Nguyễn Sinh Sắc kề bên cùng với tượng ông ta là đủ
và tốt lắm rồi, có tối đa thì củng không hết 17 tỷ, còn thừa 50 tỷ...
Mỗi năm tài trợ 10 triệu đồng/SV cho cho vài trăm em sinh viên “cực
nghèo” trên cả nước... 50 tỷ này chắc vài năm sau mới chi hết...
Hơn nữa trên khắp thế giới tuyệt đối không một quốc gia nào có cái thông
lệ “kỳ quái” làm đền đài tưởng niệm cả một dòng họ cha mẹ anh em của
một vĩ nhân, anh hùng dù đó có là vĩ nhân xuất sắc hàng đầu của nhân
loại?
Giống như vậy, bất cứ một tỉnh lỵ hay Thành Phố nào trên cả nước nếu các
cơ quan đều mang tất cả lớn nhỏ các cục thạch cao hay xi măng Hồ Chí
Minh ra thì không có kho bãi nào chứa hết vậy thì tại sao lại phải xây
thêm tượng đài HCM như tỉnh Sơn La đang tiến hành, tốn kém hàng chục có
khi hàng trăm tỷ đồng? Trong khi hàng vạn cảnh đời sinh viên “cực nghèo”
không có nổi 5 triệu đồng để đóng học phí nhập học?
Không phải là “chóp bu” lãnh đạo, nhưng ánh mắt u uẩn rướm lệ của cô bé
sinh viên nghèo này cứ quanh quẩn theo tôi với câu hỏi “Tại Sao?” tha
thiết không tài nào tôi quên được .
11/9/2015
0 comments:
Post a Comment